Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Tự ý phun thuốc diệt muỗi: Lợi bất cập hại!

Dịch sốt xuất huyết đang gia tăng và diễn biến phức tạp khiến người dân lo lắng, tìm cách diệt muỗi, phòng bệnh. Nắm bắt tâm lý đó, dịch vụ bán thuốc diệt muỗi và sản phẩm chống muỗi đua nhau mọc lên như nấm. Thế nhưng, nếu tự ý sử dụng thuốc phun diệt muỗi không đúng cách có thể dẫn đến “lợi bất cập hại”...
tu y phun thuoc diet muoi loi bat cap hai Cách chống muỗi đơn giản để hạn chế sốt xuất huyết
tu y phun thuoc diet muoi loi bat cap hai Đột tử vì… muỗi đốt
tu y phun thuoc diet muoi loi bat cap hai
Nhân viên Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội phun hóa chất diệt muỗi tại xã Dân Hòa (huyện Thanh Oai).

“Cháy hàng” thuốc diệt muỗi

Gõ cụm từ “phun thuốc diệt muỗi” trên Google sẽ thấy xuất hiện hàng chục công ty quảng cáo các loại thuốc nhập từ Anh, Pháp, Mỹ… với đủ loại giá dịch vụ cho các hộ gia đình, công ty, văn phòng, trường học… Trung bình, giá phun thuốc diệt muỗi tại nhà từ khoảng 4 nghìn đồng đến 7 nghìn đồng/m2.

Theo khảo sát của phóng viên Báo Hànộimới tại các tuyến phố như: Lê Duẩn, Trường Chinh, Đê La Thành, Phương Mai, Minh Khai… có rất nhiều cửa hàng bán thuốc diệt muỗi. Trên phố Đê La Thành, chủ một cửa hàng đã giới thiệu về các loại thuốc phun sử dụng phổ biến hiện nay là Icon, Permethrin 50EC, Fendona 10SC… đều nhập khẩu từ Anh, Pháp, Đức.

Người bán hàng cũng không quên khẳng định, các loại thuốc bán ở đây đều nhập ngoại nên bảo đảm an toàn về chất lượng. Loại rẻ nhất là Fendona 10SC giá 15 nghìn đồng/gói, một gói pha được với một lít nước. Còn loại đắt như Permethrin 50EC (nhập khẩu từ Anh) có giá 1,5 triệu đồng/lít. Ngoài tiền mua thuốc, muốn thuê người phun phải thêm chi phí 300.000 đồng/ngày. Tuy nhiên, do tình trạng “cháy hàng” nên muốn thêm dịch vụ phun thuốc, phải đặt lịch trước từ 3 đến 5 ngày...

Chị Lê Hoài Nam (ở phố Tô Vĩnh Diện, quận Thanh Xuân) cho biết vừa chi gần 2 triệu đồng để thuê một công ty đến phun thuốc diệt muỗi toàn bộ căn nhà 4 tầng của gia đình. Thế nhưng, sau khi phun xong, con gái chị bị dị ứng mẩn đỏ khắp người. Không chỉ vậy, dù công ty khẳng định đợt phun này có hiệu quả diệt muỗi trong vòng 3-4 tháng nhưng mới phun được ít ngày, tầng dưới nhà chị đã thấy xuất hiện rất nhiều muỗi.

Bên cạnh các loại thuốc phun, trên thị trường, các sản phẩm chống muỗi cũng hết sức đa dạng như: Vợt diệt muỗi, đèn bắt muỗi, nhang xua muỗi, kem chống muỗi… Do lo lắng về chất lượng của các loại thuốc phun diệt muỗi trôi nổi ngoài thị trường, nhiều người dân đã tìm mua các loại tinh dầu từ thiên nhiên, an toàn khi sử dụng để xua muỗi.

Chị Nguyễn Thị Hường, nhân viên Công ty TNHH Tinh dầu Đất Việt cho biết, tinh dầu sả chanh có mùi hương tươi mát, đuổi muỗi và đuổi côn trùng rất hiệu quả. Thời điểm hiện tại, tinh dầu sả chanh là mặt hàng bán chạy nhất và mang lại doanh thu chính cho công ty...

tu y phun thuoc diet muoi loi bat cap hai
Cán bộ Sở Y tế Hà Nội kiểm tra công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết tại phường Khương Trung (quận Thanh Xuân).

Quan trọng nhất vẫn là diệt lăng quăng, bọ gậy

Nói về việc người dân tự ý mua thuốc về phun hoặc thuê người đến nhà phun thuốc diệt muỗi, ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho rằng, điều này có thể “lợi bất cập hại”. Bởi nếu phun không đúng liều lượng, không đúng quy trình sẽ không diệt được muỗi.

