Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Sửa đổi Luật Đất đai: Phải gỡ nút thắt hài hòa lợi ích

(LĐTĐ) “Dự thảo Luật lần này được Ban soạn thảo xây dựng công phu, chi tiết; bổ sung, sửa đổi nhiều điều, khoản hơn so với dự thảo trước” là nhận xét của nhiều đại biểu tại Hội thảo góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), do Hội Luật gia thành phố Hà Nội vừa tổ chức.
Tránh tình trạng lạm dụng việc phát triển kinh tế để thu hồi đất Kỳ vọng Luật Đất đai (sửa đổi)

Cần hài hòa lợi ích

Theo Chi hội luật gia Thanh tra Thành phố, Điều 78 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, cần được giải thích rõ từ “đất ở” nêu trong các khái niệm “Dự án đô thị sử dụng các loại đất không phải là đất ở, Dự án khu dân cư nông thôn sử dụng các loại đất không phải là đất ở, Dự án nhà ở thương mại sử dụng các loại đất không phải là đất ở” là đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất ở hay đất có nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt?

Sửa đổi Luật Đất đai: Phải gỡ nút thắt hài hòa lợi ích
Nhiều ý kiến đề nghị cần đảm bảo tính hài hòa lợi ích khi thu hồi đất. Ảnh: VGP

Với Điều 83 về thông báo thu hồi đất và chấp hành quyết định thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, Chi hội Luật gia Thanh tra Thành phố cho rằng, cần bổ sung quy định về thời hạn phải ban hành Quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tính từ thời điểm có Thông báo thu hồi đất.

Đồng thời, bổ sung quy định Thông báo thu hồi đất là căn cứ pháp lý để xác định thời điểm khảo sát tình trạng sử dụng đất và áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ, tránh trường hợp một số hộ gia đình, cá nhân có sự thay đổi tình hình sử dụng đất, tài sản trên đất trong quá trình lập phương án bồi thường, hỗ trợ.

Chủ tịch Hội Luật gia Hà Nội Nguyễn Hồng Tuyến nhìn nhận, Dự thảo Luật đã quy định cụ thể, chi tiết những trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai; thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất.

Tuy nhiên còn một số quy định chưa rõ ràng, khó thực hiện, đặc biệt, cần làm rõ tiêu chí thế nào là “Điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ” quy định tại khoản 2 Điều 89 để cho quy định này được thực hiện trong thực tiễn, đồng thời, bổ sung câu “đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất” vào sau cụm từ “của pháp luật” tại khoản 5 Điều 89.

Thực tế hiện nay có các trường hợp thu hồi hết đất ở nhưng khi bố trí tái định cư người dân phải nộp thêm tiền do chênh lệch đơn giá bồi thường về đất với tiền sử dụng đất phải nộp để được giao đất (hoặc nhà) tái định cư, tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ thấp hơn số tiền phải nộp để được giao đất. Vì vậy, cũng cần làm rõ cách xác định giá đất cụ thể (công thức tính là căn cứ áp dụng chung cho tất cả các địa phương trên cả nước).

Khung giá đất phải tương ứng sát với giá thị trường

Hoàn toàn ủng hộ việc bỏ khung giá đất, nhiều luật gia cũng góp ý thêm về việc xây dựng bảng giá đất hàng năm, cho rằng, xác định khung giá đất như thế nào đang là vấn đề còn nhiều tranh cãi.

Theo Khoản 1 Điều 154 Dự thảo Luật, căn cứ nguyên tắc, quy chuẩn, phương pháp định giá đất, giá đất phổ biến trên thị trường và biến động giá đất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua bảng giá đất, hệ số điều chỉnh biến động giá đất trước khi ban hành. Bảng giá đất được xây dựng định kỳ hàng năm, do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và áp dụng từ ngày 1/1 của năm. Trong thời gian thực hiện bảng giá đất, khi giá đất phổ biến trên thị trường có biến động thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp.

Nhiều ý kiến cho rằng, như vậy là ấn định thời điểm áp dụng giá, trong khi thực tế thì giá đất biến động “nhảy múa” liên tục, do đó, bảng giá đất phải cập nhật thường xuyên mới có thể phù hợp với thị trường, Hội đồng thẩm định giá phải có các cộng tác viên ngoài thị trường cung cấp thông tin và cập nhật hàng ngày, để phản ánh được sự minh bạch về giá đất thực tế và giúp cho vấn đề bồi thường đúng giá trị đất, hạn chế khiếu nại, gây khó khăn cho việc thực hiện các dự án.

