Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Giảm thiểu TNGT cần:

Sớm ban hành Luật phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia

Tại Hội nghị An toàn giao thông quốc gia năm 2015 vừa tổ chức mới đây, TS Lê Thị Tuyết Mai, Trung tâm NCATGT - Học viện Cảnh sát nhân dân đã phát biểu tham luận về TNGT liên quan đến vấn đề bia rượu và những kiến nghị rất thiết thực.
Phó Thủ tướng yêu cầu giảm 50% số người chết vì TNGT mỗi năm
Kết nối cộng đồng vì an toàn giao thông
Xã hội hóa đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ để giảm thiểu TNGT
Hơn 500 đại biểu dự Hội nghị An toàn giao thông 2015
2.191 vụ TNGT, 786 người chết, 2.128 người bị thương trong tháng 11

Hiện tai nạn giao thông (TNGT) đang là vấn đề nhức nhối được toàn xã hội quan tâm, trong đó nguyên nhân chủ yếu gây TNGT là do các phương tiện chạy quá tốc độ (9,37%), đi không đúng phần đường, làn đường (28,65%); do sử dụng rượu, bia (4,36%)...

Sớm ban hành Luật phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia

Trong hoạt động điều tra, xử lý TNGT, vấn đề kiểm soát người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ có nồng độ cồn trong máu trong máu vượt quá mức quy định gây tai nạn là vấn đề đang được quan tâm, trao đổi và bàn luận trong nhiều diễn đàn.

Chúng ta đều biết, rượu – bia đang được coi là một loại thức uống rộng rãi và rất phổ biến. Hầu hết mọi người dân đều có thể coi rượu, bia như là một thức uống không thể thiếu được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và được xem như là “miếng trầu là đầu câu chuyện” trong các buổi giao lưu tại các lễ hội,cưới hỏi, ma chay, tạ ơn, mừng nhà mới… là một trong các yếu tố góp thêm phần vui vẻ.

Sử dụng rượu, bia không phải là xấu, bởi khoa học đã chứng minh sử dụng rượu, bia cũng có một số lợi ích cho sức khỏe nhất định, nếu uống rượu một cách điều độ sẽ giúp ăn ngon, ngủ sâu, tim mạch khỏe mạnh hơn, phòng ngừa đột quỵ…

Không những vậy, rượu -bia còn mang lại sự phấn chấn, sảng khoái khi chúng ta có dịp ngồi lại với nhau trong các ngày lễ, ngày hội, giao lưu trong công việc… Khi có men rượu mọi người cảm thấy vui vẻ hơn và dễ bỏ qua những “sơ suất” của nhau trong cuộc sống đời thường, giúp con người gần gũi và thân thiện với nhau hơn.

Chính vì thế hình thức uống rượu, bia cũng mang những nét đặc trưng của dân tộc Việt Nam mà ở nhiều nước khác không có được nét tinh tế như vậy. Đồng thời, việc tiêu thụ rượu, bia cũng gắn liền với quyền lợi thu nhập của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nhà nước và cá nhân.

Nhưng, việc sử dụng rượu, bia thế nào cho hợp lý là vấn đề chúng ta cần bàn. Bên cạnh những nét tích cực như vậy thì việc sử dụng rượu, bia vượt quá mức quy định cũng có tác hại gây ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh vực trong đời sống, sinh hoạt của con người. Hiện nay, trong đời sống hàng ngày, rượu - bia đã được lạm dụng quá nhiều và hậu quả của việc lạm dụng rượu, bia đang là vấn dề quan tâm của xã hội. Đặc biệt, vấn đề người điều khiển phương tiện tham gia giao thông uống rượu, bia gây TNGT là một thực trạng đáng lo ngại hiện nay.

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, khoảng 40% số vụ TNGT và 11% số người tử vong do tai nạn liên quan đến rượu, bia. Tình trạng say rượu, bia khiến người điều khiển phương tiện không kiểm soát được hành vi dẫn đến gây tai nạn và thương vong trong những năm gần đây đang có xu hướng gia tăng, hơn nữa hậu quả của các vụ TNGT do người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu, bia thường rất nghiêm trọng cả về tính chất của vụ việc lẫn mức độ thiệt hại về người và tài sản. Qua tìm hiểu ở một số bệnh viện, trong đó có Bệnh viện Việt - Đức có tới 60% số ca cấp cứu do TNGT có liên quan đến sử dụng rượu, bia…

Sớm ban hành Luật phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia

Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế, tùy vào từng mức độ sử dụng rượu bia sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng khi tham gia giao thông. Cụ thể, với nồng độ cồn ở mức 0,05mg/l khí thở, người uống đã bị giảm sút suy nghĩ và bị kích động nhẹ, nói nhiều; ở mức 0,1mg/l khí thở, người điều khiển sẽ gặp khó khăn trong việc cầm nắm, đi lại vụng về; nếu với nồng độ 0,2mg/l khí thở, người điều khiển dễ bị ức chế, dễ giận dữ, đi lại loạng choạng.

