Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

TP.HCM: Thu hồi "đất vàng" 33 Nguyễn Du

(LĐTĐ) Sau khi Thanh tra Chính phủ có kết luận chỉ ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng về quản lý đất đai, thế chấp quyền sử dụng đất, đồng thời Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực đưa vụ việc vào diện chỉ đạo, theo dõi; Uỷ ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã có quyết định thu hồi 6.274,5m2 khu đất số 33 Nguyễn Du và số 34-36-42 Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Công khai, minh bạch trong thu hồi đất Sửa Luật Đất đai: Tìm ra phương pháp xác định giá đất phù hợp, chính xác Sớm hoàn thiện chính sách pháp luật về đấu giá tài sản sau vụ đấu giá đất Thủ Thiêm

Niêm yết quyết định thu hồi đất

Theo đó, UBND TP.HCM quyết định thu hồi 6.274,5m2 đất thuộc thửa số 6, tờ bản đồ số 17, bộ địa chính phường Bến Nghé, quận 1 do Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Xây dựng Việt Hân Sài Gòn (Công ty Việt Hân Sài Gòn) nhận chuyển nhượng từ Tổng công ty Lương thực miền Nam - Công ty TNHH một thành viên (Vinafood 2), nay là Tổng công ty Lương thực miền Nam - Công ty cổ phần.

UBND TP.HCM giao Chủ tịch UBND phường Bến Nghé có trách nhiệm giao quyết định này cho Công ty Việt Hân Sài Gòn, trường hợp công ty này không nhận quyết định (hoặc vắng mặt) thì lập biên bản, niêm yết quyết định này tại trụ sở UBND phường, tại nơi sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư theo quy định.

TP.HCM: Thu hồi
Khu đất "vàng" số 33 Nguyễn Du và 34-36-42 Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM bỏ hoang, hiện đang làm bãi giữ xe.

Công ty Việt Hân Sài Gòn phải thực hiện bàn giao diện tích đất thu hồi cho Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.HCM để quản lý theo quy định pháp luật. Đồng thời, phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính về đất đai và các nghĩa vụ tài chính khác.

Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.HCM có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các sở ban ngành, đơn vị liên quan thực hiện thủ tục tiếp nhận, quản lý khu đất thu hồi theo quy định pháp luật. Trung tâm này có trách nhiệm đề xuất phương án sử dụng đất, trình Sở Tài nguyên và Môi trường để tham mưu cho UBND TP.HCM.

Ngoài ra, UBND TP.HCM giao cho UBND quận 1 thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng, quy hoạch đối với khu đất nêu trên, kịp thời xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.

Hàng loạt sai phạm nghiêm trọng

Tại khu đất số 33 Nguyễn Du và số 34-36-42 Chu Mạnh Trinh, trong báo cáo Kết luận số 2099/BC-TTCP, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng về quản lý đất công, thế chấp tín dụng bằng quyền sử dụng đất. Cụ thể, là vi phạm có dấu hiệu gây thất thoát, thiệt hại tài sản Nhà nước, lập hồ sơ dự án đầu tư khống và lợi dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở của 4 cơ sở nhà đất để thế chấp vay tiền của các tổ chức tín dụng...

Vinafood 2 đã thoái vốn và chuyển nhượng 20% vốn góp tại Công ty Việt Hân Sài Gòn và quyền sử dụng 4 cơ sở nhà đất cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại quảng cáo xây dựng Việt Hân (gọi tắt là Công ty Việt Hân) là không đúng quy định pháp luật, trái ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 1647/TTg-KTN ngày 15/9/2015.

Trong Kết luận số 2099/BC-TTCP, Thanh tra Chính phủ cũng nêu rõ việc quản lý, sử dụng 4 cơ sở nhà đất trên có thiếu sót, không thống nhất một đầu mối, quản lý chồng chéo, không chặt chẽ. Cùng một lúc có 2 chủ thể cùng quản lý các cơ sở nhà, đất nói trên là UBND TP.HCM và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong khi đó, chủ thể trực tiếp sử dụng 4 cơ sở nhà đất trên là 34 hộ dân nguyên là cán bộ, nhân viên làm việc cho Vinafood 2.

