Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Quản lý chất thải và trách nhiệm của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 2/6, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, Tạp chí Tài Nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn Môi trường năm 2022 với chủ đề "Quản lý chất thải và trách nhiệm của doanh nghiệp".
Thùng chứa chất thải của F0 phải có dấu hiệu cảnh báo, nhận biết Giám sát việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc xử lý chất thải y tế

Phát biểu tại diễn đàn, TS. Đào Xuân Hưng - Tổng Biên tập Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Trưởng Ban Tổ chức diễn đàn cho biết, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó vai trò trách nhiệm của doanh nghiệp là yếu tố tiên phong.

Quản lý chất thải và trách nhiệm của doanh nghiệp
TS. Đào Xuân Hưng - Tổng Biên tập Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Trưởng Ban Tổ chức, diễn đàn phát biểu.

Diễn đàn Môi trường năm 2022 được tổ chức với mong muốn góp phần truyền thông chính sách, nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng doanh nghiệp - doanh nhân và người dân về việc tăng cường quản lý, xử lý chất thải, tái chế rác thải, hạn chế, giảm thiểu đồ nhựa dùng một lần, sống thân thiện với môi trường; và có sáng kiến áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh.

Qua đó, góp phần giảm bớt phát thải gây ô nhiễm môi trường và hiệu ứng khí nhà kính; vì cuộc sống xanh cho cộng đồng xã hội, củng cố tiêu chí đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp thời đại số.

“Thông điệp của diễn đàn môi trường năm 2022 kêu gọi sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp tích cực thực thi những chính sách mới trong Luật bảo vệ môi trường năm 2020; và có những giải pháp phù hợp trong sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường sống an toàn, trong lành cho cộng đồng xã hội. Đồng thời hướng tới các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn, để đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa lợi ích của doanh nghiệp và môi trường sống của nhân dân”, TS. Đào Xuân Hưng nhấn mạnh.

Quản lý chất thải và trách nhiệm của doanh nghiệp
Toàn cảnh Diễn đàn Môi trường năm 2022.

Theo đó, chương trình nhằm tuyên truyền, phổ biến những quy định mới trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực từ ngày ngày 1/1/2022. Nhằm tích cực phổ biến và truyền thông hiệu quả Luật, để định hướng các địa phương và doanh nghiệp trong quản lý, đầu tư, xử lý chất thải hướng đến phát triển bền vững.

Về Luật Bảo vệ môi trường 2020 - Những điểm mới mang tính đột phá trong quản lý và xử lý chất thải, ông Nguyễn Thượng Hiền - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), cho biết, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã quy định cụ thể về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, gồm 6 điều với các nội dung: Phân loại, lưu giữ, chuyển giao; điểm tập kết, trạm trung chuyển; thu gom, vận chuyển; xử lý chất thải rắn sinh hoạt; chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý; xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường bãi chôn lấp.

Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được chia làm 3 loại: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt khác. Trong đó, chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân đã được phân loại riêng thì không phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý. Chất thải rắn sinh hoạt còn lại sẽ căn cứ vào khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại để tính chi phí phải trả cho việc thu gom, vận chuyển, xử lý.

Đối với các doanh nghiệp có khối lượng rác thải dưới 300kg/ngày, có thể được lựa chọn như phát sinh chất thải hộ gia đình; còn vượt khối lượng trên thì phải ký hợp đồng dịch vụ thu gom và xử lý….

Trao đổi với phóng viên, TS. Nguyễn Đình Trọng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn T-TECH Việt Nam, cho rằng: “Luật Bảo vệ Môi trường 2020 khắc phục được khá nhiều, giúp cắt giảm thủ tục hành chính, phân định đối tượng chịu trách nhiệm rõ hơn. Để triển khai đi vào thực tiễn, cần phải nghiêm túc và làm triệt để ở khâu vận hành”.

Quản lý chất thải và trách nhiệm của doanh nghiệp
TS. Nguyễn Đình Trọng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn T-TECH Việt Nam.

Bên cạnh đó, Ban Tổ chức diễn đàn đã nhận được nhiều tham luận và ý kiến thảo luận của các diễn giả, các chuyên gia, các nhà quản lý, nhà khoa học từ Việt Nam, Nhật Bản, Phần Lan, WB tại Việt Nam. Họ đã chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp, khuyến nghị đối với quản lý chất thải phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam.

Đồng thời các doanh nghiệp môi trường và xử lý chất thải đưa ra những mô hình tiên tiến, giới thiệu các công nghệ hiện đại, các giải pháp trong xử lý, phân loại và tái chế chất thải rắn và rác thải sinh hoạt.

