Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Thương lắm Gạc Ma ơi!

Ngày 14.3 cách đây 28 năm trước, 64 cán bộ chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu trên vùng biển Gạc Ma, Cô Lin, Len đao để bảo vệ chủ quyền đất nước. Lịch sử đã sang trang mới, song sự kiện đau thương ngày ấy thì không thể mờ phai. 
Cựu binh đánh trận Gạc Ma: Khắc khoải tìm đồng đội
Tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh bảo vệ đảo Gạc Ma
Đặt đá xây Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma
Ấm lòng người ở lại

Máu đào hòa lẫn biển khơi

Đầu tháng 3.1988, sau khi chiếm giữ trái phép 5 đảo thuộc quần đảo Trường Sa (gồm các đảo Chữ Thập, Châu Viên, Huy Gơ, Ga Ven và Xu Bi) của Việt Nam, địch lại tiếp tục dã tâm ý đồ chiếm Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao với mục đích nhằm kiểm soát cả khu vực cụm đảo Sinh Tồn. Chúng đã huy động lực lượng của hai hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa với 9-12 tàu chiến, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải LSM, tàu đo đạc và một poong- tông lớn để hỗ trợ.

Thương lắm Gạc Ma ơi!
Lính tín hiệu đảo Cô Lin dẫn xuồng cập đảo. Ảnh: Mai Thắng

Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh Hải quân lệnh cho lực lượng sẵn sàng chiến đấu. Ngày 11-3-1988, tàu HQ-604 xuất phát từ Cam Ranh. Đến chiều tối 13-3, tàu đến sát bãi Gạc Ma. Khi tàu HQ-604 vừa thả neo, phía địch đã cho tàu quần thảo xung quanh, bắc loa kêu gọi tàu ta phải nhổ neo.

Trung tá Trần Đức Thông - Lữ đoàn phó Lữ đoàn 146, tổng chỉ huy đi trên tàu HQ-604 kêu gọi anh em bình tĩnh, tổ chức cắm cờ khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Nhóm cắm cờ do Thiếu úy Trần Văn Phương dẫn đầu đã hoàn thành việc cắm cờ ngay trong đêm”, Thiếu tá chuyên nghiệp, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Lanh, nguyên là chiến sĩ trên tàu HQ-604 trong trận hải chiến Trường Sa 1988 bồi hồi kể lại.

Khoảng 6 giờ sáng ngày 14-3, kẻ thù cho xuồng nhôm áp sát bãi Gạc Ma. Chúng lăm le vũ khí tiến vào đảo yêu cầu quân ta hạ cờ. Trước tình thế nguy cấp, Trung tá Trần Đức Thông đã ra lệnh anh em bơi vào đảo để hỗ trợ nhóm Thiếu úy Phương giữ cờ. Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh và 3 chiến sĩ khác lập tức nhảy khỏi tàu HQ- 604 bơi vào đảo Gạc Ma. Lúc đó có 9 người trên đảo. Anh em cầm tay nhau kết thành vòng tròn bất tử. Phía trước đối mặt với quân thù, sau lưng là cờ Tổ quốc.

“Kẻ thù rất đông. Chúng lăm lăm súng AK, dương lên sáng quắc hoăm dọa. Chúng tôi lúc đó không có vũ khí gì ngoài quốc chim công binh và xà beng đào san hô”, Thiếu tá Lanh kể.

Sau trận giáp lá cà, địch rút quân và cho tàu nã súng đại liên, pháo tầm xa về phía những chiến sĩ giữ cờ trên rạn đá san hô Gạc Ma. Cùng lúc đó, tàu chiến của chúng dùng pháo bắn dồn dập vào tàu HQ-604, đồng thời cho các xuồng nhôm chạy quanh tàu HQ-604 chĩa súng vào tàu và đe dọa, uy hiếp, buộc tàu phải rời khỏi khu vực. Ngay sau đó, hàng loạt đạn cối 100 mm từ tàu chiến địch bắn xối xả về phía tàu HQ-604. Tàu HQ-604 thủng nhiều chỗ bên mạn và đài chỉ huy. Ba chiến sĩ hi sinh tại chỗ, nhiều chiến sĩ cũng tử thương sau đó.

Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ bị trúng đạn khi đang vào hầm tàu, Lữ đoàn phó Trần Đức Thông bị đạn bắn ở đầu khi đang chỉ huy chiến đấu. Tàu HQ-604 chìm nhanh xuống biển mang theo thi thể của thuyền trưởng cùng nhiều chiến sĩ trên tàu. Một số chiến sĩ nhảy ra khỏi tàu bơi trên biển, liền bị xuồng nhôm của địch vây ép chạy quanh, dùng súng bắn vào các chiến sĩ.

Ra đi không hẹn ngày về

Lần theo số điện thoại từ một đồng nghiệp cung cấp, tôi chủ động gọi cho anh Phạm Văn Long, là em trai của liệt sĩ Phạm Văn Lợi, nguyên chiến sĩ thuộc Trung đoàn 83 Công Binh Hải quân hi sinh trong trận hải chiến Trường Sa ngày 14.3.1988.

Thương lắm Gạc Ma ơi!
Tàu HQ-604, con tàu huyền thoại đã hi sinh tại Gạc Ma năm 1988. (Ảnh tư liệu)

Tôi không biết mặt anh Long, nhưng tôi cảm nhận được nỗi đau của người em mất anh khi tôi đề nghị anh kể vài nét về anh Lợi. Từ đầu dây tận Quảng Bình, giọng anh Long nghẹn lại “Nó là thằng ngoan và hiền lắm. Trước ngày đi đảo, nó còn đem bạn gái về khoe với cả nhà. Ai ngờ chỉ hơn chục ngày sau, nó hi sinh. Khi nghe tin dữ đó, cả nhà tui bàng hoàng. Đến bây chừ, mạ tôi vẫn chưa nguôi ngoai được. Cứ đến ngày 14.3, mạ tui lại khóc ròng vì nhớ thương nó”.

Tháng 3 năm 1987, khi loa truyền thanh của xã thông báo khám nghĩa vụ quân sự, Phạm Văn Lợi đến ngay xã đăng ký tình nguyện vào Hải quân và được biên chế vào Trung đoàn 83 Công binh.

Sau gần một năm kể từ ngày nhập ngũ, Lợi được về phép ăn Tết với gia đình. Đó là Tết Mậu Thìn năm 1988. Thấy Lợi tự dưng về nhà, tưởng con đảo ngũ, ông Phạm Đức Dần mắng: “Răng mới đi chưa đầy năm mà mi đã về rồi, hay là đảo ngũ?”. Lợi bảo: “Đơn vị cho con về nghỉ phép bọ ạ. Ăn tết xong con đi Trường Sa. Con nghe các anh trong đơn vị nói rứa”.

Ngay chiều tối ấy, Lợi dẫn về nhà một cô gái và giới thiệu với cả gia đình là người yêu. Lợi còn bảo, sau khi đi Trường Sa về sẽ làm đám cưới. Ngày lên đường đi Trường Sa, mẹ Lợi- bà Nguyễn Thị Trước nấu nồi bún nhỏ đặt ra giữa nền đất. Lợi ngồi xuống ăn với nước mắm kho quẹt rồi chỉ nói vẻn vẹn một câu “con đi mẹ hỉ”, rồi tung tăng như đứa trẻ chạy ra ngõ cùng mấy anh em cùng làng đến chỗ giao quân, thì hơn hai tháng sau Lợi nằm lại biển khơi cùng 63 đồng đội.

“Trưa ngày 14.3.1988, lúc tui đang múc nước ở giếng thì nghe tin thằng Lợi hi sinh. Mạ tui gào khóc chạy ra đầu ngõ nghe ngóng từ hàng xóm. Còn bọ tui trầm ngâm đi lại trong nhà. Bọ tui nói vọng ra “Ai bảo nó chết. Tin đó ở mô. Cả nhà tui rụng rời và đó là sự thật. Nó là con thứ năm của gia đình tui. Nó hiền lắm anh ạ”. Anh Long nghẹn giọng trong máy điện thoại. Tôi hiểu từ Quảng Bình, anh đang khóc.

