Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Tỏa sáng Văn hóa - Du lịch Thủ đô

(LĐTĐ) Thủ đô Hà Nội đang trong tiến trình trở thành một đô thị hiện đại. Nhưng dù phát triển đến đâu, văn hóa vẫn luôn là điều tạo nên bản sắc Hà Nội. Cùng với đó, du lịch Hà Nội luôn gắn bó chặt chẽ với văn hóa Hà Nội, tạo nên một điểm đến kỳ lạ mà quyến rũ của đất nước và thế giới.
toa sang van hoa du lich thu do Chung tay xây dựng môi trường du lịch Thủ đô văn minh
toa sang van hoa du lich thu do Nâng tầm du lịch Thủ đô
toa sang van hoa du lich thu do Để Du lịch Thủ đô phát triển xứng tầm

Từ mùa thu năm Canh Tuất 1010 cho đến mùa Thu lịch sử năm 1954 và mùa Thu của hơn 30 năm đổi mới, dẫu có những bước thăng trầm, văn hóa Thăng Long - Hà Nội vẫn khiến bao thế hệ yêu mến, gìn giữ và bồi đắp. Đó chính là điều làm nên sức mạnh trường tồn của văn hóa Hà Nội.

toa sang van hoa du lich thu do

Thủ đô Hà Nội nằm trên trục của châu thổ hình tam giác do sông Hồng và các phụ lưu của nó tạo nên với đỉnh là Phú Thọ và cạnh đáy là đường biển Vịnh Bắc bộ. Địa thế “tiện hướng nhìn sông dựa núi” như vua Lý Công Uẩn viết trong “Chiếu dời đô”, đã quy tụ một mạng lưới đường bộ và sông ngòi lên rừng, xuống biển, ra Bắc, vào Nam dễ dàng. Với việc mở rộng địa giới hành chính lãnh thổ gồm cả xứ Đoài, giờ đây sông, ngòi, núi tạo nên bức tranh đặc sắc của môi trường tự nhiên không gian văn hoá Hà Nội mới. Môi trường tự nhiên ở đây luôn mang đậm chất lịch sử, văn hoá, nhất là ở khu vực Hồ Gươm, Hồ Tây của Thăng Long – Hà Nội và vùng đô thị Sơn Tây của xứ Đoài.

Theo tinh thần quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 đã được điều chỉnh và xem xét tổng thể không gian Hà Nội mới, thì thành phố trung tâm được xây dựng theo hướng mở rộng ra ngoại vi, bằng một hệ thống các khu công nghiệp mới và các đô thị hiện đại. Phần lớn các đô thị đều coi sông, hồ, núi như nguồn lợi thiên nhiên quý giá, để tạo môi trường sinh thái cho quá trình phát triển.

toa sang van hoa du lich thu do
Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Từ năm 1986 đến nay, đặc biệt là hiện nay, cơ cấu không gian đô thị Hà Nội mới đã và sẽ bao gồm thành phố trung tâm và các đô thị vệ tinh thuộc các tỉnh ráp ranh, hình thành vùng Thủ đô rộng lớn. Nếu không gian lãnh thổ truyền thống của Thăng Long – Hà Nội cơ bản dựa vào sông Tô Lịch, Hồ Gươm và vươn ra một bên bờ sông Hồng, thì không gian lãnh thổ của Hà Nội hiện đại, cơ bản soi mình bên hai bờ tả hữu sông Hồng, với một số điểm nhấn về môi trường thiên nhiên, như: Sông Tô Lịch, Hồ Tây, Hồ Gươm. Đây là một sự biến đổi, phát triển có kế thừa truyền thống “thành phố trong sông” của Thăng Long – Hà Nội. Thành phố trung tâm có thế “tựa núi” là các đô thị vệ tinh, như Sơn Tây, Hoà Lạc…

Từ khi trở thành kinh đô, văn hoá đô thị ở Hà Nội mới thực sự phát triển mạnh. Người Hà Nội lớp lớp kế tiếp nhau từ “tứ chiếng” tụ về, sống và hoạt động trong môi trường đô thị với những đặc trưng văn hoá đa quan hệ, đa phương tri thức, đa ngành nghề, đa phong cách văn hoá địa phương. Qua bao biến thiên của lịch sử, của chốn phồn hoa đô thị, Hà Nội vẫn định hình được những nếp sống thanh lịch trong văn hoá đô thị của mình.

