Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Hậu kỳ thi THPT Quốc gia

Thí sinh loay hoay tìm “điểm lùi”

Đối với nhiều thí sinh và các bậc phụ huynh, sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, các em lại đối mặt với những nỗi lo khác. Có những điểm mới trong việc xét tuyển vào CĐ –  ĐH khiến nhiều em tỏ ra lo lắng bởi không biết mình sẽ đi đâu, về đâu.
Thí sinh bất ngờ vì đề thi Lịch sử … quá hay
Thí sinh bị đình chỉ tăng vọt trong ngày thi thứ hai
Thí sinh ngất xỉu khi hay tin bố đột ngột qua đời
Những sự cố hy hữu trong ngày thi đầu tiên
22 thí sinh bị đình chỉ thi sau môn thi đầu tiên

Tiết kiệm chi phí nhưng chưa triệt để

Theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc gộp thi tốt nghiệp THPT và đại học nhằm tránh căng thẳng cho học sinh, đỡ tốn kém cho nhà nước và các gia đình. Tuy nhiên, xoay quanh chủ trương này vẫn có những ý kiến trái chiều. Theo GS.TS Phạm Tất Dong, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội khuyến học Việt Nam, việc gộp thi tốt nghiệp THPT và đại học thành kỳ thi THPT Quốc gia vẫn gây tốn kém, không tiết kiệm được chi phí cho gia đình thí sinh. “Mấy ngày qua tôi nhận được điện thoại tâm sự của một số Chủ tịch hội Khuyến học địa phương. Họ nói: “Thi 2 trong 1” nhưng vẫn tốn kém lắm ạ”, ông Dong cho biết.

Ông Dong dẫn chứng, một tỉnh ở miền Nam có hơn 14.000 thí sinh phải vào TP. HCM để tham dự kỳ thi THPT Quốc gia. Để hỗ trợ thí sinh đi thi, Hội Khuyến học của tỉnh đã phải kêu gọi tài trợ, hỗ trợ cho mỗi thí sinh 500.000 đồng. “Tỉnh đó giàu mới kêu gọi được tiền tài trợ cho thí sinh, không phải tỉnh nào cũng làm được như thế. Theo tôi, Bộ có thể nghiên cứu thêm phương án cho thí sinh ở tỉnh nào thì thi ở tỉnh đó, còn thi tuyển đại học thì để các trường chủ động tuyển sinh, điều này giảm được chi phí đi lại cho thí sinh và người nhà. Bởi thí sinh đi thi thường phải đi kèm một người khác, như thế chi phí đi lại, ăn ở sẽ tăng gấp đôi…”, GS.TS Dong nói.

Thí sinh loay hoay  tìm “điểm lùi”
Quy định mới trong việc xét tuyển CĐ – ĐH khiến nhiều thí sinh có tâm lý căng thẳng

Cùng quan điểm trên, PGS.TS Văn Như Cương cho biết: “Có thí sinh thi buổi đầu tiên đến tận cuối cùng vì đăng ký thi môn tự chọn rơi vào ngày cuối cùng, do đó phải ở lại nơi đăng ký thi chờ, chẳng lẽ về quê đợi rồi mấy ngày sau ra thi? Không chỉ gia đình thí sinh tốn kém mà Nhà nước cũng tốn kém”.

Vẫn còn nhiều áp lực

Mục tiêu của kỳ thi THPT Quốc gia là nhằm hạn chế tốn kém về thời gian, công sức, tiền bạc vào việc thi cử. Trên cơ sở đó, học sinh chỉ phải thi một lần. Kết quả được xét cả tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH – CĐ. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh cho rằng, điều mà họ quan tâm hơn cả không phải tiền bạc, công sức, thời gian mà là kết quả thi, là hiệu quả của việc tuyển sinh vào các trường ĐH - CĐ.

- Các trường xét tuyển nguyện vọng 1 (NV1) từ ngày 1 đến 20/8, công bố điểm trúng tuyển chậm nhất ngày 25/8.

- Xét tuyển NV bổ sung đợt 1 từ ngày 25/8 đến hết ngày 15/9, công bố điểm trúng tuyển trước ngày 20/9.

- Xét tuyển NV bổ sung đợt 2 từ ngày 20/9 đến hết ngày 5/10, công bố điểm trúng tuyển trước ngày 10/10.

- Xét tuyển NV bổ sung đợt 3 từ ngày 10 đến hết ngày 25/10, công bố điểm trúng tuyển trước ngày 31/10.

- Xét tuyển NV bổ sung đợt 4 từ ngày 31/10 đến hết ngày 15/11, công bố điểm trúng tuyển trước ngày 20/11.

