Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Hà Nội dự kiến chi 2.167 tỉ đồng để giảm ùn tắc giao thông

Ưu tiên quỹ đất cho giao thông

Một trong những nghị quyết thông qua tại kỳ họp thứ 14 HĐND thành phố Hà Nội, khóa XIV, được các đại biểu và cử tri thủ đô quan tâm là “ Chương trình mục tiêu giảm thiểu ùn tắc giao thông giai đoạn 2016-2020 của Hà Nội”. Dự kiến, tổng kinh phí để thực hiện chương trình mục tiêu này là 2.167 tỉ đồng.
Hà Nội: Dự kiến cần hơn 2.100 tỷ đồng giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2016 - 2020
Hơn 500 đại biểu dự Hội nghị An toàn giao thông 2015

Giảm tối thiểu 40 điểm ùn tắc

Theo tờ trình của UBND TP. Hà Nội, sau hơn 3 năm thực hiện chương trình mục tiêu giảm thiểu ùn tắc giao thông 2012-2015, tình hình ùn tắc giao thông đã giảm rõ rệt, số điểm ùn tắc giảm từ 89 điểm xuống còn 51 điểm. TNGT giảm cả 3 tiêu chí, nhiều nút giao thông thường xuyên ùn tắc nghiêm trọng đã được giải quyết cơ bản. Tuy nhiên, với sự gia tăng nhanh chóng phương tiện giao thông cá nhân, việc đầu tư các công trình hạ tầng giao thông còn nhiều khó khăn, ý thức chấp hành các quy định về an toàn giao thông của một bộ phận người dân chưa cao... Do vậy, dự báo tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố sẽ còn diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là khu vực nội đô. Từ yêu cầu thực tế trên, UBND TP. Hà Nội xác định cần phải tiếp tục triển khai chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo ATGT trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016-2020.

Ưu tiên quỹ đất cho giao thông

Mục tiêu của chương trình là tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp để giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông trong khu vực nội đô (từ vành đai 3 trở vào) và trên các trục hướng tâm chính ra, vào nội đô; các đường vành đai 1, vành đai 2, vành đai 3; các khu vực đầu mối giao thông (các cửa ngõ giao thông, các bến xe). Trong đó, thành phố xác định chỉ tiêu cụ thể của chương trình là giảm tối thiểu 40 điểm ùn tắc giao thông và không để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài trên địa bàn, qua đó góp phần giảm tai nạn giao thông từ 5-10% hằng năm (trên cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết và số người bị thương). Để thực hiện mục tiêu trên, thành phố sẽ đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong tổ chức, quản lý, điều hành giao thông vận tải thủ đô, tăng cường áp dụng hình thức phạt nguội qua hình ảnh lưu trữ tại trung tâm quản lý điều hành giao thông; Xây dựng Trung tâm quản lý giao thông công cộng chung cho thành phố.

Lắp đặt thêm 14 cây cầu

Về tổ chức giao thông, thành phố dự kiến giai đoạn 2016-2020 sẽ cải tạo 50 tuyến đường, nút giao và lắp đặt 65 nút đèn tín hiệu, đồng thời lắp đặt 4 cầu thép lắp ghép, 10 cầu dàn benley trên các sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét, sông Nhuệ... Thành phố cũng sẽ tăng cường thực hiện quản lý quy hoạch xây dựng để kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng nhà cao tầng trong khu vực nội đô và di dân cơ học nhằm hạn chế tăng mật độ dân cư; đẩy nhanh tiến độ thực hiện di chuyển các cơ sở sản xuất, trường học, bệnh viện…ra ngoài trung tâm thành phố theo đúng quy hoạch, đúng lộ trình và ưu tiên bố trí quỹ đất này dành cho giao thông và các mục đích công cộng khác. Tại khu vực đang thi công các công trình, thành phố sẽ yêu cầu các đơn vị thi công, chủ đầu tư phải xây dựng phương án, biện pháp thi công với thời gian rút ngắn nhất để sớm giải tỏa các lô cốt, hoàn trả mặt đường cho giao thông thuận lợi. Thành phố cũng nghiên cứu để hạn chế lưu lượng phương tiện lưu thông trên các trục đường đang thi công, trong đó có giải pháp giảm tần suất hoạt động xe buýt vào giờ cao điểm, nghiên cứu hạn chế taxi lưu thông trên các tuyến đường này. Lập đề án từng bước hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân trên địa bàn thành phố; duy trì gác tại các đường ngang giao cắt với đường sắt.