Nói đến Hà Nội, người ta nghĩ ngay tới một thành phố với 36 phố phường mang đậm nét văn hóa cổ xưa, là nơi lưu giữ nhiều lịch sử Việt có giá trị văn hóa truyền thống. Bên cạnh đó Hà Nội còn là thành phố vì hòa bình được UNESCO công nhận. Sau khi được hoàn toàn giải phóng, Hà Nội đã tìm cho mình hướng đi tương đối toàn diện và có mặt phát triển bền vững, tích cực khôi phục phát triển kinh tế, khắc phục mọi khó khăn sau chiến tranh để lại.

Sau 65 năm hoàn toàn giải phóng (10/10/1954 - 10/10/2019), ngày nay Thủ đô Hà Nội từng bước phát triển kinh tế, có vị trí quan trọng, là nơi tiếp giáp với nhiều đầu mối giao thông trong và ngoài thành phố và nằm trong vùng ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm các tỉnh phía Bắc. Các công trình đô thị ngày càng nhiều, nhà cửa được xây, đường xá khang trang hơn, các khu phố được quy hoạch lại. Tất cả đã tạo nên diện mạo mới cho Thủ đô ngàn năm văn hiến, từ đó tạo ra nét đặc sắc hiếm thấy ở Hà Nội. Bên cạnh đó, Hà Nội là một trong những thành phố có số lượng di tích rất lớn vẫn còn được lưu giữ, bảo tồn và phát huy tốt giá trị, mang đậm nét văn hóa cổ xưa, giúp Hà Nội trở thành nơi phát triển kinh tế du lịch mỗi năm.

toa sang van hoa du lich thu do
Du khách thăm quan Đền Ngọc Sơn

Du lịch Hà Nội gắn bó mật thiết với văn hóa Hà Nội trong mọi khía cạnh. Khách du lịch đến Hà Nội để thưởng thức văn hóa Hà Nội là chính. Cũng như đất nước, Hà Nội nhiều năm chìm trong khói lửa chiến tranh, người ta không ai nhắc đến du lịch Hà Nội. Sau chiến thắng lịch sử và giải phóng Thủ đô năm 1954, Hà Nội lại tập trung vào công cuộc ổn định và tái thiết, du lịch Thủ đô sau chiến tranh vẫn còn bỏ ngỏ. Nhưng có lẽ, ít ai ngờ rằng, sau những năm tháng thăng trầm cùng lịch sử, Hà Nội đã được bồi đắp lên một dáng vẻ đậm dấu ấn của thời gian, khiến cho Hà Nội trở thành một điểm đến kỳ lạ, cuốn hút mà say đắm.

Thủ đô Hà Nội hơn 1.000 năm tuổi khiến du khách khắp mọi nơi trên thế giới ấn tượng bởi nét đẹp cổ kính và trầm mặc. Nếu dạo bước trong lòng Hà Nội, không khó để du khách bắt gặp những ngôi nhà, cây cầu được xây theo lối kiến trúc Pháp nằm đan xen hài hòa với các công trình kiến trúc hiện đại.

Với gần 6.000 di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn, Hà Nội là một Thủ đô đặc biệt khi khơi gợi sự tò mò muốn tìm hiểu của du khách về các chương trình văn hóa nghệ thuật truyền thống, đồng thời đem đến cho họ những cảm nhận rõ nhất về sự biến chuyển của lịch sử, thời gian như: Đền Ngọc Sơn, Hoàng thành Thăng Long, Chùa Một Cột, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Thăng Long tứ trấn (đền Bạch Mã, đền Voi Phục, đền Kim Liên, đền Quán Thánh)… Ngoài ra, Hà Nội còn có các làng nghề với tiềm năng để phát triển du lịch như: Lụa Vạn Phúc, gốm Bát Tràng, thêu Quất Động, mây tre đan Phú Vinh, sơn mài Hạ Thái, tạc tượng Sơn Đồng...

Cùng với đó, Hà Nội có gần 2.400 di tích được xếp hạng. Ngoài các di sản thế giới và di sản tư liệu thế giới, Hà Nội có 11 di tích quốc gia đặc biệt, hơn 1.100 di tích cấp quốc gia và hơn 1.200 di tích cấp thành phố. Mỗi di tích đều hàm chứa những nét đẹp truyền thống của người dân Việt Nam, đó là tính hướng thiện, lòng yêu nước và tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh những người có công với đất nước.

Trải qua quá trình vận động và phát triển, du lịch Thủ đô đã và đang đạt được nhiều thành tựu, xứng đáng là một điểm đến được các website du lịch hàng đầu trên thế giới nhiều lần đánh giá cao, bầu chọn là điểm đến an toàn, hấp dẫn.

Sau 65 năm ngày giải phóng, ngành du lịch Thủ đô đã khẳng định vai trò, vị trí là ngành kinh tế lớn, tốc độ tăng trưởng ổn định, quy mô hoạt động ngày càng mở rộng, đóng góp có hiệu quả vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố.

