Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Tiềm năng phát triển không gian sáng tạo bên bờ sông Hồng

(LĐTĐ) Sáng 24/11, tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm đã diễn ra Hội thảo "Đề án xây dựng công viên văn hóa cảnh quan Bãi Giữa sông Hồng: Tầm nhìn và giải pháp".
Phát triển công nghiệp văn hoá Thủ đô từ các không gian sáng tạo Chú trọng phát triển nguồn lực không gian sáng tạo văn hóa “Đánh thức” di sản văn hóa: Khơi thông dòng chảy sáng tạo

Hội thảo do Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội và Hội Kiến trúc sư Viêt Nam, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam, phối hợp với UN - Habitat cùng UBND 4 quận Hoàn Kiếm, Long Biên, Ba Đình, Tây Hồ tổ chức.

Tiềm năng phát triển không gian sáng tạo bên bờ sông Hồng
Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng phát biểu tại Hội thảo.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Đỗ Đình Hồng - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội nhấn mạnh, Hà Nội đang tập trung thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW 2021, Nghị quyết 15-NQ/TW 2022 của Bộ Chính trị; Chủ trương, chính sách, quyết định của Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; nhiều Nghị quyết của Thành ủy, chương trình hành động của UBND Thành phố, cho công cuộc phát triển quy hoạch - kiến trúc xứng đáng tầm vóc Thủ đô của đất nước.

Đặc biệt, Nghị quyết 15-NQ/TW 2022 của Bộ Chính trị nhấn mạnh việc coi nguồn lực văn hóa là nguồn lực mới để phát triển Thủ đô. Bên cạnh đó, Nghị quyết 12 của Chính phủ để hiện thực hóa Nghị quyết 15-NQ/TW 2022 có đưa ra vấn đề giao cho Hà Nội xây dựng không gian sáng tạo bên bờ sông Hồng.

Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/Ttg ngày 26/07/2011 đã xác định sông Hồng là trục không gian cảnh quan chủ đạo của Thủ đô.

Vì vậy, theo ông Đỗ Đình Hồng, đây là hội thảo vô cùng quan trọng nằm trong chuỗi sự kiện của Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 để hiện thực các chủ trương của Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội. Hội thảo tạo ra cơ hội tập hợp các ý tưởng của các nhà đầu tư, các thành tố khởi nghiệp, nhằm phát huy, phát triển các giá trị văn hoá - lịch sử trong hình thành mẫu mực các không gian và mô hình hoạt động sáng tạo toàn diện, không chỉ cho Hà Nội mà còn cho cả nước.

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Bá Nguyên - Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho hay, trước kia, có nhiều lý do khiến Hà Nội chưa khai thác được nhiều giá trị sông Hồng trong đó có vấn đề về đê điều. Trong các năm 1994 và 2006, có nhà đầu tư Singapore lựa chọn xây dựng trên mảnh đất ngoài đê ở An Dương và sự giúp đỡ của phía Hàn Quốc trong việc lập quy hoạch hai bên bờ sông Hồng nhưng đến nay do nhiều vướng mắc nên chưa triển khai thực hiện được.

“Hiện nay, thành phố Hà Nội đã tham gia Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đã được UBND Thành phố phê duyệt. Đây chính là điều kiện thuận lợi để phát triển sông Hồng thành trục cảnh quan quan trọng, đặc biệt là khu vực Bãi Giữa sông Hồng nhằm tạo lập không gian kiến trúc cảnh quan (trong đó có các không gian văn hóa sáng tạo và phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô)”, ông Nguyên nói.

Tuy nhiên, theo Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, việc sử dụng bãi sông phải đảm bảo các điều kiện: Không gây cản lũ, làm mất không gian chứa lũ; không ảnh hưởng tới dòng chảy hoặc bị nguy hiểm, mất an toàn; không gây tổn thất về người và tài sản khi có lũ lớn; không gây ô nhiễm môi trường, chất lượng nguồn nước; tuân thủ các quy định của Luật Đê điều.