- Các trường đại học, cao đẳng và các Sở Giáo dục báo cáo kết quả tuyển sinh 2015 về Bộ Giáo dục và Đào tạo chậm nhất là ngày 31/12.

Bà Lê Thị Ánh Tuyết (Bắc Ninh) chia sẻ, tôi vẫn băn khoăn về việc liệu có công bằng, khách quan không khi con tôi thi ở cụm thi do ĐH Sư phạm Hà Nội chủ trì. Ở đây, việc coi thi rất nghiêm khắc và chắc chắn việc chấm thi cũng chặt chẽ. Nhưng một số thí sinh dự thi tại cụm ở các nơi khác lại thông tin rằng việc coi thi không nghiêm. Giáo viên chấm thi là giáo viên ở các trường của tỉnh. Nếu mang kết quả này cùng tuyển sinh vào một trường ĐH, liệu con tôi cũng như các thí sinh khác dự thi ở Hà Nội do trường ĐH có uy tín chủ trì chắc chắn sẽ thiệt thòi hơn các thí sinh thi ở tỉnh.

Tâm lý căng thẳng này không chỉ ở các bậc phụ huynh mà còn là áp lực đối với các thí sinh. Em Nguyễn Phương Anh (THPT Nguyễn Trãi – Hà Nội) cho biết, em dự kiến đăng ký xét tuyển vào Trường đại học Thương mại hoặc khoa Du lịch (Đại học Hà Nội). Em tự nhẩm tính, tổng điểm tốt nghiệp của mình được từ 18 – 20 điểm, trong khi theo dõi khoa Du lịch của Đại học Hà Nội những năm trước có số điểm từ 20 – 28 điểm (tiếng Anh nhân hệ số 2). Vì thế với tổng điểm tốt nghiệp của mình, em có thể tạm yên tâm. Tuy nhiên Phương Anh cũng chia sẻ, các thí sinh sẽ mất thời gian hơn khi phải liên tục cập nhật diễn biến của các trường đại học mình định xét tuyển qua các trang web của các trường khác nhau. “Nếu tất cả thông tin này quy về một mối, chỉ tập trung vào một trang web thì thí sinh sẽ dễ tra cứu hơn”, Phương Anh nói.

Theo quy định về thủ tục xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2015, mỗi thí sinh sẽ được nhận 4 giấy chứng nhận kết quả thi. Thí sinh chỉ được sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi dùng để xét tuyển nguyện vọng 1 để đăng ký vào một trường đại học hoặc cao đẳng trong đợt xét tuyển đầu tiên, mỗi trường thí sinh được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng vào các ngành xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4. Trong thời gian 20 ngày xét tuyển nguyện vọng 1, nếu cần thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng đã đăng ký ở trường đó hoặc rút hồ sơ để đăng ký sang trường khác. Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, cho biết, ít nhất mỗi ngày một lần, các trường cập nhật thông tin đăng ký xét tuyển, bao gồm danh sách thí sinh đăng ký xét tuyển và danh sách thí sinh rút hồ sơ đăng ký xét tuyển vào hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia và nhận dữ liệu của thí sinh từ hệ thống để xét tuyển.

Trong thời gian nhận hồ sơ của một đợt xét tuyển, 3 ngày một lần, các trường công bố trên trang thông tin điện tử của mình danh sách thí sinh đã đăng ký xét tuyển vào trường theo từng ngành và xếp theo kết quả thi từ cao đến thấp. Bộ cũng khuyến khích các trường công bố kết quả trúng tuyển tạm thời cập nhật đến ngày công bố. Như vậy, thí sinh liên tục phải theo dõi thường xuyên kết quả cập nhật để biết được khả năng đỗ của mình đến đâu. Đồng thời, các em còn phải tìm hiểu thông tin của trường này, trường kia để có những quyết định nộp hồ sơ hay rút hồ sơ...cũng gây tâm lý căng thẳng cho các thí sinh.

Nhìn nhận về vấn đề này, PGS.TS Văn Như Cương nói: “Việc căng thẳng cho thí sinh hậu kỳ thi tốt nghiệp THPT là rất rõ ràng. Các em học sinh bị lúng túng, rắc rối trong việc cập nhật thông tin tuyển sinh của các trường đại học. Bình thường thi vào một trường, chỉ cần cập nhật thông tin của trường đó là xong, nhưng năm nay thí sinh chỉ biết mình được bao nhiêu điểm sau khi thi xong. Sau đó cứ 3 ngày thí sinh lại phải tìm hiểu thông tin trường này, trường kia. Các em cũng không biết có bao nhiêu người nộp xét tuyển, bao nhiêu người bằng điểm như mình đăng ký vào trường mình chọn…”.