Hơn nữa, nguy cơ muỗi bị nhờn thuốc, kháng thuốc, người dùng bị dị ứng thuốc phun muỗi do không rõ cách sử dụng hoàn toàn có thể xảy ra. Người dân, nếu có nhu cầu phun thuốc nên đến trạm y tế xã, phường hoặc gọi tới đường dây nóng của Sở Y tế để được tư vấn đầy đủ.

“Hiện thuốc diệt muỗi được ngành Y tế sử dụng là loại tốt, còn máy phun chuyên dụng được nhập từ Đức. Loại thuốc mà đội dập dịch y tế dự phòng phường, xã tới nhà phun sẽ được miễn phí, người dân không phải trả bất cứ một khoản tiền nào. Nếu nơi nào phun chống dịch thu tiền thì không phải lực lượng chống dịch của ngành Y tế”, ông Nguyễn Nhật Cảm nói.

Còn theo bác sĩ Phạm Hùng, Trưởng phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), việc phun thuốc phải được thực hiện bởi nhân viên y tế để bảo đảm hiệu quả diệt muỗi và an toàn cho cộng đồng. Người dân có thể sử dụng các bình xịt muỗi đã được cấp phép lưu hành trên thị trường để phun diệt ở phạm vi hẹp trong gia đình.

Tuy vậy, việc tự phun, xịt, diệt muỗi trong nhà chỉ giúp diệt muỗi tức thì, ít ngày sau muỗi có thể xuất hiện trở lại nếu không loại trừ được các ổ lăng quăng, bọ gậy ở hộ gia đình và khu vực xung quanh.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết thêm, hiện đã xuất hiện các trường hợp giả danh cán bộ của Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Sốt rét - Côn trùng - Ký sinh trùng trung ương đi phun thuốc diệt muỗi và thu tiền. Người dân khi thấy nghi ngờ cần báo ngay cho chính quyền địa phương.

Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nêu rõ, khi thực hiện phun thuốc diệt muỗi cần tuân thủ theo các hướng dẫn của ngành Y tế. Cụ thể, dọn nhà cửa gọn trước khi phun thuốc. Thông thường, các loại thuốc diệt muỗi không có mùi hoặc có mùi hắc nhẹ.

Vì vậy, để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, người dân nên ra khỏi nhà để nhân viên phun thuốc, sau 30-45 phút có thể vào nhà. Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, người già, phụ nữ mang thai nên ở ngoài từ 1-2 tiếng rồi mới vào nhà nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối.

Ngày 3-8, qua Đường dây nóng Báo Hànộimới, chị Trần Thị Ngân, số nhà 33, ngõ 43, phố Đông Tác (phường Trung Tự, quận Đống Đa) cho biết: Sáng 1-8, chị gặp một nhóm người phun thuốc diệt muỗi có trang phục, thiết bị phun thuốc diệt muỗi giống với Đoàn của Trạm Y tế phường nên đã đề nghị họ vào phun thuốc tại nhà mình.

Tuy nhiên, nhóm người này yêu cầu mỗi gia đình trả 195.000 đồng. Đáng chú ý, khi phun thuốc cho ngôi nhà 30m2 của gia đình chị Ngân xong, nhóm người này lại "hét" đòi giá 1,2 triệu đồng. Vụ việc cho thấy, người dân cần cảnh giác, tăng cường phối hợp với cơ quan chức năng, cơ sở y tế để cùng chống dịch sốt xuất huyết đúng cách, hiệu quả.

Kim Vũ

Theo Thu Trang/ hanoimoi.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hội chữ thập đỏ huyện Ứng Hòa chung tay hỗ trợ giúp đỡ nhân dân bị ảnh hưởng của mưa lũ

Hội chữ thập đỏ huyện Ứng Hòa chung tay hỗ trợ giúp đỡ nhân dân bị ảnh hưởng của mưa lũ

(LĐTĐ) Chiều 11/9, 300 chiếc bánh trưng đầu tiên do cán bộ Hội viên phụ nữ và người dân xã Vạn Thái ủng hộ cho Hội Chữ thập đỏ huyện Ứng Hòa đã được gửi đến hỗ trợ cho lực lượng làm nhiệm vụ phòng chống bão, người dân trên địa bàn có hoàn cảnh khó khăn.
Giám đốc Công an Hà Nội kiểm tra công tác phòng chống lũ lụt tại huyện Mê Linh