Đồng thời, 4 tòa nhà cao tầng và các công trình khác tại địa chỉ 42 đường Chu Mạnh Trinh đã bị tháo dỡ, đập phá không phép để làm bãi giữ xe ô tô nhưng không cơ quan nào quản lý. Vinafood 2 đã 4 lần làm trái ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, không thực hiện lập lại phương án sắp xếp lại 4 cơ sở nhà, đất; không lựa chọn được đối tác bảo đảm đủ năng lực thực hiện dự án; thực hiện thoái vốn không chặt chẽ; không thực hiện lập phương án bồi thường, hỗ trợ di dời 34 hộ dân. Hiện, vẫn còn 30/34 hộ dân vẫn đang trực tiếp sử dụng các cơ sở nhà, đất trên với 150 nhân khẩu, trong đó có 5 hộ đã nhận tiền hỗ trợ, di dời.

Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ hàng loạt sai phạm khác từ tháng 1/2016 đến nay, như việc 4 lần Vinafood 2 chuyển nhượng vốn góp trong Công ty Việt Hân Sài Gòn là công ty con của Công ty Việt Hân; lợi dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BB971073 (cấp cho Công ty Việt Hân Sài Gòn) để vay vốn ngân hàng.

Theo đó, Vinafood 2 được UBND TP.HCM cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (số BB971073 ngày 11/9/2010) có mục đích: Đất cơ sở sản xuất kinh doanh (khách sạn, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại). Sau đó, Vinafood 2 hợp tác với Công ty Việt Hân thành lập Công ty Việt Hân Sài Gòn để thực hiện dự án. Trong đó, Vinafood 2 góp 20% và Công ty Việt Hân góp 80% để thực hiện dự án cụm khách sạn cao cấp, cao ốc văn phòng và thương mại cho thuê.

Trong quá trình thực hiện dự án, tháng 12/2015, Vinafood 2 chuyển nhượng toàn bộ cổ phần vốn góp cho đối tác. Sau đó, khu đất được cập nhật biến động với việc đổi tên Vinafood 2 trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất thành tên Công ty Việt Hân Sài Gòn.

Tiếp đến, năm 2016, Công ty Việt Hân Sài Gòn có sự thay đổi chủ sở hữu, gồm 2 thành viên góp vốn, đó là Công ty cổ phần Bất động sản Mùa Đông (góp 99%) và Công ty Việt Hân (góp 1%). Sau đó, các chủ hữu mới đã dùng cụm nhà đất số 34-36, 42 Chu Mạnh Trinh và số 33 Nguyễn Du thế chấp Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM.

Để tránh thất thoát tài sản Nhà nước, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND TP.HCM chỉ đạo Sở Tư pháp Thành phố chỉ đạo và giám sát Phòng Công chứng số 7 khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền đề nghị tuyên bố Văn bản công chứng 28355 công chứng “Hợp đồng góp vốn và chuyển nhượng quyền sử dụng đất” giữa Vinafood 2 với Công ty Việt Hân Sài Gòn là vô hiệu; chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký đất đai Thành phố thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BB971073 và thu hồi 4 cơ sở nhà, đất tại các địa chỉ 33 đường Nguyễn Du, 34-36-42 đường Chu Mạnh Trinh để quản lý, khai thác, sử dụng đúng pháp luật.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND TP.HCM chỉ đạo Công an Thành phố kiểm tra việc phá dỡ tài sản Nhà nước tại số 42 đường Chu Mạnh Trinh, xác định giá trị thiệt hại tài sản Nhà nước, trách nhiệm bồi thường và hình thức xử lý theo quy đinh pháp luật; chỉ đạo Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố xác minh làm rõ việc các bên liên quan gian lận thuế thu nhập cá nhân bằng cách chuyển nhượng lòng vòng qua cá nhân để hưởng thuế suất 0,1% đối với hoạt động chuyển nhượng vốn góp trong Công ty Việt Hân Sài Gòn.

"Làm xiếc" trên đất công

Tại dự án 33 Nguyễn Du, 34-36-42 Chu Mạnh Trinh, Thanh tra Chính phủ chỉ rõ việc Vinafood 2, Công ty Việt Hân Sài Gòn không triển khai dự án mà sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho 4 công ty thành viên vay ngân hàng.

