Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Sức khỏe sinh sản cho công nhân: Khoảng trống khó lấp

Theo một nghiên cứu về thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản và bạo lực gia đình ở nữ công nhân năm 2013 tại một số KCN ở HN do Sở Y tế tiến hành cho thấy, 76% người trong tổng số 1143 thanh niên công nhân tham gia khám phụ khoa bị nhiễm khuẩn đường sinh sản. Tuy nhiên hầu hết các công nhân này đều không biết mình bị bệnh, không đi khám và tự điều trị. Đáng lưu ý có tới 13,3% nữ công nhân ở nhà máy đã từng nạo hút thai.

Không được học một cách bài bản ở trường phổ thông, những kiến thức về sức khỏe sinh sản (SKSS)cũng chỉ “nhặt nhạnh” ở trên mạng. Trong khi ở nơi làm việc phải chuyên tâm vào sản xuất khiến cho không ít công nhân mù mờ kiến thức SKSS. Điều này khiến không ít người phải mếu dở, khóc dở.

Cưới chạy… bầu

Dù công ty đang vào đợt cao điểm chuẩn bị cho hàng tết, nhưng Lê Thị Mai (Ba Vì, Hà Nội) phải xin nghỉ hẳn. Gặp em tại phòng trọ chừng 8m2 tại thôn Bầu, Đông Anh, tôi không khỏi ái ngại bởi đồ đạc trong phòng chẳng có gì đáng giá. Đang chửa vượt mặt mà em vẫn nấu ăn, giặt giũ cho cả “tác giả” của giọt máu mà Mai đang mang.

Mai ngậm ngùi kể, em và Nam yêu nhau được hơn một năm thì có bầu ngoài ý muốn. Mãi đến khi thai được 10 tuần thì Mai mới biết. Gia đình Nam (Ứng Hòa, Hà Tây) không đồng ý. Hai đứa cũng tính đi bỏ thai nhưng thai quá to, em thương con nên cố giữ lại. Em không dám về quê vì sợ mang tiếng “không chồng mà chửa”. Thương em, Nam đành về quê năn nỉ bố mẹ cho làm thủ tục cưới chạy bầu.

“Gọi là cưới cho oai, chứ bọn em không được mặc quần áo cưới. Gia đình Nam chỉ có cái lễ nho nhỏ lên nhà em. Xong thủ tục, em theo Nam về ra mắt gia đình rồi quay lên Hà Nội ở. Giờ thì cả nhà chỉ trông chờ vào đồng lương của Nam” – Mai ngân ngấn nước mắt.

Theo lời Mai kể, thì bạn bè cô có bầu rồi mới cưới cũng khá nhiều, trong số đó cũng có không ít người phải bỏ thai vì người yêu “chạy làng”.  Mai bảo: “Dù sao thì em vẫn còn may khi Nam không chối bỏ”. Đinh Quang Tr. – công nhân khu công nghiệp Gia Lâm cho biết, nhiều bạn bè trong khu công nghiệp có người yêu và sống chung với nhau. Tuy nhiên, các mối quan hệ thường không bền vững, các kiến thức phòng tránh thai và bệnh tật lại không có. Dẫn tới, các “tai nạn” xảy ra là điều không hiếm!

Cần có quy định cụ thể

Theo TS Nguyễn Thị Vân Anh, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu về “Thực trạng chăm sóc SKSS và bạo lực gia đình nữ công nhân KCN” do Sở Y tế Hà Nội tiến hành thì nữ công nhân các nhà máy có nhiều vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản. “Cuộc khảo sát được tiến hành với 1120 phụ nữ ở 12 nhà máy trên địa bàn thành phố khiến chúng tôi hết sức lo lắng. Hầu hết những phụ nữ được hỏi đều không muốn dùng các biện pháp đáng tin cậy như đặt vòng hoặc viên tránh thai trong việc kế hoạch hóa gia đình vì sợ các biến chứng. Đáng lưu ý là đã có tới hơn 13% nữ công nhân đã từng nạo hút thai”. Theo TS. Vân Anh, các lý do khiến nữ công nhân phải bỏ đi giọt máu của mình là do có thai ngoài ý muốn, thai trước hôn nhân và muốn có con trai.

