Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Tăng tốc “phủ sóng” nước sạch

(LĐTĐ) Đến hết năm 2022, tổng nguồn nước sạch tập trung cung cấp cho thành phố Hà Nội đạt khoảng 1.530.000m3/ngày-đêm. Con số này cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho 100% nhân dân khu vực đô thị; tỷ lệ cấp nước sạch nông thôn cũng đã đạt đến 85%. Tuy nhiên, để hoàn mục tiêu 100% tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận nước sạch như Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố đề ra vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết.
Nguồn nước thô gặp nguy cơ ô nhiễm, nước sạch sông Đà tạm ngừng cấp nước để rà soát Cấp nước sạch nông thôn vẫn còn nhiều vướng mắc

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến hết năm 2022, tổng nguồn nước sạch tập trung cung cấp cho Thành phố đạt khoảng 1.530.000m3/ngđ đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước của 100% dân cư đô thị và hoàn thành phủ mạng cấp nước khu vực nông thôn cho khoảng 27 xã tăng thêm khoảng 5% với quy mô khoảng 60.000 hộ dân với khoảng 240.000 người so với năm 2021, tại các khu vực: 7 xã huyện Đông Anh, 5 xã huyện Phú Xuyên, 7 xã huyện Chương Mỹ, 3 xã huyện Sóc Sơn, 4 xã huyện Ứng Hòa, 1 xã huyện Ba Vì nâng tổng số người dân khu vực nông thôn được tiếp cận nước sạch lên khoảng 85% (hơn 4 triệu người với hơn 1 triệu hộ dân).

Bước sang năm 2023, nhằm tiếp tục cụ thể hóa mục tiêu này, Sở Xây dựng Hà Nội đã xây dựng kế hoạch đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị cấp nước đầu tư mạng cấp nước cho khoảng 45 xã tại các huyện: Ba Vì (1 xã), Chương Mỹ (5 xã), Đan Phượng (5 xã), Đông Anh (2 xã), Mỹ Đức (7 xã), Ứng Hòa (7 xã), Quốc Oai (2 xã), Sóc Sơn (2 xã), Thạch Thất (6 xã), Thanh Oai (3 xã), Thường Tín (5 xã). Đến lúc đó, tỷ lệ người dân khu vực nông thôn được tiếp cận nước sạch nâng lên đạt khoảng 90%.

Tăng tốc “phủ sóng” nước sạch
Chi phí đầu tư hạ tầng lớn cùng những rủi ro trong thu giá nước khiến nhà đầu tư lo ngại.

Trước đó, nhằm đẩy nhanh đầu tư phát triển hệ thống mạng cấp nước khu vực nông thôn, Hà Nội đã chấp thuận phân vùng cấp nước tại các khu vực chưa được đầu tư mạng cấp nước cho 8 đơn vị đang cấp nước trên địa bàn thành phố thực hiện 10 dự án mở rộng mạng cấp nước trong giai đoạn 2022-2025 và 1 dự án do UBND huyện Ba Vì triển khai cấp nước cho những khu vực dân cư miền núi tại huyện Ba Vì (xã Khánh Thượng và Minh Quang) không thể tiếp cận hệ thống cấp nước tập trung.

Trong đó, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội mở rộng cấp nước cho 21 xã của huyện Thường Tín, 8 xã của huyện Thạch Thất. Công ty cấp nước Sơn Tây mở rộng cấp nước cho xã Cẩm Yên, huyện Thạch Thất. Công ty Đồng Tiến Thành Thủ đô mở rộng cấp nước cho 2 xã (Lại Thượng, Phú Kim) huyện Thạch Thất. Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai mở rộng cấp nước cho 11 xã còn lại và hoàn thiện 4 xã đã giao tại huyện Chương Mỹ, 2 xã tại huyện Quốc Oai.

