Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Thanh tra, kiểm toán đang đá sân nhau?

LĐTĐ - Lộ trình mà Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh- kiểm tra trong năm nay khiến nhiều DN, đơn vị băn khoăn. Băn khoăn bởi lẽ dường như đang có chồng lấn trong công tác kiểm toán và thanh tra.

Đầu năm, tại cuộc họp báo thường kỳ của ngành kiểm toán, ông Lê Minh Khái Phó tổng kiểm toán Nhà nước (KTNN) cho biết: Trong năm 2014 KTNN ngoài việc kiểm toán các bộ: Tài chính, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Y tế, Ngân hàng Nhà nước, Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành kiểm toán 43 tập đoàn, tổng công ty về báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước năm 2013. Trong đó, đáng chú ý có những tập đoàn lớn như Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel), Tập đoàn Hóa chất, Tập đoàn Bảo Việt, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Tổng công ty Xi măng Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt, Tổng công ty Thép, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Ngân hàng MHB, Công ty Mua bán nợ (DATC), Tổng công ty Bảo hiểm Petrolimex, Bảo hiểm xã hội, Tổng công ty Bảo Minh, TCT cổ phần Bia- rượu – nước giải khát Sài Gòn (Sabeco)...

Kiểm toán, Thanh tra đang dẫm sân nhau.

Trong khi đó, tại cuộc họp báo của ngành thanh tra, Thanh tra Chính phủ cũng đã lên lộ trình cho công tác thanh tra năm 2014 trong đó tập trung vào các lĩnh vực tài chính, ngân sách, ngân hàng, quản lý tài sản công... Trong năm 2014, ngành thanh tra sẽ tập trung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm vào các lĩnh vực quan trọng như: việc thực hiện chính sách, pháp luật của các cấp, các ngành lĩnh vực: tài chính, ngân sách, ngân hàng, quản lý tài sản công; xuất, nhập khẩu; quản lý, sử dụng đất đai, nhà ở; quản lý đầu tư xây dựng. Đồng thời, thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với các tổ chức, cá nhân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; tăng cường công tác xử lý sau thanh tra... Trước đó, trong năm 2013 ngành thanh tra đã tiến hành thanh tra 2.784 cuộc ở 61 bộ, ngành, địa phương. Qua thanh tra đã phát hiện vi phạm 3.756 tỷ đồng.

Nhìn vào lộ trình kiểm toán và thanh tra của hai cơ quan Kiểm toán Nhà nước- Thanh tra Chính phủ có thể thấy đang có sự chồng lấn chức năng, nhiệm vụ quyền hạn giữa hai cơ quan này. Điều đó cũng dễ hiểu vì sao nhiều cơ quan, doanh nghiệp phàn nàn hàng năm cứ phải gồng mình tiếp đón nhiều đoàn thanh tra và kiểm toán. Phải chăng đang có sự quản lý chéo giữa cơ quan của Quốc hội và Chính phủ? Đối với KTNN, được thành lập theo theo Nghị định số 70/CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ  trong đó quy đinh rõ: Kiểm toán Nhà nước để giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện chức năng kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của tài liệu và số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế nhà nước và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội sử dụng kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp. Nhiệm vụ cụ thể là: Kiểm toán ngân sách nhà nước, Kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản và các chương trình, dự án vay, nợ, viện trợ Chính phủ, Kiểm toán doanh nghiệp nhà nước, Kiểm toán chương trình đặc biệt (an ninh, quốc phòng, dự trữ quốc gia... Và sau khi Luật Kiểm toán được QH thông qua ngày 14.6.2005 thì Kiểm toán Nhà nước thuộc QH do Quốc hội lập nên có các chức năng cơ bản: Kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với mọi cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.

