Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Tư lệnh ngành Giáo dục nói điều gì với sinh viên?

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2018 - 2023, chiều 11/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ cùng lãnh đạo một số bộ, ngành đã có cuộc đối thoại với các đại biểu tham dự đại hội.  
bo truong phung xuan nha doi thoai voi sinh vien Tăng cường đối thoại để giải quyết các vụ việc
bo truong phung xuan nha doi thoai voi sinh vien Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân
bo truong phung xuan nha doi thoai voi sinh vien Đối thoại nắm bắt ý kiến, nguyện vọng của người dân

Để sinh viên được thể hiện chính kiến

Trả lời câu hỏi của sinh viên về các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc giảng dạy các môn lý luận chính trị trong trường đại học, giúp sinh viên hứng thú học tập và có bản lĩnh chính trị vững vàng hơn, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, thực tế các môn giáo dục lý luận chính trị thường khô khan, khó tiếp thu, vì vậy, muốn dạy và học tốt các môn học này, nội dung và phương pháp là rất quan trọng.

Bộ GD&ĐT nhận thấy đây là những vấn đề phải đổi mới và đã tham mưu cho Chính phủ, các ban của Đảng, đặc biệt là Ban Tuyên giáo Trung ương đổi mới trước hết từ nội dung.

Thực tế hiện nay, ở một số trường hay một số giáo viên khi giảng dạy vẫn chủ yếu dựa vào lý luận chung dẫn đến sinh viên nhàm chán. Do vậy, nội dung phải thay đổi mạnh, lý luận phải gắn với thực tiễn, gắn với những bài học kinh nghiệm trong thực tiễn, có như vậy mới hấp dẫn được sinh viên. Phương pháp dạy các môn lý luận chính trị cũng phải đổi mới theo hướng linh hoạt.

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, chính các em sinh viên, tuy tuổi chưa nhiều nhưng có nhiều thông tin, chính kiến, thậm chí có những thông tin rất rộng, nhiều chiều, nhìn nhận về vấn đề một cách phản biện, tích cực. Nếu để cho các em được trao đổi, được thể hiện chính kiến, bài học sẽ rất tốt. Bên cạnh đó, kiểm tra, đánh giá cũng phải thay đổi, chứ không phải chỉ yêu cầu học đúng, trúng những gì thầy cô giảng hay trong giáo trình mà hãy cho các em được thể hiện quan điểm của bản thân.

bo truong phung xuan nha doi thoai voi sinh vien
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cùng lãnh đạo một số bộ, ngành đối thoại với sinh viên. (Ảnh: Bộ GD&ĐT)

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết thêm, hiện nay, Bộ GD&ĐT đang thí điểm đổi mới dạy các môn lý luận chính trị, từ thí điểm này sẽ rút kinh nghiệm và mở rộng, áp dụng cho các trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Thực tế, qua thời gian thí điểm dạy một số chuyên đề, đã nhận thấy có sự hào hứng tham gia của sinh viên. “Chỉ khi nào các bạn sinh viên thấy mình thực sự liên quan đến vấn đề đang học và được có ý kiến về những vấn đề đó thì buổi học sẽ tốt hơn” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.

Nghiên cứu khoa học cần trở thành động lực thực sự của sinh viên

Về câu hỏi của sinh viên trước thực tế việc nghiên cứu khoa học trong nhà trường của sinh sinh viên thường chỉ kéo dài đến khi ra trường, thiếu sự kết nối để tạo ra những sản phẩm nghiên cứu cụ thể đóng góp cho xã hội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT khẳng định, nghiên cứu khoa học cùng với đào tạo nhân lực và chuyển giao trí thức là 3 trụ cột rất quan trọng của các cơ sở giáo dục đại học. Trong đó nghiên cứu khoa học trong các nhà trường luôn được đề cao. Đây là cũng là một trong những chỉ số quyết định thứ hạng trường đại học và ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, đồng thời kết nối nhà trường với doanh nghiệp và cộng đồng

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học cũng như chủ trương trong các Nghị quyết, trường đại học được thành lập các doanh nghiệp. Đây là doanh nghiệp khoa học công nghệ, các starup, các vườn ươm, là nơi kết nối giữa sinh viên, giáo viên, những người ý tưởng với doanh nghiệp để tạo ra những sản phẩm, chuyển từ ý tưởng thành sản phẩm, thậm chí đầu tư cho những nghiên cứu đỉnh cao.

Như vậy có thể thấy, động lực để cho các trường đại học, các sinh viên nghiên cứu là có, vấn đề là tổ chức thực hiện như thế nào.