Tiềm năng phát triển không gian sáng tạo bên bờ sông Hồng
Bãi Giữa sông Hồng hiện nay.

Chia sẻ quan điểm tại Hội thảo, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long nhận định, khu vực Bãi Giữa sông Hồng là một quỹ đất đáng quý từ thiên nhiên ban tặng cho Thủ đô, tương phản với không gian sống chật chội của khu vực nội thị. Đây cũng là không gian duy nhất còn lại để có thể tạo dựng một không gian công cộng Xanh, Sinh thái và Văn hóa đầy hấp dẫn cho cộng đồng và khách du lịch. Đặc biệt là được trải nghiệm một không gian mở của Hà Nội, nhìn ra sông, hướng tới không gian công viên xanh sinh thái trên mặt nước.

Còn theo Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến, trong các Đồ án Quy hoạch chung Thủ đô qua các thời kỳ, sông Hồng và các không gian Bãi Giữa, Bãi Bồi ven sông được xác định đóng vai trò là không gian xanh sinh thái đệm quan trọng của Thủ đô, là di sản thiên nhiên, trục cảnh quan thiên nhiên, trục giao thông đường thủy quan trọng kết nối khu vực nội đô cũ với các khu vực mới phát triển tại bắc sông Hồng, đảm bảo an toàn lũ, an ninh quốc phòng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Chủ tịch UBND quận Ba Đình cũng đề xuất các ý tưởng xây dựng Công viên sông Hồng. Cụ thể, công viên bao gồm: Khu vực đầu tư mới có phạm vi toàn bộ Bãi Giữa và khu vực ven sông; khu vực cải tạo chỉnh trang bao gồm khu dân cư tập trung bên ngoài đê thuộc các phường: Phúc Tân, Chương Dương (quận Hoàn Kiếm), Phúc Xá (quận Ba Đình), Tứ Liên, Quảng An, Nhật Tân (quận Tây Hồ) và Ngọc Thụy (quận Long Biên); cùng với đó là các yếu tố kiến trúc có giá trị cần được kết nối như cầu Long Biên, chợ Đồng Xuân, tháp nước Hàng Đậu… thuộc khu phố cổ, phố cũ.

Khu vực đầu tư mới nằm ở Bãi Giữa và ven sông Hồng được chia thành 3 phần chính, ngược theo “dòng thời gian - sông Hồng”, tương ứng các thời kỳ lịch sử: Khu vực quận Hoàn Kiếm - thời thị thành Phong kiến “trên bến dưới thuyền”; khu vực cầu Long Biên quận Long Biên, Ba Đình - thời kỳ cận hiện đại: Pháp thuộc và chiến tranh chống Pháp, Mỹ; khu vực quận Tây Hồ - thời đương đại: văn hoá, vui chơi giải trí kết hợp sinh thái… Khu vực cải tạo chỉnh trang cần tạo ra các trục kết nối về không gian - kết nối thị giác với khu vực phố cổ Hoàn Kiếm, phố cũ Ba Đình, khu vực đô thị mới của Tây Hồ và Long Biên.

Đồng thời, Chủ tịch UBND quận Ba Đình cũng đề xuất tạo dựng các quảng trường tại khu vực Bãi Giữa, tạo các điểm nhấn về không gian, về thị giác tại đây để kết nối với các điểm nhấn đô thị sẵn có như cầu Long Biên, chợ Đồng Xuân - chợ Long Biên, tháp nước Hàng Đậu.

