Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Thị trường bánh Trung thu: Nỗi lo bánh “bẩn”

Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Trung thu, vì thế các cơ sở sản xuất đang ra quân tổng lực để tiêu thụ sản phẩm. Thế nhưng, việc một số cơ sở sản xuất bị cơ quan chức năng phát hiện không đảm bảo ATVSTP, điển hình là cơ sở bánh trung thu gia truyền  nổi tiếng Hà Nội - Bảo Phương bị tạm đình chỉ hoạt động khiến không ít người tiêu dùng dè dặt.
Hà Nội: Tiêu hủy hàng trăm kg nguyên liệu bánh trung thu không đảm bảo
Bất thường bánh Trung thu bán kèm rượu ngoại
Cơ sở sản xuất bánh Trung thu Bảo Phương bị tạm ngừng hoạt động

Năm nay, để đảm bảo văn minh đô thị, Sở GTVT Hà Nội không cấp phép cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh bán bánh trung thu trên vỉa hè. Có lẽ vì thế mà thị trường bánh trung thu kém sôi động hơn. Trong khi đó, những thông tin về mất ATVSTP của sản phẩm này lại xuất hiện với tần suất khá lớn trên các phương tiện truyền thông nên thị trường bánh trung thu năm nay rơi vào tình trạng khá ế ẩm.

Thị trường bánh Trung thu: Nỗi lo bánh “bẩn”
Chỉ còn vài ngày nữa là Tết Trung thu nhưng các quầy bán bánh trung thu khá vắng khách

Dạo qua một vòng các gian hàng bán bánh trung thu trên các tuyến phố Hà Nội, khách mua rất thưa thớt. Một số gian hàng bán bánh trung thu đã bắt đầu áp dụng khuyến mãi, thậm chí là mua 1 tặng 1. Theo chia sẻ của một nhân viên bán bánh trung thu ở thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, bánh trung thu năm nay tiêu thụ chậm hơn mọi năm vì người dân có nhiều lựa chọn giữa các thương hiệu bánh. Đồng thời, nhiều người tự làm bánh trung thu để bán nhỏ lẻ cũng góp phần cạnh tranh với bánh trung thu của các nhãn hiệu đã được người tiêu dùng ưa chuộng.

Một chị bán tạp hóa ở chợ tạm khu đô thị Đặng Xá, nơi có lượng bánh trung thu Kinh Đô chiếm hết một quầy của gian hàng, cho biết, từ ngày có thông tin về mất ATVSTP của bánh trung thu, số lượng bánh bán ra giảm hẳn. Ngay như bánh có thương hiệu như Kinh Đô, mấy ngày nay dính phải nghi án mất ATVSTP nên người dân càng có phần dè chừng hơn với bánh trung thu công nghiệp. “Chúng tôi không dám lấy thêm bánh trung thu nữa, mặc dù như mọi năm vào những ngày này số lượng tiêu thụ rất lớn”, chị nói.

Theo TS.Hoàng Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, sản xuất, kinh doanh bánh trung thu mang tính chất thời vụ nhưng năm 2015 các cơ sở đã có ý thức hơn trong việc chấp hành các quy định về đảm bảo ATVSTP ; quan tâm hơn đến nguồn gốc, xuất xứ của các loại nguyên liệu dùng cho sản phẩm…

Tuy nhiên cũng phải thẳng thắn thừa nhận, điều kiện vệ sinh thực tế ở một số cơ sở, đặc biệt là cơ sở sản xuất bánh trung thu nhỏ lẻ chưa đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất. Một số cơ sở chưa xuất trình được nguồn gốc bao gói sản phẩm, nguyên liệu; nhãn mác chưa đúng so với hồ sơ công bố… Chỉ tính riêng trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, 14 cơ sở sản xuất bánh trung thu vi phạm và đã bị xử lý.

Trao đổi với LĐTĐ, chủ hiệu Phở Lan, đường Nguyễn Đức Thuận, đoạn gần thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, cho biết, năm nào chị cũng mua vài hộp bánh trung thu để biếu, để thắp hương, thế nhưng năm nay chị chưa mua hộp nào và hiện không có ý định sẽ mua vì lo mua phải bánh “bẩn”. “Ngay đến bánh mang thương hiệu phủ khắp thị trường cả nước như Kinh Đô hay hiệu bánh gia truyền lừng lẫy Hà Nội Bảo Phương cũng bị cho là không đảm bảo ATVSTP thì ai dám tin và ăn bánh nữa. Nếu cần thiết thì tự mua nguyên liệu về làm”, chủ hiệu Phở Lan cho biết.

Theo khảo sát của PV, năm nay bánh trung thu khá ế ẩm, trong khi đó chỉ còn vài ngày nữa là đến rằm nên các cơ sở sản xuất, các quầy hàng đang tổng lực mọi cách để tiêu thụ bánh. Một số địa điểm, quầy bánh trung thu tháo chuyển ra ngay vỉa hè (bất chấp lệnh cấm) để hút khách, ví như quầy bánh Kinh Đô ngay gần vòng xuyến cầu Vĩnh Tuy- Cổ Linh, trước đây đã bị cơ quan chức năng tháo dỡ và đã lui vào phía trong nhưng mấy ngày nay lại ra ngoài.

