Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Tái hiện nghi lễ tiến lịch thời Lê tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Mỗi dịp Tết đến Xuân về, nhiều nghi lễ truyền thống được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long như lễ phất thức, phong ấn, dựng nêu, lễ tiến lịch, tiến xuân ngưu, lễ hạ nêu, khai ấn… Đón Tết Nhâm Dần 2022, lần đầu tiên khu di sản thực hành nghi lễ tiến lịch, một nghi lễ trong cung đình nhà Lê xưa kia.
Phục dựng Chính điện Kính Thiên trong tương lai gần Hoàng thành Thăng Long trưng bày trực tuyến “Trung thu sum vầy”

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội Nội đã phối hợp với các đơn vị thể nghiệm hoạt động tiến lịch, gồm 2 nội dung. Thứ nhất, trưng bày tranh vẽ phỏng dựng không gian nghi lễ tiến lịch với mô hình phỏng dựng hiện vật bìa sách ngự lịch, quan lịch và qui trình biên soạn, san khắc, in ấn, đóng quyển lịch.

Thứ hai, thực hành nghi lễ Tiến lịch tại không gian sân điện Kính Thiên. Nghi lễ được tái hiện dưới hình thức sân khấu hóa, gồm các hoạt cảnh chính: Nghi thức các quan vào chầu; Nghi thức quan Tư Thiên giám tiến ngự lịch; Nghi thức quan Truyền chế đọc chế; Nghi thức quan Lễ khoa ban quan lịch.

Tái hiện nghi lễ tiến lịch thời Lê tại Hoàng thành Thăng Long
Trưng bày mô phỏng ngự lịch.

Trong điều kiện thích ứng và đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19, khu di sản Hoàng thành Thăng Long chưa mở cửa đón khách tham quan nhưng các hoạt động nghi lễ tại đây trong dịp Tết vẫn diễn ra theo đúng nghi thức truyền thống và được ghi hình quảng bá, trưng bày trực tuyến phục vụ đông đảo du khách gần xa.

Trưng bày trực tuyến chủ đề “Tiến lịch đón xuân sang” đã tái hiện không gian ngày Tết cổ truyền với các phong tục truyền thống như: gói bánh chưng; cúng gia tiên; treo tranh, câu đối Tết; chúc Tết; xin chữ đầu năm… Đặc biệt, giới thiệu các tư liệu, hình ảnh về quy trình làm lịch cũng như ban hành lịch của triều đình nhà Lê, phỏng dựng bìa sách ngự lịch tiến vua.

Theo chính sử, hàng năm, triều đình cho biên soạn lịch công của năm mới, vua Lê phê duyệt rồi truyền cho san khắc, in ấn, đóng quyển. Đến ngày 24 tháng Chạp, tại sân rồng điện Kính Thiên, triều đình long trọng tổ chức nghi lễ tiến ngự lịch lên Hoàng đế. Tiếp đó, nhà vua ban lịch cho bá quan và dân chúng để khởi đầu cho một năm mới làm việc, cấy trồng hanh thông, thuận lợi.

Tái hiện nghi lễ tiến lịch thời Lê tại Hoàng thành Thăng Long
Lễ tiến lịch được tổ chức tại sân rồng Điện Kính Thiên.

Ở thời Lê, Tư Thiên Giám là cơ quan chuyên trách về thiên văn, lịch pháp thuộc bộ Lễ. Cơ quan này có trách nhiệm dự báo thời tiết, xem ngày giờ cát hung, địa lý phong thủy và biên soạn lịch hàng năm. Công việc làm lịch được Tư Thiên Giám tiến hành cẩn trọng với nhiều khâu đối chiếu, kiểm duyệt, phê chuẩn kỹ lưỡng.

