Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Sẽ thay đổi bằng tốt nghiệp THPT

Không phân loại tốt nghiệp THPT và cả hình thức đào tạo, dự kiến là những điểm mới nhất trên bằng tốt nghiệp THPT năm nay.
Bằng tốt nghiệp THPT sẽ là điểm sàn thi ĐH, CĐ?
Bằng tốt nghiệp đại học mắc lỗi ngớ ngẩn

Không có thứ hạng

Theo Bộ GD-ĐT, điểm mới năm nay về nội dung trên bằng tốt nghiệp THPT là sẽ không xếp loại theo các “thứ hạng” giỏi, khá, trung bình... mà chỉ có công nhận đã tốt nghiệp.

Sẽ thay đổi bằng tốt nghiệp THPT
Năm nay, do chỉ còn một kỳ thi THPT quốc gia nhằm 2 mục đích vừa xét tốt nghiệp vừa xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ nên mẫu văn bằng tốt nghiệp THPT dự kiến có nhiều thay đổi - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Một số ý kiến tỏ ra lo ngại, không xếp loại tốt nghiệp thì học sinh sẽ không còn động lực để phấn đấu học tập. Tuy nhiên, trao đổi với Thanh Niên, GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhận định: “Việc bỏ xếp loại là hoàn toàn phù hợp bởi lẽ lâu nay có phân biệt cũng... chẳng để làm gì. Thực tế, không có chính sách nào ưu tiên cho học sinh có bằng tốt nghiệp THPT loại này loại kia, do vậy việc phân biệt tốt nghiệp loại nào chỉ tạo thêm áp lực không cần thiết cho học sinh. Hầu hết học sinh phấn đấu học tập để có thể đỗ vào các trường ĐH, CĐ mà mình mong muốn chứ không phải mục đích chính là để tốt nghiệp loại nào”.

Không cần phải phân biệt Nhiều giáo viên tại TP.HCM cũng ủng hộ thay đổi này. Ông Hồ Hoàng Minh, nguyên Phó phòng Giáo dục Q.Tân Bình (TP.HCM) cho rằng tổ chức một kỳ thi chung, sử dụng chung đề thi, chấm chung thì không cần phải ghi rõ loại hình đào tạo trên bằng cấp. Còn ông Lê Văn Linh, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân lập Thanh Bình (Q.Tân Bình) phân tích: “Ngay trong bằng tốt nghiệp đã có quy định không ghi xếp loại vậy thì cũng không cần thiết phải thể hiện học sinh theo hình thức nào”.

Chung quan điểm, ông Cao Huy Thảo, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Quốc tế Việt Úc (SIC) cho rằng đừng nên có sự phân biệt trong bằng tốt nghiệp. Người làm giáo dục không nên có suy nghĩ phân biệt mà phải bằng mọi cách nâng cao chất lượng ở các loại hình đào tạo.

B.Thanh

Theo quy định của Bộ, để xét công nhận tốt nghiệp, thí sinh (TS) tính điểm trung bình cộng của 4 môn đăng ký để xét tốt nghiệp, trong đó có 3 môn thi bắt buộc là toán, ngữ văn, ngoại ngữ và 1 môn tự chọn. Sau đó TS phải cộng điểm trung bình lớp 12 và chia đôi, rồi cộng điểm với ưu tiên. Những TS đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật từ mức hủy bài thi trở lên, tất cả bài thi đều đạt trên 1 điểm và có điểm xét tốt nghiệp từ 5 điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp.

Sau khi báo cáo Bộ, giám đốc các sở GD-ĐT sẽ công bố kết quả công nhận tốt nghiệp và thông báo cho các trường phổ thông để niêm yết danh sách, cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cho TS. Giấy chứng nhận do hiệu trưởng trường phổ thông ký và có giá trị đến khi được cấp bằng tốt nghiệp chính thức. Một loại bằng cho các hình thức đào tạo Các năm trước, bằng tốt nghiệp có mục “hình thức đào tạo”, trong đó nêu rõ học sinh tốt nghiệp hệ THPT, hệ bổ túc hoặc hệ vừa học vừa làm...