Tại Hội thảo, các nhà lãnh đạo, các nhà chuyên môn giàu kinh nghiệm và tràn đầy ý tưởng sáng tạo, cùng cộng đồng cũng đã tham luận và bàn thảo những giải pháp quy hoạch, phát triển và quản lý khu vực Bãi Giữa và trục sông Hồng. Qua đó, biến Bãi Giữa trở thành một không gian đậm chất văn hóa, có ích và cuốn hút cộng đồng trong các hoạt động nghỉ ngơi giải trí, khả thi và góp phần khai thác dịch vụ, du lịch ngày càng hấp dẫn cho Hà Nội, cung cấp sản phẩm nông nghiệp sinh thái bền vững cho người dân...

Phương Bùi

Nên xem

Tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

Tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

(LĐTĐ) Các đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội cần tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh; chú trọng việc bảo đảm an toàn giao thông cho học sinh trong trường học và khu vực cổng trường, an toàn giao thông trên các xe đưa đón học sinh đến trường...
Tặng sách cho các em học sinh vùng bị thiên tai, lũ lụt

Tặng sách cho các em học sinh vùng bị thiên tai, lũ lụt

(LĐTĐ) Hưởng ứng lời kêu gọi của lãnh đạo thành phố Hà Nội, Ban Tổ chức Hội Sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024 về việc ủng hộ, tặng sách cho các Thư viện trường học tại các huyện ngoại thành Hà Nội bị ảnh hưởng bởi bão lụt, đến nay các đơn vị xuất bản trên địa bàn Thành phố đã nhiệt tình chung tay, góp sức ủng hộ với tổng số lượng 16.000 cuốn sách, vở, đồ dùng học tập các loại.
Lan tỏa văn hóa đọc để Hà Nội trở thành “Thủ đô" của sách và tri thức

Lan tỏa văn hóa đọc để Hà Nội trở thành “Thủ đô" của sách và tri thức

(LĐTĐ) Tối 27/9, Hội Sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình” đã chính thức khai mạc. Hội Sách không chỉ là sự kiện văn hóa, mà còn là cầu nối của tri thức, là nơi mà mỗi cuốn sách mang theo những câu chuyện, những ý tưởng và tri thức được chia sẻ rộng rãi.
Đã thực hiện 423 công trình, phần việc thanh niên trị giá gần 62 tỷ đồng

Đã thực hiện 423 công trình, phần việc thanh niên trị giá gần 62 tỷ đồng

(LĐTĐ) Tại chương trình tổng kết chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè năm 2024, chiều 27/9, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Tiến Hưng - Trưởng ban Chỉ đạo chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè cho biết, các hoạt động trong chiến dịch đã được triển khai rộng khắp. Sau 3 tháng, chiến dịch đã thu hút 132.834 tình nguyện viên tham gia.
Thực hiện xác thực sinh trắc học, số tài khoản nhận tiền lừa đảo giảm đáng kể

Thực hiện xác thực sinh trắc học, số tài khoản nhận tiền lừa đảo giảm đáng kể

(LĐTĐ) Theo Ngân hàng Nhà nước, số tài khoản nhận tiền lừa đảo trong tháng 8 giảm khoảng 72% so với trung bình 7 tháng đầu năm, khi chưa thực hiện xác thực sinh trắc học.
Liên tiếp phá kỷ lục, giá vàng liệu có còn tăng đến mức nào?

Liên tiếp phá kỷ lục, giá vàng liệu có còn tăng đến mức nào?

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước liên tiếp tăng thời gian gần đây, đặc biệt là vàng nhẫn. Nhiều nhà đầu tư quan tâm liệu đà tăng “nóng” có còn kéo dài?
Phổ biến quy định về xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ trong lĩnh vực báo chí

Phổ biến quy định về xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ trong lĩnh vực báo chí

(LĐTĐ) Chiều ngày 27/9, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức hội nghị phổ biến Thông tư số 05/2024/TT-BTTTT hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực báo chí thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ TT&TT.

