Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Tự mua thuốc kháng sinh điều trị Covid-19: Hiểm họa khôn lường

(LĐTĐ) Hiện nay, nhiều F0 điều trị tại nhà chỉ có triệu chứng nhẹ như ho, sốt, sổ mũi... nhưng lại tự mua và uống kháng sinh dù đây là thuốc kê theo đơn. Theo các chuyên gia y tế, việc lạm dụng thuốc kháng sinh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tăng chi phí điều trị và về lâu dài có thể khiến người bệnh đối mặt với tình trạng kháng thuốc kháng sinh vô cùng nghiêm trọng.
Phát hiện cơ sở thu mua 3.030 sản phẩm “hỗ trợ điều trị Covid-19” trôi nổi trên mạng Thuốc Molnupiravir điều trị Covid-19: Một số nhà thuốc bán “chui”, mạng xã hội rao bán công khai

Triệu chứng nhẹ cũng dùng kháng sinh

Bộ Y tế cho biết, thời gian gần đây, số ca mắc Covid-19 trong cả nước liên tục gia tăng. Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 162.819 ca/ngày. Riêng trong ngày 13/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 166.968 ca nhiễm mới. Cùng với số ca mắc tăng cao, số F0 điều trị tại nhà cũng tăng mạnh tại nhiều địa phương. Đơn cử, tại Hà Nội, tính đến hết ngày 12/3, Thành phố có 559.646 ca dương tính đang điều trị, theo dõi. Trong đó, có 554.801 người theo dõi cách ly tại nhà (chiếm hơn 99%); 471 người cách ly tại cơ sở thu dung, điều trị của Thành phố và của các quận, huyện, thị xã.

Tự mua thuốc kháng sinh điều trị Covid-19: Hiểm họa khôn lường
Bác sĩ Đinh Thế Tiến thăm khám cho bệnh nhân hậu Covid-19.

Trước thực trạng số ca F0 đang tăng nhanh tại Hà Nội và nguy cơ lây lan của biến thể Omicron, nhiều người dân đã tự ý tìm mua tích trữ và tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là kháng sinh. Tuy nhiên, việc dùng sai thuốc không chữa được bệnh, thậm chí sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng. Theo bác sĩ Đinh Thế Tiến (Khoa Nội tổng hợp- Bệnh viện Đa khoa Đức Giang) đang tư vấn cho nhiều F0 điều trị tại nhà. Khi xem túi thuốc điều trị Covid-19 của nhiều F0, bác sĩ tá hỏa khi thấy tình trạng sử dụng kháng sinh bừa bãi. “Đa phần các túi thuốc được bệnh nhân gửi đến nhờ bác sĩ tư vấn đều có kháng sinh. Nhiều hiệu thuốc bán thuốc kê đơn, mặc kệ tình trạng người bệnh như thế nào…” bác sĩ Tiến cho biết.

Còn theo bác sĩ Đỗ Anh, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai: Trong tâm lý hoang mang khi có F0 điều trị tại nhà, nhiều gia đình tìm kiếm thông tin từ trên mạng xã hội, đồng nghiệp, người thân, phác đồ của Bộ Y tế, đồng thời chuẩn bị rất nhiều thuốc điều trị tại nhà. Nhiều gia đình sưu tầm các đơn thuốc cho F0 kể cả người lớn và trẻ con có tới 11 thuốc. Trong 11 thuốc, có khoảng 5-6 thuốc là nằm trong danh mục phác đồ điều trị của Bộ Y tế (gói thuốc A, B, C), thì bao gồm ít nhất 1 loại kháng sinh, thậm chí có đơn có tới 2 loại kháng sinh kết hợp với nhau…

Hiện nay có nhiều đơn thuốc điều trị Covid-19 khác nhau được chia sẻ, lan truyền trên mạng xã hội, trong đó có kháng sinh, kháng viêm, kháng vi rút… do đó nhiều người vừa có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 đã ra hiệu thuốc mua thuốc theo “đơn mẫu” về uống. Các chuyên gia y tế khuyến cáo đây là điều vô cùng nguy hiểm. Bệnh nhân F0 không nên hoang mang, cần khai báo y tế để được tư vấn về chuyên môn trong chăm sóc và điều trị để nhanh khỏi bệnh.

Hiện nay có nhiều đơn thuốc điều trị Covid-19 khác nhau được chia sẻ, lan truyền trên mạng xã hội, trong đó có kháng sinh, kháng viêm, kháng vi rút… do đó nhiều người vừa có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 đã ra hiệu thuốc mua thuốc theo “đơn mẫu” về uống. Các chuyên gia y tế khuyến cáo đây là điều vô cùng nguy hiểm. Bệnh nhân F0 không nên hoang mang, cần khai báo y tế để được tư vấn về chuyên môn trong chăm sóc và điều trị để nhanh khỏi bệnh.