Bên cạnh đó, một số ý kiến cũng góp ý về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cho rằng Đề nghị Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải theo từng lĩnh vực cụ thể như: Đất dùng cho phát triển nhà ở (bao gồm đất dự án bất động sản, đất giãn dân…); đất dùng cho khu công nghiệp, dự án; đất dùng cho an ninh quốc phòng; đất dùng cho phát triển kinh tế nông nghiệp (chăn nuôi, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả…); đất trồng lúa nước…

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho mỗi lĩnh vực nói trên phải gắn với một thời hạn nhất định, trong thời hạn đó không được điều chỉnh, thời hạn của quy hoạch ít nhất phải 30 năm trở lên. Quy định được như vậy, sẽ buộc người có nhiệm vụ xây dựng, lập quy hoạch, kế hoạch phải có tầm nhìn chiến lược.

Một số ý kiến cho rằng, việc áp dụng giá đất bồi thường, bồi hoàn tái định cư, hỗ trợ cho người sử dụng đất bị thu hồi cần theo tinh thần “ích nước lợi nhà”, hợp lý, hợp tình, công khai dân chủ, đảm bảo lợi ích chung của Nhà nước và lợi ích của người bị thu hồi đất; tránh tình trạng lợi dụng, lạm quyền, đưa ra các dự án “ma”, không có thực nhằm thu hồi đất của dân với giá rẻ, rồi chia lô bán với giá cao nhằm thu lợi cá nhân, lợi ích nhóm... làm nảy sinh mâu thuẫn, mất lòng tin. Đồng thời, giá đất hàng năm phải được công khai rõ ràng, khung giá đất phải tương ứng sát với giá thị trường và vị trí đất cũng phải được xác định rõ ranh giới để tránh thắc mắc.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: 61 trường học chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

Hà Nội: 61 trường học chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Sáng nay (16/9), toàn thành phố Hà Nội có 61 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học trực tiếp do ảnh hưởng của mưa lớn.
Kết nối tiêu dùng “xanh”: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp

Kết nối tiêu dùng “xanh”: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, sản xuất và sử dụng sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường đang là một xu hướng được người tiêu dùng trong và ngoài nước rất coi trọng. Ở Việt Nam, mặc dù nhiều người dân đã lựa chọn mua sắm qua các kênh tiêu dùng “xanh” để bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường… tuy nhiên, việc kết nối tiêu dùng “xanh” vẫn còn hạn chế, dẫn đến nhận thức và trách nhiệm với xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
Cảnh báo: Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão di chuyển vào Biển Đông

Cảnh báo: Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão di chuyển vào Biển Đông

(LĐTĐ) Trưa 16/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, hiện nay, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Lu Dông (Philippin). Dự kiến, ngày 18/9 áp thấp sẽ mạnh lên thành bão...
Thầy và trò Trường THPT Chuyên KHXH&NV chung tay ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Thầy và trò Trường THPT Chuyên KHXH&NV chung tay ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ

(LĐTĐ) Sáng nay (16/9), thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV) tổ chức hoạt động quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc bị ảnh hưởng và thiệt hại bởi cơn bão số 3.
Chung tay cùng nông dân khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Chung tay cùng nông dân khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 đổ bộ khiến bà con nông dân bị thiệt hại nặng nề, nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp bị ngập sâu. Những cây chuối gãy gập đôi thân, những buồng chuối non đổ gục, hay những quả bưởi đang đến ngày thu hoạch bị rụng la liệt…. chỉ còn lại khung cảnh tan hoang trên những cánh đồng, mảnh vườn và tiếng thở dài của người nông dân nhìn bao công sức tan theo mưa bão.
Chồng chất nỗi đau sau lũ, cán bộ Công đoàn cần lắm một mái nhà

Chồng chất nỗi đau sau lũ, cán bộ Công đoàn cần lắm một mái nhà

(LĐTĐ) Chống chọi một mình đưa con đi viện, một mình chống chọi với bệnh tật hiểm nghèo, giờ đây ba mẹ con nữ cán bộ Công đoàn tỉnh Yên Bái đang phải chống chọi với cảnh không một mái nhà che mưa che nắng - khi căn nhà nhỏ bé của ba mẹ con chị vừa bị đổ sập và toàn bộ đồ đạc trong nhà đã bị “cuốn” đi theo mưa lũ.
Hà Nội: Hơn 35.000 lượt đoàn viên, sinh viên tham gia khắc phục hậu quả bão số 3