Nhiều năm gắn bó với công tác chăm sóc SKSS cho công nhân, bà Phùng Thị Hiên – cán bộ phụ trách dự án Nhịp sống trẻ dành cho công nhân khu công nghiệp (Trung tâm Sáng kiến sức khỏe dân số CCIHP) cho biết, các chính sách chăm sóc sức khỏe cho thanh niên là khá đầy đủ. Tuy nhiên, công nhân là đối tượng đặc thù, họ phải làm ca kíp, trong khi các cơ sở chăm sóc SKSS công lập chỉ làm việc ban ngày, không làm vào ngày nghỉ. Các nguồn thông tin về SKSS cũng bị hạn hẹp. Do đó, họ không có điều kiện chăm sóc SKSS định kỳ, không tiếp cận được các dịch vụ tư vấn SKSS hiện nay. Chính vì vậy, đa số họ đi khám tại các phòng khám tư vào buổi tối.

“Chúng tôi có dự án tuyên truyền chăm sóc SKSS cho công nhân, tuy nhiên khi liên hệ với doanh nghiệp, nhiều nơi đã từ chối vì “công nhân còn phải làm việc”. Theo bà Hiên, Nhà nước cần có quy định cụ thể yêu cầu doanh nghiệp phải có các buổi chăm sóc SKSS định kỳ cho công nhân.

1120 phụ nữ tham gia vào nghiên cứu do Sở Y tế Hà Nội tiến hành hầu hết là phụ nữ trẻ (82%< 30 tuổi). 70% có chồng, 82% học hết THPT hoặc cao hơn. Trong số các phụ nữ có chồng, 78% lấy chồng trước 25 tuổi và 14% lấy chồng trước 20 tuổi. 52.4% đã từng dùng BPTT  và 43.48%  đang sử dụng BPTT tại thời điểm nghiên cứu. BPTT được dùng nhiều nhất là bao cao su (42%), đặt vòng (24%) và viên thuốc tránh thai (16%). Kiến thức về các BPTT của các phụ nữ còn thiếu hụt như: Đặt vòng hoặc viên thuốc tránh thai sẽ gây ra biến chứng và có tác dụng phụ; Nhiều người dùng các BPTT hiệu quả thấp (bao cao su, tính vòng kinh, xuất tinh ngoài âm đạo; dùng không đúng chỉ định (uống không thường xuyên, quên sử dụng)

Bài 2: Sướng một phút, khổ cả một đời

N. Huyền

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đến 19h ngày 7/9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong, 3 người bị thương do bão Yagi

Đến 19h ngày 7/9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong, 3 người bị thương do bão Yagi

(LĐTĐ) Báo cáo nhanh từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai & Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 19h tối 7/9, trên địa bàn thành phố có thêm 1 người thiệt mạng do cây đổ trên đường Trần Duy Hưng.
Bão số 3 quần thảo Hà Nội, nhiều căn hộ chung cư  trần hỏng, nước tràn vào nhà

Bão số 3 quần thảo Hà Nội, nhiều căn hộ chung cư trần hỏng, nước tràn vào nhà

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, những cơn mưa lớn kéo dài ở Hà Nội trong ngày 7/9 gây nhiều khó khăn cho người dân. Nhiều cư dân ở chung cư cao tầng bị nước tạt, chảy vào nhà. Trên mạng xã hội, xuất hiện không ít cảnh người dân hì hục thấm nước, tát nước ra khỏi nhà. Một số căn hộ, toà nhà còn bị sập trần.
Bộ Công Thương chỉ đạo sớm cấp điện trở lại khu vực bị ảnh hưởng của bão số 3

