Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Rằm tháng Giêng, đền chùa đóng cửa, người dân đứng ngoài vái vọng

(LĐTĐ) Từ lâu, đi lễ chùa ngày rằm tháng Giêng đã trở thành thói quen của nhiều người dân Hà Nội. Thế nhưng năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các cơ sở tôn giáo đều đóng cửa vì vậy một số người đã chọn cách đứng bên ngoài vái vọng, cầu an.
Đền, chùa quanh Hồ Tây “cửa đóng then cài” để phòng, chống dịch Đảm bảo thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các khu vực đình, đền, chùa Chạm đến chuẩn giải trí cao cấp nhất với dòng TV SONY BRAVIA 2020

Với quan niệm “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng”, vào những ngày đầu năm, người dân thường thu xếp thời gian, công việc để đi chùa lễ Phật, cầu an, dâng sao giải hạn.

Năm nay rằm tháng Giêng rơi vào ngày 26/2 dương lịch, thông thường, thời điểm này là cao điểm cho các hoạt động cầu an, dâng sao giải hạn tại các chùa. Tuy nhiên, thực hiện chỉ đạo của Thành phố về công tác phòng chống dịch Covid-19, từ ngày 16/2 (mồng 5 âm lịch) các cơ sở tôn giáo ở Hà Nội đều đóng cửa, dừng đón khách.

Rằm tháng Giêng, đền chùa đóng cửa, người dân đứng ngoài vái vọng
Chùa Phúc Khánh đóng cửa, dừng đón khách.

Theo ghi nhận của phóng viên, trước đây, tại chùa Phúc Khánh vào mỗi dịp đầu năm thường có nhiều người đến đăng ký tham gia các khóa lễ. Vào mỗi buổi tối khi các khóa lễ diễn ra, phật tử, người dân khắp nơi đổ về chật kín chùa, thậm chí tràn ra lòng đường và các khu vực xung quanh.

Khác với những năm trước, dịp rằm tháng Giêng này, chùa Phúc Khánh trở nên vắng lặng lạ thường. Trước cổng chùa, các bảng thông báo tạm dừng đón khách được dựng lên. Trong ngày 25/2 (14 âm lịch) lác đác một số người dân tìm đến đây để dâng lễ, tuy nhiên nhà chùa đóng cửa, từ chối tiếp nhận. Những vị khách này sau đó đã chọn cách đứng từ xa vái vọng, gửi gắm tâm nguyện rồi rời đi.

Rằm tháng Giêng, đền chùa đóng cửa, người dân đứng ngoài vái vọng
Khách đến chùa chỉ có thể đứng ngoài vái vọng, cầu an.

Được biết, đã 2 tuần nay chùa Phúc Khánh cửa đóng then cài, không phật tử nào được vào lễ chùa. Nghi lễ cầu an vẫn được chùa cử hành bình thường nhưng không tập trung đông người, đảm bảo quy định phòng chống dịch. Bà con có thể yên tâm ở tại nhà thanh tịnh hướng về ngôi Tam Bảo, bởi Phật tại tâm và việc giữ gìn sức khỏe cho bản thân và mọi người là điều quan trọng nhất hiện nay.

Tương tự chùa Phúc Khánh, những ngày này các ngôi chùa khác như chùa Hà (Cầu giấy), Chùa Láng, (Đống Đa), chùa Miễu (Đống Đa), chùa Quán Sứ (Hoàn Kiếm), chùa Quán Thánh (Ba Đình)… cũng thực hiện nghiêm ngặt việc phòng chống dịch, dừng mở cửa đón khách. Tại đây, luôn có người trực gác cổng đề nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm túc việc không vào chùa lễ Phật.

Rằm tháng Giêng, đền chùa đóng cửa, người dân đứng ngoài vái vọng
Nhiều ngôi chùa khác trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng "cửa đóng, then cài".

Tìm tới chùa Quán Thánh vái vọng, cầu an, chị Bùi Thu Huyền (Thành Công, Ba Đình) chia sẻ, mỗi tháng vào ngày rằm chị đều đi lễ chùa cho tâm được thanh tịnh. Dịp này, do diễn biến mới của dịch Covid-19, Thành phố đã yêu cầu các cơ sở thờ tự, di tích đóng cửa, đồng thời, nhà chùa cũng tuyên truyền tới bà con nên lễ phật tại gia để giữ an toàn.

“Tôi thấy việc đóng cửa các đền chùa vào thời điểm này là một cách làm hay, hạn chế việc tập trung đông người. Hôm nay tới đây vái vọng do có công việc đi qua chùa chứ tôi cũng không có chủ đích tới, vì nhà Phật đã dạy, Phật là ở trong tâm và chúng ta cần phải tuân thủ các quy định của Nhà nước, thành phố”- chị Huyền nói.

