Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Thi hành xong 1.895 việc, thu gần 16.000 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế

(LĐTĐ) Ngày 8/11, tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày Báo cáo công tác thi hành án năm 2022 và thảo luận thảo luận tại hội trường về nội dung này.
Ngày 8/11, Quốc hội thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng, vi phạm pháp luật Đại biểu Quốc hội chỉ rõ 5 “chiêu trò lách luật” trong đấu thầu Cần có các biện pháp phòng ngừa tội phạm trên không gian mạng

Đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra

Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, năm 2022, tổng số phải thi hành là hơn 861.000 việc; có điều kiện thi hành gần 654.000 việc. Đến nay đã thi hành xong hơn 539.000 việc, đạt 82,50%, tăng 6,67% so với năm 2021. Tổng số tiền phải thi hành gần 337.000 tỷ đồng; có điều kiện thi hành trên 165.000 tỷ đồng; thi hành xong trên 75.000 tỷ đồng, đạt 45,42%.

"Đối với các khoản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, đã thi hành xong 1.895 việc, thu được gần 16.000 tỷ đồng, tăng hơn 11.895 tỷ đồng, tương đương tăng 290,51% về tiền so với năm 2021", Bộ trưởng Tư pháp nói.

Thi hành xong 1.895 việc, thu gần 16.000 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày Báo cáo công tác thi hành án. (Ảnh: Quốc hội)

Thảo luận về báo cáo công tác thi hành án, đại biểu Lã Thanh Tân (Đoàn Hải Phòng) đánh giá cao kết quả công tác thi hành án dân sự, đã đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Theo đại biểu, công tác thi hành án dân sự năm 2022 đạt được kết quả đáng ghi nhận, đóng góp rất quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Báo cáo của Chính phủ cũng chỉ ra một số khó khăn của hệ thống cơ quan thi hành án dân sự, đó là nguồn lực đảm bảo cho công tác thi hành án dân sự, như là kinh phí hoạt động, trụ sở, kho, vật chứng của một số cơ quan thi hành án dân sự địa phương…. chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là đội ngũ chấp hành viên bị quá tải rất nhiều trong công việc.

Qua báo cáo cho thấy, từ năm 2016 đến nay biên chế công chức thi hành án dân sự liên tục cắt giảm, giảm 1.016 biên chế, tức là giảm 10,16% so với biên chế được giao năm 2015. Trong khi đó, so với năm 2016 số việc phải thi hành năm 2022 tăng 5% nhưng giá trị phải thi hành tăng đến 259%.

Tính chất công việc càng ngày càng phức tạp, giá trị phải thi hành ngày càng lớn, nhưng biên chế liên tục bị cắt giảm, đơn cử như khối lượng công việc, số tiền phải thu hồi qua các vụ án về kinh tế, tham nhũng hay các vụ việc thi hành án liên quan đến hoạt động của các công ty đa cấp, Công ty Cổ phần địa ốc Alibaba, các vụ việc này có hàng ngàn người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

“Thực tế trên là nguy cơ dẫn đến hoạt động thi hành án dân sự trở thành điểm nghẽn trong chuỗi hoạt động tố tụng, vì các cơ quan này đang trong tình trạng không có đủ nguồn lực để thực hiện”, đại biểu nói.

Đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ quan thi hành án dân sự các cấp

Cũng theo đại biểu Lã Thanh Tân, hiện nay bình quân mỗi chấp hành viên phải thi hành 227 việc/1 năm và tiền 88,7 tỷ đồng/1 năm, tại một số địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Tây Ninh, Bình Dương, Long An, Đồng Nai thì trung bình mỗi chấp hành viên có số lượng việc phải đi hành lên đến gần 400 việc/1 năm và trên 100 tỷ đồng/1 năm.

Thi hành xong 1.895 việc, thu gần 16.000 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế
Toàn cảnh phiên thảo luận. (Ảnh: Quốc hội)

Cá biệt như Thành phố Hồ Chí Minh số tiền phải thi hành là trên 400 tỷ đồng/1 năm cho 1 chấp hành viên, Hà Nội, Đà Nẵng là trên 200 tỷ đồng/1 năm cho 1 chấp hành viên. Đây thực sự là một áp lực rất lớn đối với đội ngũ chấp hành viên và cơ quan thi hành án dân sự.

Tuy nhiên, theo Quyết định số 1259 ngày 18/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt biên chế công chức cơ quan hành chính nhà nước thì đến năm 2026 biên chế các cơ quan thuộc Bộ Tư pháp, trong đó có biên chế của hệ thống cơ quan thi hành án dân sự tiếp tục giảm 5%. Đây sẽ là một khó khăn, thách thức lớn cho các cơ quan thi hành án.

Trong khi đó, đại biểu cho biết, đối với ngành Tòa án nhân dân, ngành Kiểm sát nhân dân, trên cơ sở xem xét khối lượng công việc tăng, tính chất công việc ngày càng phức tạp, biên chế hai ngành này giai đoạn 2022-2026 ở mức tương đương mức giao thời điểm năm 2015.