Cụ thể, vào tháng 12/2014, Vinafood 2 ký hợp đồng vay Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) 850 tỷ đồng và được giải ngân hơn 518 tỷ đồng (vào tháng 3/2015). Đến tháng 12/2015, Vinafood 2 đã trả hết nợ gốc và lãi vay gần 550 tỷ đồng.

Lần thứ 2, vào tháng 4/2016, ông Đinh Trường Chinh, đại diện pháp luật của Công ty Việt Hân Sài Gòn ký hợp đồng thế chấp không số với Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho Công ty cổ phần Bất động sản Mùa Đông (mua 99% vốn góp của Công ty Việt Hân Sài Gòn) và đã được MSB đã giải ngân 1.683 tỷ đồng. Đến tháng 1/2017, Công ty cổ phần Bất động sản Mùa Đông đã trả hết nợ gốc và lãi.

Lần thứ 3, bà Trương Thị Cẩm Giang, Chủ tịch Hội đồng Thành viên của Công ty Việt Hân Sài Gòn ký hợp đồng thế chấp với Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ vay cho 9 hồ sơ khách hàng tại dự án được lập khống trên chính khu đất nói trên và đã được giải ngân hơn 5.801 tỷ đồng. Đến tháng 8/2017, Công ty Việt Hân Sài Gòn đã trả hết nợ gốc và lãi vay của 7 hợp đồng và đến tháng 4/2018 trả hết gốc và lãi của 2 hợp đồng còn lại.

Lần thứ 4, bà Trương Thị Cẩm Giang tiếp tục ký hợp đồng thế chấp tài sản vay từ Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Chi nhánh Củ Chi để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho 7 hồ sơ khách hàng vay vốn và đã được giải ngân hơn 5.371 tỷ đồng. Đến tháng 8/2018, ngân hàng giải ngân và 1 năm sau, Công ty Việt Hân Sài Gòn đã trả hết nợ gốc và lãi.

Lần thứ 5, bà Trương Thị Cẩm Giang tiếp tục dùng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của 4 cơ sở, nhà đất tại 33 Nguyễn Du, 34-36-42 Chu Mạnh Trinh ký hợp đồng thế chấp vay Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch và được giải ngân hơn 6.308 tỷ đồng. Số tiền này đã giải ngân trong cùng một ngày 28/8/2018 cho 7 hồ sơ vay.

* Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước thanh tra toàn diện hoạt động cấp tín dụng trong giai đoạn từ năm 2013 đến nay và các khoản vay liên quan đến việc sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BB971073 của 4 cơ sở nhà đất nói trên.

Xuân Tình - Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

Tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

(LĐTĐ) Các đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội cần tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh; chú trọng việc bảo đảm an toàn giao thông cho học sinh trong trường học và khu vực cổng trường, an toàn giao thông trên các xe đưa đón học sinh đến trường...
Tặng sách cho các em học sinh vùng bị thiên tai, lũ lụt

Tặng sách cho các em học sinh vùng bị thiên tai, lũ lụt

(LĐTĐ) Hưởng ứng lời kêu gọi của lãnh đạo thành phố Hà Nội, Ban Tổ chức Hội Sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024 về việc ủng hộ, tặng sách cho các Thư viện trường học tại các huyện ngoại thành Hà Nội bị ảnh hưởng bởi bão lụt, đến nay các đơn vị xuất bản trên địa bàn Thành phố đã nhiệt tình chung tay, góp sức ủng hộ với tổng số lượng 16.000 cuốn sách, vở, đồ dùng học tập các loại.
Lan tỏa văn hóa đọc để Hà Nội trở thành “Thủ đô" của sách và tri thức

Lan tỏa văn hóa đọc để Hà Nội trở thành “Thủ đô" của sách và tri thức

(LĐTĐ) Tối 27/9, Hội Sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình” đã chính thức khai mạc. Hội Sách không chỉ là sự kiện văn hóa, mà còn là cầu nối của tri thức, là nơi mà mỗi cuốn sách mang theo những câu chuyện, những ý tưởng và tri thức được chia sẻ rộng rãi.
Đã thực hiện 423 công trình, phần việc thanh niên trị giá gần 62 tỷ đồng