Hà Nội: Hơn 35.000 lượt đoàn viên, sinh viên tham gia khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Theo thống kê sơ bộ, có hơn 35.000 lượt đoàn viên, sinh viên Thủ đô, trong đó có khoảng 4.000 lượt sinh viên các trường đại học, cao đẳng, học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội, đã tham gia các hoạt động hỗ trợ sửa chữa và làm sạch các cơ sở vật chất; thu hoạch hoa màu cho nhân dân; thu gom, vận chuyển các cành cây gãy đổ, vệ sinh môi trường trên đường phố…

Tin khác

Trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải làm tốt từng khâu, từng công đoạn

Trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải làm tốt từng khâu, từng công đoạn

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024.
Thủ tướng kêu gọi phát huy sức mạnh dân tộc qua "Điểm tựa Việt Nam"

Thủ tướng kêu gọi phát huy sức mạnh dân tộc qua "Điểm tựa Việt Nam"

(LĐTĐ) Chương trình "Điểm tựa Việt Nam" được truyền hình trực tiếp tối 15/9, kể lại những câu chuyện chân thực và xúc động từ những vùng bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự sự kiện.
Bão Bebinca đang hoạt động ở Thái Bình Dương liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam?

Bão Bebinca đang hoạt động ở Thái Bình Dương liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam?

Hiện nay đang có cơn bão Bebinca hoạt động ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Cơn bão Bebinca được cơ quan khí tượng quốc gia dự báo sẽ đổ bộ vào khu vực phía Đông Trung Quốc.
Thêm 18 người mất tích tại Làng Nủ được xác minh là còn sống

Thêm 18 người mất tích tại Làng Nủ được xác minh là còn sống

Đầu giờ chiều 15/9, Ban chỉ đạo tìm kiếm cứu hộ tại Làng Nủ ghi nhận thêm 18 người đã cho là mất tích đã được xác minh là còn sống.
Công bố danh sách chuyển tiền hỗ trợ đợt 1 cho 20 địa phương bị thiệt hại do bão số 3

Công bố danh sách chuyển tiền hỗ trợ đợt 1 cho 20 địa phương bị thiệt hại do bão số 3

(LĐTĐ) Ban Vận động Cứu trợ Trung ương - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đã ban hành các Quyết định phân bổ lần 1, chuyển tiền hỗ trợ về Ban Vận động Cứu trợ 20 tỉnh bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Hưng Yên: Toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 3

Hưng Yên: Toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 15/9, tại Quảng trường Nguyễn Văn Linh (thành phố Hưng Yên), Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hưng Yên phối hợp với thành phố Hưng Yên tổ chức phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 3.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3

Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 15/9, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 về các giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.
Hơn 1.000 tỷ đồng ủng hộ đồng bào các địa phương khắc phục hậu quả bão lũ

Hơn 1.000 tỷ đồng ủng hộ đồng bào các địa phương khắc phục hậu quả bão lũ

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 14/9/2024, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã ủng hộ bằng tiền mặt và chuyển về tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương số tiền 1.001 tỷ đồng, giúp đồng bào các địa phương khắc phục hậu quả bão lũ.
Tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, đánh bạc trên mạng Internet tăng mạnh

Tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, đánh bạc trên mạng Internet tăng mạnh

(LĐTĐ) Năm 2024, Chính phủ có nhiều nỗ lực và đề ra nhiều giải pháp đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm và vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự xã hội vẫn tăng, một số loại tội phạm tăng mạnh như lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, đánh bạc trên mạng Internet...
Đã có 345 người chết và mất tích, hơn 1.900 người bị thương do bão, lũ ở Bắc Bộ

Đã có 345 người chết và mất tích, hơn 1.900 người bị thương do bão, lũ ở Bắc Bộ

(LĐTĐ) Tính đến sáng 14/9, có 345 người chết, mất tích; 1.908 người bị thương do bão, mưa lũ do hoàn lưu bão gây ra ở khu vực Bắc Bộ.
Xem thêm
Phiên bản di động