Bên cạnh các giải pháp trên, các cơ quan chức năng, từ thành phố đến cơ sở, tập trung thực hiện đổi mới phương thức hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm. 100% các quận, huyện, thị xã và các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện chương trình mục tiêu giảm thiểu ùn tắc giao thông trên địa bàn. Kiên quyết không để lấn chiếm hè phố, lòng đường để kinh doanh, buôn bán. Sắp xếp lại các điểm trông giữ phương tiện trên địa bàn quản lý theo đúng quy định của thành phố, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và mĩ quan đô thị. Trong đó, thành phố cũng nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của lực lượng CSGT. Lực lượng CSGT phải phối hợp cùng chính quyền địa phương tổ chức các lực lượng ứng trực, phân luồng, đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công các công trình trọng điểm trên địa bàn.

Ý kiến người dân:

Bác Kiều Thị Ninh (64 tuổi, giáo viên về hưu, (quận Hà Đông):

Thành phố có chủ trương chống ùn tắc giao thông với các giải pháp cụ thể là việc làm cần thiết nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông. Qua đó, văn hóa giao thông chắc chắn được cải thiện. Khi ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn kém, khu vực nào có CSGT đứng gác, điểm đó không bị ùn tắc. Trước kia, ngay tại ngã ba gần khu tôi sống, hoặc tại các tuyến đường lớn rất hay ách tắc nhưng gần đây, các lực lượng cảnh sát vào cuộc quyết liệt, đã không còn hiện tượng này xảy ra. Rất mong thành phố sớm triển khai chương trình để người dân chúng tôi bước chân ra đường không còn phải lo tắc đường nữa.

Bà Đinh Thị Lan (Cán bộ hưu trí):

Theo tôi, việc giải tỏa các hành lang an toàn giao thông đường bộ, giải tỏa lấn chiếm vỉa hè, lòng đường phải làm sớm. Muốn làm tốt việc này, cần sự phối hợp chặt chẽ của lực lượng chức năng như CSGT, thanh tra giao thông, chính quyền địa phương để tổ chức lực lượng ứng trực, phân luồng, đảm bảo giao thông. Đồng thời nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của lực lượng CSGT, đảm bảo mỗi cán bộ, chiến sỹ khi thực hiện nhiệm vụ phải trung thực, khách quan.

Anh Nguyễn Tài Dũng
(47 tuổi, phường An Dương, quận Tây Hồ):

Tình trạng ùn tắc giao thông ở Hà Nội quả thực là điều đáng lo ngại. Điều nhận thấy rõ nhất là ý thức chấp hành Luật Giao thông của người điều khiển phương tiện giao thông quá kém. Tại nhiều điểm giao cắt tồn tại tình trạng mạnh ai nấy đi, không tuân theo quy định nào cả. Được biết trong thời gian tới, thành phố sẽ triển khai chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông trên địa bàn giai đoạn 2016-2020, trong đó cương quyết kiểm tra, xử lý các vi phạm, tôi rất mừng. Hy vọng trong thời gian tới, các điểm ùn tắc sẽ giảm, tạo thuận lợi cho người dân tham gia giao thông.