Diễn đàn Môi trường năm 2022 cũng là sự kiện để hưởng ứng Ngày môi trường thế giới (5/6) và “Tháng hành động vì môi trường, là hoạt động ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường (5/8/2002 - 5/8/2022).

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
Cảnh sát giao thông khẩn trương phân luồng, dọn cây đổ giúp người dân tham gia giao thông

Cảnh sát giao thông khẩn trương phân luồng, dọn cây đổ giúp người dân tham gia giao thông

(LĐTĐ) Trưa 7/9, Hà Nội đang chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, mưa nặng hạt và gió mạnh lên từng đợt đã khiến cho cây cối trên một số tuyến phố bật gốc, đổ ngang đường. Lực lượng Cảnh sát giao thông đã khẩn trương có mặt, phối hợp cùng các cơ quan chức năng hướng dẫn phân luồng, thu dọn cây đổ do mưa bão, giúp người dân tham gia giao thông.
Hà Nội: Hơn 400 cây xanh gãy đổ, 7 người thương vong tính đến sáng 7/9

Hà Nội: Hơn 400 cây xanh gãy đổ, 7 người thương vong tính đến sáng 7/9

(LĐTĐ) Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Hà Nội vừa có báo cáo nhanh về công tác triển khai ứng phó bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thanh Trì: Nỗ lực để ít thiệt hại nhất khi cơn bão tới

Thanh Trì: Nỗ lực để ít thiệt hại nhất khi cơn bão tới

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của của cơn bão số 3, từ sáng sớm ngày 7/9, thành phố Hà Nội có mưa to và dông. Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, huyện Thanh Trì đã chủ động các biện pháp, nỗ lực nhằm ứng phó kịp thời với cơn bão, giảm thiểu ít thiệt hại nhất về người và tài sản cho nhân dân.
"Vinh quang thầm lặng 2024": Hành trình cảm xúc về ngành Cơ yếu Việt Nam

"Vinh quang thầm lặng 2024": Hành trình cảm xúc về ngành Cơ yếu Việt Nam

(LĐTĐ) Chương trình "Vinh quang thầm lặng 2024" là lời tri ân sâu sắc, chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và 79 năm Ngày truyền thống ngành Cơ yếu Việt Nam (12/9/1945 - 12/9/2024).
Tin bão mới nhất: Bão số 3 vào đất liền, gió giật cấp 16

Tin bão mới nhất: Bão số 3 vào đất liền, gió giật cấp 16

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 14h ngày 7/9, bão số 3 áp sát đất liền, trên vùng ven bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng. Ở khu vực phía Đông Bắc Bộ đã có mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to như: Cửa Ông (Quảng Ninh) 113mm, Cẩm Phả (Quảng Ninh) 110mm, Cát Bà (Hải Phòng) 86mm,…
Bão Yagi bắt đầu vào đất liền: Gió cực mạnh, mưa như trút, cây đổ la liệt; Hải Phòng- Quảng Ninh mất điện diện rộng

Bão Yagi bắt đầu vào đất liền: Gió cực mạnh, mưa như trút, cây đổ la liệt; Hải Phòng- Quảng Ninh mất điện diện rộng

(LĐTĐ) Đến 13h chiều nay (7/9), tâm bão số 3 đã nằm ngay trên vùng ven bờ biển các tỉnh Hải Phòng - Quảng Ninh, với sức gió mạnh nhất: Cấp 12-13 (118-149km/h), giật cấp 16. Kịch bản xấu nhất đã xảy ra khi bão vẫn giữ cường độ rất mạnh, đồng thời vùng ảnh hưởng mở rộng ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

Tin khác

Hà Nội: Hơn 400 cây xanh gãy đổ, 7 người thương vong tính đến sáng 7/9

Hà Nội: Hơn 400 cây xanh gãy đổ, 7 người thương vong tính đến sáng 7/9

(LĐTĐ) Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Hà Nội vừa có báo cáo nhanh về công tác triển khai ứng phó bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tin bão mới nhất: Bão số 3 vào đất liền, gió giật cấp 16

Tin bão mới nhất: Bão số 3 vào đất liền, gió giật cấp 16

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 14h ngày 7/9, bão số 3 áp sát đất liền, trên vùng ven bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng. Ở khu vực phía Đông Bắc Bộ đã có mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to như: Cửa Ông (Quảng Ninh) 113mm, Cẩm Phả (Quảng Ninh) 110mm, Cát Bà (Hải Phòng) 86mm,…
Tin bão mới nhất: Bão Yagi giật cấp 15 - 16 đang tiến gần vào đất liền