Có thể thấy, rằm tháng Giêng là dịp lễ quan trọng đối với nhiều người dân, tuy nhiên, trong bối cảnh Covid-19 khó kiểm soát như hiện nay việc tạm dừng đi lễ chùa là phù hợp, bởi “cứu được một người phúc đẳng hà sa” và hạn chế tiếp xúc để tránh lây lan dịch bệnh trong thời điểm này cũng mang ý nghĩa như vậy.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chủ động ứng phó kịp thời, xử lý nhanh với ảnh hưởng xấu của thời tiết

Chủ động ứng phó kịp thời, xử lý nhanh với ảnh hưởng xấu của thời tiết

(LĐTĐ) Tính đến 5h ngày 8/9, quận Ba Đình có 329 sự cố cây đổ, đã xử lý 279 sự cố; 11 sự cố gãy, đổ cột điện, dây viễn thông, trạm biến áp, đã xử lý được 8 sự cố; 10 sự cố tốc mái nhà đã được xử lý.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hỗ trợ ngay cho các địa phương bị thiệt hại bởi bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hỗ trợ ngay cho các địa phương bị thiệt hại bởi bão số 3

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu rà soát ngay, hỗ trợ cho các địa phương bị thiệt hại, các gia đình có người thiệt mạng do ảnh hưởng của bão số 3. Trong lúc này, người dân đang phải chịu thiệt hại, do đó phải bàn với tinh thần khẩn trương; kịp thời xử lý các vấn đề liên quan tới đời sống người dân, sản xuất, kinh doanh, ứng phó sạt lở, sụt lún.
Quận Thanh Xuân: Nhanh chóng khắc phục cây gãy đổ, trạm biến áp bị chập điện sau bão

Quận Thanh Xuân: Nhanh chóng khắc phục cây gãy đổ, trạm biến áp bị chập điện sau bão

(LĐTĐ) Tính đến sáng 8/9, trên địa bàn quận Thanh Xuân bị hư hỏng 5 mái nhà dân, 6 trạm biến áp bị chập điện, 370 cây xanh đô thị bị gãy đổ, ngập úng cục bộ tại số tuyến đường, nhưng ít ảnh hưởng tắc nghẽn giao thông... Về cây xanh đô thị, có 370 cây bị gãy đổ, lực lượng xung kích các phường phối hợp các đơn vị liên quan xử lý kịp thời không ảnh hưởng đến giao thông.
Quận Tây Hồ tập trung khắc phục thiệt hại sau cơn bão số 3

Quận Tây Hồ tập trung khắc phục thiệt hại sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 8/9, sau khi bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, quận Tây Hồ tập trung đánh giá, khắc phục hậu quả thiên tai, huy động lực lượng tại chỗ khẩn trương dọn dẹp, thống kê thiệt hại, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống.
Huyện Mỹ Đức: Đảm bảo đời sống của nhân dân sau mưa, bão

Huyện Mỹ Đức: Đảm bảo đời sống của nhân dân sau mưa, bão

(LĐTĐ) Lực lượng chức năng huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã luôn chủ động, sẵn sàng mọi biện pháp ứng phó và đảm bảo đời sống của người dân sau mưa, bão…
Gia Lâm: Khẩn trương khắc phục ảnh hưởng của cơn bão số 3

Gia Lâm: Khẩn trương khắc phục ảnh hưởng của cơn bão số 3

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Gia Lâm, tính đến đầu giờ sáng ngày 8/9, sơ bộ bão số 3 đã làm thiệt hại 3ha lúa tại xã Cổ Bi; khoảng 7ha rau mầu tại các xã Văn Đức, Đông Dư; 0,1ha cây ăn quả tại xã Đông Dư.
Cảnh sát giao thông giải cứu 1 trường hợp ô tô bị cây đổ đè lên

Cảnh sát giao thông giải cứu 1 trường hợp ô tô bị cây đổ đè lên

(LĐTĐ) Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) số 3, Phòng CSGT Công an thành phố Hà Nội đã kịp thời cứu giúp lái xe 7 chỗ bị cây đổ đè lên khi đang lưu thông trong mưa bão.