Tính đến hết tháng 9/2019, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội ước đạt 4,7 triệu lượt khách, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước; khách du lịch nội địa ước đạt 16,8 triệu lượt khách, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, tổng thu từ khách du lịch ước đạt 74.736 tỷ đồng, tăng 30,9% so với cùng kỳ. Sở Du lịch Hà Nội thông tin: Từ ngày 16/9 - 20/10, Hà Nội đã vinh dự là một trong 19 ứng cử viên hạng mục “Điểm đến thành phố hàng đầu Thế giới 2019” (World’s Leading City Destination) để bình chọn của giải thưởng World. Giải thưởng World Travel Awards (WTA) là giải thưởng có uy tín nhất của Du lịch Thế giới, được ví như “Giải Oscar của ngành công nghiệp du lịch” được sáng lập vào năm 1993. Đến nay, sau 26 năm tổ chức, giải World Travel Awards đã được công nhận trên toàn thế giới bởi sự tham gia của hơn 200 quốc gia với một mạng lưới các đối tác truyền thông trên toàn cầu thu hút hơn 1,7 triệu người đọc và 90 triệu người xem truyền hình hàng tháng. Ông Trần Đức Hải, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội đánh giá, đây chính là cơ hội để Thủ đô Hà Nội quảng bá hình ảnh về lịch sử và con người Hà Nội - Việt Nam.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

(LĐTĐ) Báo game bài uy tín Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới”.
Phẫu thuật vi phẫu cứu sống bệnh nhân bị ung thư lưỡi

Phẫu thuật vi phẫu cứu sống bệnh nhân bị ung thư lưỡi

(LĐTĐ) Đau lưỡi lâu ngày và tự uống thuốc không đỡ, bệnh nhân đi khám và được phát hiện ung thư bờ lưỡi nguy hiểm. Để điều trị, phương pháp tối ưu là cắt bỏ toàn bộ vị trí khối u và các vùng có liên quan, sau đó tạo hình lưỡi bằng vạt vi phẫu.
Đảm bảo an toàn đối với thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão, lũ

Đảm bảo an toàn đối với thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão, lũ

(LĐTĐ) Vừa qua, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đưa ra khuyến cáo người dân về việc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với hàng cứu trợ người dân vùng bão lũ.
Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội tặng quà Trung thu cho con công nhân game bài uy tín

Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội tặng quà Trung thu cho con công nhân game bài uy tín

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Trung thu, ngày 16/9, Phó Chủ tịch Liên đoàn game bài uy tín (LĐLĐ) thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy đã đến thăm, trao quà cho công nhân game bài uy tín có hoàn cảnh khó khăn và con công nhân game bài uy tín đang làm việc tại Khu công nghiệp Quang Minh.
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu gặp vướng về giải phóng mặt bằng và vật liệu xây dựng

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu gặp vướng về giải phóng mặt bằng và vật liệu xây dựng

(LĐTĐ) Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu hiện đang gặp khó và có nguy cơ chậm tiến độ do vướng công tác giải phóng mặt bằng và thiếu vật liệu xây dựng.
Ngày 16/9: Thông luồng đường thủy qua cầu Long Biên - Chương Dương

Ngày 16/9: Thông luồng đường thủy qua cầu Long Biên - Chương Dương

(LĐTĐ) Từ 11h ngày 16/9, các phương tiện tham gia giao thông đường thuỷ nội địa khu vực luồng qua khoang thông thuyền cụm cầu Long Biên - Chương Dương, có lý trình đường thủy nội địa từ Km181+000 đến Km184+500 sông Hồng, sẽ được phép lưu thông.
3 lý do để chờ đợi iPhone 17 Air

3 lý do để chờ đợi iPhone 17 Air

(LĐTĐ) Apple vừa công bố dòng sản phẩm iPhone 16 và 16 Pro hoàn toàn mới. Đơn đặt hàng trước gần như đã mở, nghĩa là bây giờ là lúc đưa ra quyết định mua hàng. Bạn nên nâng cấp hay đợi thêm một năm nữa? Hãy để tôi đưa ra ba lý do để chờ đến khi iPhone 17 Air ra mắt vào năm sau.