Tin khác

Phố phường Hà Nội rực rỡ sắc màu chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Phố phường Hà Nội rực rỡ sắc màu chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Trung tâm Hà Nội đang khoác lên mình một diện mạo rực rỡ và trang trọng để chào đón kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Dọc các tuyến phố chính và khu vực phố đi bộ Hồ Gươm, cờ, hoa và hàng loạt pano, áp phích cỡ lớn được lắp đặt, mang những thông điệp ý nghĩa về sự kiện lịch sử trọng đại này.
Cuộc thi "Thanh âm Hà Nội": Vinh danh những sáng tác về Thủ đô nghìn năm văn hiến

Cuộc thi "Thanh âm Hà Nội": Vinh danh những sáng tác về Thủ đô nghìn năm văn hiến

(LĐTĐ) Chiều 26/9, tại Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Lễ trao giải thưởng và ra mắt ấn phẩm Cuộc thi sáng tác ca khúc “Thanh âm Hà Nội”. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà dự và trao giải.
Hoa hậu Ngọc Hân làm giám khảo cuộc thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường trong học đường

Hoa hậu Ngọc Hân làm giám khảo cuộc thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường trong học đường

(LĐTĐ) Hoa hậu Ngọc Hân kỳ vọng cuộc thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường trong học đường - chủ đề “Ngôi trường xanh” sẽ góp phần nâng cao tiềm thức của trẻ thơ về các hoạt động bảo vệ môi trường, lan tỏa lối sống xanh, có ích tới cộng đồng.
Tái hiện những ngày tiếp quản Thủ đô qua 200 tài liệu quý

Tái hiện những ngày tiếp quản Thủ đô qua 200 tài liệu quý

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), ngày 24/9, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã tổ chức sự kiện "Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia về Tiếp quản Thủ đô".
Viết cho tháng Chín

Viết cho tháng Chín

(LĐTĐ) Tháng Chín à, mỗi khi bạn tới, dường như mùa thu chạm ngõ Hà thành. Nắng đã đôi phần bớt gay gắt nhưng thi thoảng vẫn còn những cơn mưa sầm sập như trút nước. Khoảng lặng phút giao mùa giữa hạ và thu khiến lòng người đôi chút chông chênh. Với tôi, tháng Chín gắn với những ký ức thân thương...
"Giao lộ sáng tạo" kết nối quá khứ với tương lai

"Giao lộ sáng tạo" kết nối quá khứ với tương lai

(LĐTĐ) "Giao lộ sáng tạo" không chỉ đơn thuần là một khẩu hiệu, mà là triết lý xuyên suốt của lễ hội. Nó thể hiện tầm nhìn của Hà Nội trong việc kết nối quá khứ với hiện tại, truyền thống với hiện đại, và địa phương với toàn cầu.
Triển lãm ảnh "Hà Nội trong tôi": Hành trình 19 năm vươn mình bứt phá

Triển lãm ảnh "Hà Nội trong tôi": Hành trình 19 năm vươn mình bứt phá

(LĐTĐ) Triển lãm ảnh "Hà Nội trong tôi" đã trải qua một hành trình dài 19 năm, từ một "cuộc chơi" nhỏ của những nghệ sĩ nhiếp ảnh cao tuổi vào năm 2000, đến nay đã trở thành sự kiện văn hóa thường niên quan trọng của Thủ đô. Quy mô và chất lượng của Triển lãm ngày càng được nâng cao, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng và nghệ sĩ nhiếp ảnh.
Sôi nổi, hấp dẫn Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024

Sôi nổi, hấp dẫn Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 21/9 (tức 19/8 âm lịch), tại sân vận động Trung tâm quận Đồ Sơn diễn ra Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024. Tham dự Lễ hội có ông Lê Khắc Nam - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng; ông Lê Thanh Liêm - Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương trong, ngoài thành phố cùng hàng vạn người dân quận Đồ Sơn và du khách muôn phương.
Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Nhà khách Chính phủ (số 2 Lê Thạch, Hà Nội), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước - Bộ Nội vụ khai mạc Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Xem thêm
Phiên bản di động