Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Hà Nội khởi động dự án thí điểm công nghệ mới xử lý ô nhiễm tại sông Tô Lịch:

Sẽ hồi sinh, nếu xử lý được phần nguồn

(LĐTĐ) Ngày 16/5, một đoạn sông Tô Lịch và một góc hồ Tây chính thức được TP Hà Nội xử lý thí điểm làm sạch môi trường bằng công nghệ Nano – Bioreactor của  Nhật Bản. Theo ghi nhận của phóng viên, chỉ sau 3 ngày mùi xú uế từ sông Tô Lịch đã giảm đáng kể. Người dân Thủ đô đang kỳ vọng, dòng sông này sẽ được “hồi sinh”.
se hoi sinh neu xu ly duoc phan nguon Làm sạch sông Tô Lịch: Căn cơ là xử lý nguồn chất thải vào dòng sông
se hoi sinh neu xu ly duoc phan nguon Nước sông Tô Lịch bất ngờ trong, xanh trở lại

Nhiều chuyển biến trông thấy

Vốn là dòng sông cổ của thành Thăng Long, nơi diễn ra các hoạt động buôn bán tấp nập của người Tràng An xưa, thế nhưng từ hàng chục năm nay, sông Tô Lịch chỉ còn là một kênh thoát nước thải của Hà Nội và ngày càng bị ô nhiễm nặng nề. Mới đây, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND TP Hà Nội, dự án “Tài trợ thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc hồ Tây bằng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản” đã bắt đầu được thí điểm, đưa vào sử dụng. Đây là dự án được tin tưởng sẽ cải thiện đáng kể môi trường, khắc phục mùi hôi thối lâu nay, nhằm “tái sinh” dòng sông Tô Lịch.

Được biết, các máy xử lý chạy bằng năng lượng điện được đặt chìm dưới lòng sông, tạo ra dòng khí nano khuếch tán vào nước, kích thích các vi sinh vật hoạt động, từ đó giải phóng ôxy, xử lý bùn thải, tạo nên dòng nước trong lành hơn. Công nghệ này gồm hai thiết bị, đó là: Các máy sục khí Nano và các tấm vật liệu thiên nhiên Bioreactor (được làm từ đá núi lửa của Nhật Bản). Công nghệ đã thực hiện thành công ở một số nước như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Indonesia…

se hoi sinh neu xu ly duoc phan nguon

Công nghệ Nano – Bioreactor đã được thí điểm trên một đoạn sông Tô Lịch.

Sáng 20/5, sau 3 ngày lắp đặt công nghệ Nano – Bioreactor, Viện Công nghệ môi trường (thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) đã thực hiện lấy mẫu giám định chất lượng nước trên sông Tô Lịch, hồ Tây.Việc lấy mẫu nước được chia thành 2 đợt, đợt thứ nhất từ 7h -8h (giờ cao điểm nước chảy), đợt 2 từ 14h -15h (giờ thấp điểm nước chảy).

Các cán bộ của Viện Công nghệ môi trường đã lấy mẫu nước ở 3 điểm tại khu vực lắp đặt thí điểm để kiểm tra khả năng xử lý, đồng thời tiến hành test nhanh. Anh Lê Minh Đức (cán bộ Viện Công nghệ môi trường) cho biết: “Chúng tôi lấy mẫu giám định chất lượng nước trên sông Tô Lịch, hồ Tây để đối chiếu với mẫu nước trước khi lắp đặt công nghệ Nano - Bioreactor. Qua thực tế và kết quả test nhanh các chỉ số, tình trạng ô nhiễm đã có chuyển biến tích cực. Các kết quả xét nghiệm chuyên sâu sẽ được thực hiện ở trong phòng thí nghiệm và có kết quả trong 1 tuần”.

Mặc dù kết quả xét nghiệm chuyên sâu về các mẫu nước tại đoạn sông Tô Lịch vẫn chưa có, nhưng ghi nhận bằng cảm quan, sau 3 ngày xử lý bằng công nghệ Nano-Bioreactor, các mẫu nước khá trong và có nhiều vi sinh vật. Đặc biệt, theo đánh giá của những người dân quanh khu vực, từ khi công nghệ này được áp dụng đã có những bước biến chuyển tích cực. Bà Lê Thị Cầm (Quan Hoa, Cầu Giấy) cho biết: “Theo cảm nhận của tôi, mùi hôi thối đã giảm một cách đáng kể, nước sông đã bớt váng nổi lên.

se hoi sinh neu xu ly duoc phan nguon

Sáng 20/5, các chuyên gia đã thực hiện lấy mẫu giám định chất lượng nước trên sông Tô Lịch.