Nhiều cửa hàng bánh trung thu thu hút khách bằng việc treo bảng mua 1 tặng 1 nhưng thực chất là tặng bánh chay hoặc bánh hãng không thương hiệu. Mọi năm, nếu muốn mua 1 tặng 1 hoặc mua 1 tặng 2 phải đợi qua Tết Trung thu. Khi đó, các tiệm mới bắt đầu xả hàng, còn những cửa hàng tặng bánh kiểu 1 hộp tặng 1 hộp hiện nay chỉ là chiêu nâng giá gấp đôi.

Thương Huế

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Linh hoạt các phương án đảm bảo thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân sau bão lũ

Linh hoạt các phương án đảm bảo thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân sau bão lũ

(LĐTĐ) Nhằm tiếp tục đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) sau bão số 3 (Yagi), BHXH Việt Nam tiếp tục chỉ đạo cơ quan BHXH các cấp phối hợp chặt chẽ với các cơ sở y tế, cử cán bộ thường trực tại cơ sở khám chữa bệnh để giải quyết ngay những khó khăn vướng mắc, có phương án linh hoạt để đảm bảo đầy đủ thuốc, vật tư y tế phục vụ khám chữa bệnh cho người dân.
Hà Nội: Nước sông Hồng dâng cao, người dân hối hả sơ tán trong đêm

Hà Nội: Nước sông Hồng dâng cao, người dân hối hả sơ tán trong đêm

(LĐTĐ) Ngày 10/9, nước sông Hồng dâng cao nhanh, gây ngập lụt, cuộc sống tại các khu dân cư ven sông trên địa bàn Hà Nội bị đảo lộn. Trong đêm 10/9, khi nước dâng cao hơn, nhiều người dân hối hả, tất bật sơ tán tài sản, gia súc, gia cầm tới nơi an toàn.
Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

(LĐTĐ) Chiều 10/9, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đi kiểm tra tại tuyến đê Bối, xã Tự Nhiên và đê sông Nhuệ, thôn Phú Lương, xã Tân Minh (huyện Thường Tín).
Phân bổ 380 tỷ đồng hỗ trợ 20 địa phương khắc phục hậu quả thiệt hại do cơn bão số 3

Phân bổ 380 tỷ đồng hỗ trợ 20 địa phương khắc phục hậu quả thiệt hại do cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ban Vận động cứu trợ Trung ương vừa quyết định phân bổ hỗ trợ đợt 1 cho 20 địa phương bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 gây ra, với tổng số tiền là 380 tỷ đồng.
Quận Tây Hồ chủ động di dời người dân đến khu vực an toàn

Quận Tây Hồ chủ động di dời người dân đến khu vực an toàn

(LĐTĐ) Để chủ động ứng phó với lũ trên sông, quận Tây Hồ yêu cầu các phòng, ban, ngành thuộc quận căn cứ tình hình mưa lũ, chủ động kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án ứng phó với mưa lũ, trong đó đề cao việc bảo đảm an toàn cao nhất cho nhân dân với phương châm huy động nguồn lực “4 tại chỗ”.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát công tác ứng phó mưa lũ tại quận Hoàn Kiếm

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát công tác ứng phó mưa lũ tại quận Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Đi kiểm tra tình hình và chỉ đạo công tác ứng phó với mưa lũ, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn tại quận Hoàn Kiếm, chiều 10/9, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, đây là đợt nước lũ sông Hồng lên cao nhất kể từ năm 2008. Diễn biến thời tiết cực kỳ bất thường, do vậy phải đặt ra tình huống ngập lụt cao hơn với thực tế để lên phương án di dời người dân.
Tổng thống Mozambique mong muốn Viettel hỗ trợ Mozambique đào tạo chuyên gia công nghệ

Tổng thống Mozambique mong muốn Viettel hỗ trợ Mozambique đào tạo chuyên gia công nghệ

(LĐTĐ) Sáng 10/9, Tổng thống Mozambique Filipe Jacinto Nyusi đã đến thăm và làm việc tại Tập đoàn Viettel, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam.

Tin khác

Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

(LĐTĐ) Mặc dù đã được cảnh báo từ các chuyên gia y tế, nhưng tình trạng nhiều người bệnh tự ý bỏ thuốc theo đơn của bác sĩ, hay sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc… đang là một vấn nạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Đáng lo ngại, các bệnh nhân trên thường nhập viện muộn, khiến việc điều trị càng thêm khó khăn và tốn kém hơn.
Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

(LĐTĐ) Ăn tiết canh đầu tháng để lấy may, nam thanh niên 27 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch, suy đa tạng, hôn mê, rối loạn đông máu…
Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30/8 đến ngày 6/9), toàn Thành phố ghi nhận 190 trường hợp mắc sốt xuất huyết, với 10 ổ dịch.
Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

(LĐTĐ) Khi bão số 3 (Yagi) càn quét Hà Nội đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho toàn Thành phố. Trong đêm bão đổ bộ, để đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị cho người bệnh trong bão, khoa cấp cứu các bệnh viện trên địa bàn Thành phố luôn sáng đèn và sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp cấp cứu cũng như người bị nạn do ảnh hưởng của cơn bão này.
Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Sở Y tế vừa có Công văn số 4201/SYT-NVY về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có Công văn số 1462/KCB-QLCL&CĐT về việc triển khai công tác phòng, chống bão số 3 (Yagi) tại cơ sở khám, chữa bệnh gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc và miền Trung; Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, miền Trung.
Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị có liên quan đảm bảo sẵn sàng nhân lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; đảm bảo trực ban, trực cấp cứu 24/24 giờ.
Xem thêm
Phiên bản di động