Công ty cổ phần nước mặt sông Hồng nghiên cứu cấp nước cho 9 xã còn lại của huyện Phúc Thọ. Công ty Nước sạch số 2 Hà Nội mở rộng cấp nước cho 3 xã (Cổ Loa, Bắc Hồng, Thụy Lâm) của huyện Đông Anh; 18 xã của huyện Sóc Sơn. Công ty cổ phần Cấp nước Hà Nam mở rộng cấp nước cho khu vực 21 xã còn lại của huyện Ứng Hòa, 26 xã của huyện Mỹ Đức. Công ty cổ phần Viwaco mở rộng cấp nước cho khu vực 10 xã còn lại của huyện Thanh Oai.

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng việc triển khai các dự án còn lại đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt tại những khu vực nông thôn cuối cùng do chi phí đầu tư lớn, song người dân đấu nối, sử dụng ít nên không bảo đảm cân đối thu - chi. Lấy ví dụ, nếu ở khu vực đô thị, khi có nhiều hộ dung chung một nguồn nước, lại có nhiều nhà hàng, khách sạn, đơn vị sản xuất nên công suất sử dụng cao, từ đó dẫn đến mức lũy kế cao đẩy giá lên cao.

Còn tại khu vực nông thôn dân cư thưa thớt, có những những đoạn đường ống phải thi công cả 100m mới vào được 1 nhà, do đó, nhiều nhà đầu tư tính toán nếu nhu cầu sử dụng trên 10m3/tháng thì mới có lãi, trong khi đó, trong khi người dân còn có nước mưa, nước giếng khoan, nên nhu cầu sử dụng rất ít. Thực tế đã có những hộ sau khi lắp đặt nhưng không sử dụng dẫn đến lãng phí chi phí đầu tư.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, việc giá nước sạch được Thành phố áp dụng (theo Quyết định số 38/2013/QĐ-UBND ngày 19/9/2013 của UBND thành phố) 10 năm nay vẫn chưa được điều chỉnh, theo đó, với 10m3 đầu tiên giá bán 5.973 đồng/m3 và tối đa 15.929 đồng/m3 khi dùng trên 30m3 (áp dụng từ 1/10/2015). Đây chính là vướng mắc lớn nhất khiến nhiều nhà đầu tư “bỏ cuộc”, chậm triển khai tiếp dự án... Đây cũng là nguyên nhân khiến kế hoạch phủ mạng cấp nước tới khu vực nông thôn không đạt mục tiêu giai đoạn 2016-2020.

Trên thực tế, từ năm 2019, thành phố Hà Nội đã xây dựng lộ trình điều chỉnh giá nước sạch nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh và Chính phủ chỉ đạo chưa điều chỉnh giá một số mặt hàng đầu vào của các ngành sản xuất nên kế hoạch vẫn trì hoãn từ đến nay. Sau 2 năm trì hoãn, đây chính là thời điểm thích hợp để tiến hành điều chỉnh các quy định liên quan giá nước sạch, từ đó góp phần đảm bảo quyền lợi cho người dân ở cả đô thị và nông thôn.

Việc điều chỉnh này cũng được sẽ là “động lực” giúp các nhà đầu tư sớm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án nước sạch nông thôn.

Hà Nội có 11 công ty kinh doanh nước sạch với tổng công suất đạt trên 1,5 triệu m3/người. Thành phố còn 149 xã chưa có nước sạch, trong đó 121 xã đã giao nhà đầu tư nhưng chưa thực hiện và 28 xã chưa có nhà đầu tư đề xuất dự án.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cập nhật mới nhất diễn biến mưa tại vùng núi và trung du Bắc Bộ trong chiều 10/9

Cập nhật mới nhất diễn biến mưa tại vùng núi và trung du Bắc Bộ trong chiều 10/9

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều tối 10/9 đến chiều 11/9, có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-70mm, cục bộ có nơi trên 120mm; riêng Lào Cai, Yên Bái có mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 50-100mm, cục bộ có nơi trên 200mm.
Đảm bảo an toàn cho người dân ven sông Tích

