Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Tại sao lại cần duy trì kì thi THPT quốc gia?

“Nhìn lại kì thi THPT quốc gia năm 2018 với những điều được và mất, chúng ta khó có thể khẳng định đây là một kì thi thành công. Tuy nhiên xét trên bình diện chung, kết quả của kì thi vẫn là một thông số cần và quan trọng để đánh giá chất lượng giáo dục. Điều quan trọng bây giờ là cần phải siết chặt hơn nữa những tiêu chuẩn đầu ra…”
tai sao lai can duy tri ki thi thpt quoc gia Nghiêm túc rút kinh nghiệm về kỳ thi THPT quốc gia
tai sao lai can duy tri ki thi thpt quoc gia 3 học sinh cùng một lớp đạt điểm 10 môn Lịch sử

Nhìn nhận về công tác tổ chức và chất lượng của kì thi THPT quốc gia năm 2018, thầy Vũ Khắc Ngọc – một giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu về kỳ thi tuyển sinh Đại học - Cao đẳng ở Hà Nội cho rằng: “Kì thi THPT quốc gia năm nay có các sai phạm xảy ra ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình nghiêm trọng cả về số lượng và mức độ trong bài thi được sửa điểm. Do vậy, sẽ không thuyết phục nếu chúng ta dùng từ “thành công” với kì thi này.

tai sao lai can duy tri ki thi thpt quoc gia
Việc xét tốt nghiệp kết hợp 50% điểm số trong học bạ cũng tạo ra những kẽ hở khiến cho một số địa phương có tình trạng nâng điểm khống cho học sinh.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhìn nhận trên bình diện lớn hơn, với gần 1 triệu thí sinh tham gia kì thi thì sai phạm kể trên là không đáng kể và kết quả của kì thi THPT quốc gia vẫn là một thông số quan trọng và đáng tin cậy để các trường Đại học lấy làm cơ sở xét tuyển đầu vào.”

Xét về quy trình tổ chức, rõ ràng khi đã xảy ra sai phạm ai cũng thấy rằng vẫn tồn đọng những lỗ hổng, kẽ hở trong kì thi. Song nhìn chung quy trình thi từ khâu ra đề, bảo quản đề, coi thi và chấm thi đều rất chặt chẽ, có thể nói là còn có phần chặt chẽ hơn kì thi “3 chung” trước đây.

Chúng ta nên nhìn nhận những lỗ hổng sai phạm này đều xuất phát từ yếu tố con người, những yếu tố mà chúng ta chưa lường trước được và cũng không nên vì thế mà phủ nhận đi những tiến bộ trong kì thi THPT quốc gia.

Cần giữ ổn định kì thi THPT quốc gia

Trên cơ sở đưa ra những nhận định của kì thi THPT quốc gia năm 2018, thầy Vũ Khắc Ngọc cũng bày tỏ ý kiến về việc cần và nên duy trì một kì thi quốc gia chung trên cả nước với ba lí do:

Thứ nhất, việc đào tạo một học sinh cũng giống như một quá trình sản xuất, trong đó bắt buộc phải có khâu kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm. Kì thi THPT quốc gia chính là khâu kiểm tra cuối cùng của một công dân để đánh giá mức độ “đạt chuẩn” trước khi bước vào xã hội, nó chính là đầu ra của giáo dục. Nếu chúng ta bỏ qua khâu này hoặc làm một cách hời hợt thì chắc chắn chất lượng nền giáo dục đất nước sẽ đi xuống rất nhiều.

Đặc biệt là trong thực tiễn giáo dục Việt Nam hiện nay, chúng ta rất cần một kì thi như kì thi THPT quốc gia đó là một kì thi chung toàn quốc, chung đề, chung đợt, chung kết quả. Kết quả của kì thi không chỉ là căn cứ quan trọng tạo nguồn tuyển cho các trường Đại học, Cao đẳng mà còn là dịp để toàn xã hội có thể nhìn nhận lại chất lượng đào tạo, học tập của học sinh trên nhiều khía cạnh khác nhau.

Rõ ràng nếu không có một kì thi chung với kết quả được công khai, minh bạch như kì thi THPT quốc gia, chúng ta sẽ không thể nào phát hiện được những sai phạm ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình. Chỉ khi kỳ thi được tổ chức thống nhất, với cùng đề thi chúng ta mới có cơ hội để so sánh, phân tích chất lượng và kết quả giáo dục của địa phương này với địa phương khác từ đó dễ dàng đưa ra các đánh giá, khuyến nghị để điều chỉnh chính sách cũng như phát hiện ra các bất thường, tiêu cực.

Thứ hai, ở nước ta hiện nay khâu đánh giá quá trình học tập của học sinh thông qua các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết, kiểm tra cuối kì vẫn chưa đạt được độ tin cậy cao, nhất là nếu như bây giờ chúng ta lại gán cho những điểm số ấy những quyền lợi.

