Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Thu phí lòng đường, vỉa hè tại thành phố Hồ Chí Minh: Công bằng và minh bạch vì Thành phố văn minh

(LĐTĐ) Nhiều người dân kỳ vọng sau khi HĐND TP.HCM thông qua Đề án thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn TP.HCM, không chỉ góp phần lập lại trật tự và mỹ quan đô thị mà những người mưu sinh trên vỉa hè cũng được ổn định.
Công an thành phố Hồ Chí Minh: Xuất quân đảm bảo trật tự an toàn giao thông Thành phố Hồ Chí Minh sắp xếp khu phố - ấp: Hoàn thiện hệ thống chính trị cơ sở

Thu phí vỉa hè từ đầu năm 2024

Tại kỳ họp thứ 11 ngày 19/9, HĐND TP.HCM khóa X đã thông qua nghị quyết về mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn. TP.HCM sẽ chính thức thu phí từ ngày 1/1/2024.

Theo đó, có 5 trường hợp được tạm dùng vỉa hè và đóng phí, gồm: Điểm tổ chức kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa; điểm trông giữ xe có thu tiền dịch vụ trông giữ xe; tổ chức hoạt động văn hóa và điểm giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa; điểm bố trí công trình, tiện ích phục vụ giao thông công cộng có thu tiền sử dụng, lắp đặt các công trình tạm; điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình.

Thu phí lòng đường, vỉa hè tại thành phố Hồ Chí Minh: Công bằng và minh bạch vì Thành phố văn minh
TP.HCM sẽ chính thức thu phí vỉa hè từ ngày 1/1/2024.

Có 3 trường hợp được sử dụng tạm thời một phần lòng đường và đóng phí, gồm: Tổ chức sự kiện văn hóa và trông, giữ xe ôtô phục vụ sự kiện; điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị; bố trí điểm trông giữ xe máy, môtô, xe đạp có thu tiền.

Mức phí được dựa trên giá đất bình quân tại 5 khu vực, các tuyến đường ở trung tâm cao hơn ngoại thành. Trong đó, mức thấp nhất cho hoạt động giữ xe là 50.000 đồng, cao nhất 350.000 đồng/m2/tháng. Các hoạt động khác áp dụng 20.000-100.000 đồng/m2/tháng. Toàn bộ số tiền phí thu được nộp vào ngân sách và được sử dụng có mục tiêu phục vụ hoạt động thu phí và công tác quản lý, bảo trì, khai thác lòng đường, hè phố.

Về các bước sau khi HĐND TP.HCM thông qua đề án thu phí vỉa hè và lòng đường, ông Ngô Hải Đường, Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ (Sở GTVT) cho biết, sau khi UBND TP.HCM ban hành kế hoạch thực hiện nghị quyết triển khai thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn TP.HCM, Sở GTVT và UBND cấp huyện sẽ tiến hành rà soát, ban hành danh mục các tuyến đường đủ điều kiện sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố với các chức năng, hoạt động cụ thể.

Đối với các hoạt động tổ chức kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa; điểm trông giữ xe có thu tiền dịch vụ trông giữ xe, các địa phương có trách nhiệm rà soát trên địa bàn được giao quản lý các hè phố đủ điều kiện để tổ chức, xác định phạm vi, lựa chọn và công bố danh mục các vị trí hè phố được phép tổ chức các hoạt động tạm thời để xây dựng phương án tổ chức thực hiện có lộ trình phù hợp với thực tế, đặc thù đô thị của từng khu vực trên địa bàn quản lý.

Về đơn vị thu phí, Sở GTVT thu phí lòng đường đối với các tuyến đường do Sở quản lý, UBND cấp huyện thu phí lòng đường, vỉa hè đối với các tuyến đường theo phân cấp quản lý. Việc thu phí thực hiện đồng thời khi cơ quan chức năng chấp thuận phương án hoặc cấp phép sử dụng, thanh toán thông qua nền tảng công nghệ, hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt.

Phải có sự đồng thuận của người dân

Theo ông Ngô Hải Đường, không phải tuyến đường nào trên địa bàn TP.HCM cũng kinh doanh, cho thuê, mà phải đủ các điều kiện. Khi tuyến đường đó đủ điều kiện thì quận, huyện mới khảo sát, đưa ra lộ trình, biện pháp triển khai thực hiện thu phí vỉa hè, lòng đường. Trước khi cho thuê vỉa hè, quận, huyện phải lấy ý kiến của chủ nhà.