Bình thường thời tiết nắng nóng thế này, không thể đứng đây mà không có khẩu trang, nhất là đoạn đầu đường Bưởi – Hoàng Quốc Việt, bởi ở đây gió thổi ngược chiều, mùi rất nồng nặc. Lần này với công nghệ xử lý của đất nước Nhật Bản, hy vọng dự án thử nghiệm sẽ thành công. Nếu dự án thực sự đáp ứng được sự mong mỏi bấy lâu nay của người dân thì chính quyền Hà Nội cần nhân rộng khắp dòng sông, đặc biệt là khu vực hạ lưu từ đoạn Ngã Tư Sở trải dài đến khu Định Công, Hoàng Mai”. Tuy nhiên, bà Cầm cũng nghĩ rằng, để đánh giá công nghệ này có thực sự hiệu quả hay không thì còn phải chờ kết quả đánh giá của các cơ quan chức năng.

Mới chỉ có điều kiện cần, còn thiếu điều kiện đủ?

Trước việc Hà Nội khởi động dự án thí điểm công nghệ mới xử lý ô nhiễm tại một đoạn sông Tô Lịch, nhiều người dân Thủ đô “nín thở” để chờ đợi sự thay đổi kỳ diệu ở đoạn sông này và tin tưởng vào sự thành công, hiệu quả của dự án. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, ngột ngạt này. Bởi giấc mơ cải tạo dòng “sông chết” của người dân Thủ đô đã được nung nấu hàng chục năm nay.

Ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cải thiện Môi trường Nhật Việt cho biết, trong thời gian tới, Công ty CP Cải thiện Môi trường Nhật Việt sẽ tiếp tục cử người ứng trực vận hành hệ thống. Ông Tuấn Anh tin tưởng sau 2 tháng vận hành, nước sông Tô Lịch sẽ có thay đổi theo chiều hướng tốt lên...

Thực tế, nhiều chuyên gia cho rằng việc áp dụng thí điểm công nghệ mới này, nếu thành công sẽ rất quan trọng, điều này không những mở ra hướng đi mới, hiệu quả mà còn góp phần giữ gìn môi trường chung.Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là một trong nhiều giải pháp đồng bộ để trả lại sự trong xanh cho sông Tô Lịch nói riêng và các dòng sông trên địa bàn thành phố nói chung.Việc xử lý ô nhiễm nước sông sẽ chỉ là ở phần ngọn nếu mấu chốt vấn đề là cần có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt hai bên bờ sông Tô Lịch. Bởi theo ước tính của Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, mỗi ngày 150.000m3 nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý xả xuống sông Tô Lịch. Ước tính, trên toàn tuyến sông này có hơn 200 cống xả nước thải xả thẳng xuống lòng sông.

Trong khi đó, theo quy hoạch Thoát nước Thủ đô đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt năm 2013, để bổ cập và làm sạch nước sông Tô Lịch vào mùa khô, một trạm bơm nước từ sông Nhuệ (với nguồn nước trực tiếp từ sông Hồng) công suất 5m3/s sẽ được xây dựng. Nước sông Nhuệ sẽ đấu nối vào sông Tô Lịch tại điểm đường Bưởi. Ngoài ra, nước sông Tô Lịch sẽ được thu gom về nhà máy xử lý nước thải (XLNT) Yên Xá công suất 270.000 m3/ngày và nhà máy XLNT Phú Đô công suất 84.000 m3/ ngày. Hệ thống này sẽ được bổ cấp nước từ nhà máy XLNT Hồ Tây. Như vậy, khi toàn bộ dự án được hoàn thành, sẽ tạo thành dòng chảy góp phần giảm thiểu ô nhiễm trên sông Tô Lịch. Tuy nhiên, dự án đến nay vẫn còn nhiều vướng mắc bởi hồ Tây cũng đang đối diện với tình trạng ô nhiễm nguồn nước thải.

Theo ông Võ Tiến Hùng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, hồ Tây đang ô nhiễm khi không có nước lưu thông, vì vậy cần phải cải tạo nguồn nước để phát triển hệ thuỷ sinh trong lòng hồ. Để làm được điều này, công ty đưa ra giải pháp bơm nước sông Hồng vào hồ Tây tạo lưu thông, đến khi hồ Tây sạch thì dẫn nước từ hồ vào hai cửa xả đến sông Tô Lịch để thau rửa, làm sạch nguồn nước ô nhiễm của sông. Đại diện Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cũng cho rằng nếu không đảm bảo để nước sông Tô Lịch có dòng chảy lưu thông thì nguy cơ tái ô nhiễm là rất lớn.