Nếu ở các mức độ cao hơn, người uống có thể bị lú lẫn khiến họ không thể tự chủ được hành vi cá nhân… Cũng theo nghiên cứu của tổ chức WHO, khi tiến hành khảo sát trên hơn 18.000 nạn nhân nhập viện do TNGT tại Việt Nam đã cho thấy, 36% số người lái xe máy có nồng độ cồn trong máu vượt ngưỡng cho phép, 66,8% số lái xe ô tô vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện.

Tác hại của rượu, bia vô cùng lớn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vì lẽ, rượu, bia làm giảm khả năng tập trung và khả năng nhận biết đối phó với các tình huống nguy hiểm khi điều khiển phương tiện, làm giảm phản xạ của người điều khiển phương tiện. Người điều khiển phương tiện bị ảnh hưởng bởi rượu, bia thường có khuynh hướng dễ bốc đồng vi phạm quy tắc giao thông như điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ, không chấp hành hiệu lệnh của biển báo, đèn tín hiệu giao thông là những lỗi trực tiếp gây ra TNGT.

Sớm ban hành Luật phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia
Máy đo nồng độ cồn của Uber

Xét về góc độ sinh học, khi đã sử dụng rượu, bia người điều khiển phương tiện dễ ngủ gật, làm giảm khả năng phán đoán, xử lý tình huống kém, làm tăng nguy cơ gây tai nạn giao thông. Qua thực tế cho thấy, các vụ va quyệt tai nạn giao thông thường xảy ra vào thời điểm từ 12 giờ đến 14 giờ và từ 21 giờ đến 0 giờ hầu hết đều liên quan đến rượu, bia.

Qua đó cho thấy, cần tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về Luật giao thông đường bộ và các chế tài xử phạt đối với người vi phạm Luật giao thông, đặc biệt với người điều khiển xe cơ giới vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông.

Các trường cần lồng ghép nội dung giáo dục về tác hại của lạm dụng rượu, bia vào môn học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa phù hợp với các cấp học, bậc học. Chú trọng tuyên truyền, thông tin cho học sinh, sinh viên về tác hại của lạm dụng rượu, bia với sức khỏe con người, tác hại đối với từng lứa tuổi, độ tuổi được phép mua, uống rượu, bia; kỹ năng từ chối uống rượu, bia…

Nhà nước cần ban hành những chế tài cụ thể trong việc sản xuất, nhập khẩu rượu bia; nghiên cứu, đề xuất Chính phủ áp dụng chính sách thuế phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, bia nhằm làm giảm việc sử dụng rượu bia, cũng như hạn chế tình trạng buôn lậu và sử dụng rượu, bia không đảm bảo tiêu chuẩn; quy định việc in thông tin về tác hại của lạm dụng rượu, bia trên nhãn sản phẩm giúp người dân nâng cao nhận thức về tác hại của việc lạm dụng rượu, bia.

Tăng cường công tác quản lý đối với đội ngũ lái xe của các cơ quan, xí nghiệp, hãng vận tải hành khách thường xuyên lưu thông trên đường. Tiến hành ký cam kết giữa các tài xế lái xe ô tô với các chủ doanh nghiệp theo nguyên tắc “nói không với rượu, bia” và “đã uống rượu, bia thì không điều khiển phương tiện giao thông”

Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý các cơ sở, trung tâm vui chơi giải trí, các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự có liên quan đến kinh doanh, buôn bán rượu, bia (cơ sở kinh doanh Karaoke, vũ trường, quán bar…), kịp thời chấn chỉnh, kiểm tra và xử lý các vi phạm về bán, sử dụng rượu, bia nhằm hạn chế đến mức tối đa việc lạm dụng rượu, bia gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.