Tin khác

Festival Thu Hà Nội 2024 lùi thời gian tổ chức do mưa lũ

Festival Thu Hà Nội 2024 lùi thời gian tổ chức do mưa lũ

(LĐTĐ) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội (HPA) vừa thông báo về việc tạm hoãn tổ chức Festival Thu Hà Nội 2024 do tình hình mưa lũ phức tạp ở miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Theo đó, sự kiện dự kiến diễn ra từ ngày 12 đến 15/9 sẽ được dời sang ngày 19 - 22/9 tại khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm.
Nghệ An: Doanh thu du lịch ước đạt 635 tỷ đồng trong dịp lễ 2/9

Nghệ An: Doanh thu du lịch ước đạt 635 tỷ đồng trong dịp lễ 2/9

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Sở Du lịch Nghệ An, trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, tỉnh Nghệ An đón và phục vụ khoảng 320.000 nghìn lượt khách du lịch, tổng doanh thu ước đạt trên 635 tỷ đồng.
Cả nước đón 3 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 2/9

Cả nước đón 3 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024 vừa khép lại với những kết quả đáng khích lệ cho ngành Du lịch Việt Nam. Trong 4 ngày nghỉ (31/8 đến 3/9), cả nước đã đón tiếp khoảng 3 triệu lượt khách du lịch, đánh dấu mức tăng trưởng ấn tượng 20% so với cùng kỳ năm 2023. Đây được coi là cao điểm cuối cùng trong mùa du lịch hè 2024, mở ra triển vọng tươi sáng cho ngành Du lịch trong những tháng cuối năm.
Việt Nam lần thứ 6 được bình chọn là "Điểm đến hàng đầu châu Á"

Việt Nam lần thứ 6 được bình chọn là "Điểm đến hàng đầu châu Á"

(LĐTĐ) Tối ngày 3/9, tại thủ đô Manila, Philippines đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) khu vực châu Á và châu Đại Dương lần thứ 31. Tại sự kiện được mệnh danh là "Oscar của Du lịch thế giới" năm nay, Việt Nam một lần nữa khẳng định vị thế của mình trên bản đồ du lịch quốc tế.
Doanh thu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đạt gần 65 tỷ đồng trong ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

Doanh thu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đạt gần 65 tỷ đồng trong ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

(LĐTĐ) Lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024 được nghỉ 4 ngày liên tục, từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9, nên lượng hành khách đổ về điểm du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu tăng cao. Trong ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9, doanh thu du lịch của địa phương này đạt gần 65 tỷ đồng.
Du khách nước ngoài hào hứng check-in Cầu Vàng rực đỏ Quốc kỳ Việt Nam dịp 2/9

Du khách nước ngoài hào hứng check-in Cầu Vàng rực đỏ Quốc kỳ Việt Nam dịp 2/9

(LĐTĐ) Nhân dịp Quốc khánh 2/9, khu du lịch Sun World Ba Na Hills không chỉ phủ kín Cầu Vàng bằng những lá cờ Tổ quốc đỏ thắm, mà còn tạo hình nhiều món ăn.
Hà Nội tặng 28.000 suất quà cho du khách đến viếng Lăng Bác dịp 2/9

Hà Nội tặng 28.000 suất quà cho du khách đến viếng Lăng Bác dịp 2/9

(LĐTĐ) Ngày 2/9, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho du khách đến thăm Lăng Bác nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2024) và Quốc khánh 2/9 (2/9/1945 - 2/9/2024).
4.500 du khách Ấn Độ và câu chuyện quảng bá du lịch Việt Nam

4.500 du khách Ấn Độ và câu chuyện quảng bá du lịch Việt Nam

(LĐTĐ) Trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đang phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, ngành du lịch nổi lên như một điểm sáng đầy tiềm năng. Minh chứng rõ nét nhất là sự kiện "Star Club" do Tập đoàn Sun Pharmaceutical Industries Limited - công ty dược phẩm lớn nhất Ấn Độ - tổ chức tại Hà Nội vừa qua, với sự tham gia của 4.500 nhân viên xuất sắc.
Trong 8 tháng, Hà Nội đón gần 19 triệu lượt khách du lịch

Trong 8 tháng, Hà Nội đón gần 19 triệu lượt khách du lịch

(LĐTĐ) Sở Du lịch Hà Nội cho biết, 8 tháng qua, ngành Du lịch Thủ đô đã đón được gần 19 triệu lượt khách, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu ước đạt 73.261 tỷ đồng, tăng 19,2%.
20 địa điểm du lịch 2/9 hấp dẫn từ Bắc vào Nam

20 địa điểm du lịch 2/9 hấp dẫn từ Bắc vào Nam

(LĐTĐ) Kỳ nghỉ lễ 2/9 là dịp lý tưởng để khám phá 20 địa điểm du lịch nổi bật từ Bắc vào Nam, như Sa Pa, Hà Nội, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Đà Lạt, Phú Quốc và Sài Gòn.
Xem thêm
Phiên bản di động