Vì vậy, để hệ thống cơ quan thi hành án dân sự có điều kiện, nguồn lực hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian tới, đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ quan thi hành án dân sự các cấp; tách riêng số biên chế cơ quan thi hành án dân sự và điều chỉnh cơ chế phân bổ biên chế của các cơ quan thi hành án dân sự theo nguyên tắc tương tự ngành Tòa án nhân dân và ngành Kiểm sát nhân dân, tiệm cận mức biên chế giao năm 2015.

Đại biểu Lưu Văn Đức (Đoàn Đắk Lắk) cũng nhìn nhận, năm 2022 công tác thi hành án đạt được nhiều thành tích, các chỉ tiêu vượt so với năm 2021. Tuy nhiên, bên cạnh đó, theo đại biểu, công tác này vẫn còn một số hạn chế.

Cụ thể là Viện sát nhân dân các cấp đã phát hiện 1.901 quyết định thi hành án dân sự có vi phạm, đã yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự ra 51 quyết định thi hành án, ra các quyết định cưỡng chế 61 việc, ban hành 123 kháng nghị và 1.467 kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm. Bên cạnh đó, những vụ án dân sự đã xét xử phúc thẩm, Tòa án và Viện kiểm sát thông báo không kháng nghị nhưng việc thi hành án vẫn chưa dứt điểm…

Phát biểu giải trình tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nhất trí cao với phát biểu của đại biểu Lã Thanh Tân, cho rằng, trong các cơ quan tư pháp nói chung và thi hành án nói riêng thì số lượng vụ việc ngày càng nhiều và càng phức tạp.

“Ví dụ vụ Alibaba tại Thành phố Hồ Chí Minh thì có khoảng trên 5.000 đương sự, xét ra nếu mỗi một đương sự là một việc độc lập thì một vụ đã lên thành 5.000 vụ rồi.

Xin Quốc hội tiếp tục có ý kiến để làm sao việc tăng, giảm biên chế trong khối thi hành án dân sự được phù hợp với tỷ lệ với cơ quan tố tụng khác. Vì bản án dân sự hoặc phần dân sự trong các vụ án hình sự và hành chính chuyển sang khối thi hành án thì số lượng là tương đương”, Bộ trưởng Lê Thành Long nói.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Bắc Từ Liêm di dời hơn 1.000 hộ dân vùng ngập úng tới nơi an toàn

Quận Bắc Từ Liêm di dời hơn 1.000 hộ dân vùng ngập úng tới nơi an toàn

(LĐTĐ) Chiều ngày 10/9, quận Bắc Từ Liêm đã di dời hơn 1.000 hộ dân ở vùng ảnh hưởng của ngập úng tới nơi an toàn, đồng thời yêu cầu các đơn vị, phường chủ động kịp thời chuẩn bị nhu yếu phẩm cho người dân sơ tán.
Hoàn thành di dời 276 hộ dân khu vực bờ vở sông Hồng, phường Phúc Xá

Hoàn thành di dời 276 hộ dân khu vực bờ vở sông Hồng, phường Phúc Xá

(LĐTĐ) Đến 22h ngày 10/9, quận Ba Đình đã hoàn thành di dời 276 hộ dân với 1.059 nhân khẩu dọc bờ vở sông Hồng, thuộc phường Phúc Xá.
Thanh Trì: Lực lượng cơ động và nhân dân căng mình đắp đê ngăn lũ

Thanh Trì: Lực lượng cơ động và nhân dân căng mình đắp đê ngăn lũ

(LĐTĐ) Chiều nay (10/9), do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài nên một số đoạn đê thuộc thôn Đại Áng, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì (Hà Nội) nước dâng cao, có nguy cơ bị tràn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân. Để kịp thời ứng phó với thiên tai, các lực lượng cơ động và dân quân đã tích cực phối hợp với nhân dân địa phương dầm mưa đắp đê ngăn lũ.
Linh hoạt các phương án đảm bảo thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân sau bão lũ

Linh hoạt các phương án đảm bảo thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân sau bão lũ

(LĐTĐ) Nhằm tiếp tục đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) sau bão số 3 (Yagi), BHXH Việt Nam tiếp tục chỉ đạo cơ quan BHXH các cấp phối hợp chặt chẽ với các cơ sở y tế, cử cán bộ thường trực tại cơ sở khám chữa bệnh để giải quyết ngay những khó khăn vướng mắc, có phương án linh hoạt để đảm bảo đầy đủ thuốc, vật tư y tế phục vụ khám chữa bệnh cho người dân.
Hà Nội: Nước sông Hồng dâng cao, người dân hối hả sơ tán trong đêm

