Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Về thủy điện Trị An

(LĐTĐ) Hồ thủy điện Trị An hiện là hồ thủy điện lớn nhất miền Nam với diện tích hơn 323 km2. Ngoài việc cung cấp điện từ công trình thủy điện Trị An, giúp điều tiết nước, hồ Trị An còn có cảnh quan rất đẹp với nhiều đảo nhỏ, có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nếu được quy hoạch phù hợp.
Đồng Nai: Tuyển chọn 3.045 thanh niên chuẩn bị lên đường nhập ngũ Điều tra vụ làm sai lệch hồ sơ để nhận bồi thường tại dự án sân bay Long Thành Đồng Nai: Thí điểm thiết bị đầu đọc Căn cước công dân để chống gian lận trong sát hạch lái xe

Công trình thế kỷ

Hồ thủy điện Trị An thuộc các huyện Vĩnh Cửu, Định Quán, Thống Nhất, Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai được hình thành nhờ vào việc đắp đập ngăn sông Đồng Nai, một trong những hạng mục chính của công trình Thủy điện Trị An, hiện là hồ thủy điện lớn nhất miền Nam với diện tích hơn 323 km2.

Mới đây, phóng viên Báo game bài uy tín Thủ đô có dịp trở lại vùng lòng hồ thủy điện Trị An bao la, được mục sở thị khu vực bên trong nhà máy thủy điện. Tiếp xúc với cán bộ lãnh đạo, nhân viên nơi đây, vào lúc thời tiết khu vực Nam Bộ từ nay đến tháng 5/2024 liên tục có những đợt nắng nóng diện rộng mới thấy sức đóng góp to lớn nguồn điện từ nơi đây cho cả nước.

Về thủy điện Trị An
Hồ thủy điện Trị An hiện là hồ thủy điện lớn nhất miền Nam với diện tích hơn 323 km2.

Đến nay với quá trình vận hành liên tục, an toàn, hiệu quả, thủy điện Trị An đã cung cấp sản lượng điện lên lưới điện quốc gia đạt trên 62,4 tỷ kWh, vượt trên cả sản lượng thiết kế. Ngoài việc đảm bảo sự ổn định của hệ thống điện quốc gia, công trình còn có vai trò điều tiết lũ đồng thời đảm bảo nước tưới tiêu cho cả vùng hạ du rộng lớn.

Hiện nay, khi du lịch mặt hồ thủy điện, du khách còn có thể vào tham quan, tìm hiểu về nhà máy Thủy điện Trị An để hiểu hơn quá trình hình thành cũng như cách vận hành nhà máy, tổ máy (tuabin), tham quan hệ thống cửa xả. Tại phòng truyền thống còn lưu giữ những hình ảnh về một thời hào hùng, quá trình thực hiện xây dựng công trình mang tầm vóc thế kỷ.

Trao đổi với phóng viên, ông Võ Tấn Nhẫn, Giám đốc Công ty Thủy điện Trị An cho biết: Tổ máy đầu tiên của thủy điện Trị An chính thức vận hành và hòa vào lưới điện quốc gia tháng 5/1988. Với 4 tổ máy có công suất 400 MW thời điểm đó, thủy điện Trị An đã cung cấp 1/2 sản lượng điện cho miền Nam.

Sức mạnh đoàn kết

Nhà máy thủy điện Trị An cung cấp sản lượng điện trung bình hàng năm 1,7 tỷ KWh. Đây là công trình quốc gia, giải quyết nhu cầu điện năng cho sinh hoạt, sản xuất, góp sức to lớn cho công cuộc tái thiết đất nước sau hàng chục năm chiến tranh, đồng thời góp phần đào tạo một đội ngũ cán bộ, kỹ sư cho ngành điện.

Về thủy điện Trị An
Đội ngũ kỹ sư điều hành tại nhà máy điện Trị An.