Đã thực hiện 423 công trình, phần việc thanh niên trị giá gần 62 tỷ đồng

(LĐTĐ) Tại chương trình tổng kết chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè năm 2024, chiều 27/9, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Tiến Hưng - Trưởng ban Chỉ đạo chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè cho biết, các hoạt động trong chiến dịch đã được triển khai rộng khắp. Sau 3 tháng, chiến dịch đã thu hút 132.834 tình nguyện viên tham gia.
Thực hiện xác thực sinh trắc học, số tài khoản nhận tiền lừa đảo giảm đáng kể

Thực hiện xác thực sinh trắc học, số tài khoản nhận tiền lừa đảo giảm đáng kể

(LĐTĐ) Theo Ngân hàng Nhà nước, số tài khoản nhận tiền lừa đảo trong tháng 8 giảm khoảng 72% so với trung bình 7 tháng đầu năm, khi chưa thực hiện xác thực sinh trắc học.
Liên tiếp phá kỷ lục, giá vàng liệu có còn tăng đến mức nào?

Liên tiếp phá kỷ lục, giá vàng liệu có còn tăng đến mức nào?

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước liên tiếp tăng thời gian gần đây, đặc biệt là vàng nhẫn. Nhiều nhà đầu tư quan tâm liệu đà tăng “nóng” có còn kéo dài?
Phổ biến quy định về xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ trong lĩnh vực báo chí

Phổ biến quy định về xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ trong lĩnh vực báo chí

(LĐTĐ) Chiều ngày 27/9, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức hội nghị phổ biến Thông tư số 05/2024/TT-BTTTT hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực báo chí thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ TT&TT.

Tin khác

Xem xét thu hồi 4.200m2 bán đảo hồ Đống Đa phục vụ dự án cải tạo hồ

Xem xét thu hồi 4.200m2 bán đảo hồ Đống Đa phục vụ dự án cải tạo hồ

(LĐTĐ) Quận Đống Đa dự kiến thu hồi 4.200m2 diện tích bán đảo hồ Đống Đa để tạo không gian mở và điểm nhấn kiến trúc trong dự án cải tạo hồ.
Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

(LĐTĐ) Sau thời gian dài, vướng mắc về cấp phép xây dựng, công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã được tháo gỡ.
Chung cư và “phép thử” trong cơn bão

Chung cư và “phép thử” trong cơn bão

(LĐTĐ) Căn hộ chung cư là một phần không thể thiếu của các khu đô thị lớn, tuy nhiên đi đôi với sự bùng nổ của loại hình nhà ở này là câu chuyện về kiểm soát chất lượng. Những hình ảnh được chia sẻ rộng rãi sau cơn bão số 3 vừa qua cho thấy rõ việc thi công không đảm bảo quy trình, làm việc thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư một số dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

(LĐTĐ) Trong quá trình lập quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, đã xuất hiện nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc về không gian ngầm và việc cấp giấy phép xây dựng đối với công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

(LĐTĐ) Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản về việc phối hợp triển khai các biện pháp khắc phục, giải toả cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 trên địa bàn Thành phố.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngay sau khi bão số 3 đi qua, quận Hà Đông đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương, tổ dân phố tập trung lực lượng ứng trực và hỗ trợ người dân kịp thời khắc phục các hậu quả sau bão.
Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

(LĐTĐ) Bão số 3 với hình thái thời tiết và thiên tai bất lợi đã gây nhiều hư hại đến hệ thống cây xanh của Thành phố, ngay sau khi bão tan, trong sáng ngày 8/9, lực lượng chức năng các địa phương đã khẩn trương xử lý tình trạng cây xanh gãy đổ, đảm bảo an toàn giao thông.
Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, ngành Công an đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, trong đó 8 tháng năm 2024 đã giải quyết 476.993 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, đạt tỷ lệ 99,01%.
Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

(LĐTĐ) Tính đến trưa 7/9, các sự cố cây gãy đổ do bão số 3 gây ra đã được địa phương của Hà Nội xử lý kịp thời, không gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn. Các xí nghiệp thoát nước cũng đã triển khai lực lượng ứng trực tại các điểm tiềm ẩn úng ngập trên địa bàn.
Xem thêm
Phiên bản di động