Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Ưu tiên phát triển hệ thống vận tải công cộng ở Hà Nội: Cần đổi mới từ tư duy

(LĐTĐ) Thời gian qua, diện mạo hạ tầng giao thông Thủ đô đã có nhiều khởi sắc, góp phần giảm ùn tắc giao thông, đặc biệt Thành phố đang tập trung đẩy mạnh phát triển các loại hình vận tải hành khách công cộng, trong đó xe buýt là nền tảng phát triển.
uu tien phat trien he thong van tai cong cong o ha noi can doi moi tu tu duy Góp phần nâng cao năng lực vận tải công cộng
uu tien phat trien he thong van tai cong cong o ha noi can doi moi tu tu duy Ủng hộ xe buýt!
uu tien phat trien he thong van tai cong cong o ha noi can doi moi tu tu duy Nghiên cứu buýt thường đi vào làn đường riêng buýt nhanh BRT

Tuy nhiên, quanh vấn đề này đang tồn tại những bất cập nhất định như: Mạng lưới hạ tầng giao thông vận tải công cộng đang có xu hướng “đuối hơi” so với nhu cầu phát triển, không theo kịp với sự gia tăng nhanh chóng của các phương tiện giao thông cá nhân. Trong khi đó, các giải pháp quản lý nhu cầu giao thông hiện nay chưa thực sự đem lại nhiều hiệu quả như mong muốn.

uu tien phat trien he thong van tai cong cong o ha noi can doi moi tu tu duy
Phát triển hệ thống vận tải công cộng ở Hà Nội là tất yếu, góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông. Ảnh: Giang Nam

Còn nhiều thách thức

Tại Hà Nội, tình trạng ùn tắc thường phát sinh tại những tuyến trục chính hướng tâm và vành đai, các nút giao gần các khu đô thị lớn, các tòa nhà cao tầng. Dễ thấy nhất là dọc các tuyến đường lớn như: Phạm Văn Đồng, Lê Văn Lương, Nguyễn Xiển, Láng Hạ, Tố Hữu… không khó để bắt gặp hình ảnh các phương tiện “nêm” kín mặt đường vào các giờ cao điểm. Tình trạng xe ôtô, xe máy chen chúc không theo làn đường quy định, cộng với quá nhiều nhà cao tầng khiến cho không gian ở đây luôn ngột ngạt, là sự ái ngại của người dân mỗi lần đi qua những tuyến đường này.

Giám đốc Sở Giao thông vận tải Vũ Văn Viện cho biết, thành phố đang tập trung phát triển vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn và ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực giao thông vận tải. Về xây dựng kế hoạch phát triển phương tiện vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố, đến nay Hà Nội đã mở mới 15 tuyến buýt.

Vận tải hành khách công cộng được nâng cao về số lượng phương tiện, chất lượng phục vụ với 123 tuyến buýt và 1.911 xe buýt. Mạng lưới xe buýt đã phủ khắp 30 quận, huyện, thị xã, đạt 100%. Đồng thời, tình trạng ùn, tắc giao thông đã từng bước được giải quyết có hiệu quả.

Năm 2016 có 41 điểm “đen” ùn tắc; đến tháng 7/2019 chỉ còn 27 điểm. Đối với giải pháp để nâng cao tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đến năm 2020 đạt từ 20-25%, ông Vũ Văn Viện cho rằng, sản lượng vận tải hành khách công cộng vẫn đang tập trung ở vận tải xe buýt do đường sắt đô thị đang chậm tiến độ.

Theo đó, Hà Nội đưa ra một số giải pháp như rà soát hoàn thiện đề án nâng tỷ lệ khách đi xe buýt; hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút đầu tư vận tải hành khách công cộng; tăng cường kết nối phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng; tăng cường cơ sở hạ tầng để nâng cao dịch vụ tiện ích…

Bên cạnh đó, hạ tầng giao cho xe buýt nói riêng còn nhiều hạn chế, khiến cho việc tiếp cận của người dân với xe buýt còn gặp ít nhiều khó khăn. Cụ thể, hiện ngoài làn đường riêng dành cho xe BRT tại một số tuyến phố còn lại, xe buýt thường vẫn chưa có làn đường riêng để hoạt động, mà phải chạy chung làn đường với các phương tiện khác.