Sau hơn 35 năm kể từ khi khởi công, công trình thủy điện mang tầm vóc quốc gia và quốc tế này vẫn đóng một vai trò, ý nghĩa to lớn. Kể từ “ngày lịch sử” tháng 5/1988, dòng chảy sông Đồng Nai bị chặn lại ở bậc thang dưới cùng (bậc thang thứ 9), thủy điện Trị An ra đời, đánh dấu sự quan trọng của nó trong bối cảnh miền Nam và cả nước lúc đó đang thiếu điện trầm trọng.

Sau khi ra đời, thủy điện Trị An đã đảm bảo nguồn năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội của 16 tỉnh, thành phía Nam, ngoài ra còn đảm bảo nguồn nước cho công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt cho hơn 5 triệu dân phía hạ lưu.

Những dấu mốc hình thành thủy điện Trị An cũng trở thành những ngày đáng nhớ của ngành điện: Ngày 30/4/1984, khởi công, nổ mìn mở móng đập tràn; ngày 10/5/1985, đổ khối bê tông đầu tiên ở đập tràn; ngày 12/1/1987, ngăn dòng Đồng Nai; ngày 30/4/1988, tổ máy số 1 chính hức vận hành.

Về thủy điện Trị An
Ngoài việc đảm bảo nguồn năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội của 16 tỉnh, thành phía Nam, thủy điện Trị An còn đảm bảo nguồn nước cho công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt cho hơn 5 triệu dân phía hạ lưu.

Ông Phạm Công Trữ, nguyên Chánh Văn phòng Đảng ủy công trình Thủy điện Trị An, từng sống và làm việc tại Thủy điện Trị An từ năm 1981 cho biết: Thời điểm đó, thủy điện duy nhất ở miền Nam là Đa Nhim (xây dựng năm 1964 trên sông Đa Nhim, giáp ranh tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận) chưa thể hòa vào lưới điện quốc gia. Nhu cầu điện năng của miền Nam lúc đó lại tăng gần 300-400 triệu KWh, nhưng không có nguồn điện bổ sung.

Vì vậy, ngành điện buộc phải cắt giảm tiêu thụ, gây trở ngại trong phát triển kinh tế, sinh hoạt của người dân. Trước nhu cầu bức bách, dự án thủy điện Trị An được quyết tấm thực hiện. Chủ trương đưa ra là làm thủy điện Trị An phải nhanh, nên cần huy động tổng lực nguồn lực xã hội với đông đảo đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật có tay nghề và các thiết bị máy móc phục vụ thi công.

Bà Hà Thị Kim Hồng (sinh năm 1965), quê gốc Quảng Ngãi, hiện sống tại ấp Lý Lịch 2, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu kể, năm 1983, bà cùng bố mẹ và các anh chị tham gia cùng hàng ngàn công nhân thu dọn lòng hồ Trị An. Sau khi công trình hoàn thành, từ đó đến nay bà vẫn sống tại địa phương, sinh sống bằng nghề làm vườn. “Công nhân đến công trường bằng xe đạp thồ, ăn ngủ trong lều bạt. Khối lượng công việc dọn dẹp lòng hồ là rất lớn, không có máy móc, phải đào đất thủ công”, bà hồi tưởng.

Công trình thủy điện Trị An cũng là minh chứng lịch sử cho tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga, minh chứng cho sự đồng thuận cao, tạo nên nguồn lực, sức mạnh đoàn kết từ các tầng lớp nhân dân dành cho công cuộc xây dựng đất nước.

Theo số liệu lưu giữ, công trình thủy điện Trị An đã phải đào lấp khối lượng đất đá khoảng 23 triệum3, dùng 73.000 tấn kết cấu sắt thép, thiết bị và gần 600.000 tấn bê tông. Từ những ngày đầu tiên, công tác mở đường, khảo sát, đo đạc, nơi sình lầy, “rừng thiêng nước độc”, đã phải huy động gần 1 triệu lượt người với khoảng 6 triệu ngày công thu gom, làm sạch hơn 30.000ha lòng hồ và di dời 19.000 người để thực hiện các bước tiếp theo. Riêng vào thời điểm xây dựng chính, lúc cao điểm huy động hàng chục ngàn người cùng thực hiện song song, cấp tập ở nhiều hạng mục. Riêng chuyên gia khoảng 500 người.
Thành Đồng - Cẩm Trang

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bà chủ Mái ấm Hoa Hồng qua mặt cơ quan chức năng như thế nào?