Theo Lịch triều hiến chương loại chí: Bắt đầu từ tháng 2, Tư Thiên Giám chịu trách nhiệm tra cứu, tính toán, biên soạn lịch công cho năm mới. Khi bản thảo hoàn tất thì dâng trình vua ngự lãm và phê duyệt, sau đó truyền cho Trung thư giám viết lại nghiêm chỉnh, giao cho Tri giám trông coi việc viết bản khắc và làm bản khắc vào mộc bản.

Khi bản khắc hoàn tất, Tư Thiên Giám lĩnh về đối chiếu, xem xét lại thật kỹ từng câu, từng chữ, từng dấu ở cả âm bản và dương bản, thấy hoàn chỉnh rồi mới tiến hành in và sắp xếp đóng quyển. Đầu tháng Chạp, chọn ngày giờ tốt đóng ấn và cùng với các cơ quan chuyên trách khác trong bộ Lễ tổ chức nghi lễ Tiến lịch và ban lịch cho các quan lại các cấp.

Tái hiện nghi lễ tiến lịch thời Lê tại Hoàng thành Thăng Long
Nghi thức tiến lịch được tái hiện dưới hình thức sân khấu hoá.

Lễ tiến lịch được mô tả trong Lê triều Hội điển như sau: “Đến ngày 24 tháng 12 thì làm lễ dâng lịch. Sáng ngày hôm ấy, các vị công, hầu, bá và các quan theo lệnh chỉ của vương thượng đều mặc phẩm phục vào triều làm lễ. Làm lễ xong, viên Tư Lễ Giám đem lịch để ngay ở ngự tiền sang dâng vương phụ, rồi Lễ Khoa đem lịch ban phát cho các quan”.

Thông thường có 3 loại lịch: Ngự lịch chỉ có một bản duy nhất dâng tiến lên nhà vua; Quan lịch dùng để ban cho các công hầu bá, văn võ bá quan. Dân lịch để ban phát cho dân chúng. Giữa các loại lịch có sự khác nhau về hình thức như: họa tiết trang trí bìa lịch, chất liệu giấy in, nội dung cơ bản giống nhau.

Lễ tiến lịch và ban lịch thể hiện sự coi trọng của triều đình phong kiến đối với việc làm lịch cũng như quan tâm đến các hiện tượng thời tiết, khí hậu, ngày giờ tốt, vấn đề thiên thời địa lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt hàng ngày của triều đình và nhân dân.

Vua, hoàng gia, triều đình dùng lịch để tổ chức và điều hành các hoạt động triều chính, tế tự, hội hè... Công việc hành chính của các quan ở kinh thành cũng như ở các nha môn địa phương đều dựa trên lịch chung quy định của nhà nước. Đối với dân chúng, vai trò của lịch cũng có ý nghĩa rất đặc biệt. Xem lịch để theo dõi thời gian, thời tiết mà làm nông vụ. Xem lịch để biết được sự thay đổi tiết trời mà ứng phó, phòng tránh thiên tai…

Do vậy, nghi lễ tiến lịch, ban lịch được tổ chức rất long trọng vào thời khắc đặc biệt chuẩn bị đón Tết, khởi đầu cho một năm mới với những ước nguyện an vui, no ấm, đủ đầy. Lễ ban lịch cho toàn thiên hạ thể hiện trách nhiệm và sự quan tâm của bậc “thiên tử” đối với mọi mặt đời sống nhân dân.

Đánh giá về các hoạt động thể nghiệm này, theo Giáo sư sử học Lê Văn Lan: “Lễ tiến ngự lịch là một nghi thức quan trọng đã được mô tả rõ nét trong sử sách. Lịch thể hiện trình độ văn minh, phương thức quản lý đất nước cũng như cho thấy sự quan phương, thống nhất trong mọi hoạt động lễ nghi, ngoại giao, sản xuất, làm việc của triều đình và dân chúng; bao quát toàn bộ hoạt động triều chính và đời sống hàng ngày.

Việc nghiên cứu, tái hiện nghi lễ tiến lịch cũng như các nghi lễ cung đình tại Hoàng thành Thăng Long cần được phát huy, để khơi gợi những mạch nguồn văn hóa truyền thống, gắn kết giữa quá khứ và hiện tại, giữa truyền thống và đương đại, từ đó khích lệ sự quan tâm của các bạn trẻ đối với văn hóa dân tộc”...