Hà Nội: Nước sông Hồng dâng cao, người dân hối hả sơ tán trong đêm

(LĐTĐ) Ngày 10/9, nước sông Hồng dâng cao nhanh, gây ngập lụt, cuộc sống tại các khu dân cư ven sông trên địa bàn Hà Nội bị đảo lộn. Trong đêm 10/9, khi nước dâng cao hơn, nhiều người dân hối hả, tất bật sơ tán tài sản, gia súc, gia cầm tới nơi an toàn.
Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

(LĐTĐ) Chiều 10/9, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đi kiểm tra tại tuyến đê Bối, xã Tự Nhiên và đê sông Nhuệ, thôn Phú Lương, xã Tân Minh (huyện Thường Tín).
Phân bổ 380 tỷ đồng hỗ trợ 20 địa phương khắc phục hậu quả thiệt hại do cơn bão số 3

Phân bổ 380 tỷ đồng hỗ trợ 20 địa phương khắc phục hậu quả thiệt hại do cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ban Vận động cứu trợ Trung ương vừa quyết định phân bổ hỗ trợ đợt 1 cho 20 địa phương bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 gây ra, với tổng số tiền là 380 tỷ đồng.

Tin khác

Linh hoạt các phương án đảm bảo thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân sau bão lũ

Linh hoạt các phương án đảm bảo thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân sau bão lũ

(LĐTĐ) Nhằm tiếp tục đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) sau bão số 3 (Yagi), BHXH Việt Nam tiếp tục chỉ đạo cơ quan BHXH các cấp phối hợp chặt chẽ với các cơ sở y tế, cử cán bộ thường trực tại cơ sở khám chữa bệnh để giải quyết ngay những khó khăn vướng mắc, có phương án linh hoạt để đảm bảo đầy đủ thuốc, vật tư y tế phục vụ khám chữa bệnh cho người dân.
Phân bổ 380 tỷ đồng hỗ trợ 20 địa phương khắc phục hậu quả thiệt hại do cơn bão số 3

Phân bổ 380 tỷ đồng hỗ trợ 20 địa phương khắc phục hậu quả thiệt hại do cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ban Vận động cứu trợ Trung ương vừa quyết định phân bổ hỗ trợ đợt 1 cho 20 địa phương bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 gây ra, với tổng số tiền là 380 tỷ đồng.
Lào Cai: Lũ quét kinh hoàng vùi lấp 35 hộ dân, 128 nhân khẩu

Lào Cai: Lũ quét kinh hoàng vùi lấp 35 hộ dân, 128 nhân khẩu

(LĐTĐ) Theo TTXVN, một trận lũ ống, lũ quét kinh hoàng đã xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, vùi lấp toàn bộ thôn Làng Nủ nơi 35 hộ dân, 128 khẩu cư trú.
Tiếp nhận hơn 407 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3

Tiếp nhận hơn 407 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3

(LĐTĐ) Tại Lễ phát động ủng hộ nhân dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 diễn ra chiều nay (10/9), Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đã tiếp nhận ủng hộ và đăng ký ủng hộ số tiền hơn 407 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Chiều 10/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thoong-lun Xỉ-xu-lít nhân dịp đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước Lào thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Triển khai phương tiện, kể cả trực thăng để vận chuyển lương thực cho người dân vùng lũ

Triển khai phương tiện, kể cả trực thăng để vận chuyển lương thực cho người dân vùng lũ

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu triển khai lực lượng, phương tiện (kể cả trực thăng) tiếp cận bằng được để hỗ trợ vận chuyển lương thực, thực phẩm, lương khô, bánh mỳ, sữa, hàng cứu trợ… cho người dân vùng còn bị chia cắt do mưa lũ sau bão.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ phát động ủng hộ nhân dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ phát động ủng hộ nhân dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 10/9, tại Hà Nội, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Lễ phát động ủng hộ nhân dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Lễ phát động.
Đề nghị Trung Quốc phối hợp kiểm soát lượng nước trên thượng nguồn sông Hồng

Đề nghị Trung Quốc phối hợp kiểm soát lượng nước trên thượng nguồn sông Hồng

(LĐTĐ) Các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Trung Quốc đã có công hàm đề nghị Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ lượng nước trên thượng nguồn sông Hồng đổ xuống hạ lưu, điều phối các cơ quan chức năng giảm hoặc đóng cửa xả tại các đập thủy điện ở thượng nguồn.
Khẩn cấp triển khai bảo đảm an toàn đập thủy điện Thác Bà

Khẩn cấp triển khai bảo đảm an toàn đập thủy điện Thác Bà

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu rà soát, triển khai thực hiện ngay các biện pháp để ngăn chặn, giảm thiểu dòng chảy về hồ thủy điện Thác Bà.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị cho ý kiến về sửa Luật Bảo hiểm y tế

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị cho ý kiến về sửa Luật Bảo hiểm y tế

(LĐTĐ) Tại phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về hàng chục dự án luật, trong đó có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Luật Nhà giáo...
Xem thêm
Phiên bản di động