Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Thủ tướng Chính phủ: Dứt khoát không để khủng hoảng y tế và kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố để thực hiện ngay các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 theo Nghị quyết kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.
Hà Nội sẽ xây dựng tuyến đường vành đai 4 làm"huyết mạch" phát triển kinh tế Thủ đô tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội Phấn đấu tốp đầu các phong trào thi đua và phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố
Thủ tướng Chính phủ: Dứt khoát không để khủng hoảng y tế và kinh tế - xã hội
Chính phủ họp về công tác phòng, chống dịch. (Ảhh: VGP )

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, đợt dịch bùng phát lần thứ 4 tại Việt Nam đã qua 100 ngày. Thời gian qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch Covid-19; Thường trực Ban Bí thư đã có Điện về công tác phòng, chống dịch Covid- 19, Quốc hội đã quan tâm đặc biệt, đồng hành, ủng hộ rất cao cho Chính phủ. Đặc biệt, Nghị quyết kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XV đã cho phép Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ áp dụng một số giải pháp cấp bách, biện pháp đặc biệt trong phòng, chống dịch Covid-19.

Nỗ lực hết sức mình để thực hiện mục tiêu kép

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, các ý kiến đều thống nhất đánh giá, thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của đồng chí Tổng Bí thư, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự hưởng ứng, đồng tình, ủng hộ của nhân dân và doanh nghiệp, chúng ta đã nỗ lực hết sức mình để đối phó dịch bệnh và đã đạt được một số thành tựu bước đầu, có nhiều tín hiệu tích cực, trong đó đã đẩy lùi được dịch bệnh ở nhiều địa phương như Bắc Giang, Bắc Ninh… Công tác phòng, chống dịch bệnh đang đi đúng hướng.

Chính phủ đã tích cực, quyết liệt triển khai phòng, chống dịch với mục tiêu bảo vệ sức khỏe nhân dân là trên hết, trước hết. Đồng thời, nỗ lực duy trì sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội tại những nơi an toàn về phòng, chống dịch, mục tiêu cuối cùng là vì ấm no, an toàn, hạnh phúc của nhân dân.

Nhờ đó, những thành tích, kết quả đạt được rất đáng kể, rất tích cực, được Đảng, Nhà nước, Quốc hội ghi nhận. Chính phủ cảm ơn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, cả hệ thống chính trị cùng đồng bào, nhân dân và doanh nghiệp cả nước đã đồng hành với Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Đảng để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch, phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, làm tốt công tác đối ngoại, lo an sinh xã hội cho nhân dân khu vực đang bị cách ly, phong tỏa. Chính phủ ghi nhận, biểu dương các lực lượng tuyến đầu như y tế, quân đội, công an, các tổ Covid-19 cộng đồng, các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp, các tình nguyện viên… đã sát cánh cùng Chính phủ thực hiện mục tiêu kép.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh diễn biến còn phức tạp, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh xung quanh như Bình Dương, Đồng Nai, Long An và một số địa phương ở miền Nam, miền Trung. Tình hình dịch bệnh cũng rất phức tạp trên thế giới, nhất là biến chủng Delta bùng phát mạnh, lây lan nhanh và tử vong tại nhiều nước, kể cả các quốc gia đã đạt tỷ lệ tiêm chủng cao.

Thủ tướng nêu rõ những hạn chế, bất cập trong công tác chống dịch thời gian qua. Trong đó, hạn chế, bất cập lớn nhất là khâu tổ chức thực hiện. Các chủ trương, đường lối, chính sách, quy trình rất nhất quán, rõ ràng, bám sát thực tiễn nhưng việc tổ chức thực hiện có nơi, có lúc chưa đạt hiệu quả, thậm chí còn trì trệ. Vẫn còn có nơi, có lúc có biểu hiện rất lơ là, chủ quan, mất cảnh giác khi chưa có dịch hoặc khi dịch đã đi qua; mất bình tĩnh, lo sợ, hoảng hốt, lúng túng, bị động, mất kiên trì khi dịch bùng phát. Việc chuẩn bị “4 tại chỗ” chưa tốt, đặc biệt khi dịch bùng phát mạnh mẽ, diễn biến phức tạp thì mất kiểm soát, không có khả năng đáp ứng. Một bộ phận người dân chưa nhận thức được hết về nguy cơ lây lan, phát triển của dịch, cho nên ý thức chấp hành các quy định, hướng dẫn chưa nghiêm.