Việc nghiên cứu tái hiện các nghi lễ cung đình, trong đó có nghi lễ tiến lịch tại Hoàng thành Thăng Long giúp giới trẻ hiểu rõ hơn về văn hoá truyền thống của dân tộc.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sơn Tây: Các trường học khẩn trương dọn dẹp, đón học sinh trở lại trường

Sơn Tây: Các trường học khẩn trương dọn dẹp, đón học sinh trở lại trường

(LĐTĐ) Sau khi cơn bão số 3 quét qua, các trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây đều bị ảnh hưởng với mức độ khác nhau như cây đổ, lá rơi, sập trần... Đáng chú ý, Công đoàn các nhà trường trên địa bàn Thị xã đã động viên các thầy cô giáo chung tay dọn dẹp sân trường để kịp đón học sinh đến với buổi học đầu tiên của chương trình năm học mới.
Nhân dân đánh giá cao sự lãnh đạo kịp thời của Trung ương và Thành phố trong ứng phó bão số 3

Nhân dân đánh giá cao sự lãnh đạo kịp thời của Trung ương và Thành phố trong ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội cho biết: Qua nắm bắt dư luận, nhân dân Thủ đô ghi nhận và đánh giá cao sự lãnh đạo kịp thời, cụ thể, toàn diện của lãnh đạo Trung ương và Thành phố trong công tác ứng phó với cơn bão số 3 (bão Yagi).
Hà Nội: Khẩn trương khôi phục lại giao thông sau bão

Hà Nội: Khẩn trương khôi phục lại giao thông sau bão

(LĐTĐ) Sau cơn bão số 3, hạ tầng giao thông Thành phố đã chịu nhiều hư hại, trước tình trạng này, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội yêu cầu khẩn trương khắc phục các hậu quả gây ảnh hưởng đến các dự án đang thi công trên địa bàn.
Khẩn trương dọn dẹp vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả sau bão

Khẩn trương dọn dẹp vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả sau bão

(LĐTĐ) Từ sáng sớm 8/9, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) đã huy động 100% cán bộ, công nhân và máy móc tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3.
Giải tỏa cây đổ trên các tuyến phố chính của Hà Nội xong trước ngày 12/9

Giải tỏa cây đổ trên các tuyến phố chính của Hà Nội xong trước ngày 12/9

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị tập trung toàn bộ nhân lực để triển khai giải tỏa cây đổ, cành gãy. Trước mắt phải thực hiện ngay trên các tuyến đường, tuyến phố chính, xong trước ngày 12/9/2024.
Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội huy động 579 lượt cán bộ hỗ trợ nhân dân sau mưa bão

Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội huy động 579 lượt cán bộ hỗ trợ nhân dân sau mưa bão

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, đến 17h ngày 8/9, đơn vị đã chỉ đạo 579 lượt cán bộ xuống địa bàn giúp nhân dân khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3.
Nỗ lực khắc phục, sớm ổn định đời sống nhân dân Thủ đô sau bão

Nỗ lực khắc phục, sớm ổn định đời sống nhân dân Thủ đô sau bão

(LĐTĐ) Với hơn 16.400 cây xanh đô thị bị gãy, đổ sau bão số 3, các đơn vị chức năng của thành phố Hà Nội đang nỗ lực xử lý sự cố. Mục tiêu trước mắt là ưu tiên giải tỏa các cây đổ chắn ngang đường, đảm bảo an toàn giao thông, sau đó sẽ tiếp tục triển khai công tác xử lý thu dọn cây đổ.