Tuy nhiên, dự kiến từ năm nay trên bằng tốt nghiệp sẽ bỏ hẳn mục này. Như vậy, học sinh học theo hình thức nào cũng sẽ được cấp bằng tốt nghiệp hoàn toàn giống nhau. Ghi nhận của Thanh Niên cho thấy đây là một tin vui đối với học sinh học hệ giáo dục thường xuyên (GDTX). Nhiều lãnh đạo các trung tâm GDTX cho rằng dù năm nay TS học hệ này phải thi đề chung với TS hệ THPT nhưng học viên ít lo mà tỏ ra phấn khởi vì không còn phân biệt về bằng cấp như trước đây.

Ông Nguyễn Công Hinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Bộ GD-ĐT cho rằng biết được thông tin này, trước đó, các trung tâm GDTX đã rất nỗ lực trong việc ôn tập cho kỳ thi THPT quốc gia. Các trung tâm đã tận dụng tối đa một tháng sau khi kết thúc năm học để tổ chức ôn tập miễn phí cho học sinh. Phần lớn TS hệ GDTX chỉ đăng ký dự thi tại cụm thi địa phương với mục đích tốt nghiệp, rất ít trường hợp đăng ký dự thi ở cụm có 2 mục đích.

Theo ông Hinh, điều này khiến cho tâm lý của giáo viên và học sinh các trung tâm GDTX thoải mái hơn. “Ý kiến chủ quan của tôi cho rằng, từ năm nay, số lượng học sinh tốt nghiệp THCS sẽ đăng ký vào các trung tâm GDTX nhiều hơn” - ông Hinh nói.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến lo ngại về việc đầu vào của học sinh hệ GDTX thấp và học chương trình khác, nhẹ hơn so với hệ THPT. Ông Hinh phân tích dù hiện nay hệ THPT và GDTX dạy học 2 chương trình khác nhau nhưng cùng chung một bộ sách giáo khoa. Nội dung kiến thức trong đề thi tốt nghiệp lâu nay cũng chỉ đòi hỏi học sinh học lực trung bình là đủ điều kiện tốt nghiệp. Do vậy, học sinh hệ GDTX chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản là hoàn toàn đáp ứng được điều kiện này. “Hơn nữa năm nay chỉ còn một kỳ thi THPT quốc gia, tất cả các đối tượng TS đều thi chung một đề thì việc phân biệt hình thức đào tạo trên văn bằng là hoàn toàn không cần thiết”, ông Hinh nói.

Nhiều ý kiến cũng nhìn nhận quyết định này mang ý nghĩa nhân văn trong bối cảnh hiện nay và tương lai khi ngày càng xuất hiện nhiều hình thức học tập khác nhau: học từ xa, học tại nhà...

Ủng hộ quy định mới này, GS Đào Trọng Thi nói: “Không phân biệt hệ bổ túc hay hệ THPT trên bằng tốt nghiệp, tôi cho là đúng. Khi chúng ta chỉ có một kỳ thi THPT với một đề dành cho tất cả đối tượng học sinh thì việc phân biệt loại hình giáo dục trên bằng là không nên. Học sinh có thể đi bằng nhiều con đường khác nhưng nếu cùng trải qua một kỳ thi giống nhau thì việc công nhận họ đạt một ngưỡng trình độ nào đó là như nhau. Nếu phân biệt thì chứng tỏ có sự khác biệt về chất lượng giáo dục”.