Tăng cường thực hiện kiểm soát theo chuyên đề xử lý vi phạm nồng độ cồn. Đề nghị tăng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm quy định về nồng độ cồn. Nghiên cứu, xây dựng, trình Quốc hội ban hành Luật phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia.

Thu Hương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 11/9: Trời nhiều mây, mưa to đến rất to

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 11/9: Trời nhiều mây, mưa to đến rất to

(LĐTĐ) Dự báo ngày 11/9, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa to đến rất to và có nơi có dông. Gió đông đến đông bắc cấp 2-3.
Đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân vùng bãi sông Hồng khi nước dâng cao

Đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân vùng bãi sông Hồng khi nước dâng cao

(LĐTĐ) Từ ngày 9/9 đến đêm 10/9, mực nước sông Hồng liên tục dâng cao khiến nhiều khu dân cư ở quận Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Long Biên… bị ngập. Nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản của nhân dân, các địa phương nêu trên đã tập trung mọi nguồn lực, tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân di chuyển khỏi khu vực nguy hiểm.
Hai Bà Trưng: An toàn tính mạng cho người dân là trên hết

Hai Bà Trưng: An toàn tính mạng cho người dân là trên hết

(LĐTĐ) Với hơn 4 nghìn dân sống ngoài khu vực đê phía bờ vở sông Hồng, quận Hai Bà Trưng đang chủ động các phương án “4 tại chỗ”, sẵn sàng di dời người và tài sản đến nơi an toàn.
Bí thư Quận ủy Hoàng Mai trực tiếp chỉ đạo công tác di dời người dân đến nơi an toàn

Bí thư Quận ủy Hoàng Mai trực tiếp chỉ đạo công tác di dời người dân đến nơi an toàn

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ, tối 10/9, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Hoàng Mai Nguyễn Xuân Linh đã trực tiếp đi chỉ đạo công tác di dời người dân ở những vùng có nguy cơ ngập lụt đến các địa điểm an toàn trên địa bàn quận.
Quận Bắc Từ Liêm di dời hơn 1.000 hộ dân vùng ngập úng tới nơi an toàn

Quận Bắc Từ Liêm di dời hơn 1.000 hộ dân vùng ngập úng tới nơi an toàn

(LĐTĐ) Chiều ngày 10/9, quận Bắc Từ Liêm đã di dời hơn 1.000 hộ dân ở vùng ảnh hưởng của ngập úng tới nơi an toàn, đồng thời yêu cầu các đơn vị, phường chủ động kịp thời chuẩn bị nhu yếu phẩm cho người dân sơ tán.
Hoàn thành di dời 276 hộ dân khu vực bờ vở sông Hồng, phường Phúc Xá

Hoàn thành di dời 276 hộ dân khu vực bờ vở sông Hồng, phường Phúc Xá

(LĐTĐ) Đến 22h ngày 10/9, quận Ba Đình đã hoàn thành di dời 276 hộ dân với 1.059 nhân khẩu dọc bờ vở sông Hồng, thuộc phường Phúc Xá.
Thanh Trì: Lực lượng cơ động và nhân dân căng mình đắp đê ngăn lũ

Thanh Trì: Lực lượng cơ động và nhân dân căng mình đắp đê ngăn lũ

(LĐTĐ) Chiều nay (10/9), do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài nên một số đoạn đê thuộc thôn Đại Áng, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì (Hà Nội) nước dâng cao, có nguy cơ bị tràn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân. Để kịp thời ứng phó với thiên tai, các lực lượng cơ động và dân quân đã tích cực phối hợp với nhân dân địa phương dầm mưa đắp đê ngăn lũ.

Tin khác

Ngập úng đường Đại lộ Thăng Long, phương tiện di chuyển thế nào?

Ngập úng đường Đại lộ Thăng Long, phương tiện di chuyển thế nào?

