Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Triển khai Chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới: Gấp rút chuẩn bị

Tròn một năm nữa là triển khai Chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới đối với lớp 1. Trong bối cảnh quy mô học sinh ngày càng tăng, việc chuẩn bị cơ sở vật chất để học sinh có đủ chỗ học 2 buổi/ngày và bảo đảm sĩ số theo quy định của Điều lệ trường học là vấn đề “nóng” với ngành Giáo dục Thủ đô, đòi hỏi phải có lộ trình ngay từ bây giờ.
trien khai chuong trinh sach giao khoa pho thong moi gap rut chuan bi Thành lập 9 Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa lớp 1
trien khai chuong trinh sach giao khoa pho thong moi gap rut chuan bi Phải có sách giáo khoa tốt nhất cho chương trình giáo dục phổ thông mới
trien khai chuong trinh sach giao khoa pho thong moi gap rut chuan bi Sẽ công bố các chỉ báo tiêu chuẩn thẩm định sách giáo khoa lớp 1

Áp lực về sự gia tăng học sinh

Theo Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về điều chỉnh lộ trình thực hiện Chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới, từ năm học 2020-2021, Chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới sẽ chính thức được áp dụng với tất cả học sinh lớp 1 trên cả nước.

trien khai chuong trinh sach giao khoa pho thong moi gap rut chuan bi
Mặc dù thành phố đã ưu tiên vốn đầu tư cơ sở vật chất nhưng một số trường vẫn gặp khó khăn do quy mô học sinh tăng mạnh. Ảnh: Thái Hiền

Một trong những yêu cầu quan trọng của việc triển khai Chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới là phải bảo đảm mỗi lớp có một phòng học để học sinh học 2 buổi/ngày hoặc tối thiểu 6 buổi/tuần với sĩ số 35 học sinh/lớp. Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện cơ sở vật chất của hầu hết địa phương còn thiếu. Cả nước hiện có 80% số học sinh được học 2 buổi/ngày, tỷ lệ phòng học kiên cố mới đạt 75%.

Quy định về cơ sở vật chất để triển khai Chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới đang là một thách thức không nhỏ với Hà Nội, bởi quy mô học sinh tăng mạnh. Trong những năm gần đây, Hà Nội luôn đối mặt với việc quá tải học sinh. Trong khi Điều lệ trường tiểu học quy định mỗi lớp không quá 35 học sinh, thì quận Cầu Giấy có sĩ số bình quân là 56 học sinh/lớp; tỷ lệ này ở quận Thanh Xuân là 57 học sinh/lớp; quận Hoàng Mai 51 học sinh/lớp; quận Hà Đông 50 học sinh/lớp…

Theo ông Lê Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tình trạng sĩ số học sinh/lớp cao, nhiều trường học quá tải do tốc độ tăng dân số cơ học quá nhanh, chủ yếu tại các quận: Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Đống Đa… Từ năm 2008 đến năm 2018, dù số trường xây mới của Hà Nội đã vượt 38% kế hoạch, nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ.

Nhiều trường học ở khu vực ngoại thành cũng gặp khó khăn về cơ sở vật chất. Bà Nguyễn Kim Oanh, Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Xuyên cho biết: Toàn huyện có gần 50.000 học sinh với hơn 100 trường học. Mặc dù được Ủy ban nhân dân huyện quan tâm đầu tư kinh phí, song do mạng lưới trường lớn, nhiều trường học đã xuống cấp, nên cơ sở vật chất của các trường trên địa bàn còn thiếu thốn. Ở cấp tiểu học vẫn còn một số trường có tới 5 điểm lẻ, mỗi điểm cách nhau 5-6km.

Đây cũng là tình trạng chung của các huyện: Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa… Theo Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ba Vì Phùng Ngọc Oanh, toàn huyện có 113 trường, trong đó cấp tiểu học có 35 trường, thì nhiều trường có điểm lẻ và phòng học cấp 4. Do ngân sách địa phương hạn chế, việc huy động xã hội hóa lại khó khăn, nên đầu tư cho giáo dục còn khiêm tốn.

Chung sức gỡ khó

Năm học 2019-2020, toàn thành phố thành lập và xây mới được 77 trường học; sửa chữa, nâng cấp 427 trường. Tỷ lệ học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày của Hà Nội đã đạt gần 95%, song vẫn chưa đồng đều ở các địa bàn. Ưu tiên đầu tư xây dựng trường, lớp cho cấp tiểu học để đáp ứng tốt các điều kiện thực hiện Chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới vào năm học 2020-2021 đang là mục tiêu của nhiều địa phương.

trien khai chuong trinh sach giao khoa pho thong moi gap rut chuan bi
Hà Nội đang nỗ lực đầu tư cơ sở vật chất cho cấp tiểu học để bảo đảm các điều kiện tốt nhất cho việc triển khai Chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới. Ảnh: Minh Đức

Đã từng là “điểm nóng” trong tuyển sinh đầu cấp, ngành Giáo dục quận Hoàng Mai đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để giảm tải. Bà Phạm Đàm Thục Hạnh, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàng Mai cho biết, ngoài việc tích cực tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận điều chỉnh, bổ sung mạng lưới trường học để đáp ứng sự gia tăng về quy mô học sinh, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận cũng đang rà soát quy mô các trường ở một số địa bàn có tốc độ phát triển dân số nhanh để có lộ trình giảm tải.

Từ nay đến năm 2020, quận sẽ mở rộng diện tích của một số trường và xây mới thêm 1 trường tiểu học để tách Trường Tiểu học Vĩnh Hưng, do quy mô đã quá lớn.