Đặt trường hợp bỏ kì thi THPT quốc gia, để cho các trường Đại học và Cao đẳng xét tuyển bằng học bạ thì chắc chắn kết quả ghi trên học bạ sẽ kém trung thực, thậm chí nếu chúng ta chỉ sử dụng kết quả học bạ để xét tốt nghiệp THPT cũng đã xảy ra tình trạng nâng điểm, sửa điểm và lúc đó vấn đề sai phạm sẽ còn xảy ra nghiêm trọng hơn nhiều, mức độ kiểm soát vấn đề sẽ càng khó khăn hơn.

Thứ 3, đặt trong bối cảnh cả nước có hơn 200 trường Đại học và Cao đẳng, nhưng đa số các trường đều chưa đủ điều kiện để có thể tự tin trong tự chủ tuyển sinh, tự tổ chức thi. Đơn cử như Đại học Quốc gia sau rất nhiều năm nỗ lực, xây dựng một kì thi đánh giá năng lực cũng chỉ tổ chức và duy trì được trong 2 năm, sau đó cũng phải dừng lại.

Hơn nữa, chúng ta đang trong quá trình đổi mới Giáo dục Đại học để các trường Đại học, Cao đẳng tự chủ trong nhiều khía cạnh không chỉ là về tuyển sinh mà còn các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và rất nhiều yêu cầu khác cần ưu tiên hơn. Do vậy, trong thời điểm hiện tại một kì thi quốc gia độc lập với các trường đại học vẫn là điều hết sức cần thiết.

tai sao lai can duy tri ki thi thpt quoc gia
Thầy Vũ Khắc Ngọc

Thắt chặt đầu ra, nâng chất lượng xét tốt nghiệp

Từ thực tiễn kết quả của kì thi THPT quốc gia năm 2018 và để chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia năm 2019, thầy Vũ Khắc Ngọc đưa ra ý kiến cần phải siết chặt hơn nữa những tiêu chuẩn đầu ra của kì thi hay nói cách khác là cần phải nâng ngưỡng chuẩn đầu ra cho học sinh.

Thực tế, trong bài thi trắc nghiệm hiện nay, tỉ lệ xác suất khoanh bừa được đáp án đúng của học sinh là 2.5 điểm tuy nhiên điểm liệt là 1 điểm, rõ ràng chúng ta đang buông lỏng để học sinh dễ dàng vượt qua ngưỡng điểm liệt đó.

Bên cạnh đó, việc xét tốt nghiệp kết hợp 50% điểm số trong học bạ cũng tạo ra những kẽ hở khiến cho một số địa phương có tình trạng nâng điểm khống cho học sinh. Nên chăng, vào thời điểm hiện tại khi mà chất lượng kiểm định giáo dục ở các địa phương còn chưa thực sự tốt chúng ta có thể bỏ đi yếu tố học bạ khi xét tuyển tốt nghiệp.

Duy trì một kì thi chung trên toàn quốc trong năm 2019 và nhiều năm sau nữa là hoàn toàn phù hợp với bối cảnh và thực tế của nền giáo dục Việt Nam. Những sai phạm trong kì thi THPT quốc gia năm 2018 là bài học để chúng ta rút ra kinh nghiệm, hoàn thiện hơn nữa về mặt quy trình, tổ chức cho chặt hơn. Đó là tiền đề để có được một kì thi quốc gia công khai, minh bạch, đáng tin cậy và nhận được sự đồng thuận của dư luận xã hội.

Theo Nhật Hồng/ dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: 61 trường học chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

Hà Nội: 61 trường học chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Sáng nay (16/9), toàn thành phố Hà Nội có 61 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học trực tiếp do ảnh hưởng của mưa lớn.
Kết nối tiêu dùng “xanh”: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp

Kết nối tiêu dùng “xanh”: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, sản xuất và sử dụng sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường đang là một xu hướng được người tiêu dùng trong và ngoài nước rất coi trọng. Ở Việt Nam, mặc dù nhiều người dân đã lựa chọn mua sắm qua các kênh tiêu dùng “xanh” để bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường… tuy nhiên, việc kết nối tiêu dùng “xanh” vẫn còn hạn chế, dẫn đến nhận thức và trách nhiệm với xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
Cảnh báo: Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão di chuyển vào Biển Đông

Cảnh báo: Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão di chuyển vào Biển Đông

(LĐTĐ) Trưa 16/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, hiện nay, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Lu Dông (Philippin). Dự kiến, ngày 18/9 áp thấp sẽ mạnh lên thành bão...
Thầy và trò Trường THPT Chuyên KHXH&NV chung tay ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Thầy và trò Trường THPT Chuyên KHXH&NV chung tay ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ

(LĐTĐ) Sáng nay (16/9), thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV) tổ chức hoạt động quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc bị ảnh hưởng và thiệt hại bởi cơn bão số 3.
Chung tay cùng nông dân khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Chung tay cùng nông dân khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 đổ bộ khiến bà con nông dân bị thiệt hại nặng nề, nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp bị ngập sâu. Những cây chuối gãy gập đôi thân, những buồng chuối non đổ gục, hay những quả bưởi đang đến ngày thu hoạch bị rụng la liệt…. chỉ còn lại khung cảnh tan hoang trên những cánh đồng, mảnh vườn và tiếng thở dài của người nông dân nhìn bao công sức tan theo mưa bão.
Chồng chất nỗi đau sau lũ, cán bộ Công đoàn cần lắm một mái nhà