Theo đó, việc sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè để thu phí phải đảm bảo nguyên tắc chung và phải được ưu tiên cho mục đích giao thông. Trường hợp sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè phải bảo đảm các nguyên tắc như không gây mất trật tự an toàn giao thông; phần vỉa hè còn lại dành cho người đi bộ tối thiểu từ 1,5 m; phần lòng đường còn lại đủ bố trí tối thiểu 2 làn xe ô tô cho một chiều lưu thông...

“Trong thực hiện thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố, nguyên tắc đồng thuận của người dân được đặt lên cao nhất, tránh mâu thuẫn lợi ích giữa người cho thuê và người khai thác”, ông Đường cho biết và lưu ý toàn bộ (100%) khoản thu phí vỉa hè, lòng đường nộp vào ngân sách, chủ nhà không được chia khoản phí này.

Liên quan đến vấn đề này, anh Đặng Văn Khởi (ngụ quận Gò Vấp) cho biết, suốt nhiều năm qua, ngày nào anh cũng kê một số bàn ghế ở vỉa hè trên đường Phạm Văn Đồng để phục vụ khách đến quán cà phê của anh. Phần vỉa hè trước nhà đó cũng chính là nơi "nuôi sống" gia đình anh suốt nhiều năm qua.

Anh Khởi cho biết, sau khi đường Phạm Văn Đồng được mở rộng lên 12 làn xe, vỉa hè thông thoáng, bà con ở khu vực này tranh thủ mở hàng quán buôn bán, nhưng việc này là vi phạm pháp luật do lấn chiếm vỉa hè, nên thường xuyên bị trật tự đô thị của phường xử phạt. "Tôi rất sẵn lòng đóng phí để được kinh doanh buôn bán, khi đó tôi không còn lo sợ bị xử phạt như trước đây nữa", anh Khởi cho biết.

Do khu vực muốn thuê vỉa hè của anh Khởi ở quận Gò Vấp, nên mức phí được áp dụng ở khu vực 3 với mức giá từ 20.000-60.000 đồng/m2/tháng. Anh Khởi cho biết, đây là mức phí hợp lý và không quá cao, và nguồn thu này được dùng để chỉnh trang vỉa hè nên cũng rất hợp tình hợp lý.

Đồng quan điểm trên, chị Ngô Thị Đào (ngụ quận 3) cho biết, chị bán hàng trên vỉa hè đường Võ Văn Tần hơn chục năm qua và thường xuyên bị nhắc nhở, thậm chí không ít lần còn bị tịch thu bàn ghế vì buôn bán gây cản trở lối đi trên vỉa hè. "Tôi có nghe thông tin Thành phố sẽ thu phí sử dụng vỉa hè, lòng đường nhưng không biết cụ thể như thế nào. Tôi mong sớm được đóng phí để yên tâm buôn bán, không còn phải chịu cảnh hốt đồ bỏ chạy nữa", chị Đào nói.

Anh Trần Văn Hùng, chủ một quán ăn tại đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1) cho biết, rất ủng hộ chủ trương thu phí sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường, tuy nhiên kế hoạch cần được triển khai cụ thể chi tiết. Đồng thời, anh Hùng cũng mong muốn việc thu phí diễn ra công khai để người dân dễ dàng nắm bắt, cân nhắc các điều kiện về giá cả và địa điểm.

Minh Tuấn

Nên xem

Ngập úng đường Đại lộ Thăng Long, phương tiện di chuyển thế nào?

Ngập úng đường Đại lộ Thăng Long, phương tiện di chuyển thế nào?

(LĐTĐ) Để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông trên tuyến đường gom Đại lộ Thăng Long, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội tiến hành điều chỉnh tổ chức giao thông trên tuyến đường này.
Cần chế tài nghiêm khắc hơn với hành vi tiết lộ thông tin của nạn nhân bị mua bán

Cần chế tài nghiêm khắc hơn với hành vi tiết lộ thông tin của nạn nhân bị mua bán

(LĐTĐ) Đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn tỉnh Trà Vinh) góp ý, cần nhấn mạnh hơn mức độ bảo mật thông tin và có chế tài nghiêm khắc hơn đối với các hành vi tiết lộ thông tin gây hại cho nạn nhân bị mua bán người.
Hà Nội: Căn cứ tình hình lũ để xem xét tạm dừng hoạt động các công trình cầu không đảm bảo

Hà Nội: Căn cứ tình hình lũ để xem xét tạm dừng hoạt động các công trình cầu không đảm bảo

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Công điện số 14 về việc tăng cường công tác kiểm soát, đảm bảo an toàn khai thác các công trình cầu trên địa bàn Thành phố do ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Huyện Chương Mỹ: Huy động hơn 5.000 người và 357 phương tiện ứng trực phòng, chống thiên tai