Chị Nguyễn Thị Bích Hằng
(48 tuổi, phố Kim Mã, quận Ba Đình):

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông vào các giờ cao điểm có thể thấy rõ là bởi số lượng người tham gia giao thông rất đông. Cơ sở hạ tầng giao thông hiện nay của thành phố không đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, ý thức người tham gia giao thông không tốt, số lượng các xe 4 bánh, xe vận tải... khi tham gia giao thông cũng chiếm tỉ lệ không nhỏ. Việc thành phố Hà Nội triển khai chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông, phấn đấu giảm tối thiểu 40 điểm ùn tắc giao thông, không để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài, góp phần giảm tai nạn từ 5-10% hằng năm là việc làm rất hợp lòng dân. Để chương trình đạt hiệu quả cao, cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành và quan trọng hơn cả là giáo dục, tuyên truyền để thay đổi ý thức tham gia giao thông cho người dân…

Trần Vũ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đảm bảo cung ứng đủ thuốc trong mùa mưa lũ

Đảm bảo cung ứng đủ thuốc trong mùa mưa lũ

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản 4300/SYT-NVD chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh; cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn Thành phố đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho công tác phòng, chống bệnh, dịch có thể phát sinh trong mùa mưa bão, lũ lụt.
Linh hoạt hình thức dạy học ứng phó diễn biến phức tạp của thời tiết

Linh hoạt hình thức dạy học ứng phó diễn biến phức tạp của thời tiết

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã linh hoạt hình thức tổ chức dạy học nhằm bảo đảm an toàn cho học sinh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân bị đói, rét, thiếu chỗ ở

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân bị đói, rét, thiếu chỗ ở

(LĐTĐ) Trưa 10/9, ngay sau khi kiểm tra tình hình thực tế, tại trụ sở Thị ủy Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến, được kết nối với một số điểm cầu về công tác ứng phó mưa lũ, thiên tai, khắc phục hậu quả bão số 3, bảo đảm tính mạng, sức khỏe, an toàn, đời sống nhân dân trên địa bàn các tỉnh.
Không để xảy ra bất kỳ sai phạm nào về khoản thu đầu năm học tại Thành phố Hồ Chí Minh

Không để xảy ra bất kỳ sai phạm nào về khoản thu đầu năm học tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Các khoản thu đầu năm học phải được nhà trường công bố bằng văn bản tới phụ huynh, không để xảy ra bất kỳ trường hợp sai phạm nào về việc thực hiện các khoản thu gây dư luận không tốt đối với ngành giáo dục tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Quận Bắc Từ Liêm: Khẩn trương di dời các hộ dân ở vùng có nguy cơ ngập úng tới nơi an toàn

Quận Bắc Từ Liêm: Khẩn trương di dời các hộ dân ở vùng có nguy cơ ngập úng tới nơi an toàn

(LĐTĐ) Ngày 10/9, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Hữu Tuyên đã kiểm tra thực tế 4 phường ven đê chịu ảnh hưởng bởi nước sông Hồng lên cao gồm: Thượng Cát, Liên Mạc, Tây Tựu, Đông Ngạc.
LĐLĐ quận Tây Hồ trao quà tới người game bài uy tín
 tham gia khắc phục sự cố sau bão số 3

LĐLĐ quận Tây Hồ trao quà tới người game bài uy tín tham gia khắc phục sự cố sau bão số 3

(LĐTĐ) Sáng ngày 10/9, đại diện lãnh đạo Liên đoàn game bài uy tín (LĐLĐ) quận Tây Hồ đã trực tiếp đến thăm, động viên, trao quà tới các đoàn viên, người game bài uy tín tại Công ty Cổ phần xử lý chất thải xây dựng và đầu tư phát triển môi trường Hà Nội; Công ty Cổ phần công nghệ Xanh Khánh Ân đang trực tiếp tham gia khắc phục sự cố sau bão số 3.
Trao tặng kinh phí xây dựng Mái ấm Công đoàn, giúp đoàn viên yên tâm trong mùa mưa bão

Trao tặng kinh phí xây dựng Mái ấm Công đoàn, giúp đoàn viên yên tâm trong mùa mưa bão

(LĐTĐ) Sáng nay (10/9), Liên đoàn game bài uy tín (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức bàn giao kinh phí và gắn biển Mái ấm Công đoàn dành tặng công nhân Công ty Cổ phần Công trình đô thị Phú Thành. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân bị đói, rét, thiếu chỗ ở