Tin khác

Chủ động ứng phó kịp thời, xử lý nhanh với ảnh hưởng xấu của thời tiết

Chủ động ứng phó kịp thời, xử lý nhanh với ảnh hưởng xấu của thời tiết

(LĐTĐ) Tính đến 5h ngày 8/9, quận Ba Đình có 329 sự cố cây đổ, đã xử lý 279 sự cố; 11 sự cố gãy, đổ cột điện, dây viễn thông, trạm biến áp, đã xử lý được 8 sự cố; 10 sự cố tốc mái nhà đã được xử lý.
Quận Tây Hồ tập trung khắc phục thiệt hại sau cơn bão số 3

Quận Tây Hồ tập trung khắc phục thiệt hại sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 8/9, sau khi bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, quận Tây Hồ tập trung đánh giá, khắc phục hậu quả thiên tai, huy động lực lượng tại chỗ khẩn trương dọn dẹp, thống kê thiệt hại, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống.
Huyện Mỹ Đức: Đảm bảo đời sống của nhân dân sau mưa, bão

Huyện Mỹ Đức: Đảm bảo đời sống của nhân dân sau mưa, bão

(LĐTĐ) Trước, trong và sau cơn bão số 3, các lực lượng chức năng huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã luôn chủ động, sẵn sàng mọi biện pháp ứng phó và đảm bảo đời sống của người dân sau mưa, bão…
Gia Lâm: Khẩn trương khắc phục ảnh hưởng của cơn bão số 3

Gia Lâm: Khẩn trương khắc phục ảnh hưởng của cơn bão số 3

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Gia Lâm, tính đến đầu giờ sáng ngày 8/9, sơ bộ bão số 3 đã làm thiệt hại 3ha lúa tại xã Cổ Bi; khoảng 7ha rau mầu tại các xã Văn Đức, Đông Dư; 0,1ha cây ăn quả tại xã Đông Dư.
Quận Nam Từ Liêm: 557 cây đổ, ngập sâu đến 60cm sau bão số 3

Quận Nam Từ Liêm: 557 cây đổ, ngập sâu đến 60cm sau bão số 3

(LĐTĐ) Theo báo cáo mới nhất của quận Nam Từ Liêm tính từ 15h30 ngày 6/9 đến 6h30 ngày 8/9, cơn bão số 3 đã gây ra những thiệt hại đáng kể trên địa bàn quận, bao gồm tình trạng ngập lụt, thiệt hại về cây cối, tài sản, con người và cơ sở hạ tầng.
Quận Đống Đa xảy ra 343 sự cố do bão số 3

Quận Đống Đa xảy ra 343 sự cố do bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến 5h sáng ngày 8/9/2024, quận Đống Đa đã khắc phục 170 sự cố do bão số 3 gây ra, còn lại 173 sự cố đang tiếp tục được khắc phục. Ủy ban nhân dân (UBND) quận đã chỉ đạo các phường tổ chức di chuyển 110 hộ/367 nhân khẩu tại các nhà xuống cấp, nguy hiểm đến vị trí an toàn, cấp phát đầy đủ trang thiết bị và nhu yếu phẩm.
225 hộ dân tại quận Bắc Từ Liêm phải di dời do bão

225 hộ dân tại quận Bắc Từ Liêm phải di dời do bão

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) quận Bắc Từ Liêm, tính đến thời điểm 7h ngày 8/9, có 225 hộ dân phải di dời do bão Yagi. Hiện quận đã chỉ đạo các đơn vị và Ủy ban nhân dân (UBND) các phường khắc phục ngay để đảm bảo sinh hoạt của nhân dân.
Hết mình bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân

Hết mình bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân

(LĐTĐ) Trước sức mạnh của cơn bão số 3, trong những ngày qua, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội - Cơ quan Thường trực Tìm kiếm cứu nạn của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Thành phố, luôn sẵn sàng ứng phó khi thiên tai xảy ra, trên tinh thần hết sức, hết mình nhằm bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân…
Quận Hai Bà Trưng: Nhanh chóng khắc phục những thiệt hại do bão số 3 gây ra

Quận Hai Bà Trưng: Nhanh chóng khắc phục những thiệt hại do bão số 3 gây ra

(LĐTĐ) Chủ động ứng phó với các diễn biến của bão số 3, quận Hai Bà Trưng đã yêu cầu các phòng, ngành, đơn vị cùng Ủy ban nhân dân (UBND) các phường ứng phó với bão và khẩn trương khắc phục thiệt hại do bão gây ra, nhanh chóng giúp người dân ổn định cuộc sống.
Sau bão số 3, Thanh Trì có 5 công trình trường học, chợ bị tốc mái

Sau bão số 3, Thanh Trì có 5 công trình trường học, chợ bị tốc mái

(LĐTĐ) May mắn không có thiệt hại về người, sau cơn bão số 3 quét qua vào đêm 7/9, toàn huyện Thanh Trì có 5 công trình trường học, chợ bị tốc mái. 52 hộ dân với 189 người đã được di chuyển tới nơi an toàn.
Xem thêm
Phiên bản di động