Còn Nghị định 83 ban hành ngày 9.10 năm 2012 quy định chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ là thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước của nhiều bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của các kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của Chánh thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, Chánh thanh tra cấp tỉnh khi cần thiết; Đề nghị Bộ trưởng, yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành thanh tra trong phạm vi quản lý của Bộ, của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về quyết định của mình... Đồng thời, tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và phòng, chống tham nhũng trong công tác thanh tra; Thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc phát hiện hành vi tham nhũng; thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng; đôn đốc việc xử lý người có hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật và theo phân cấp quản lý cán bộ của Đảng và Chính phủ; Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Chính phủ; tổng kết kinh nghiệm về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

Như vậy có thể nói, nhìn vào chức năng nhiệm vụ của hai cơ quan trên thì Kiểm toán Nhà nước có chức năng nhiệm vụ bao quát hơn Thanh tra Chỉnh phủ. Kiểm toán Nhà nước là cơ quan của Quốc hội có chức năng kiểm toán việc thu chi- quyết toán, sử dụng ngân sách tại tất cả các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Nhà nước xem việc sử dụng ngân sách, chế độ tài chính có đúng không để có biện pháp chấn chỉnh. Kiểm toán hàng năm tiến hành kiểm tra tất cả các cơ quan quan trên. Còn Thanh tra Chính phủ có chức năng thiên về giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân; thanh tra các kết quả đã được các cấp ra quyết định, đồng thời tiến hành thanh tra những cơ quan, đơn vị nhà nước nếu phát hiện có dấu hiệu thất thoát, tham nhũng. Chức năng, nhiệm vụ khá rõ ràng như vậy, song dường như giữa hai cơ quan này trong việc thực thi nhiệm vụ của mình đang có sự lấn sân nhau. Chuyên viên kế toán ở một tập đoàn than phiền: Đầu năm mất 2 tháng trời để làm việc với kiểm toán thì cuối năm lại ngần ấy thời gian cho thanh tra. Chúng tôi nghĩ, dẫu cơ quan của Quốc hội hay Chính phủ (Kiểm toán của Quốc hội, Thanh tra của Chính phủ)  thì đều là của Nhà nước cả. Điều quan trọng, cần phải tiếp tục tách bạch chức năng quản lý để tránh chồng chéo. Kiểm toán là cơ quan chuyên kiểm tra việc thực hiện, chi tiêu ngân sách, tài chính kế toán còn Thanh tra chuyên về công tác khiếu kiện,  giải quyết bức xúc của dân và thực thi pháp luật của các cơ quan công quyền.

L. Hà

Nên xem

Cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” năm 2024 nhận đăng ký tham gia tới ngày 30/9

Cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” năm 2024 nhận đăng ký tham gia tới ngày 30/9

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” lần 3 năm 2024 sẽ nhận đăng ký tham gia tới ngày 30/9/2024.
Triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ 1-5 tuổi

Triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ 1-5 tuổi

(LĐTĐ) Ngày 23/9, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 278/KH-UBND về việc triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi trên địa bàn năm 2024.
Hà Nội còn 20 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội còn 20 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (23/9), toàn thành phố Hà Nội còn 20 trường học chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp do còn ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão trong những ngày qua.
Rà soát kỹ lưỡng các quy định về thu nhập được miễn thuế

Rà soát kỹ lưỡng các quy định về thu nhập được miễn thuế

(LĐTĐ) Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị rà soát kỹ lưỡng các nội dung liên quan đến thu nhập được miễn thuế, chỉ đề xuất bổ sung vào diện thu nhập miễn thuế đối với các trường hợp thực sự cần thiết...
TNTech được vinh danh tại chương trình Top 10 doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam năm 2024

TNTech được vinh danh tại chương trình Top 10 doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 21/9, tại lễ công bố Top 10 Doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc do VINASA tổ chức, Công ty Cổ phần TNTech vinh dự dành chiến thắng ở hai hạng mục Top 10 Doanh nghiệp Cung cấp Giải pháp chuyển đổi số Tài chính Doanh nghiệp và Top 10 Doanh nghiệp PropTech.
Nỗ lực bền bỉ của Vinamilk trong việc hình thành bể hấp thụ carbon từ rừng, hướng đến Net Zero

Nỗ lực bền bỉ của Vinamilk trong việc hình thành bể hấp thụ carbon từ rừng, hướng đến Net Zero

(LĐTĐ) Hơn 50 nhân viên Vinamilk đã cùng tham gia chuyến đi đến Đất Mũi, Cà Mau - nơi doanh nghiệp đang triển khai dự án Cánh rừng Net Zero năm thứ 2. Đây là một trong nhiều hoạt động được Vinamilk triển khai hằng năm để tái sinh cánh rừng thành công, hình thành bể hấp thụ carbon hướng đến mục tiêu Net Zero.
Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình được BIDV gia hạn hạn mức tín dụng 4.000 tỷ đồng

Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình được BIDV gia hạn hạn mức tín dụng 4.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Vừa qua, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) đã được ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) gia hạn hạn mức tín dụng đến ngày 30/6/2025.