Huyện Chương Mỹ: Huy động hơn 5.000 người và 357 phương tiện ứng trực phòng, chống thiên tai

(LĐTĐ) Ngày 10/9, Chính quyền các địa phương cùng đoàn thể đã huy động tối đa lực lượng và phương tiện ứng trực phòng, chống thiên tai 24/24h; tích cực, khẩn trương hỗ trợ người dân sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn.
Đảm bảo cung ứng đủ thuốc trong mùa mưa lũ

Đảm bảo cung ứng đủ thuốc trong mùa mưa lũ

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản 4300/SYT-NVD chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh; cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn Thành phố đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho công tác phòng, chống bệnh, dịch có thể phát sinh trong mùa mưa bão, lũ lụt.
Linh hoạt hình thức dạy học ứng phó diễn biến phức tạp của thời tiết

Linh hoạt hình thức dạy học ứng phó diễn biến phức tạp của thời tiết

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã linh hoạt hình thức tổ chức dạy học nhằm bảo đảm an toàn cho học sinh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân bị đói, rét, thiếu chỗ ở

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân bị đói, rét, thiếu chỗ ở

(LĐTĐ) Trưa 10/9, ngay sau khi kiểm tra tình hình thực tế, tại trụ sở Thị ủy Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến, được kết nối với một số điểm cầu về công tác ứng phó mưa lũ, thiên tai, khắc phục hậu quả bão số 3, bảo đảm tính mạng, sức khỏe, an toàn, đời sống nhân dân trên địa bàn các tỉnh.

Tin khác

Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

(LĐTĐ) Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản về việc phối hợp triển khai các biện pháp khắc phục, giải toả cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 trên địa bàn Thành phố.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngay sau khi bão số 3 đi qua, quận Hà Đông đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương, tổ dân phố tập trung lực lượng ứng trực và hỗ trợ người dân kịp thời khắc phục các hậu quả sau bão.
Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

(LĐTĐ) Bão số 3 với hình thái thời tiết và thiên tai bất lợi đã gây nhiều hư hại đến hệ thống cây xanh của Thành phố, ngay sau khi bão tan, trong sáng ngày 8/9, lực lượng chức năng các địa phương đã khẩn trương xử lý tình trạng cây xanh gãy đổ, đảm bảo an toàn giao thông.
Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, ngành Công an đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, trong đó 8 tháng năm 2024 đã giải quyết 476.993 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, đạt tỷ lệ 99,01%.
Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

(LĐTĐ) Tính đến trưa 7/9, các sự cố cây gãy đổ do bão số 3 gây ra đã được địa phương của Hà Nội xử lý kịp thời, không gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn. Các xí nghiệp thoát nước cũng đã triển khai lực lượng ứng trực tại các điểm tiềm ẩn úng ngập trên địa bàn.
Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Trong 3 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, từ 31/8 đến 2/9, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự - Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã phát hiện và xử lý 94 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó có 15 trường hợp lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán, 12 trường hợp chiếm dụng vỉa hè trông giữ xe trái phép...
Gìn giữ văn minh đô thị: Đồng lòng việc khó cũng thành công

Gìn giữ văn minh đô thị: Đồng lòng việc khó cũng thành công

Xây dựng văn minh đô thị đang trở thành phong trào lan tỏa sâu rộng tại các địa phương trên toàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh những “điểm sáng” trên báo cáo vẫn còn đó những tồn tại mà nếu không có sự chuyển biến từ căn bản thì mọi phong trào, mọi nỗ lực sẽ không đạt được hiệu quả cao nhất. Ghi nhận thực tế trên địa bàn quận Đống Đa về sự đồng sức, đồng lòng người dân và chính quyền địa phương với mục tiêu thay đổi nhận thức trong việc giữ gìn văn minh đô thị.
Chấn chỉnh hoạt động của xe xích lô trong phố cổ Hà Nội

Chấn chỉnh hoạt động của xe xích lô trong phố cổ Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình trạng xe xích lô phục vụ du khách trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) hoạt động không đúng quy định khiến người dân bức xúc. Lực lượng chức năng quận Hoàn Kiếm đã và đang ra quân chấn chỉnh lại hoạt động của xe xích lô...
Quận Đống Đa: Đảm bảo an toàn trước cổng trường học

Quận Đống Đa: Đảm bảo an toàn trước cổng trường học

(LĐTĐ) Trước thềm năm học mới 2024 - 2025, lực lượng chức năng quận Đống Đa sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng, vệ sinh môi trường các khu vực cổng trường.
Xem thêm
Phiên bản di động