Bộ Công Thương chỉ đạo sớm cấp điện trở lại khu vực bị ảnh hưởng của bão số 3

(LĐTĐ) Tối 7/9, Bộ Công Thương ngày đã có Công điện hỏa tốc số 6814/CĐ-BCT gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO), Sở Công Thương các tỉnh, thành... về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 (Yagi) để sớm cung cấp điện trở lại.
Ảnh hưởng bão số 3, Bắc Giang và Bắc Ninh mất điện trên diện rộng

Ảnh hưởng bão số 3, Bắc Giang và Bắc Ninh mất điện trên diện rộng

(LĐTĐ) Bão số 3 khiến 32 đường dây trung áp ở Bắc Giang gặp sự cố gây gián đoạn cung cấp điện cho hơn 300 nghìn khách hàng, chiếm khoảng 50% số khách hàng trên toàn tỉnh.
Bão số 3  gây thiệt hại nặng nề, đã có 4 người thiệt mạng, 78 người bị thương

Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề, đã có 4 người thiệt mạng, 78 người bị thương

(LĐTĐ) Thông tin về thiệt hại sơ bộ do bão số 3 (bão Yagi), Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai cho biết, đến 17 giờ chiều nay, bão số 3 đã khiến 4 người thiệt mạng, 78 người bị thương. Trong số thiệt hại về người, Quảng Ninh có 3 người thiệt mạng và 58 người bị thương. Hải Dương có 1 người thiệt mạng và Hải Phòng có 20 người bị thương.
Lãnh đạo huyện Gia Lâm kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3

Lãnh đạo huyện Gia Lâm kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 7/9, ông Nguyễn Việt Hà - Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Gia Lâm đã có buổi kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 (Bão YAGI) tại một số xã thuộc huyện Gia Lâm.
Quận Nam Từ Liêm: 140 cây đổ, gãy cành và 4 nhà tốc mái

Quận Nam Từ Liêm: 140 cây đổ, gãy cành và 4 nhà tốc mái

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 đã để lại những thiệt hại đáng kể trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Theo báo cáo cập nhật đến 15h30 chiều nay (7/9), mặc dù chưa ghi nhận điểm ngập úng nào, nhưng quận Nam Từ Liêm đã có 140 cây bị đổ, gãy cành, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan đô thị và tiềm ẩn nguy cơ về an toàn.

Tin khác

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Sở Y tế vừa có Công văn số 4201/SYT-NVY về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có Công văn số 1462/KCB-QLCL&CĐT về việc triển khai công tác phòng, chống bão số 3 (Yagi) tại cơ sở khám, chữa bệnh gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc và miền Trung; Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, miền Trung.
Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị có liên quan đảm bảo sẵn sàng nhân lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; đảm bảo trực ban, trực cấp cứu 24/24 giờ.
Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tìm nguyên nhân vụ nhiều học sinh ở Thái Nguyên nhập viện

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tìm nguyên nhân vụ nhiều học sinh ở Thái Nguyên nhập viện

(LĐTĐ) Chiều 4/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có Công văn khẩn số 1448 /KCB-NV gửi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương và Bệnh viện Nhi trung ương về việc hỗ trợ, phối hợp tìm nguyên nhân một số học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên phải nhập viện.
Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Các bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Hà Nội tiếp nhận hơn 12.900 bệnh nhân khám cấp cứu và tai nạn trong dịp nghỉ lễ 2/9, trong đó, có 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông.
Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian qua, các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tích cực, nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám, chữa bệnh, góp phần rút ngắn thời gian chờ khám của người bệnh, giảm tải áp lực cho nhân viên y tế, đem đến sự hài lòng cho người bệnh và người nhà người bệnh.
Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

(LĐTĐ) Tự ý uống thuốc, bỏ thuốc hoặc không đi khám thường xuyên... nhiều người mắc bệnh nền mãn tính gặp những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ

Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ

(LĐTĐ) Hoa đu đủ đực được biết đến vừa là thực phẩm vừa là vị thuốc trong Đông y, vậy đâu là cách sử dụng hoa đu đủ đực đạt hiệu quả cao nhất?
Xem thêm
Phiên bản di động