Đảm bảo an toàn cho người dân ven sông Tích

(LĐTĐ) Thời điểm này, mưa lớn ở thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Tích liên tục dâng cao. Mực nước sông Tích tại trạm đo đã trên mức báo động 3. Theo đó, một số khu vực ven sông Tích thuộc địa bàn huyện Quốc Oai, Thạch Thất nước đã dâng cao, gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
Xử lý nghiêm với hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm với hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của hoàn lưu cơn bão số 3, nhiều địa phương đang gặp khó khăn trong việc phòng chống lụt bão… Để đảm bảo nguồn cung hàng hóa, cũng như tăng cường quản lý thị trường, mới đây Bộ Công Thương đã có Công điện chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường giám sát, phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hoá lưu thông; đảm bảo không để xảy ra các vi phạm liên quan đến găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
Khẩn cấp triển khai bảo đảm an toàn đập thủy điện Thác Bà

Khẩn cấp triển khai bảo đảm an toàn đập thủy điện Thác Bà

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu rà soát, triển khai thực hiện ngay các biện pháp để ngăn chặn, giảm thiểu dòng chảy về hồ thủy điện Thác Bà.
Đoàn viên Công đoàn Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ Hà Nội, Hải Phòng khắc phục hậu quả bão số 3

Đoàn viên Công đoàn Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ Hà Nội, Hải Phòng khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Đoàn viên Công đoàn Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang tham gia khắc phục hậu quả bão số 3 tại thành phố Hà Nội và thành phố Hải Phòng.
Hà Nội: Giá thực phẩm, rau xanh tại chợ dân sinh tăng, siêu thị giá ổn định

Hà Nội: Giá thực phẩm, rau xanh tại chợ dân sinh tăng, siêu thị giá ổn định

(LĐTĐ) Hoàn lưu của cơn bão số 3 đang gây mưa lớn và ngập cục bộ tại một số địa bàn của thành phố Hà Nội, gây khó khăn cho việc di chuyển các phương tiện, ảnh hướng đến việc cung ứng hàng hóa. Tuy nhiên, nhờ sự chủ động đảm bảo nguồn cung ứng, đến thời điểm này, mặc dù giá thực phẩm, rau xanh tại các chợ dân sinh trên địa bàn Thủ đô đã tăng nhẹ, nhưng tại hệ thống siêu thị, nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị cho ý kiến về sửa Luật Bảo hiểm y tế

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị cho ý kiến về sửa Luật Bảo hiểm y tế

(LĐTĐ) Tại phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về hàng chục dự án luật, trong đó có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Luật Nhà giáo...

Tin khác

Cập nhật mới nhất diễn biến mưa tại vùng núi và trung du Bắc Bộ trong chiều 10/9

Cập nhật mới nhất diễn biến mưa tại vùng núi và trung du Bắc Bộ trong chiều 10/9

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều tối 10/9 đến chiều 11/9, có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-70mm, cục bộ có nơi trên 120mm; riêng Lào Cai, Yên Bái có mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 50-100mm, cục bộ có nơi trên 200mm.
Ngập úng đường Đại lộ Thăng Long, phương tiện di chuyển thế nào?

Ngập úng đường Đại lộ Thăng Long, phương tiện di chuyển thế nào?