Một vấn đề nữa cũng được các chuyên gia nhắc đến đó là kinh phí. Để giải quyết ô nhiễm môi trường hồ, thành phố Hà Nội đã đặt hàng và sử dụng chế phẩm Redoxy -3C, cách làm này không những giải quyết được tình trạng ô nhiễm mà còn có ưu điểm là giá thành rẻ, dễ sử dụng. Người xưa có câu “Khéo lo thì no, khéo co thì ấm”, nhất là trong bối cảnh còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết như hiện nay thì việc tính toán sao cho hợp lý cũng là điều quan trọng.

Công nghệ Nhật đành rằng rất tốt và hiệu quả trong việc khử mùi hôi, biến dòng sông chết thành dòng sông xanh, song đây mới là điều kiện cần, còn xét về chuỗi logichs, nếu muốn sông không bị ô nhiễm điều quan trọng phải quản lý được nguồn chất thải đổ ra sông cùng với quá trình khơi thồng dòng chảy. Làm được điều này cùng với áp dụng tiến bộ công nghệ tiên tiến mà Bộ Tài nguyên- Môi trường và Thành phố đang thử triển khai mới có thể biến sông Tô Lịch trở về với thực sự là con kênh xanh chảy trong lòng Thủ đô như nó vốn có.

Tuấn Dũng – Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hội chữ thập đỏ huyện Ứng Hòa chung tay hỗ trợ giúp đỡ nhân dân bị ảnh hưởng của mưa lũ

Hội chữ thập đỏ huyện Ứng Hòa chung tay hỗ trợ giúp đỡ nhân dân bị ảnh hưởng của mưa lũ

(LĐTĐ) Chiều 11/9, 300 chiếc bánh trưng đầu tiên do cán bộ Hội viên phụ nữ và người dân xã Vạn Thái ủng hộ cho Hội Chữ thập đỏ huyện Ứng Hòa đã được gửi đến hỗ trợ cho lực lượng làm nhiệm vụ phòng chống bão, người dân trên địa bàn có hoàn cảnh khó khăn.
Giám đốc Công an Hà Nội kiểm tra công tác phòng chống lũ lụt tại huyện Mê Linh

Giám đốc Công an Hà Nội kiểm tra công tác phòng chống lũ lụt tại huyện Mê Linh

(LĐTĐ) Chiều 11/9, Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã tới kiểm tra, chỉ đạo và động viên công tác phòng, chống lũ lụt trên địa bàn huyện Mê Linh, Hà Nội.
Huyện Ứng Hòa di dời 110 hộ dân ven sông Đáy đến nơi ở an toàn

Huyện Ứng Hòa di dời 110 hộ dân ven sông Đáy đến nơi ở an toàn

(LĐTĐ) Hiện nước sông Đáy đang ở mức báo động II; một số hộ dân sống ven sông đang bị ngập. Huyện Ứng Hòa đã chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức di dời người dân khỏi vùng ngập úng. Đến 6h30 sáng 11/9, huyện đã chỉ đạo tổ chức di dời 110 hộ dân với 368 nhân khẩu (ở 10 xã) ven sông Đáy bị ngập đến nơi ở an toàn.
Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận gần 418 tỷ đồng giúp đồng bào khắc phục hậu quả bão lũ

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận gần 418 tỷ đồng giúp đồng bào khắc phục hậu quả bão lũ

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 11/9/2024, các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước đã đăng ký và ủng hộ thông qua Ban Vận động Cứu trợ Trung ương tổng số tiền là 417 tỷ 983 triệu đồng để giúp đồng bào các địa phương khắc phục hậu quả của cơn bão số 3.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi, động viên người dân sơ tán tránh lũ

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi, động viên người dân sơ tán tránh lũ

(LĐTĐ) Tối nay (11/9), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương và Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Thị Kim Dung đã đến thăm hỏi, động viên và tặng quà bà con nhân dân đang sơ tán, tạm trú tránh lũ tại Nhà văn hóa phường Yên Phụ, quận Tây Hồ.
Rà soát các vướng mắc để sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế một cách bài bản

Rà soát các vướng mắc để sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế một cách bài bản

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng vừa chủ trì phiên họp thẩm định dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), do Bộ Y tế chủ trì soạn thảo.
Cần phân tích minh bạch cơ cấu chi khi điều chỉnh mức thu học phí

Cần phân tích minh bạch cơ cấu chi khi điều chỉnh mức thu học phí

(LĐTĐ) Bày tỏ đồng tình với việc điều chỉnh mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025 theo dự thảo Nghị quyết là cần thiết, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cần có báo cáo đánh giá, phân tích minh bạch cơ cấu chi, để đảm bảo tính thuyết phục, đồng thuận cao.