Ngoài ra, trong những năm qua số phương tiện giao thông cá nhân đang có xu hướng tăng nhanh. Cụ thể, hiện Thủ đô có 5,48 triệu xe máy, tăng hàng năm là 6,7%. Ô tô cũng có mức tăng khoảng 12%/năm. Trong khi đó, tốc độ phát triển hạ tầng giao thông đô thị chỉ khoảng 3,9%/năm. Cùng với nghịch lý này, ý thức tham gia giao thông của một số người chưa cao dẫn đến ùn tắc giao thông nghiêm trọng ở Hà Nội.

Bên cạnh đó, việc thiếu quỹ đất để quy hoạch bãi trông giữ xe phục vụ người dân tham gia giao thông công cộng cũng đang là “rào cản” khiến người dân “ngại” tham gia các loại hình giao thông nhiều tiện ích này. Anh Nguyễn Trọng Hoàng nhà ở Hà Đông, hàng ngày vẫn đi làm bằng xe buýt khẳng định, thói quen của người dân Thủ đô vẫn là đi xe máy hoặc ô tô cá nhân.

Bởi người dân muốn tham gia các phương tiện giao thông công cộng nhưng lại không có điểm dừng, đỗ xe cá nhân. Ở nước ngoài hệ thống gửi xe cao tầng tại các khu vực nhà ga, bến tàu rất phổ biến. Bởi vậy, điều mà nhiều người dân mong muốn hiện nay là tại những vị trí như bến BRT, hay ga đường sắt đô thị cần có các điểm trông giữ xe.

Nhìn nhận trên góc độ quy hoạch, PGS.TS Vũ Hoài Nam, Trưởng bộ môn Đường ô tô, đường đô thị - Đại học Xây dựng Hà Nội cho biết, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, kèm theo sự gia tăng dân số cơ học, sự bùng nổ phương tiện cá nhân đang gây áp lực lớn lên hạ tầng đô thị.

Đặc biệt, trong bối cảnh mạng lưới hạ tầng giao thông vận tải của thành phố hiện tại còn nhiều hạn chế như: Chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, không theo kịp với sự gia tăng nhanh chóng của các phương tiện giao thông cá nhân; các giải pháp quản lý nhu cầu giao thông hiện nay chưa hiệu quả; Hà Nội thiếu một hệ thống giao thông vận tải công cộng hiệu quả và tích hợp đa phương tiện; công tác đầu tư thời gian qua đang chạy theo giải pháp hạ tầng nhất thời, thiếu đầu tư tập trung, trọng điểm... tất cả những vấn đề này cần được nghiên cứu và có các giải pháp điều chỉnh hợp lý, chỉ khi đó việc phát triển hệ thống vận tải công cộng ở Hà Nội mới thực sự đem lại hiệu quả như kỳ vọng.

Làm sao gỡ vướng?

Khách quan nhìn nhận, Hà Nội có hệ thống vận tải công cộng từ khá sớm. Tuyến xe điện đầu tiên của Hà Nội được đưa vào vận hành từ những năm 1901, sau đó phát triển thành hệ thống với 5 tuyến xe điện với tổng chiều dài 32 km do người Pháp xây dựng vào đầu thế kỷ 19. Đến năm 1988, các tuyến xe điện bị dỡ bỏ thay vào đó là 2 tuyến xe điện bánh hơi chạy thử nghiệm: Bờ Hồ - Hà Đông; Bờ Hồ - Chợ Mơ. Cuối năm 1993, hai tuyến xe điện bánh hơi bị khai tử và phương tiện vận tải công cộng duy nhất còn lại là xe buýt.

Đó là trong quãng thời gian trước, hiện tại một trong những điểm yếu nhất của dịch vụ xe buýt không chỉ tại Hà Nội mà của nhiều thành phố trên cả nước là khó khăn trong kết nối. Vấn đề này bao gồm kết nối giữa các tuyến xe buýt, và đặc biệt là kết nối từ điểm đầu/cuối chuyến đi của hành khách tới tuyến xe buýt.

Trong đó, những trở ngại chính bao gồm khoảng cách giữa các điểm dừng đỗ lớn, tần suất giữa các tuyến xe buýt chưa cao và còn tình trạng quá tải, thông tin phục vụ hành khách chuyển tuyến chưa được cập nhật trực tuyến, đặc biệt không gian đi bộ kết nối giữa các điểm đỗ khi chuyển tuyến còn rất nhiều bất cập; thiếu các khu vực hỗ trợ cho hành khách gửi xe...