Trả lời câu hỏi có nên giao cho sinh viên làm chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học? Bộ trưởng Bộ GD&ĐT khẳng định là nên, nhưng theo các cách khác nhau. Trong các đề tài nghiên cứu luôn có các cấu phần, sinh viên giỏi hoàn toàn có thể làm chủ các những cấu phần đó.

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, không nhất thiết phải theo hướng giao sinh viên chủ nhiệm đề tài mà giao nhiệm vụ gắn với sản phẩm. Hoặc giao nhiệm vụ và sinh viên trong nhóm kết hợp với doanh nghiệp, dưới sự bảo trợ của các thầy hay sự bảo trợ của tổ chức, doanh nghiệp để thực hiện. Sinh viên phải là lực lượng nghiên cứu chứ không phải tập sự nghiên cứu. “Tôi đánh giá cao nghiên cứu của các bạn vì nhiều ý tưởng trở thành hiện thực, thậm chí là hàng hóa. Sẽ thành lập nhóm nghiên cứu không chỉ kết nối trong trường đại học mà với quốc tế, để ra những sản phẩm, để bán được, từ đó mới có môi trường tốt để sinh viên theo đuổi và kết nối thực sự, tìm thấy sự sáng tạo bền vững và khởi nghiệp được” – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết.

Về thực trạng không ít nghiên cứu của sinh viên dù có ý tưởng mới nhưng không được quan tâm hay để trong ngăn kéo, Bộ trưởng nhấn mạnh, tất nhiên là có nguyên nhân do không có điều kiện nhưng rõ ràng là muốn đi đến cùng thì người nghiên cứu thực sự phải gắn với vấn đề họ theo đuổi. Đối với nghiên cứu khoa học, để đến kết quả, thậm chí đỉnh cao đòi hỏi thời gian dài và nhiều công sức.

“Chỉ khi nào việc nghiên cứu khoa học là động lực thực sự của sinh viên và sinh viên theo đuổi vì đam mê chứ không phải chỉ để lấy điểm hay thành tích thi đua thì nghiên cứu đó sẽ kéo dài, kể cả khi các em đã ra trường” - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chia sẻ.

Sinh viên phải được “nhúng mình” vào hoạt động thực tế

Đặt câu hỏi với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, một sinh viên đến từ Bình Định cho biết, có một thực tế là sinh viên hiện nay yếu về kỹ năng thực hành, một số đơn vị không muốn nhận học sinh vào thực tập, kiến tập, tham quan trao đổi các dây chuyền công nghệ mới. Sinh viên kỹ thuật học nặng lý thuyết, ít thực hành dẫn đến sau khi ra tường mất thời gian khá lâu dể học kỹ năng cần thiết phục vụ công việc. Bộ trưởng đã có tham mưu cho Chính phủ giúp sinh viên hoàn thiện kỹ năng này hơn?

Trả lời cho câu hỏi này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, sinh viên yếu về thực hành, việc đào tạo chưa sát với sử dụng là thực tế phổ biến trong các trường đại học của chúng ta hiện nay. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực của chúng ta chưa đạt được như mong muốn.

bo truong phung xuan nha doi thoai voi sinh vien
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trả lời câu hỏi của sinh viên. (Ảnh: Bộ GD&ĐT)

Trên thực tế khâu dự báo thị trường của chúng ta còn yếu, bản thân các trường đại học nói chung khi đào tạo cũng cũng chưa thực sự quan tâm tới nhu cầu của thị trường, ít nhất là thị trường trong vòng 4 - 5 năm, mà chủ yếu đào tạo theo năng lực mình có.

Ngay trong quá trình tuyển sinh cũng chủ yếu quảng bá về năng lực đào tạo mà thiếu hàm lượng thông tin dự báo thị trường, có những ngành hiện tại có thể đang “hót” nhưng 4 - 5 năm sau không còn “hót” nữa và ngược lại, những ngành hiện tại tưởng chừng không được xã hội quan tâm thì sau một thời gian xã hội lại cần. Do vậy, việc dự đoán được nhu cầu dài hạn, từ đó đưa ra được yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thiết kế được chương trình giảng dạy phù hợp là rất cần thiết.

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc sinh viên đi thực tập tại các doanh nghiệp gặp khó khăn: Thứ nhất là doanh nghiệp có quy trình làm việc, vì vậy sinh viên thực tập khó được giao công việc trong các quy trình này. Thứ hai chương trình sinh viên học so với thực tiễn còn khoảng cách, do vậy khi sinh viên đến doanh nghiệp chưa thể cập ngay được vào công việc, thậm chí còn ngại ngần tự ti khi được giao việc và thứ ba là từ chính bản thân sinh viên. Một số em vẫn coi thời gian thực tập như một phần phải hoàn thành của quá trình học mà chưa coi đó là thời gian để được nhúng mình vào thực tế, điều đó làm cho doanh nghiệp không mặn mà trao truyền cho các em những kinh nghiệm thực tiễn.

Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các trường khi mở ngành phải rất chú trọng dự báo nhu cầu của thị trường. 3 yếu tố nhà trường - doanh nghiệp - người học phải kết nối với nhau trên nguyên tắc cân bằng. Chúng ta phải nhìn nhận rõ, các trường đại học phải có trách nhiệm trong thiết kế chương trình và có trách nhiệm với người học. Nếu không làm được điều đó, các trường cũng sẽ dần không có người học. Các trường đại học phải thay đổi, các thầy cô cũng phải thay đổi để bám sát với thực tiễn.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, năm 2017, Bộ GD&ĐT đã thí điểm 2 mô hình đào tạo gắn nhà trường với doanh nghiệp ở lĩnh vực công nghệ thông tin và du lịch. Theo đó, khoảng thời gian đào tạo ngoài nhà trường chiếm tới 30-50% số tín chỉ.

Các trường đại học liên kết với các doanh nghiệp cùng đào tạo, đào tạo thông qua thực tiễn, các tín chỉ được hình thành thông qua thực tiễn, sinh viên được nhúng mình vào hoạt động của doanh nghiệp ngay từ trên ghế nhà trường. Có như thế, những sản phẩm sau khi ra trường mới đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.

P.T

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bí thư Quận ủy Hoàng Mai trực tiếp chỉ đạo công tác di dời người dân đến nơi an toàn

Bí thư Quận ủy Hoàng Mai trực tiếp chỉ đạo công tác di dời người dân đến nơi an toàn

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ, tối 10/9, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Hoàng Mai Nguyễn Xuân Linh đã trực tiếp đi chỉ đạo công tác di dời người dân ở những vùng có nguy cơ ngập lụt đến các địa điểm an toàn trên địa bàn quận.
Quận Bắc Từ Liêm di dời hơn 1.000 hộ dân vùng ngập úng tới nơi an toàn

Quận Bắc Từ Liêm di dời hơn 1.000 hộ dân vùng ngập úng tới nơi an toàn

(LĐTĐ) Chiều ngày 10/9, quận Bắc Từ Liêm đã di dời hơn 1.000 hộ dân ở vùng ảnh hưởng của ngập úng tới nơi an toàn, đồng thời yêu cầu các đơn vị, phường chủ động kịp thời chuẩn bị nhu yếu phẩm cho người dân sơ tán.
Hoàn thành di dời 276 hộ dân khu vực bờ vở sông Hồng, phường Phúc Xá

Hoàn thành di dời 276 hộ dân khu vực bờ vở sông Hồng, phường Phúc Xá

(LĐTĐ) Đến 22h ngày 10/9, quận Ba Đình đã hoàn thành di dời 276 hộ dân với 1.059 nhân khẩu dọc bờ vở sông Hồng, thuộc phường Phúc Xá.
Thanh Trì: Lực lượng cơ động và nhân dân căng mình đắp đê ngăn lũ

Thanh Trì: Lực lượng cơ động và nhân dân căng mình đắp đê ngăn lũ

(LĐTĐ) Chiều nay (10/9), do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài nên một số đoạn đê thuộc thôn Đại Áng, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì (Hà Nội) nước dâng cao, có nguy cơ bị tràn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân. Để kịp thời ứng phó với thiên tai, các lực lượng cơ động và dân quân đã tích cực phối hợp với nhân dân địa phương dầm mưa đắp đê ngăn lũ.
Linh hoạt các phương án đảm bảo thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân sau bão lũ

Linh hoạt các phương án đảm bảo thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân sau bão lũ

(LĐTĐ) Nhằm tiếp tục đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) sau bão số 3 (Yagi), BHXH Việt Nam tiếp tục chỉ đạo cơ quan BHXH các cấp phối hợp chặt chẽ với các cơ sở y tế, cử cán bộ thường trực tại cơ sở khám chữa bệnh để giải quyết ngay những khó khăn vướng mắc, có phương án linh hoạt để đảm bảo đầy đủ thuốc, vật tư y tế phục vụ khám chữa bệnh cho người dân.
Hà Nội: Nước sông Hồng dâng cao, người dân hối hả sơ tán trong đêm

Hà Nội: Nước sông Hồng dâng cao, người dân hối hả sơ tán trong đêm

(LĐTĐ) Ngày 10/9, nước sông Hồng dâng cao nhanh, gây ngập lụt, cuộc sống tại các khu dân cư ven sông trên địa bàn Hà Nội bị đảo lộn. Trong đêm 10/9, khi nước dâng cao hơn, nhiều người dân hối hả, tất bật sơ tán tài sản, gia súc, gia cầm tới nơi an toàn.
Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

(LĐTĐ) Chiều 10/9, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đi kiểm tra tại tuyến đê Bối, xã Tự Nhiên và đê sông Nhuệ, thôn Phú Lương, xã Tân Minh (huyện Thường Tín).