(LĐTĐ) Để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông trên tuyến đường gom Đại lộ Thăng Long, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội tiến hành điều chỉnh tổ chức giao thông trên tuyến đường này.
Huyện Chương Mỹ: Huy động hơn 5.000 người và 357 phương tiện ứng trực phòng, chống thiên tai

Huyện Chương Mỹ: Huy động hơn 5.000 người và 357 phương tiện ứng trực phòng, chống thiên tai

(LĐTĐ) Ngày 10/9, Chính quyền các địa phương cùng đoàn thể đã huy động tối đa lực lượng và phương tiện ứng trực phòng, chống thiên tai 24/24h; tích cực, khẩn trương hỗ trợ người dân sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn.
Cảnh sát giao thông Hà Nội cứu hộ tàu đắm trên sông Hồng

Cảnh sát giao thông Hà Nội cứu hộ tàu đắm trên sông Hồng

(LĐTĐ) Sáng ngày 10/9, lực lượng chức năng phát hiện 1 phương tiện thủy bị chìm (đắm) tại khu vực đoạn sông Hồng thuộc địa phận phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội. Ngay sau khi tiếp nhận tin, Đại tá Trần Đình Nghĩa - Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội, đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo lực lượng nhanh chóng tiếp cận hiện trường, tổ chức phối hợp tìm kiếm người bị nạn.
Hà Nội phát lệnh báo động lũ cấp 1 trên sông Đuống

Hà Nội phát lệnh báo động lũ cấp 1 trên sông Đuống

(LĐTĐ) 12h30 ngày 10/9, ông Nguyễn Xuân Đại - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Phó Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội, đã ký ban hành Lệnh báo động lũ cấp 1 trên sông Đuống tại địa phận quận Long Biên và các huyện Đông Anh, Gia Lâm.
Khẩn trương đóng cửa xả đáy hồ thủy điện Hòa Bình và Tuyên Quang

Khẩn trương đóng cửa xả đáy hồ thủy điện Hòa Bình và Tuyên Quang

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) lệnh Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình và Tuyên Quang đóng 1 của xả đáy hồ thủy điện Hòa Bình và đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang vào hồi 12h hôm nay (10/9).
Hà Nội: Rà soát, bảo vệ cầu yếu mùa mưa bão

Hà Nội: Rà soát, bảo vệ cầu yếu mùa mưa bão

(LĐTĐ) Qua rà soát của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội còn tồn tại khoảng 89 cầu yếu, cầu tạm cần cải tạo, sửa chữa, đầu tư xây dựng mới. Số lượng cầu này tập trung chủ yếu ở các huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố.
Phường Phúc Xá (Ba Đình) sẵn sàng phương án bảo đảm an toàn cho người dân vùng ven sông

Phường Phúc Xá (Ba Đình) sẵn sàng phương án bảo đảm an toàn cho người dân vùng ven sông

(LĐTĐ) Phường Phúc Xá là địa bàn duy nhất của quận Ba Đình nằm hoàn toàn ngoài đê sông Hồng, do đó công tác bảo đảm an toàn cho người dân, phòng, chống lũ lụt được phường đặt lên hàng đầu. Các lực lượng chức năng đang nỗ lực ứng phó với mưa lớn, úng ngập để bảo đảm an toàn cho người dân.
Làm sao để học sinh thực hiện tốt ATGT?

Làm sao để học sinh thực hiện tốt ATGT?

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình hình trật tự, an toàn giao thông (ATGT) liên quan đến lứa tuổi học sinh vẫn diễn ra phức tạp. Dễ thấy, ATGT liên quan đến lứa tuổi học sinh còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn và để lại những hậu quả nặng nề. Trong nhiều căn nguyên dẫn đến tình trạng này, có nguyên nhân đến từ việc các bậc phụ huynh chưa thực sự sát cánh hoặc thiếu tính nêu gương.
Dồn lực khôi phục sản xuất sau bão

Dồn lực khôi phục sản xuất sau bão

(LĐTĐ) Thời điểm này, ảnh hưởng của cơn bão số 3 khiến nhiều diện tích lúa và hoa màu tại các huyện ngoại thành Hà Nội đã bị ngập úng, thiệt hại. Đáng chú ý, hiện các địa phương ngoại thành Hà Nội đã nhanh chóng thống kê thiệt hại, tập trung mọi nguồn lực, phương tiện, thiết bị, khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Xem thêm
Phiên bản di động