Tin khác

Rà soát kỹ lưỡng các quy định về thu nhập được miễn thuế

Rà soát kỹ lưỡng các quy định về thu nhập được miễn thuế

(LĐTĐ) Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị rà soát kỹ lưỡng các nội dung liên quan đến thu nhập được miễn thuế, chỉ đề xuất bổ sung vào diện thu nhập miễn thuế đối với các trường hợp thực sự cần thiết...
Tháo gỡ về thể chế để cán bộ, công chức dám nghĩ, dám làm, không sợ sai

Tháo gỡ về thể chế để cán bộ, công chức dám nghĩ, dám làm, không sợ sai

(LĐTĐ) Sáng 23/9, tại Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải đột phá mạnh mẽ hơn nữa trong xây dựng và hoàn thiện thể chế. Một trong những nguyên nhân khiến một bộ phận cán bộ còn đùn đẩy, sợ trách nhiệm, sợ sai, chính là do thể chế. Do đó phải tháo gỡ về thể chế để cán bộ, công chức dám nghĩ, dám làm, không sợ sai.
Tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng phát triển ổn định, thực chất

Tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng phát triển ổn định, thực chất

Điểm lại lịch sử quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho rằng đây là một quá trình hiếm có và là hình mẫu trong quan hệ quốc tế về hàn gắn và xây dựng quan hệ sau chiến tranh.
Đức: SPD giành lợi thế trong cuộc bầu cử tại bang Brandenburg

Đức: SPD giành lợi thế trong cuộc bầu cử tại bang Brandenburg

Thủ tướng Đức, đang tham dự hội nghị của Đại Hội đồng Liên hợp quốc ở New York, “hoàn toàn hài lòng” với kết quả nhưng sẽ vẫn phải đợi ngày 23/9 trước khi đưa ra đánh giá kỹ lưỡng hơn về cuộc bầu cử.
"Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới"

"Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới"

Phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhận định nhân loại đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào kỷ nguyên tốt đẹp hơn.
Ngày mai (23/9): Thủy điện Trị An sẽ xả lũ

Ngày mai (23/9): Thủy điện Trị An sẽ xả lũ

(LĐTĐ) Ngày 22/9, Công ty Thủy điện Trị An thông báo sẽ xả lũ qua đập tràn xuống hạ lưu từ 10 giờ ngày 23/9 nhằm điều tiết mực nước, đảm bảo an toàn hồ chứa.
Thủ tướng: Đẩy nhanh tiến độ Dự án đường Vành đai 4; nhà ở xã hội phải có hệ thống an sinh

Thủ tướng: Đẩy nhanh tiến độ Dự án đường Vành đai 4; nhà ở xã hội phải có hệ thống an sinh

(LĐTĐ) Sáng 22/9, trong chương trình công tác tại Bắc Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đoạn qua địa bàn tỉnh và thăm dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội Thống Nhất tại phường Võ Cường.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến New York dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến New York dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc

Vào lúc 17h05 chiều 21/9 theo giờ địa phương (sáng 22/9 theo giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế J.F. Kennedy, thành phố New York, Hoa Kỳ, bắt đầu chương trình tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khẩn trương khắc phục bão lũ, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khẩn trương khắc phục bão lũ, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Ngày 21/9, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã có bài viết: "Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát", Báo game bài uy tín Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu tới năm 2025 có 2-3 ngân hàng trong nhóm 100 của châu Á

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu tới năm 2025 có 2-3 ngân hàng trong nhóm 100 của châu Á

(LĐTĐ) Chiều 21/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại cổ phần về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Xem thêm
Phiên bản di động