Trong khi đó, theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng Vũ Văn Hoạt, căn cứ vào tốc độ gia tăng dân số trên địa bàn, quận đã xây dựng quy hoạch mạng lưới trường học của từng phường và tập trung vào những phường đông dân cư, có nhiều khu chung cư như: Vĩnh Tuy, Minh Khai…

Trong năm học 2019-2020, quận sẽ ưu tiên kinh phí để đầu tư cơ sở vật chất cho cấp tiểu học, đặc biệt là với lớp 1 - lớp đầu tiên thực hiện Chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới.

Huyện Đông Anh cũng đang nỗ lực tập trung nguồn lực đầu tư cho cấp tiểu học, bảo đảm 100% học sinh được học 2 buổi/ngày. Bà Dương Thị Sáu, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đông Anh cho biết, phòng đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện rà soát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất hiện có của các trường học, từ đó xác định lộ trình đầu tư, cải tạo.

Riêng cấp tiểu học, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã tham mưu cho huyện đầu tư xây dựng, thành lập mới 8 trường tiểu học với mục tiêu hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm học 2020-2021.

Để đáp ứng các yêu cầu triển khai Chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho rằng, ngay từ bây giờ, hiệu trưởng các trường cần căn cứ vào quy mô học sinh lớp 1 của năm học 2020-2021, tính toán số phòng học cần bổ sung để phòng giáo dục và đào tạo tham mưu cho chính quyền địa phương có giải pháp đầu tư theo lộ trình.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố có cơ chế, chính sách hỗ trợ các đơn vị khó khăn, nhằm bảo đảm để mọi học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày với điều kiện tốt nhất vào năm học 2020-2021...

Theo Thống Nhất/ hanoimoi.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bà Nguyễn Phương Hằng ra tù do được giảm án, không phải đặc xá

Bà Nguyễn Phương Hằng ra tù do được giảm án, không phải đặc xá

(LĐTĐ) Việc bà Nguyễn Phương Hằng ra tù là kết quả của quá trình xét duyệt giảm án, dựa trên các đề xuất từ trại giam về quá trình chấp hành án và cải tạo tốt của phạm nhân.
Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 20/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.167 VND - tăng 16 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,64 - giảm 0,38 điểm.
Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

(LĐTĐ) Ảnh hưởng của mưa, lũ từ hoàn lưu cơn bão số 3, cùng với nước sông Hồng dâng cao, vùng trồng hoa đào hàng trăm ha của người dân 2 phường Nhật Tân, Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã gần như mất trắng.
Giá vàng hôm nay (20/9): Giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (20/9): Giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (20/9), giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh, trong khi đó, vàng miếng trong nước được điều chỉnh giảm nhẹ.
Đội tuyển Việt Nam rơi xuống vị trí 116 trên bảng xếp hạng FIFA

Đội tuyển Việt Nam rơi xuống vị trí 116 trên bảng xếp hạng FIFA

(LĐTĐ) Theo bảng xếp hạng (BXH) tháng 9/2024 mới được FIFA công bố, đội tuyển Việt Nam tụt một bậc so với tháng trước và xếp ở vị trí 116 thế giới.
Tăng tiện ích từ "số hóa" thẻ vé giao thông: Đặt hành khách vào vị trí trung tâm

Tăng tiện ích từ "số hóa" thẻ vé giao thông: Đặt hành khách vào vị trí trung tâm

(LĐTĐ) Hà Nội đã khai trương thẻ vé ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng và sắp tới là triển khai hình thức thẻ ảo offline dành cho khách hàng. Việc "số hóa" thẻ vé giao thông trong bối cảnh chuyển đổi số sẽ trực tiếp nâng cao quyền lợi của người tiêu dùng, giúp hành khách tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại để nhận và dán tem vé tháng.
Bình Dương: Phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Bình Dương: Phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/9, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo thông tin về hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gắn với các hoạt động quảng bá Top 1 ICF (Diễn đàn cộng đồng thông minh thế giới).

Tin khác

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (19/9), toàn thành phố Hà Nội còn 26 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp trở lại, chủ yếu ở huyện Chương Mỹ.
Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

(LĐTĐ) Để bảo đảm duy trì việc học cho tất cả học sinh và hoàn thành chương trình năm học theo kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

(LĐTĐ) Để chủ động ứng phó với bão số 4, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT một số tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; trực ban 24/24 giờ; thường xuyên cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ và chính quyền địa phương để có phương án ứng phó kịp thời.
Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

(LĐTĐ) Trước những thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản mà nhiều địa phương đang gặp phải, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang triển khai các hoạt động quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo... để gửi về vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

(LĐTĐ) Hàng trăm suất quà đã được Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội gửi tới học sinh một số trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây và huyện Quốc Oai bị ngập lụt do ảnh hưởng của bão số 3.
Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục căn cứ mức độ thiệt hại của người dân, xem xét, quyết định hỗ trợ học phí, không thu học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo thẩm quyền và các quy định của pháp luật hiện hành để chia sẻ, hỗ trợ phụ huynh và học sinh, đặc biệt đối với học sinh vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, thiên tai.
Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Để tiếp tục hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ sớm ổn định việc học tập, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện việc miễn, giảm học phí và có các chế độ hỗ trợ tài chính phù hợp với hoàn cảnh của từng sinh viên.
Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đến truờng học trực tiếp trở lại, giảm 2 trường so với hôm qua.
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

(LĐTĐ) 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 3 trường chuyên biệt của thành phố Hà Nội (Trường Tiểu học Bình Minh, Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn và Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu) đã được nhận quà nhân dịp Tết Trung thu.
Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

(LĐTĐ) Những ngày qua, ngành Giáo dục đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp ứng phó và khắc phục nhằm ổn định lại hoạt động dạy - học tại các địa phương bị ảnh hưởng do bão, chỉ cho học sinh đến trường khi bảo đảm an toàn.
Xem thêm
Phiên bản di động