Giám đốc Công an Hà Nội kiểm tra công tác phòng chống lũ lụt tại huyện Mê Linh

(LĐTĐ) Chiều 11/9, Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã tới kiểm tra, chỉ đạo và động viên công tác phòng, chống lũ lụt trên địa bàn huyện Mê Linh, Hà Nội.
Huyện Ứng Hòa di dời 110 hộ dân ven sông Đáy đến nơi ở an toàn

Huyện Ứng Hòa di dời 110 hộ dân ven sông Đáy đến nơi ở an toàn

(LĐTĐ) Hiện nước sông Đáy đang ở mức báo động II; một số hộ dân sống ven sông đang bị ngập. Huyện Ứng Hòa đã chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức di dời người dân khỏi vùng ngập úng. Đến 6h30 sáng 11/9, huyện đã chỉ đạo tổ chức di dời 110 hộ dân với 368 nhân khẩu (ở 10 xã) ven sông Đáy bị ngập đến nơi ở an toàn.
Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận gần 418 tỷ đồng giúp đồng bào khắc phục hậu quả bão lũ

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận gần 418 tỷ đồng giúp đồng bào khắc phục hậu quả bão lũ

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 11/9/2024, các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước đã đăng ký và ủng hộ thông qua Ban Vận động Cứu trợ Trung ương tổng số tiền là 417 tỷ 983 triệu đồng để giúp đồng bào các địa phương khắc phục hậu quả của cơn bão số 3.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi, động viên người dân sơ tán tránh lũ

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi, động viên người dân sơ tán tránh lũ

(LĐTĐ) Tối nay (11/9), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương và Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Thị Kim Dung đã đến thăm hỏi, động viên và tặng quà bà con nhân dân đang sơ tán, tạm trú tránh lũ tại Nhà văn hóa phường Yên Phụ, quận Tây Hồ.
Rà soát các vướng mắc để sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế một cách bài bản

Rà soát các vướng mắc để sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế một cách bài bản

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng vừa chủ trì phiên họp thẩm định dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), do Bộ Y tế chủ trì soạn thảo.
Cần phân tích minh bạch cơ cấu chi khi điều chỉnh mức thu học phí

Cần phân tích minh bạch cơ cấu chi khi điều chỉnh mức thu học phí

(LĐTĐ) Bày tỏ đồng tình với việc điều chỉnh mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025 theo dự thảo Nghị quyết là cần thiết, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cần có báo cáo đánh giá, phân tích minh bạch cơ cấu chi, để đảm bảo tính thuyết phục, đồng thuận cao.

Tin khác

Hà Nội yêu cầu điều trị tốt nhất cho nạn nhân bị ảnh hưởng của mưa bão

Hà Nội yêu cầu điều trị tốt nhất cho nạn nhân bị ảnh hưởng của mưa bão

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở y tế bảo đảm trực cấp cứu 24/24h và triển khai điều trị tốt nhất đối với các trường hợp bị thương do ảnh hưởng của mưa bão.
TP.HCM: Chỉ hơn 30% trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm đủ mũi vắc xin sởi

TP.HCM: Chỉ hơn 30% trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm đủ mũi vắc xin sởi

(LĐTĐ) Ngay sau khi công bố dịch sởi, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tổng lực tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 1 - 10 tuổi. Đến nay, đã có 19.821 trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm vắc xin sởi, chiếm tỷ lệ 32,6% và chiếm 15% trong nhóm trẻ từ 1 - 10 tuổi.
Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

(LĐTĐ) Mặc dù đã được cảnh báo từ các chuyên gia y tế, nhưng tình trạng nhiều người bệnh tự ý bỏ thuốc theo đơn của bác sĩ, hay sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc… đang là một vấn nạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Đáng lo ngại, các bệnh nhân trên thường nhập viện muộn, khiến việc điều trị càng thêm khó khăn và tốn kém hơn.
Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

(LĐTĐ) Ăn tiết canh đầu tháng để lấy may, nam thanh niên 27 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch, suy đa tạng, hôn mê, rối loạn đông máu…
Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

(LĐTĐ) Khi bão số 3 (Yagi) càn quét Hà Nội đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho toàn Thành phố. Trong đêm bão đổ bộ, để đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị cho người bệnh trong bão, khoa cấp cứu các bệnh viện trên địa bàn Thành phố luôn sáng đèn và sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp cấp cứu cũng như người bị nạn do ảnh hưởng của cơn bão này.
Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Sở Y tế vừa có Công văn số 4201/SYT-NVY về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có Công văn số 1462/KCB-QLCL&CĐT về việc triển khai công tác phòng, chống bão số 3 (Yagi) tại cơ sở khám, chữa bệnh gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc và miền Trung; Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, miền Trung.
Xem thêm
Phiên bản di động