Cùng với đó, một số địa phương thực hiện các Chỉ thị 15, 16 còn chưa nghiêm ngặt, có lúc chập chờn, người dân vẫn đi lại, tụ tập, giao lưu, không đeo khẩu trang, trong khi chính quyền lại chủ quan vì đã áp dụng các Chỉ thị, kiểm tra, giám sát, kỷ luật, xử lý vi phạm không nghiêm. Bên cạnh đó, dịch bệnh với biến chủng mới chưa có tiền lệ nên nhiều vấn đề chưa lường hết được.

Thủ tướng Chính phủ: Dứt khoát không để khủng hoảng y tế và kinh tế - xã hội
Chính phủ ghi nhận, biểu dương các lực lượng tuyến đầu như y tế, quân đội, công an, các tổ Covid-19 cộng đồng, các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp, các tình nguyện viên… đã sát cánh cùng Chính phủ thực hiện mục tiêu kép. (Ảnh: VP)

Dứt khoát không để khủng hoảng y tế, khủng hoảng về kinh tế - xã hội

Về các bài học kinh nghiệm rút ra, Thủ tướng nhấn mạnh, trước hết phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân. Lãnh đạo, chỉ đạo phải thống nhất, chủ động, linh hoạt, sáng tạo, bám sát thực tiễn để điều chỉnh các biện pháp cho phù hợp. Chính quyền các cấp phải ban hành biện pháp nhất quán, thực hiện nghiêm ngặt, quyết liệt, hiệu quả, không chập chờn, không nửa vời, cương quyết giám sát, kiểm tra để thực hiện một cách đồng bộ từ trên xuống dưới, đặc biệt là ở cơ sở.

Hệ thống chính trị phải vào cuộc, nhất là hệ thống chính trị ở cơ sở để mỗi cơ sở là một pháo đài, mỗi người dân là chiến sĩ chống dịch; chấp hành nghiêm, chấp hành đúng các quy định của các cấp, tuân thủ giãn cách, “ai ở đâu ở đấy”, đồng thời rất linh hoạt để bảo đảm các điều kiện thiết yếu cho người dân. Khi tình hình đã diễn biến phức tạp, phải phân loại F0 theo tình trạng bệnh, phân tầng điều trị để tập trung lực lượng y tế cứu chữa những người bệnh nặng, giảm tối đa tử vong; không được để thiếu nhân lực và trang thiết bị y tế cần thiết, đặc biệt là oxy y tế và máy thở.

Các ý kiến thống nhất nhận định, tình hình sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, phải thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, triệt để, đồng bộ các giải pháp tổng thể thì mới có thể kiểm soát được tình hình hiệu quả.

Chúng ta vẫn nhất quán mục tiêu chống dịch hiệu quả với mục tiêu bảo vệ tính mạng, sức khỏe nhân dân là trên hết, trước hết, đồng thời phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đất nước để có nguồn lực chống dịch và bảo đảm ấm no, hạnh phúc, an toàn cho người dân. Trên phạm vi cả nước trong lúc này, cần tập trung ưu tiên số 1 cho nhiệm vụ chống dịch, kiểm soát được dịch bệnh thì mới phát triển được kinh tế - xã hội. Cùng với đó, bám sát thực tiễn, tận dụng tối đa khả năng có thể để khôi phục, phát triển sản xuất kinh doanh, những nơi an toàn có điều kiện thì mở rộng sản xuất, “an toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”. Theo Thủ tướng, kinh nghiệm vừa chống dịch, vừa sản xuất đã có tại nhiều địa phương và việc tổ chức sản xuất tốt cũng là một biện pháp cách ly nếu an toàn.

