Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Phòng trọ đột ngột tăng giá, sinh viên chật vật tìm chỗ ở mới

Để có thể thuê một căn phòng bình dân, gần trường cao đẳng, đại học, nhiều sinh viên phải bỏ ra số tiền từ 3 đến 5 triệu đồng/tháng.
Thấm đậm tình người từ những căn phòng trọ 0 đồng giữa Thủ đô Nhiều nguy cơ cháy nổ tại các khu nhà trọ
Phòng trọ đột ngột tăng giá, sinh viên chật vật tìm chỗ ở mới
Sinh viên thuê phòng trọ có bếp nấu ăn tập trung. Ảnh Chu Trang.

Đột ngột tăng giá

Thấm thoắt đã 4 năm ở Hà Nội, mỗi tháng, Minh Anh (SN 2001, ở Phú Thọ) mất đến 3 triệu đồng tiền thuê phòng trọ.

Căn phòng Minh Anh thuê rộng 20m2, không có cửa sổ hay ban công. Bên cạnh tiền phòng, sinh viên còn phải đóng thêm tiền điện, nước, vệ sinh... Tiền nước "đồng giá" 100.000 đồng/người, nhưng chủ nhà trọ thu tiền điện lên đến 3.500 đồng/số điện.

Tháng 9 vừa qua, chủ nhà trọ thông báo tin "sét đánh": Tăng giá thuê phòng lên 3,5 triệu đồng/tháng.

Minh Anh cho biết: "Tôi cũng không hiểu vì sao giá phòng trọ lại tăng lên, trong khi không hề được tôn tạo, thay đổi. Không chấp nhận được mức giá mới, tôi đã quyết định đi tìm phòng trọ khác phù hợp hơn".

Sinh viên này bắt đầu "hành trình" đi tìm phòng trọ từ việc lần theo thông tin cho thuê trọ đăng tải trên mạng xã hội và còn đi trực tiếp đến các ngõ, ngách. Nhiều nơi treo biển cho thuê nhà, song giá phòng trọ lại cao chót vót.

“Tôi không ngờ việc thuê phòng trọ lại khó khăn như vậy. Dù đã xem trực tiếp rất nhiều phòng, nhưng hầu hết chất lượng phòng đều không xứng với giá mà chủ trọ đề ra. Những căn hộ có diện tích 20 - 25m2 có giá thuê khoảng 4 triệu đồng/tháng. Số tiền đó vượt quá ngân sách cho phép của tôi” – chị Minh Anh cho biết.

Chấp nhận thuê giá cao vì sợ hết phòng ở

Được bố mẹ chu cấp khoảng 5 triệu đồng/tháng, Nguyễn Phương Mai (SN 2004, Nam Định) – tân sinh viên, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội cũng phải cân đối chi phí thuê phòng trọ.

Phòng trọ nhỏ hẹp nhưng có giá thuê là 3 triệu đồng/tháng. Ảnh Chu Trang
Phòng trọ nhỏ hẹp nhưng có giá thuê 3 triệu đồng/tháng. Ảnh Chu Trang

Ban đầu, sinh viên này tính toán sẽ đăng kí ở kí túc xá, song tại đây đã hết suất nên phải đi tìm phòng trọ ở ngoài.

Để ở gần trường và thuận lợi cho việc học hành, Phương Mai khoanh vùng thuê phòng ở khu vực quận Cầu Giấy. Đặt mục tiêu tìm phòng trọ với mức giá từ 2 triệu – 2,5 triệu đồng/tháng, song nữ sinh này khó lòng tìm được chỗ ở có mức giá trên.

Không còn lựa chọn, Phương Mai phải chấp nhận thuê trọ với mức giá 3 triệu đồng/tháng. Giá trên chưa bao gồm tiền điện, tiền nước, tiền máy giặt, tiền vệ sinh, tiền internet và tiền gửi xe.

“Không hiểu tại sao chủ nhà lại thổi giá thuê trọ lên như vậy song nếu không đồng ý thuê thì tôi không có chỗ để ở. Tốn quá nhiều cho khoản thuê nhà, tôi sợ số tiền được chu cấp là 5 triệu đồng/tháng sẽ không đủ” – nữ sinh này cho biết.