Để giải quyết các vấn đề giao thông liên quan, ông Nguyễn Công Nhật, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Transerco cho biết, khi xe buýt chưa đủ sức thu hút hành khách, người dân vẫn phải lựa chọn phương tiện cá nhân để tham gia giao thông, khiến tình trạng ùn tắc diễn biến phức tạp.

Ðể tháo gỡ vòng luẩn quẩn này, vấn đề mấu chốt là phải nhanh chóng tăng sức hấp dẫn của loại phương tiện này thông qua tăng cường năng lực vận chuyển, nâng cao chất lượng phục vụ của xe buýt, từ đó góp phần làm giảm nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông cá nhân.

Thời gian tới, Tổng công ty Transerco sẽ tiếp tục xây dựng kế hoạch và lộ trình thay thế xe buýt cũ, xe gây ô nhiễm môi trường bằng phương tiện chất lượng cao; tăng tần suất và hợp lý hóa luồng tuyến, tạo thuận lợi cho hành khách; phát triển thêm các tuyến xe buýt kết nối từ trung tâm ra ngoại thành và các tỉnh lân cận; cải thiện và đổi mới kỹ năng, tác phong giao tiếp của đội ngũ lái xe và nhân viên phục vụ...

Trên góc độ quy hoạch, theo PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai, Bộ môn Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị - Đại học Xây dựng Hà Nội cho rằng, cần tích hợp quy hoạch giao thông với quy hoạch sử dụng đất, nhằm tăng sự lựa chọn sử dụng phương tiện giao thông sẵn có, giảm sự phụ thuộc vào phương tiện cá nhân; dịch chuyển cơ cấu không gian theo hướng giảm nhu cầu giao thông. Trong đó, quy hoạch sử dụng giao thông công cộng là điều kiện tiên quyết để cải thiện sự lựa chọn phương tiện vận chuyển; thỏa mãn yêu cầu giao thông tương lai của đô thị.

Rõ ràng, chủ trương phát triển hệ thống vận tải công cộng ở Hà Nội là một hướng đi rất đúng, song có đi vào được cuộc sống và phát huy tối đa hiệu quả hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các bước triển khai cụ thể. Đây là thời điểm cần quyết tâm để có một cú huých với vận tải công cộng Thủ đô và là thời điểm cho hành động cụ thể. Nếu thực hiện được các giải pháp trên, chắc chắn hệ thống vận tải công cộng ở Hà Nội sẽ đem lại những kết quả như kỳ vọng, đáp ứng nhu cầu đi lại, giảm thiểu ùn tắc giao thông.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để sớm khôi phục sản xuất nông nghiệp

Để sớm khôi phục sản xuất nông nghiệp

(LĐTĐ) Mưa lũ những ngày qua khiến 152ha trồng đào, quất, hoa màu tại khu vực bãi sông Hồng (thuộc địa bàn quận Tây Hồ, Hà Nội) bị ngập sâu trong nước, thiệt hại ước tính khoảng 90 tỷ đồng. Sau khi nước lũ rút, đào, quất bị chết khô, rụng lá, khiến người dân nơi đây không khỏi xót xa, điêu đứng vì phải đối diện với nguy cơ mất trắng tài sản.
“Nâng tầm” nông sản OCOP nhờ kết hợp du lịch

“Nâng tầm” nông sản OCOP nhờ kết hợp du lịch

(LĐTĐ) Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) gắn kết với trải nghiệm du lịch tại vườn đã mang lại hiệu quả kép cho người nông dân thành phố Hà Nội mà còn giúp “nâng tầm” giá trị các sản phẩm nông sản Thủ đô.
“Xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp”: Vì sự lớn mạnh công nhân Thủ đô trong kỷ nguyên số

“Xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp”: Vì sự lớn mạnh công nhân Thủ đô trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang chú trọng triển khai cuộc vận động “Xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp” trong công nhân, viên chức, game bài uy tín (CNVCLĐ) và phong trào xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” với nhiều cách làm sáng tạo, phong phú, có trọng tâm, trọng điểm. Từ đó, góp phần đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Mỗi buổi sáng ở quê