Tuệ Liên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

(LĐTĐ) Theo báo cáo của quận Long Biên, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), trên địa bàn quận Long Biên có hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ. Hiện công tác thu dọn, khắc phục hậu quả của bão số 3 đang được các lực lượng trên địa bàn quận triển khai quyết liệt, kịp thời.
Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

(LĐTĐ) Trong thời điểm cơn bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng Công an Thủ đô đã không quản ngại khó khăn, vất vả, nguy hiểm bám sát địa bàn ngay cả trong điều kiện thời tiết mưa gió lớn để bảo đảm an toàn cho nhân dân. Nhiều hình ảnh đẹp của lực lượng Công an Thành phố đã được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Ngày 8/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 12/CĐ-UBND về việc tập trung khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông điều phối lực lượng, phương tiện, thiết bị từ các tỉnh lân cận hỗ trợ cho các tỉnh chịu ảnh hưởng lớn của bão. Mục tiêu trong ngày 8/9 sẽ khôi phục thông tin liên lạc, đảm bảo mạng lưới viễn thông trên toàn bộ khu vực chịu ảnh hưởng của bão được hoạt động ổn định và an toàn.
Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

(LĐTĐ) Tối 8/9, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 18h cùng ngày, đơn vị đã huy động 100% quân số phối hợp với các lực lượng chức năng để dọn dẹp cây xanh, cột điện, biển quảng cáo... bị gãy đổ do cơn bão số 3 gây ra. Hiện tại, giao thông tại Thủ đô đã cơ bản thông suốt, sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại.
Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Triển khai công tác phòng, chống bão số 3, huyện Thạch Thất đã chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình diễn biến của cơn bão. Do có sự chủ động của Ban Thường vụ Huyện ủy, các cơ quan, đơn vị, nhân dân trên địa bàn huyện đã tập trung, khắc phục kịp thời, chủ động ứng phó, không để thiệt hại lớn xảy ra.

Tin khác

30 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại vào ngày mai (9/9)

30 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại vào ngày mai (9/9)

(LĐTĐ) Do chưa khắc phục xong sự cố do bão số 3 gây ra, 30 trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa bảo đảm an toàn để tổ chức dạy học trở lại từ ngày mai (9/9).
Sơn Tây: Các trường học khẩn trương dọn dẹp, đón học sinh trở lại trường

Sơn Tây: Các trường học khẩn trương dọn dẹp, đón học sinh trở lại trường

(LĐTĐ) Sau khi cơn bão số 3 quét qua, các trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây đều bị ảnh hưởng với mức độ khác nhau như cây đổ, lá rơi, sập trần... Đáng chú ý, Công đoàn các nhà trường trên địa bàn Thị xã đã động viên các thầy cô giáo chung tay dọn dẹp sân trường để kịp đón học sinh đến với buổi học đầu tiên của chương trình năm học mới.
Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Bảo đảm các điều kiện an toàn khi học sinh trở lại trường học

Bảo đảm các điều kiện an toàn khi học sinh trở lại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động khắc phục hậu quả của bão số 3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, nhà trường chủ động tổ chức tổng vệ sinh trường, lớp; có biện pháp phòng, ngừa dịch bệnh; bảo đảm các điều kiện an toàn khi học sinh trở lại trường học.
Trường học Hà Nội khẩn trương dọn dẹp, khắc phục hậu quả do bão số 3

Trường học Hà Nội khẩn trương dọn dẹp, khắc phục hậu quả do bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 8/9, công tác dọn dẹp vệ sinh, thu gom cành cây gãy đổ, khắc phục hâụ quả do bão số 3 gây ra đang được các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội khẩn trương triển khai để đảm bảo an toàn khi đón học sinh đi học trở lại.
672 ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

672 ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, có 672 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư.
Chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025

Chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025

(LĐTĐ) Chiều 7/9, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đã thông tin về Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025 thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới có hiệu lực từ năm 2018.
Tăng cường ứng phó với bão số 3

Tăng cường ứng phó với bão số 3

(LĐTĐ) Sau Công điện ngày 4/9 về chủ động ứng phó bão số 3, ngày 7/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục có Công điện số 1188/CĐ-BGDĐT gửi Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố phía Bắc từ Nghệ An trở ra về việc tăng cường ứng phó với cơn bão số 3 (bão YAGI).
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
"Vinh quang thầm lặng 2024": Hành trình cảm xúc về ngành Cơ yếu Việt Nam

"Vinh quang thầm lặng 2024": Hành trình cảm xúc về ngành Cơ yếu Việt Nam

(LĐTĐ) Chương trình "Vinh quang thầm lặng 2024" là lời tri ân sâu sắc, chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và 79 năm Ngày truyền thống ngành Cơ yếu Việt Nam (12/9/1945 - 12/9/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động