“Một mục tiêu khác là dứt khoát không để khủng hoảng y tế, không để khủng hoảng kinh tế - xã hội, không để khủng hoảng truyền thông”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Phải xác định cuộc chiến trường kỳ, lâu dài

Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ: Dịch bệnh Covid-19 với vi rút SARS-Cov-2 và các biến thể là căn bệnh thế kỷ, tạm thời chưa có thuốc điều trị, vì vậy, phải có chiến lược tiếp cận, nhiệm vụ, giải pháp mới hơn. Phải xác định cuộc chiến đấu này còn rất trường kỳ, lâu dài, vất vả, kể cả khi có vắc xin cũng không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, phải chuẩn bị tâm thế, nguồn lực, biện pháp phù hợp, bình tĩnh, sáng suốt, kiên trì, linh hoạt, cương quyết, quyết liệt nhưng rất mềm dẻo, phù hợp với từng nơi, từng lúc.

Căn cứ tình hình thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo. Thủ tướng nhắc lại phòng ngừa là cơ bản, là chiến lược, cộng với vắc xin và ý thức của người dân, các biện pháp công nghệ thì mới thích ứng với điều kiện chống dịch trong tình hình mới.

Tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng thẩm quyền, đúng quy định, đã làm phải cương quyết, không chập chờn, không nương tay, làm đến nơi đến chốn, làm việc nào ra việc đấy, có trọng tâm trọng điểm.

Khi thực hiện cách ly, giãn cách, Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ nhưng phải đáp ứng 3 yêu cầu: Hỗ trợ tối đa người dân về lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc; đáp ứng các yêu cầu y tế của người dân ở mọi lúc, mọi nơi; đáp ứng các nhu cầu thiết yếu, chính đáng, hợp pháp của người dân.

Thủ tướng yêu cầu thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đang bùng phát dịch phải có giải pháp giảm tối đa ca tử vong. Phong tỏa, cách ly phải triệt để, kết hợp với các chính sách, biện pháp để kiềm chế đỉnh dịch và kém số ca mắc đi xuống. Ngoài các biện pháp chung, các địa phương này thực hiện một số biện pháp riêng, đặc thù theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đội tuyển Việt Nam rơi xuống vị trí 116 trên bảng xếp hạng FIFA

Đội tuyển Việt Nam rơi xuống vị trí 116 trên bảng xếp hạng FIFA

(LĐTĐ) Theo bảng xếp hạng (BXH) tháng 9/2024 mới được FIFA công bố, đội tuyển Việt Nam tụt một bậc so với tháng trước và xếp ở vị trí 116 thế giới.
Tăng tiện ích từ "số hóa" thẻ vé giao thông: Đặt hành khách vào vị trí trung tâm

Tăng tiện ích từ "số hóa" thẻ vé giao thông: Đặt hành khách vào vị trí trung tâm

(LĐTĐ) Hà Nội đã khai trương thẻ vé ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng và sắp tới là triển khai hình thức thẻ ảo offline dành cho khách hàng. Việc "số hóa" thẻ vé giao thông trong bối cảnh chuyển đổi số sẽ trực tiếp nâng cao quyền lợi của người tiêu dùng, giúp hành khách tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại để nhận và dán tem vé tháng.
Bình Dương: Phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Bình Dương: Phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/9, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo thông tin về hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gắn với các hoạt động quảng bá Top 1 ICF (Diễn đàn cộng đồng thông minh thế giới).
Việt Nam đang tiến gần mục tiêu đạt định mức tín nhiệm “Đầu tư” vào năm 2030