Tương tự, bỏ ra 5 triệu để thuê một căn phòng tầng 2 của dãy trọ gần đường Xuân Thủy (Cầu Giấy), Anh Tuấn (SN 2004, Hòa Bình) – sinh viên năm nhất, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội không hài lòng với chất lượng dịch vụ tại đây.

Trên Facebook, với những lời “gọi mời” của chủ trọ như: Có bình nóng lạnh, có điều hòa, có hành lang thoáng mát, thuận tiện cho việc di chuyển... khiến Anh Tuấn khá ưng ý. Nhưng khi đến nơi, phòng ốc trống trơn, chẳng hề có vật dụng gì.

“Qua quan sát, tôi thấy phòng nhỏ hơn so với giới thiệu rất nhiều. Chủ trọ giới thiệu cho chúng tôi phòng khác rộng rãi hơn, nhưng giá thuê lên đến 5 triệu đồng/tháng” – Anh Tuấn kể.

Bà Phạm Thu Phương - chủ một khu nhà trọ ở đường Tăng Thiết Giáp (Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm) cho biết, thời điểm này có rất nhiều sinh viên đi tìm phòng trọ. Khu nhà trọ với 15 phòng khép kín của bà đã cho thuê kín, song ngày nào cũng có người đến hỏi.

Bà Phương chia sẻ thêm, phòng trọ khá khan hiếm nên nếu sinh viên ưng ý phòng nào nên đặt cọc trước để giữ chỗ ở. Nếu muốn thuê phòng rẻ, đầy đủ tiện nghi thì phải chấp nhận ở xa trường.

Lý giải về việc tăng giá trọ, bà Phương chia sẻ: "Giờ giá cả mọi thứ đều tăng nên tiền trọ cũng tăng. Nhìn chung, giá phòng trọ tăng khoảng 10% so với trước đây. Nếu sợ đắt đỏ, sinh viên có thể rủ nhau ở cùng để giảm chi phí hàng tháng".

Theo Chu Trang/laodong.vn

Nên xem

Tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

Tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

(LĐTĐ) Các đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội cần tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh; chú trọng việc bảo đảm an toàn giao thông cho học sinh trong trường học và khu vực cổng trường, an toàn giao thông trên các xe đưa đón học sinh đến trường...
Tặng sách cho các em học sinh vùng bị thiên tai, lũ lụt

Tặng sách cho các em học sinh vùng bị thiên tai, lũ lụt

(LĐTĐ) Hưởng ứng lời kêu gọi của lãnh đạo thành phố Hà Nội, Ban Tổ chức Hội Sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024 về việc ủng hộ, tặng sách cho các Thư viện trường học tại các huyện ngoại thành Hà Nội bị ảnh hưởng bởi bão lụt, đến nay các đơn vị xuất bản trên địa bàn Thành phố đã nhiệt tình chung tay, góp sức ủng hộ với tổng số lượng 16.000 cuốn sách, vở, đồ dùng học tập các loại.
Lan tỏa văn hóa đọc để Hà Nội trở thành “Thủ đô" của sách và tri thức

Lan tỏa văn hóa đọc để Hà Nội trở thành “Thủ đô" của sách và tri thức

(LĐTĐ) Tối 27/9, Hội Sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình” đã chính thức khai mạc. Hội Sách không chỉ là sự kiện văn hóa, mà còn là cầu nối của tri thức, là nơi mà mỗi cuốn sách mang theo những câu chuyện, những ý tưởng và tri thức được chia sẻ rộng rãi.
Đã thực hiện 423 công trình, phần việc thanh niên trị giá gần 62 tỷ đồng

Đã thực hiện 423 công trình, phần việc thanh niên trị giá gần 62 tỷ đồng

(LĐTĐ) Tại chương trình tổng kết chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè năm 2024, chiều 27/9, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Tiến Hưng - Trưởng ban Chỉ đạo chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè cho biết, các hoạt động trong chiến dịch đã được triển khai rộng khắp. Sau 3 tháng, chiến dịch đã thu hút 132.834 tình nguyện viên tham gia.
Thực hiện xác thực sinh trắc học, số tài khoản nhận tiền lừa đảo giảm đáng kể

Thực hiện xác thực sinh trắc học, số tài khoản nhận tiền lừa đảo giảm đáng kể

(LĐTĐ) Theo Ngân hàng Nhà nước, số tài khoản nhận tiền lừa đảo trong tháng 8 giảm khoảng 72% so với trung bình 7 tháng đầu năm, khi chưa thực hiện xác thực sinh trắc học.
Liên tiếp phá kỷ lục, giá vàng liệu có còn tăng đến mức nào?