Tuổi 20 còn mãi

Một chiều đầu tháng ba, tôi tìm đến nhà cựu binh Trung tá Nguyễn Viết Chức, nguyên thuyền trưởng tàu HQ-07 Lữ đoàn 171 Hải quân, để nghe ông kể về trận chiến Gạc Ma các đây 28 năm trước. Ông Chức đã một thời làm nhiệm vụ ở Trường Sa vào những năm 1987-1990, và sau trận hải chiến Trường Sa, ông đã tham gia viết sử, kể về những chiến sĩ hi sinh trên đảo Gạc Ma ngày ấy.

Sau tuần trà đặc bên bàn đá kê giữa khoảng trống mảnh vườn, giọng ông Chức trầm buồn: “Những người lính đi đảo năm ấy đến từ nhiều tỉnh khác nhau, rất trẻ và phần nhiều chưa có người yêu. Trước khi lên đường đi Trường Sa, một số chiến sĩ có vợ nhưng chưa có con. Có người để lại bố mẹ già rồi lên đường với lời hẹn sau đi Trường Sa về sẽ cưới vợ và sinh con. Nhưng tất cả điều đó đã không xảy ra. Họ đã hi sinh cho Trường Sa xanh mãi. Dù thời gian có dài bao nhiêu, lịch sử có sang trang mới, nhưng trận chiến ở đảo Gạc Ma luôn là bằng chứng đau thương nhất. 64 linh hồn liệt sĩ đang nằm tận biển khơi mãi mãi ở tuổi 20”. Ông Chức nhìn ra khoảng trống mảnh vườn để dấu giọt nước mắt, rồi ông quay lại nói trong xúc động “Họ đã đi và mãi mãi không về”.

Trong số 64 liệt sĩ hy sinh anh dũng trong trận hải chiến tại đảo Gạc Ma, Quảng Bình là nơi có nhiều liệt sĩ nhất, 13 liệt sĩ, sau đó là Đà Nẵng 9 liệt sĩ. Thanh Hóa và Nghệ An mỗi tỉnh 8 liệt sĩ.. Trong số 64 liệt sĩ ấy, liệt sĩ là chiến sĩ đeo quân hàm binh nhất, binh nhì có 46 người. Tất cả họ đều rất trẻ độ tuổi mười tám, đôi mươi. Không ai có thể ngờ, những chàng trai tuổi xuân còn phơi phới, xung phong lên đường nhập ngũ giữa thời bình, lại có một ngày vĩnh viễn nằm lại trong lòng biển cả.

Mai Thắng

Nên xem

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

(LĐTĐ) Theo báo cáo của quận Long Biên, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), trên địa bàn quận Long Biên có hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ. Hiện công tác thu dọn, khắc phục hậu quả của bão số 3 đang được các lực lượng trên địa bàn quận triển khai quyết liệt, kịp thời.
Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

(LĐTĐ) Trong thời điểm cơn bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng Công an Thủ đô đã không quản ngại khó khăn, vất vả, nguy hiểm bám sát địa bàn ngay cả trong điều kiện thời tiết mưa gió lớn để bảo đảm an toàn cho nhân dân. Nhiều hình ảnh đẹp của lực lượng Công an Thành phố đã được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Ngày 8/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 12/CĐ-UBND về việc tập trung khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông điều phối lực lượng, phương tiện, thiết bị từ các tỉnh lân cận hỗ trợ cho các tỉnh chịu ảnh hưởng lớn của bão. Mục tiêu trong ngày 8/9 sẽ khôi phục thông tin liên lạc, đảm bảo mạng lưới viễn thông trên toàn bộ khu vực chịu ảnh hưởng của bão được hoạt động ổn định và an toàn.
Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

(LĐTĐ) Tối 8/9, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 18h cùng ngày, đơn vị đã huy động 100% quân số phối hợp với các lực lượng chức năng để dọn dẹp cây xanh, cột điện, biển quảng cáo... bị gãy đổ do cơn bão số 3 gây ra. Hiện tại, giao thông tại Thủ đô đã cơ bản thông suốt, sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại.
Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Triển khai công tác phòng, chống bão số 3, huyện Thạch Thất đã chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình diễn biến của cơn bão. Do có sự chủ động của Ban Thường vụ Huyện ủy, các cơ quan, đơn vị, nhân dân trên địa bàn huyện đã tập trung, khắc phục kịp thời, chủ động ứng phó, không để thiệt hại lớn xảy ra.