Tin khác

Người dân tại các khu vực ngập lụt có thể tới ở tạm trong trường học

Người dân tại các khu vực ngập lụt có thể tới ở tạm trong trường học

(LĐTĐ) Trong sáng 10/9, nhiều trường học tại quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã đón người dân tại các khu vực ngập lụt tới ở tạm trong nhà đa năng, phòng họp của trường.
Bộ Y tế phát động ủng hộ người game bài uy tín
 ngành Y tế bị thiệt hại do bão số 3

Bộ Y tế phát động ủng hộ người game bài uy tín ngành Y tế bị thiệt hại do bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 10/9, tại Bộ Y tế, Công đoàn Bộ Y tế phối hợp Bộ Y tế đã tổ chức lễ phát động quyên góp, ủng hộ đoàn viên game bài uy tín ngành Y tế bị thiệt hại do bão số 3 (Yagi).
Đảm bảo điều kiện an toàn, vệ sinh môi trường trước khi đón học sinh trở lại trường

Đảm bảo điều kiện an toàn, vệ sinh môi trường trước khi đón học sinh trở lại trường

(LĐTĐ) Để nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đảm bảo cung cấp kịp thời các nhu yếu phẩm và trang thiết bị dạy học cần thiết cho các cơ sở giáo dục bị ảnh hưởng; tổ chức hỗ trợ tâm lý cho giáo viên và học sinh bị ảnh hưởng bởi bão...
Hội Nhà báo Việt Nam kêu gọi ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão lũ

Hội Nhà báo Việt Nam kêu gọi ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão lũ

(LĐTĐ) Để phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”, Hội Nhà báo Việt Nam kêu gọi các cấp Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí ủng hộ tài chính, nhu yếu phẩm thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp hoặc hỗ trợ trực tiếp cho đồng bào các địa phương bị ảnh hưởng.
Công an Hà Nội phát động ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Công an Hà Nội phát động ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 10/9, Công an thành phố Hà Nội tổ chức Lễ phát động ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ. Đến dự buổi lễ phát động có đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội; Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an Thành phố, chủ trì buổi lễ.
Linh hoạt hình thức dạy học ứng phó diễn biến phức tạp của thời tiết

Linh hoạt hình thức dạy học ứng phó diễn biến phức tạp của thời tiết

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã linh hoạt hình thức tổ chức dạy học nhằm bảo đảm an toàn cho học sinh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh.
Không để xảy ra bất kỳ sai phạm nào về khoản thu đầu năm học tại Thành phố Hồ Chí Minh

Không để xảy ra bất kỳ sai phạm nào về khoản thu đầu năm học tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Các khoản thu đầu năm học phải được nhà trường công bố bằng văn bản tới phụ huynh, không để xảy ra bất kỳ trường hợp sai phạm nào về việc thực hiện các khoản thu gây dư luận không tốt đối với ngành giáo dục tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Thanh niên Nghệ An hỗ trợ người dân Hải Phòng khắc phục hậu quả sau bão số 3

Thanh niên Nghệ An hỗ trợ người dân Hải Phòng khắc phục hậu quả sau bão số 3

(LĐTĐ) Tối 9/9, 100 thanh niên tình nguyện Nghệ An đã lên đường đến Hải Phòng để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sau bão số 3.
Number 1 Soya Canxi khẳng định sức hút sau gần 3 năm ra mắt phiên bản mới

Number 1 Soya Canxi khẳng định sức hút sau gần 3 năm ra mắt phiên bản mới

(LĐTĐ) Hơn 2 thập kỷ đồng hành cùng người tiêu dùng Việt và gần 3 năm ra mắt phiên bản mới, Number 1 Soya Canxi vẫn duy trì sức hút, đặc biệt đối với khách hàng là nữ giới. Bên cạnh sự tiện lợi đáp ứng nhanh nhu cầu của người tiêu dùng, nguyên liệu và công nghệ là hai yếu tố góp phần khẳng định sự khác biệt của Soya Canxi so với các sản phẩm cùng phân khúc.
Trường học phải bảo đảm an toàn tuyệt đối mới tổ chức dạy học trực tiếp

Trường học phải bảo đảm an toàn tuyệt đối mới tổ chức dạy học trực tiếp

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các đơn vị, nhà trường thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và các thông tin cảnh báo liên quan; rà soát toàn bộ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cùng các điều kiện khác với tinh thần phải bảo đảm tuyệt đối an toàn mới được tổ chức dạy học trực tiếp.
Xem thêm
Phiên bản di động