Mỗi buổi sáng ở quê

(LĐTĐ) Buổi sáng luôn bắt đầu từ những trong trẻo, tươi mới đầy sức sống làm mỗi tâm hồn thêm rộn rã. Buổi sáng còn là không gian tĩnh lặng, vời vợi xa những ồn ào, chật chội của cuộc sống thường ngày.
Bình Dương: Kinh tế - xã hội trong 9 tháng năm 2024 đạt 15 chỉ tiêu kế hoạch

Bình Dương: Kinh tế - xã hội trong 9 tháng năm 2024 đạt 15 chỉ tiêu kế hoạch

(LĐTĐ) Trong 9 tháng năm 2024, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực, các ngành hàng xuất khẩu chủ lực đã dần phục hồi và có đơn hàng xuất khẩu trở lại.
Chọn vé Deluxe, bay thảnh thơi cùng Vietjet với hành lý ký gửi lên đến 40 kg

Chọn vé Deluxe, bay thảnh thơi cùng Vietjet với hành lý ký gửi lên đến 40 kg

(LĐTĐ) Đón thu vàng rực rỡ khắp muôn phương, Vietjet dành tặng ưu đãi hấp dẫn, tiết kiệm đến 50% cho hành khách chọn bay vé Deluxe từ nay đến hết 20/11.
Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

(LĐTĐ) Chính phủ quyết định bổ sung dự toán chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình năm 2024 của Bộ Y tế số tiền 424,5 tỷ đồng để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng.

Tin khác

Chung cư và “phép thử” trong cơn bão

Chung cư và “phép thử” trong cơn bão

(LĐTĐ) Căn hộ chung cư là một phần không thể thiếu của các khu đô thị lớn, tuy nhiên đi đôi với sự bùng nổ của loại hình nhà ở này là câu chuyện về kiểm soát chất lượng. Những hình ảnh được chia sẻ rộng rãi sau cơn bão số 3 vừa qua cho thấy rõ việc thi công không đảm bảo quy trình, làm việc thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư một số dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

(LĐTĐ) Trong quá trình lập quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, đã xuất hiện nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc về không gian ngầm và việc cấp giấy phép xây dựng đối với công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

(LĐTĐ) Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản về việc phối hợp triển khai các biện pháp khắc phục, giải toả cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 trên địa bàn Thành phố.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngay sau khi bão số 3 đi qua, quận Hà Đông đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương, tổ dân phố tập trung lực lượng ứng trực và hỗ trợ người dân kịp thời khắc phục các hậu quả sau bão.
Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

(LĐTĐ) Bão số 3 với hình thái thời tiết và thiên tai bất lợi đã gây nhiều hư hại đến hệ thống cây xanh của Thành phố, ngay sau khi bão tan, trong sáng ngày 8/9, lực lượng chức năng các địa phương đã khẩn trương xử lý tình trạng cây xanh gãy đổ, đảm bảo an toàn giao thông.
Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, ngành Công an đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, trong đó 8 tháng năm 2024 đã giải quyết 476.993 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, đạt tỷ lệ 99,01%.
Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

(LĐTĐ) Tính đến trưa 7/9, các sự cố cây gãy đổ do bão số 3 gây ra đã được địa phương của Hà Nội xử lý kịp thời, không gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn. Các xí nghiệp thoát nước cũng đã triển khai lực lượng ứng trực tại các điểm tiềm ẩn úng ngập trên địa bàn.
Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Trong 3 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, từ 31/8 đến 2/9, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự - Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã phát hiện và xử lý 94 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó có 15 trường hợp lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán, 12 trường hợp chiếm dụng vỉa hè trông giữ xe trái phép...
Gìn giữ văn minh đô thị: Đồng lòng việc khó cũng thành công

Gìn giữ văn minh đô thị: Đồng lòng việc khó cũng thành công

Xây dựng văn minh đô thị đang trở thành phong trào lan tỏa sâu rộng tại các địa phương trên toàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh những “điểm sáng” trên báo cáo vẫn còn đó những tồn tại mà nếu không có sự chuyển biến từ căn bản thì mọi phong trào, mọi nỗ lực sẽ không đạt được hiệu quả cao nhất. Ghi nhận thực tế trên địa bàn quận Đống Đa về sự đồng sức, đồng lòng người dân và chính quyền địa phương với mục tiêu thay đổi nhận thức trong việc giữ gìn văn minh đô thị.
Xem thêm
Phiên bản di động