Tin khác

Khắc phục hậu quả sau bão, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

Khắc phục hậu quả sau bão, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn Hà Nội đã có mưa to, tập trung trong ngày và đêm 7/9, để lại hậu quả nặng nề về người và tài sản. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố đề nghị các địa phương, ban, ngành tập trung theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai, tổ chức trực ban nghiêm túc; chủ động, kịp thời triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và ảnh hưởng sau bão.
Tạm ngừng tiếp thu tàu bay tại 4 cảng hàng không do bão số 3

Tạm ngừng tiếp thu tàu bay tại 4 cảng hàng không do bão số 3

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) sắp đổ bộ vào Việt Nam có thể ảnh hưởng đến 240 chuyến bay nội địa và 70 chuyến bay quốc tế. Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) quyết định tạm ngừng khai thác 4 cảng hàng không nằm trong vùng ảnh hưởng của bão trong ngày 7/9.
Hùng tráng Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”

Hùng tráng Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”

(LĐTĐ) Tối 4/9, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”. Đây là hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 70 năm Ngày thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội (10/10/1954 - 10/10/2024).
TP.HCM: Hàng nghìn người đổ về trung tâm đón mừng Quốc khánh với màn pháo hoa rực rỡ

TP.HCM: Hàng nghìn người đổ về trung tâm đón mừng Quốc khánh với màn pháo hoa rực rỡ

(LĐTĐ) Tối 2/9, trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có một đêm sôi động khi hàng nghìn người dân từ khắp nơi đổ về khu vực trung tâm để vui chơi và chiêm ngưỡng màn pháo hoa rực rỡ chào mừng Quốc khánh 2/9.
Bà Rịa - Vũng Tàu thu về gần 300 tỷ đồng trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

Bà Rịa - Vũng Tàu thu về gần 300 tỷ đồng trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

(LĐTĐ) Bà Rịa – Vũng Tàu là điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, nhất là các ngày lễ, hội. Trong đó, riêng 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9 năm 2024 (từ ngày 31/8 – 2/9), doanh thu du lịch của địa phương này đã đạt gần 300 tỷ đồng.
Tiếp tục xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

Tiếp tục xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

(LĐTĐ) Đã 55 năm trôi qua kể từ ngày Bác kính yêu đi xa, nhưng những chỉ dạy, những lời dặn dò của Người vẫn luôn được các thế hệ người Việt Nam ghi nhớ và thực hiện, đặc biệt là bản Di chúc - một di sản vô giá, kết tinh tinh hoa tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người.
Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết: “Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”.
Khúc tráng ca bất tử của dân tộc Việt Nam

Khúc tráng ca bất tử của dân tộc Việt Nam

(LĐTĐ) Trong dòng chảy lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, có những khoảnh khắc đặc biệt, những lời tuyên ngôn như bản “thiên cổ hùng văn” về khẳng định chủ quyền hồn thiêng sông núi vang vọng suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trước quốc dân đồng bào vào sáng ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình có giá trị trường tồn cho muôn đời sau.
Từ mùa thu độc lập đến mùa thu đổi mới

Từ mùa thu độc lập đến mùa thu đổi mới

(LĐTĐ) Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình rực nắng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. 79 năm đã trôi qua, với sự nỗ lực không mệt mỏi của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, Thủ đô Hà Nội đã “thay da, đổi thịt”, xứng đáng là trung tâm chính trị, hành chính kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ của cả nước và đang tiếp tục vươn lên xứng tầm khu vực và quốc tế.
Đặc sắc, xúc động Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Lời Người để lại”

Đặc sắc, xúc động Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Lời Người để lại”

(LĐTĐ) Tại Quảng trường Ba Đình, tối 30/8, Ban Tuyên giáo Trung ương và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Lời Người để lại”, nhân kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm ngày mất của Người (2/9/1969 - 2/9/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động