Liên tiếp phá kỷ lục, giá vàng liệu có còn tăng đến mức nào?

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước liên tiếp tăng thời gian gần đây, đặc biệt là vàng nhẫn. Nhiều nhà đầu tư quan tâm liệu đà tăng “nóng” có còn kéo dài?
Phổ biến quy định về xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ trong lĩnh vực báo chí

Phổ biến quy định về xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ trong lĩnh vực báo chí

(LĐTĐ) Chiều ngày 27/9, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức hội nghị phổ biến Thông tư số 05/2024/TT-BTTTT hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực báo chí thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ TT&TT.

Tin khác

Tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

Tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

(LĐTĐ) Các đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội cần tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh; chú trọng việc bảo đảm an toàn giao thông cho học sinh trong trường học và khu vực cổng trường, an toàn giao thông trên các xe đưa đón học sinh đến trường...
Nỗ lực ổn định nền nếp, giúp học sinh sớm bắt nhịp trở lại với việc học

Nỗ lực ổn định nền nếp, giúp học sinh sớm bắt nhịp trở lại với việc học

(LĐTĐ) Bên cạnh việc tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đang nỗ lực ổn định nền nếp dạy học, giúp học sinh sớm bắt nhịp trở lại với việc học và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025.
Giúp học sinh làm quen môi trường đại học từ khi còn là học sinh THPT

Giúp học sinh làm quen môi trường đại học từ khi còn là học sinh THPT

(LĐTĐ) Trải nghiệm làm sinh viên đại học từ khi là học sinh trung học phổ thông (THPT) giúp các em lựa chọn môi trường học tập và định hướng nghề nghiệp tương lai.
Trao giải cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước"

Trao giải cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước"

(LĐTĐ) Ngày 26/9, tại toà nhà Hội Nhà báo Việt Nam, Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức Lễ trao giải cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước" và phát động cuộc thi viết "Gia đình học tập".
Tuyển sinh đại học năm 2025: Thay đổi để thích ứng

Tuyển sinh đại học năm 2025: Thay đổi để thích ứng

(LĐTĐ) Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của ngành Giáo dục và Đào tạo khi có lứa học sinh đầu tiên tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chính vì vậy, công tác tuyển sinh đại học cũng dự kiến có những thay đổi, đòi hỏi học sinh phải kịp thời nắm bắt để chủ động chuẩn bị, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu mới trong học tập và định hướng nghề nghiệp.
Tập trung khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên

Tập trung khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có văn bản số 3147/UBND-KGVX về việc thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 4/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024 - 2025.
Quận Ba Đình: Diễn tập xử lý tình huống nhiều học sinh mắc ngộ độc thực phẩm

Quận Ba Đình: Diễn tập xử lý tình huống nhiều học sinh mắc ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Sáng 25/9, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình diễn tập điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm với tình huống nhiều học sinh mắc phải.
Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Chủ động tiếp cận Chương trình mới

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Chủ động tiếp cận Chương trình mới

(LĐTĐ) Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2025 là kỳ thi tốt nghiệp đầu tiên của học sinh học chương trình, sách giáo khoa mới biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Với quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, ngành Giáo dục Thủ đô đang tích cực, chủ động chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi này.
Hà Nội: Chỉ còn 4 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội: Chỉ còn 4 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, ngày 24/9, toàn Thành phố chỉ còn 4 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp do còn ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão trong những ngày qua.
Hà Nội còn 20 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội còn 20 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (23/9), toàn thành phố Hà Nội còn 20 trường học chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp do còn ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão trong những ngày qua.
Xem thêm
Phiên bản di động