Tin khác

"Vinh quang thầm lặng 2024": Hành trình cảm xúc về ngành Cơ yếu Việt Nam

"Vinh quang thầm lặng 2024": Hành trình cảm xúc về ngành Cơ yếu Việt Nam

(LĐTĐ) Chương trình "Vinh quang thầm lặng 2024" là lời tri ân sâu sắc, chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và 79 năm Ngày truyền thống ngành Cơ yếu Việt Nam (12/9/1945 - 12/9/2024).
Đêm Gala tôn vinh tiếng Việt 2024: Lời quê hương, lời sắt son

Đêm Gala tôn vinh tiếng Việt 2024: Lời quê hương, lời sắt son

(LĐTĐ) Đêm Gala Tôn vinh tiếng Việt 2024 với chủ đề "Lời quê hương, lời sắt son" sẽ diễn ra vào 20h10, ngày 8/9 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, VTV4 và VTVGo.
Hành trình vượt lên số phận của người phụ nữ mắc căn bệnh viêm tủy cột sống

Hành trình vượt lên số phận của người phụ nữ mắc căn bệnh viêm tủy cột sống

(LĐTĐ) Hành trình đầy cảm hứng của người phụ nữ đầy nghị lực Nguyễn Thị Cẩm Nhung sẽ được chia sẻ trong chương trình "Trạm yêu thương" với chủ đề "Một hành trình mới", phát sóng vào lúc 10h00 thứ Bảy ngày 7/9/2024 trên kênh VTV1.
Hà Nội đẩy mạnh việc hoàn thiện tiêu chí xét tặng danh hiệu văn hóa

Hà Nội đẩy mạnh việc hoàn thiện tiêu chí xét tặng danh hiệu văn hóa

(LĐTĐ) Ngày 5/9, trong nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân Thủ đô, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức họp lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng các danh hiệu văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tăng cường quản lý và phát huy hiệu quả hoạt động văn hóa cơ sở

Tăng cường quản lý và phát huy hiệu quả hoạt động văn hóa cơ sở

(LĐTĐ) Nhằm tiếp tục phát huy có hiệu quả hoạt động văn hóa cơ sở tại địa phương, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy vừa ký ban hành Công văn số 3732/BVHTTDL- VHCS gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đề nghị các địa phương chủ động tổ chức thực hiện các nội dung về tăng cường quản lý hoạt động văn hóa cơ sở.
Cao Bằng sẵn sàng cho Hội nghị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8

Cao Bằng sẵn sàng cho Hội nghị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8

(LĐTĐ) Từ ngày 5 - 15/9, tỉnh Cao Bằng sẽ trở thành tâm điểm của khu vực châu Á - Thái Bình Dương khi đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
"Nghiên bút còn thơm" hội tụ hàng trăm tác phẩm thư pháp đẹp mắt

"Nghiên bút còn thơm" hội tụ hàng trăm tác phẩm thư pháp đẹp mắt

(LĐTĐ) Ngày 31/8, Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã khai mạc triển lãm thư pháp quốc ngữ "Nghiên bút còn thơm", mang đến cho công chúng cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật thư pháp Việt Nam.
Triển lãm tôn vinh các tác giả đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2022

Triển lãm tôn vinh các tác giả đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2022

(LĐTĐ) Chiều 30/8, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm "Tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh của các tác giả được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2022" chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Hà Nội qua ống kính nghệ thuật: 70 năm vẻ đẹp và khát vọng

Hà Nội qua ống kính nghệ thuật: 70 năm vẻ đẹp và khát vọng

(LĐTĐ) Ngày 30/8, tại rạp Kim Đồng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), đã diễn ra Lễ trao giải và triển lãm Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Hà Nội mở rộng 2024 với chủ đề "Thủ đô Hà Nội - Vị thế mới - Tầm vóc mới". Bà Vũ Thu Hà - Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội dự buổi lễ.
Nâng cao chất lượng xét tặng danh hiệu văn hóa

Nâng cao chất lượng xét tặng danh hiệu văn hóa

(LĐTĐ) Ngày 30/8, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Phúc Thọ tổ chức hội nghị lấy ý kiến dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” thành phố Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động