Tin khác

Văn phòng UBND thành phố Hà Nội phát động ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Văn phòng UBND thành phố Hà Nội phát động ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 11/9, Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã tổ chức phát động ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân vùng bãi sông Hồng khi nước dâng cao

Đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân vùng bãi sông Hồng khi nước dâng cao

(LĐTĐ) Từ ngày 9/9 đến đêm 10/9, mực nước sông Hồng liên tục dâng cao khiến nhiều khu dân cư ở quận Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Long Biên… bị ngập. Nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản của nhân dân, các địa phương nêu trên đã tập trung mọi nguồn lực, tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân di chuyển khỏi khu vực nguy hiểm.
Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

(LĐTĐ) Chiều 10/9, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đi kiểm tra tại tuyến đê Bối, xã Tự Nhiên và đê sông Nhuệ, thôn Phú Lương, xã Tân Minh (huyện Thường Tín).
Hà Nội xây dựng bộ tiêu chí văn hóa có bản sắc riêng

Hà Nội xây dựng bộ tiêu chí văn hóa có bản sắc riêng

(LĐTĐ) Thủ đô Hà Nội đang tích cực triển khai Nghị định số 86/2023/NĐ-CP của Chính phủ về xét tặng các danh hiệu văn hóa. Nghị định mới này, thay thế cho Nghị định 122/2018/NĐ-CP, đặt ra yêu cầu xây dựng tiêu chí chi tiết phù hợp với đặc thù văn hoá và tình hình kinh tế - xã hội của từng địa phương. Đối với Hà Nội, đây là cơ hội để xây dựng bộ tiêu chí vừa đáp ứng yêu cầu chung, vừa thể hiện được bản sắc riêng của người Hà Nội thanh lịch, văn minh, góp phần nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn Thủ đô.
Hà Nội kêu gọi nhân dân Thủ đô tham gia ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội kêu gọi nhân dân Thủ đô tham gia ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, Hà Nội cùng cả nước”, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã có lời kêu gọi “Nhân dân Thủ đô tham gia ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ”.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm, động viên các hộ dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm, động viên các hộ dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 9/9, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức 3 đoàn tới thăm, tặng quà động viên các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Quận Hai Bà Trưng: Giải quyết thủ tục hành chính tại nhà cho người có công, người yếu thế

Quận Hai Bà Trưng: Giải quyết thủ tục hành chính tại nhà cho người có công, người yếu thế

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hai Bà Trưng vừa triển khai mô hình “Phục vụ người có công với cách mạng, người yếu thế, các trường hợp bất khả kháng được tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính tại nhà” đồng loạt tại UBND quận và 18/18 phường thuộc quận.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội tiếp Đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn Thủ đô Viêng Chăn

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội tiếp Đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn Thủ đô Viêng Chăn

(LĐTĐ) Chiều 9/9, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đã tiếp Đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) Thủ đô Viêng Chăn (Lào).
Hà Nội: Mực nước sông Bùi, sông Tích trên mức báo động 3

Hà Nội: Mực nước sông Bùi, sông Tích trên mức báo động 3

(LĐTĐ) Mực nước sông Tích (huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã trên mức báo động 3 và mực nước sông Bùi (huyện Chương Mỹ) gần ở mức báo động 3. Vì vậy, các địa phương đang tích cực triển khai nhiều biện pháp để khắc phục hậu quả sau bão số 3 và tiếp tục phòng, chống ảnh hưởng do thiên tai gây ra.
Chương Mỹ dồn lực khắc phục hậu quả sau bão số 3

Chương Mỹ dồn lực khắc phục hậu quả sau bão số 3

(LĐTĐ) Sau bão số 3 (Yagi), huyện Chương Mỹ đã và đang thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục hậu quả một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất tạo điều kiện cho nhân dân ổn định sinh hoạt và sản xuất.
Xem thêm
Phiên bản di động