(LĐTĐ) Để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông trên tuyến đường gom Đại lộ Thăng Long, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội tiến hành điều chỉnh tổ chức giao thông trên tuyến đường này.
Cảnh sát giao thông Hà Nội cứu hộ tàu đắm trên sông Hồng

Cảnh sát giao thông Hà Nội cứu hộ tàu đắm trên sông Hồng

(LĐTĐ) Sáng ngày 10/9, lực lượng chức năng phát hiện 1 phương tiện thủy bị chìm (đắm) tại khu vực đoạn sông Hồng thuộc địa phận phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội. Ngay sau khi tiếp nhận tin, Đại tá Trần Đình Nghĩa - Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội, đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo lực lượng nhanh chóng tiếp cận hiện trường, tổ chức phối hợp tìm kiếm người bị nạn.
Hà Nội: Rà soát, bảo vệ cầu yếu mùa mưa bão

Hà Nội: Rà soát, bảo vệ cầu yếu mùa mưa bão

(LĐTĐ) Qua rà soát của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội còn tồn tại khoảng 89 cầu yếu, cầu tạm cần cải tạo, sửa chữa, đầu tư xây dựng mới. Số lượng cầu này tập trung chủ yếu ở các huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố.
Làm sao để học sinh thực hiện tốt ATGT?

Làm sao để học sinh thực hiện tốt ATGT?

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình hình trật tự, an toàn giao thông (ATGT) liên quan đến lứa tuổi học sinh vẫn diễn ra phức tạp. Dễ thấy, ATGT liên quan đến lứa tuổi học sinh còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn và để lại những hậu quả nặng nề. Trong nhiều căn nguyên dẫn đến tình trạng này, có nguyên nhân đến từ việc các bậc phụ huynh chưa thực sự sát cánh hoặc thiếu tính nêu gương.
Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ngập cả 2 chiều đường, Cảnh sát giao thông tổ chức cấm đường ngay đầu vào cao tốc

Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ngập cả 2 chiều đường, Cảnh sát giao thông tổ chức cấm đường ngay đầu vào cao tốc

(LĐTĐ) Sáng 10/9, Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an cho biết, do khu vực km191 đến km191+500 tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ngập cả 2 chiều đường, các phương tiện đi vào không đảm bảo an toàn. Do vậy, Đội cao tốc số 3 tổ chức cầm đường theo cả 2 chiều đến khi đảm bảo an toàn mới tiếp tục cho các phương tiện lưu thông.
Mưa ngập khiến hàng trăm xe chết máy, Cảnh sát giao thông hỗ trợ người dân di chuyển

Mưa ngập khiến hàng trăm xe chết máy, Cảnh sát giao thông hỗ trợ người dân di chuyển

(LĐTĐ) Sáng 10/9, nhiều tuyến phố ở Hà Nội xảy ra tình trạng ngập úng. Nước dâng cao khiến các phương tiện di chuyển khó khăn; hàng trăm xe máy nối đuôi nhau chết máy...
Nước sông Hồng dâng cao, Hà Nội cấm nhiều phương tiện qua cầu Chương Dương

Nước sông Hồng dâng cao, Hà Nội cấm nhiều phương tiện qua cầu Chương Dương

(LĐTĐ) Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa ra thông báo về việc hạn chế các phương tiện lưu thông trên cầu Chương Dương, một tuyến giao thông huyết mạch của Thủ đô. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh cơn bão số 3 (bão Yagi) đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu vực, khiến các nhà máy thủy điện phải xả lũ, dẫn đến tình trạng mực nước sông Hồng dâng cao bất thường và dòng chảy trở nên xiết hơn.
Hướng dẫn phân luồng, tổ chức giao thông qua cầu Phong Châu

Hướng dẫn phân luồng, tổ chức giao thông qua cầu Phong Châu

(LĐTĐ) Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) vừa ra thông báo về việc phân luồng, tổ chức giao thông qua các cầu Phong Châu, Tứ Mỹ, Trung Hà, địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Hà Nội: Cấm các phương tiện lưu thông qua cầu Trung Hà

Hà Nội: Cấm các phương tiện lưu thông qua cầu Trung Hà

(LĐTĐ) Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa thông tin về việc cấm các phương tiện lưu thông qua cầu Trung Hà Km64+639, Quốc lộ 32 và phương án phân luồng cho các phương tiện lưu thông từ thành phố Hà Nội đi thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các huyện của tỉnh Phú Thọ.
Phân luồng giao thông các vị trí úng ngập tại huyện Quốc Oai và Hoài Đức

Phân luồng giao thông các vị trí úng ngập tại huyện Quốc Oai và Hoài Đức

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa ban hành thông báo phân luồng, hướng dẫn giao thông tại các vị trí bị ngập úng sau cơn bão số 3 trên các tuyến đường thuộc huyện Quốc Oai và Hoài Đức.
Xem thêm
Phiên bản di động