Việt Nam đang tiến gần mục tiêu đạt định mức tín nhiệm “Đầu tư” vào năm 2030

(LĐTĐ) Nhận thức được tầm quan trọng của việc xếp hạng tín nhiệm quốc gia, Bộ Tài chính đã phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030. Một trong các mục tiêu quan trọng của Đề án là phấn đấu tới năm 2030 nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên hạng “Đầu tư”.
Bắt đầu nhận đăng ký vé tàu Tết Ất Tỵ 2025

Bắt đầu nhận đăng ký vé tàu Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết, đơn vị bắt đầu nhận đăng ký mua vé tàu tập thể cả lượt đi và lượt về đến ngày 30/9, mỗi lượt từ 5 vé trở lên. Thời gian bán vé tập thể dự kiến từ 8h sáng 1/10 đến hết ngày 5/10.
Dự báo thời tiết ngày 20/9: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa

Dự báo thời tiết ngày 20/9: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 20/9, khu vực Hà Nội có mây, ngày nắng gián đoạn, chiều và đêm có lúc có mưa rào và dông.
Ban Chấp hành LĐLĐ quận Hoàn Kiếm khóa XIX, tổ chức kỳ họp thứ 6

Ban Chấp hành LĐLĐ quận Hoàn Kiếm khóa XIX, tổ chức kỳ họp thứ 6

(LĐTĐ) Ngày 19/9 tại trụ sở, Ban Chấp hành Liên đoàn game bài uy tín (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm khóa XIX nhiệm kỳ 2023-2028 đã tổ chức kỳ họp thứ 6, để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác công đoàn quận 9 tháng năm 2024, đề ra phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Đồng chí Lê Hoàng Thủy Vân, Quận ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ quận chủ trì hội nghị.

Tin khác

Bình Dương: Phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Bình Dương: Phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/9, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo thông tin về hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gắn với các hoạt động quảng bá Top 1 ICF (Diễn đàn cộng đồng thông minh thế giới).
Bắt đầu nhận đăng ký vé tàu Tết Ất Tỵ 2025

Bắt đầu nhận đăng ký vé tàu Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết, đơn vị bắt đầu nhận đăng ký mua vé tàu tập thể cả lượt đi và lượt về đến ngày 30/9, mỗi lượt từ 5 vé trở lên. Thời gian bán vé tập thể dự kiến từ 8h sáng 1/10 đến hết ngày 5/10.
Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31/12/2024.
Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4

Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4

(LĐTĐ) Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở Trung Quốc và một số địa bàn lân cận đã khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng sở tại để thông báo, cập nhật thông tin về cơn bão Soulik và đề nghị các cơ quan chức năng sở tại hỗ trợ tàu thuyền, ngư dân Việt Nam đang hoạt động trên biển không kịp về đất liền vào trú, tránh bão.
Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, mưa lớn ở nhiều tỉnh miền Trung

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, mưa lớn ở nhiều tỉnh miền Trung

(LĐTĐ) Sau khi suy yếu từ bão số 4, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây nam với tốc độ khoảng 15 - 20 km/giờ.
Tỷ lệ tiết kiệm điện toàn quốc lớn hơn 2% trong giai đoạn 2020 - 2023

Tỷ lệ tiết kiệm điện toàn quốc lớn hơn 2% trong giai đoạn 2020 - 2023

(LĐTĐ) Ngày 19/9, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024.
Di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão

Di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão

(LĐTĐ) Bộ Xây dựng vừa gửi công văn 5297/BXD-QLN yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Luật Nhà ở năm 2023, Nghị định số 98/2024/NĐ-CP của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 22-26/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.
Thủ tướng yêu cầu chủ động xử lý các tình huống xấu nhất do bão và mưa lũ

Thủ tướng yêu cầu chủ động xử lý các tình huống xấu nhất do bão và mưa lũ

(LĐTĐ) Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, có thể gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam với sức gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10 (89-102 km/h).
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4, cách Đà Nẵng 210km

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4, cách Đà Nẵng 210km

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động