Theo Tuệ Nguyễn/ Thanhnien.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bà Nguyễn Phương Hằng ra tù do được giảm án, không phải đặc xá

Bà Nguyễn Phương Hằng ra tù do được giảm án, không phải đặc xá

(LĐTĐ) Việc bà Nguyễn Phương Hằng ra tù là kết quả của quá trình xét duyệt giảm án, dựa trên các đề xuất từ trại giam về quá trình chấp hành án và cải tạo tốt của phạm nhân.
Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 20/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.167 VND - tăng 16 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,64 - giảm 0,38 điểm.
Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

(LĐTĐ) Ảnh hưởng của mưa, lũ từ hoàn lưu cơn bão số 3, cùng với nước sông Hồng dâng cao, vùng trồng hoa đào hàng trăm ha của người dân 2 phường Nhật Tân, Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã gần như mất trắng.
Giá vàng hôm nay (20/9): Giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (20/9): Giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (20/9), giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh, trong khi đó, vàng miếng trong nước được điều chỉnh giảm nhẹ.
Đội tuyển Việt Nam rơi xuống vị trí 116 trên bảng xếp hạng FIFA

Đội tuyển Việt Nam rơi xuống vị trí 116 trên bảng xếp hạng FIFA

(LĐTĐ) Theo bảng xếp hạng (BXH) tháng 9/2024 mới được FIFA công bố, đội tuyển Việt Nam tụt một bậc so với tháng trước và xếp ở vị trí 116 thế giới.
Tăng tiện ích từ "số hóa" thẻ vé giao thông: Đặt hành khách vào vị trí trung tâm

Tăng tiện ích từ "số hóa" thẻ vé giao thông: Đặt hành khách vào vị trí trung tâm

(LĐTĐ) Hà Nội đã khai trương thẻ vé ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng và sắp tới là triển khai hình thức thẻ ảo offline dành cho khách hàng. Việc "số hóa" thẻ vé giao thông trong bối cảnh chuyển đổi số sẽ trực tiếp nâng cao quyền lợi của người tiêu dùng, giúp hành khách tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại để nhận và dán tem vé tháng.
Bình Dương: Phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Bình Dương: Phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/9, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo thông tin về hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gắn với các hoạt động quảng bá Top 1 ICF (Diễn đàn cộng đồng thông minh thế giới).

Tin khác

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (19/9), toàn thành phố Hà Nội còn 26 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp trở lại, chủ yếu ở huyện Chương Mỹ.
Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

(LĐTĐ) Để bảo đảm duy trì việc học cho tất cả học sinh và hoàn thành chương trình năm học theo kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

(LĐTĐ) Để chủ động ứng phó với bão số 4, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT một số tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; trực ban 24/24 giờ; thường xuyên cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ và chính quyền địa phương để có phương án ứng phó kịp thời.
Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

(LĐTĐ) Trước những thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản mà nhiều địa phương đang gặp phải, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang triển khai các hoạt động quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo... để gửi về vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

(LĐTĐ) Hàng trăm suất quà đã được Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội gửi tới học sinh một số trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây và huyện Quốc Oai bị ngập lụt do ảnh hưởng của bão số 3.
Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục căn cứ mức độ thiệt hại của người dân, xem xét, quyết định hỗ trợ học phí, không thu học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo thẩm quyền và các quy định của pháp luật hiện hành để chia sẻ, hỗ trợ phụ huynh và học sinh, đặc biệt đối với học sinh vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, thiên tai.
Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Để tiếp tục hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ sớm ổn định việc học tập, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện việc miễn, giảm học phí và có các chế độ hỗ trợ tài chính phù hợp với hoàn cảnh của từng sinh viên.
Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đến truờng học trực tiếp trở lại, giảm 2 trường so với hôm qua.
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

(LĐTĐ) 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 3 trường chuyên biệt của thành phố Hà Nội (Trường Tiểu học Bình Minh, Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn và Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu) đã được nhận quà nhân dịp Tết Trung thu.
Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

(LĐTĐ) Những ngày qua, ngành Giáo dục đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp ứng phó và khắc phục nhằm ổn định lại hoạt động dạy - học tại các địa phương bị ảnh hưởng do bão, chỉ cho học sinh đến trường khi bảo đảm an toàn.
Xem thêm
Phiên bản di động