“Khi được bệnh nhân cung cấp cho đơn thuốc đã sử dụng như vậy, thì người bác sĩ tư vấn, hỗ trợ F0 tại nhà như tôi cảm thấy rất lo lắng. Trong quá trình hỗ trợ F0 nhi điều trị tại nhà qua mạng, chỉ có số ít người thân của trẻ gọi điện nhờ tư vấn và tôi chỉnh thuốc cho các cháu nhưng con số đó không nhiều, đa phần người bệnh dùng thuốc được 2-3 ngày rồi mới gọi điện nhờ hỗ trợ như vậy rất nguy hiểm”, bác sĩ Đỗ Anh thông tin.

Thậm chí, theo các chuyên gia y tế, có người bệnh Covid-19 chưa triệu chứng gì cũng tự ý mua kháng sinh về dùng. Phổ biến nhất là người bệnh ra các hàng thuốc và được người bán tư vấn hoặc dùng theo các đơn thuốc truyền tay trên mạng. Không chỉ dùng cho người lớn, phụ huynh cũng tự lên đơn thuốc cho trẻ em theo các phương thức trên.

Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Thực tế thăm khám, điều trị và tư vấn cho nhiều bệnh nhân nhi, bác sĩ Đỗ Anh nhận thấy, nhiều gia đình, trẻ F0 ngày thứ nhất, tới ngày thứ hai đã sử dụng kháng sinh; hoặc xin bác sĩ kê thuốc kháng sinh. “Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, bởi kháng sinh chỉ có vai trò điều trị vi khuẩn, hoàn toàn không có vai trò trong điều trị bệnh. Kháng sinh chỉ có thể dùng điều trị bội nhiễm khi trẻ mắc Covid-19. Khi có bội nhiễm viêm họng, viêm thanh quản, viêm phổi, hoặc nhiễm khuẩn tiêu hóa mới sử dụng đến kháng sinh cho trẻ”, bác sĩ Đỗ Anh phân tích.

Đồng quan điểm trên, bác sĩ Tiến thông tin: Hiện nay, tình trạng các đơn thuốc được truyền nhau trên mạng và sử dụng thuốc không hợp lý rất đáng báo động, Đặc biệt là kê kháng sinh bừa bãi. Trong khi, sử dụng kháng sinh không điều trị được vi rút SARS- CoV-2 và việc kê kháng sinh thường quy là sai chỉ định. “Người uống có nguy cơ kháng kháng sinh, dị ứng, tăng men gan, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi nhiều hơn do sử dụng sai thuốc. Đặc biệt đáng báo động, việc lạm dụng kháng sinh dẫn tới tình trạng kháng kháng sinh”- bác sĩ Tiến nhấn mạnh.

Tự mua thuốc kháng sinh điều trị Covid-19: Hiểm họa khôn lường
Túi thuốc bệnh nhân F0 gửi tới bác sĩ Đinh Thế Tiến nhờ tư vấn có nhiều loại kháng sinh không nên sử dụng.

Bên cạnh đó, việc lạm dụng kháng sinh cũng là một trong những nguyên nhân sẽ khiến gan, thận bị quá tải, trong khi cơ thể đang kiệt quệ do bị vi rút tấn công… Cũng theo bác sĩ Tiến, hiện ở bệnh viện rất nhiều trường hợp nhiễm khuẩn đa kháng thuốc. Vũ khí đắc lực kháng sinh đã dần bị vô hiệu, đến từ thói quen dùng thuốc bừa bãi, không được kê đơn và sai quy định. Vậy nên, các chuyên gia y tế cho rằng, nếu không kiểm soát, quản lý chặt chẽ việc sử dụng thuốc thì tình trạng kháng kháng sinh trong thời gian tới vô cùng nghiêm trọng. “Thiết nghĩ Cục Quản lý Dược, các nhà thuốc cần được quản lý chặt chẽ hơn về việc bán thường quy các loại thuốc kháng sinh và các loại thuốc được kê đơn cho người bệnh”, bác sĩ Tiến bày tỏ quan điểm.

Ngoài siết chặt việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc, thì người dân cũng cần trang bị kiến thức để chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình, nhất là chăm sóc cho trẻ nhỏ. Bởi việc sử dụng thuốc kháng sinh khi điều trị bệnh cho trẻ càng phải thận trọng hơn. Hiện tại, trên các nhóm hỗ trợ F0, các bác sĩ, chuyên gia y tế viết bài tư vấn rất chi tiết, đầy đủ nhưng nhiều phụ huynh chưa quan tâm. Quá lo lắng khi con mắc Covid-19, đặc biệt lo ngại khi có biểu hiện ho sẽ gây viêm phổi, viêm phế quản, hội chứng viêm đa hệ thống... nên sử dụng kháng sinh để ngăn ngừa.

Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi gây tốn kém chi phí và ảnh hưởng đến sức khỏe, thể trạng của người bệnh. Bởi vậy, bệnh nhân F0 và các bậc phụ huynh khi chăm sóc con nhiễm Covid-19 chỉ sử dụng kháng sinh khi có tình trạng nhiễm trùng bội kèm theo và theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng kháng sinh tránh “tiền mất tật mang”./.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nỗ lực khắc phục, sớm ổn định đời sống nhân dân Thủ đô sau bão

Nỗ lực khắc phục, sớm ổn định đời sống nhân dân Thủ đô sau bão

(LĐTĐ) Với hơn 16.400 cây xanh đô thị bị gãy, đổ sau bão số 3, các đơn vị chức năng của thành phố Hà Nội đang nỗ lực xử lý sự cố. Mục tiêu trước mắt là ưu tiên giải tỏa các cây đổ chắn ngang đường, đảm bảo an toàn giao thông, sau đó sẽ tiếp tục triển khai công tác xử lý thu dọn cây đổ.
Hà Nội: Cơ bản các điểm bán hàng đã mở hoạt động bình thường sau bão

Hà Nội: Cơ bản các điểm bán hàng đã mở hoạt động bình thường sau bão

(LĐTĐ) Đánh giá về tình hình thị trường trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày 8/9, sau khi cơn bão số 3 đi qua, theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, cơ bản các điểm bán đã mở cửa bán hàng bình thường, đảm bảo hàng hóa phục vụ người dân; chỉ còn một số điểm bán hàng bị ảnh hưởng bởi tuyến đường ngập lụt và hoặc có hư hỏng về cơ sở vật chất, các điểm này sẽ hoạt động lại ngay sau khi được khắc phục.
Hoàng Mai: Tổng lực khắc phục hậu quả do mưa bão, ngày 9/9 học sinh có thể đến trường

Hoàng Mai: Tổng lực khắc phục hậu quả do mưa bão, ngày 9/9 học sinh có thể đến trường

(LĐTĐ) Ngay sau khi bão số 3 (Yagi) suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, cả hệ thống chính trị và nhân dân trên địa bàn quận Hoàng Mai đã nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, khẩn trương thu dọn, xử lý cây xanh bị đổ, gãy hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống.
Tái cung cấp điện trở lại, đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Tái cung cấp điện trở lại, đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

(LĐTĐ) Lãnh đạo Bộ Công Thương đã có chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nhanh chóng triển khai các giải pháp tái cung cấp điện trở lại, trong đó tập trung vào 3 nhiệm vụ trọng tâm đó là đảm bảo cấp điện trở lại, nguồn cung xăng dầu và hàng hoá thiết yếu cho người dân sau cơn bão số 3.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

(LĐTĐ) Hôm nay (8/9) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã rời Hà Nội lên đường thăm chính thức Liên bang Nga.
Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội

Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội đã tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ hoạt động Công đoàn cho 170 đồng chí là ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên Ủy ban Kiểm tra, Tổ Tư vấn pháp luật Công đoàn ngành và các Công đoàn cơ sở trực thuộc.
Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.

Tin khác

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Sở Y tế vừa có Công văn số 4201/SYT-NVY về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có Công văn số 1462/KCB-QLCL&CĐT về việc triển khai công tác phòng, chống bão số 3 (Yagi) tại cơ sở khám, chữa bệnh gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc và miền Trung; Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, miền Trung.
Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị có liên quan đảm bảo sẵn sàng nhân lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; đảm bảo trực ban, trực cấp cứu 24/24 giờ.
Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tìm nguyên nhân vụ nhiều học sinh ở Thái Nguyên nhập viện

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tìm nguyên nhân vụ nhiều học sinh ở Thái Nguyên nhập viện

(LĐTĐ) Chiều 4/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có Công văn khẩn số 1448 /KCB-NV gửi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương và Bệnh viện Nhi trung ương về việc hỗ trợ, phối hợp tìm nguyên nhân một số học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên phải nhập viện.
Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Các bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Hà Nội tiếp nhận hơn 12.900 bệnh nhân khám cấp cứu và tai nạn trong dịp nghỉ lễ 2/9, trong đó, có 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông.
Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian qua, các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tích cực, nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám, chữa bệnh, góp phần rút ngắn thời gian chờ khám của người bệnh, giảm tải áp lực cho nhân viên y tế, đem đến sự hài lòng cho người bệnh và người nhà người bệnh.
Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

(LĐTĐ) Tự ý uống thuốc, bỏ thuốc hoặc không đi khám thường xuyên... nhiều người mắc bệnh nền mãn tính gặp những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Xem thêm
Phiên bản di động