Tin bão mới nhất: Bão Yagi giật cấp 15 - 16 đang tiến gần vào đất liền

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 3 đang tiến gần vào khu vực giữa Hải Phòng và Quảng Ninh. Gió mạnh đã ghi nhận hồi 10h20 ngày 7/9/2024): Cô Tô (Quảng Ninh) cấp 12, giật cấp 15; Cửa Ông (Quảng Ninh): cấp 12, giật 14; thành phố Hải Phòng: cấp 7, giật cấp 9; Thái Bình cấp 7, giật cấp 10; Hải Dương cấp 6, giật cấp 8.
Tin bão mới nhất: Khoảng hơn 3 giờ nữa bão số 3 sẽ đổ bộ vào đất liền, Hà Nội mưa lớn từ 200-350mm

Tin bão mới nhất: Khoảng hơn 3 giờ nữa bão số 3 sẽ đổ bộ vào đất liền, Hà Nội mưa lớn từ 200-350mm

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 3 đang tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, trong khoảng chiều nay 7/9 sẽ có khả năng đi vào đất liền, bão sẽ gây ra gió mạnh cấp 10, 11,12 ở khu vực Quảng Ninh, Thái Bình và Nam Định, gió mạnh cấp 8, cấp 10 ở khu vực Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa... và các tỉnh sâu hơn ở phía trong đất liền như: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang.
Tin bão mới nhất 8h ngày 7/9: Bão số 3 cách bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng 132km, đề phòng dông lốc và gió giật mạnh

Tin bão mới nhất 8h ngày 7/9: Bão số 3 cách bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng 132km, đề phòng dông lốc và gió giật mạnh

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 12, giật cấp 14. Đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 7, giật cấp 11. Móng Cái (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 6, giật cấp 9. Cửa Ông (Quảng Ninh) cấp 8, giật cấp 9.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 7/9: Mưa to, gió giật từ cấp 6 đến cấp 10

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 7/9: Mưa to, gió giật từ cấp 6 đến cấp 10

(LĐTĐ) Dự báo ngày 7/9, khu vực Hà Nội có mưa to đến rất to. Gió bắc đến tây bắc cấp 4-5, sau tăng lên cấp 6-7, giật cấp 9-10.
Chiều ngày 6/9: Cảnh sát tiếp nhận nhiều tin báo cứu nạn, cứu hộ do sự cố cây đổ

Chiều ngày 6/9: Cảnh sát tiếp nhận nhiều tin báo cứu nạn, cứu hộ do sự cố cây đổ

(LĐTĐ) Theo Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) - Công an thành phố Hà Nội, chỉ tính riêng trong khoảng 2 giờ đồng hồ chiều 6/9, đơn vị đã tiếp nhận ít nhất 11 tin báo cứu nạn, cứu hộ liên quan đến sự cố cây đổ trên các tuyến phố Thủ đô. Ngay sau khi nhận được tin báo, cán bộ, chiến sĩ khẩn trương tới hiện trường thực hiện các giải pháp cứu nạn, cứu hộ.
Tin bão mới nhất 20h ngày 6/9: Bão số 3 đã giảm đi 1 cấp

Tin bão mới nhất 20h ngày 6/9: Bão số 3 đã giảm đi 1 cấp

(LĐTĐ) Tối 6/9, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, trong 3 giờ vừa qua, bão số 3 đã giảm đi 1 cấp. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9.
Địa phương nào chịu tác động đầu tiên của siêu bão số 3?

Địa phương nào chịu tác động đầu tiên của siêu bão số 3?

(LĐTĐ) Ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, bão số 3 sẽ gây gió mạnh. Dự báo rạng sáng mai 7/9, trên khu vực đất liền, ven biển sẽ bắt đầu vào cám nhận của gió mạnh của bão số 3. Nhiều khả năng khu vực chịu tác động đầu tiên của gió mạnh sẽ là khu vực Móng Cái (Quảng Ninh).
Nghệ An đề phòng mưa to, ngập úng

Nghệ An đề phòng mưa to, ngập úng

(LĐTĐ) Theo bản tin lúc 17h00 ngày 6/9 của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Bắc Trung Bộ về tin bão khẩn cấp, cơn bão số 3, tại khu vực Nghệ An từ đêm 6/9 đến ngày 8/9 có khả năng mưa to, có nơi mưa rất to.
Xem thêm
Phiên bản di động