Chồng chất nỗi đau sau lũ, cán bộ Công đoàn cần lắm một mái nhà

(LĐTĐ) Chống chọi một mình đưa con đi viện, một mình chống chọi với bệnh tật hiểm nghèo, giờ đây ba mẹ con nữ cán bộ Công đoàn tỉnh Yên Bái đang phải chống chọi với cảnh không một mái nhà che mưa che nắng - khi căn nhà nhỏ bé của ba mẹ con chị vừa bị đổ sập và toàn bộ đồ đạc trong nhà đã bị “cuốn” đi theo mưa lũ.
Hà Nội: Hơn 35.000 lượt đoàn viên, sinh viên tham gia khắc phục hậu quả bão số 3

Hà Nội: Hơn 35.000 lượt đoàn viên, sinh viên tham gia khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Theo thống kê sơ bộ, có hơn 35.000 lượt đoàn viên, sinh viên Thủ đô, trong đó có khoảng 4.000 lượt sinh viên các trường đại học, cao đẳng, học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội, đã tham gia các hoạt động hỗ trợ sửa chữa và làm sạch các cơ sở vật chất; thu hoạch hoa màu cho nhân dân; thu gom, vận chuyển các cành cây gãy đổ, vệ sinh môi trường trên đường phố…

Tin khác

Hà Nội: 61 trường học chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

Hà Nội: 61 trường học chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Sáng nay (16/9), toàn thành phố Hà Nội có 61 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học trực tiếp do ảnh hưởng của mưa lớn.
Yêu cầu nắm bắt kịp thời các vấn đề, không để xảy ra bạo lực học đường

Yêu cầu nắm bắt kịp thời các vấn đề, không để xảy ra bạo lực học đường

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn trường học, nắm bắt kịp thời các vấn đề trong học sinh ngay từ đầu năm học để có biện pháp ngăn chặn, giáo dục, không để xảy ra bạo lực học đường.
153 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

153 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Tính đến 10h hôm nay (13/9), có 153 trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa thể đón học sinh đến trường học trực tiếp.
Phát triển văn hóa đọc, thúc đẩy học tập suốt đời

Phát triển văn hóa đọc, thúc đẩy học tập suốt đời

(LĐTĐ) Với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời”, Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến ngày 7/10, trong đó Lễ khai mạc Tuần lễ được tổ chức vào ngày 1/10.
Công bố cấu trúc định dạng đề thi và đề thi minh họa: Giúp học sinh vững kiến thức “vượt ải” kỳ thi

Công bố cấu trúc định dạng đề thi và đề thi minh họa: Giúp học sinh vững kiến thức “vượt ải” kỳ thi

(LĐTĐ) Việc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố sớm cấu trúc định dạng đề thi và đề minh họa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã giúp các học sinh, nhà trường giải tỏa áp lực, có định hướng và chiến lược ôn tập cụ thể ngay từ đầu năm học.
Cần phân tích minh bạch cơ cấu chi khi điều chỉnh mức thu học phí

Cần phân tích minh bạch cơ cấu chi khi điều chỉnh mức thu học phí

(LĐTĐ) Bày tỏ đồng tình với việc điều chỉnh mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025 theo dự thảo Nghị quyết là cần thiết, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cần có báo cáo đánh giá, phân tích minh bạch cơ cấu chi, để đảm bảo tính thuyết phục, đồng thuận cao.
Các trường được phép linh hoạt hình thức dạy học theo điều kiện thực tế

Các trường được phép linh hoạt hình thức dạy học theo điều kiện thực tế

(LĐTĐ) Trước diễn biến bất lợi của thời tiết, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội có thể linh hoạt hình thức tổ chức dạy học theo điều kiện thực tế với mục tiêu cao nhất là bảo đảm an toàn cho học sinh.
Ảnh hưởng của mưa lớn, 126 trường học Hà Nội tạm dừng học trực tiếp

Ảnh hưởng của mưa lớn, 126 trường học Hà Nội tạm dừng học trực tiếp

(LĐTĐ) Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vào 9h hôm nay (11/9), toàn Thành phố có 126 trường học tạm dừng đón học sinh học tập trực tiếp tại trường do ảnh hưởng của mưa lớn.
Người dân tại các khu vực ngập lụt có thể tới ở tạm trong trường học

Người dân tại các khu vực ngập lụt có thể tới ở tạm trong trường học

(LĐTĐ) Trong sáng 10/9, nhiều trường học tại quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã đón người dân tại các khu vực ngập lụt tới ở tạm trong nhà đa năng, phòng họp của trường.
Nhiều trường đại học tại Hà Nội cho sinh viên tạm nghỉ hoặc học trực tuyến để đảm bảo an toàn

Nhiều trường đại học tại Hà Nội cho sinh viên tạm nghỉ hoặc học trực tuyến để đảm bảo an toàn

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của mưa lớn tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, để đảm bảo an toàn cho công tác dạy và học, nhiều trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã thông báo cho sinh viên tạm nghỉ học, hoặc chuyển sang học trực tuyến.
Xem thêm
Phiên bản di động