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân bị đói, rét, thiếu chỗ ở

(LĐTĐ) Trưa 10/9, ngay sau khi kiểm tra tình hình thực tế, tại trụ sở Thị ủy Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến, được kết nối với một số điểm cầu về công tác ứng phó mưa lũ, thiên tai, khắc phục hậu quả bão số 3, bảo đảm tính mạng, sức khỏe, an toàn, đời sống nhân dân trên địa bàn các tỉnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát tình hình mưa lũ, chỉ đạo công tác cứu hộ ở Bắc Giang

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát tình hình mưa lũ, chỉ đạo công tác cứu hộ ở Bắc Giang

(LĐTĐ) Sáng 10/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi thị sát tình hình, kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó mưa lũ, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn tại tỉnh Bắc Giang - một trong những địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, thiên tai.
Hà Nội: Giao thông nhiều tuyến đường ùn tắc vì mưa lớn

Hà Nội: Giao thông nhiều tuyến đường ùn tắc vì mưa lớn

(LĐTĐ) Sau trận mưa lớn đêm qua và rạng sáng nay (10/9), trên một số trục giao thông huyết mạch của Thủ đô, việc lưu thông của người dân gần như tắc nghẽn. Có nút giao thông, phương tiện phải “chôn chân” nhích từng bước trên đường.
Người dân xã Hương Sơn hỗ trợ thuyền cho vùng lũ Thái Nguyên

Người dân xã Hương Sơn hỗ trợ thuyền cho vùng lũ Thái Nguyên

(LĐTĐ) Với tinh thần đùm bọc, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong gian khó, trong đêm 9 và rạng sáng 10/9, người dân xã Hương Sơn (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đã gửi khoảng 15 thuyền đang hoạt động tại chùa Hương sang Thái Nguyên để hỗ trợ nhân dân vùng lũ.
Thủ tướng yêu cầu cấp lương thực cho dân bị cô lập bởi bão số 3 nhanh nhất có thể

Thủ tướng yêu cầu cấp lương thực cho dân bị cô lập bởi bão số 3 nhanh nhất có thể

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 90 về việc khẩn trương cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống của người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Sự cố sập cầu Phong Châu xảy ra do đâu?

Sự cố sập cầu Phong Châu xảy ra do đâu?

(LĐTĐ) Đến thời điểm xảy ra sự cố sập cầu Phong Châu, Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, không nhận được báo cáo về dấu hiệu không bảo đảm an toàn đối với công trình cầu.
Bộ Công Thương chỉ đạo khẩn tăng cường đảm bảo vận hành công trình thủy điện

Bộ Công Thương chỉ đạo khẩn tăng cường đảm bảo vận hành công trình thủy điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện số 6844/CĐ-BCT ngày 9/9/2024 về tăng cường ứng phó với mưa lớn do hoàn lưu bão số 3 và đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thủy điện.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị chỉ đạo việc khắc phục hậu quả bão số 3

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị chỉ đạo việc khắc phục hậu quả bão số 3

Chiều 9/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp chỉ đạo việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì cuộc họp.
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão số 3

Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão số 3

(LĐTĐ) Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đề nghị Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố, Giám đốc BHXH cấp huyện tại các vùng ảnh hưởng của bão số 3 tập trung trực tiếp phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan đảm bảo người dân, người bệnh được hưởng đầy đủ quyền lợi về BHXH, khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) với thủ tục nhanh nhất, đơn giản nhất.
Sửa 7 Luật thuộc lĩnh vực tài chính - ngân sách để gỡ vướng cho sản xuất, kinh doanh

Sửa 7 Luật thuộc lĩnh vực tài chính - ngân sách để gỡ vướng cho sản xuất, kinh doanh

(LĐTĐ) Ngày 9/9, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã chủ trì phiên họp thẩm định dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách Nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia.
Xem thêm
Phiên bản di động