Bà chủ Mái ấm Hoa Hồng qua mặt cơ quan chức năng như thế nào?

(LĐTĐ) Trong thời gian hoạt động, mặc dù bị kiểm tra thường xuyên nhưng bà Giáp Thị Sông Hương - chủ Mái ấm Hoa Hồng đã nhiều lần qua mặt cơ quan chức năng Quận 12 trước khi bị phanh phui hành vi bạo hành.
Đến năm 2028: Phấn đấu tăng thêm 3 triệu đoàn viên trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước

Đến năm 2028: Phấn đấu tăng thêm 3 triệu đoàn viên trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước

(LĐTĐ) Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn game bài uy tín (LĐLĐ) Việt Nam vừa ban hành Nghị quyết số 06/NQ-BCH về đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS) tại các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước đến năm 2028, tầm nhìn đến năm 2033.
Kiên quyết không để vỡ đê, hồ đập do cơn bão số 3

Kiên quyết không để vỡ đê, hồ đập do cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, không để thiệt hại về người và bảo vệ, giảm thiểu tối đa thiệt hại về tài sản, đặc biệt chú trọng bảo vệ đê, kiên quyết tập trung không để vỡ đê, hồ đập, những khu vực xung yếu, khu vực có nguy cơ cao về mất an toàn trên địa bàn...
Ông Nguyễn Huy Dũng làm Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên

Ông Nguyễn Huy Dũng làm Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên

(LĐTĐ) Ông Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Tích cực đổi mới hoạt động công đoàn tại Trường Trung học cơ sở Cổ Nhuế 2

Tích cực đổi mới hoạt động công đoàn tại Trường Trung học cơ sở Cổ Nhuế 2

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công đoàn Trường Trung học Cơ sở (THCS) Cổ Nhuế 2 (quận Bắc Từ Liêm) đã triển khai hiệu quả Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” (Nghị quyết số 02) với nhiều cách làm hay, sáng tạo.
Các phương án ứng phó siêu bão Yagi của Công an Hà Nội

Các phương án ứng phó siêu bão Yagi của Công an Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 6/9, Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống thiên tai, cũng như phương án cứu nạn cứu hộ, kịp thời ứng phó với cơn bão số 3.
Người dân cần làm gì khi siêu bão Yagi đổ bộ đất liền!

Người dân cần làm gì khi siêu bão Yagi đổ bộ đất liền!

(LĐTĐ) Siêu bão Yagi đang hướng vào một số địa phương miền Bắc với cường độ rất mạnh. Các địa phương trong vùng ảnh hưởng đang khẩn trương ứng phó siêu bão này, đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và tài sản của nhân dân, giảm thiểu thiệt hại xảy ra. Đối với các tỉnh thành phố vùng núi, trung du Bắc Bộ, khu vực Thanh Hóa phải tổ chức di dời ngay người dân và tài sản khi thấy không đảm bảo an toàn khu vực đang sinh sống.

Tin khác

Các phương án ứng phó siêu bão Yagi của Công an Hà Nội

Các phương án ứng phó siêu bão Yagi của Công an Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 6/9, Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống thiên tai, cũng như phương án cứu nạn cứu hộ, kịp thời ứng phó với cơn bão số 3.
Tin bão mới nhất: Dự báo 22h đêm nay (6/9), bão số 3 sẽ đi vào Vịnh Bắc Bộ

Tin bão mới nhất: Dự báo 22h đêm nay (6/9), bão số 3 sẽ đi vào Vịnh Bắc Bộ

(LĐTĐ) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dông lốc rìa xa phía Tây cơn bão số 3 đã mang cơn dông tới Thủ đô Hà Nội. Chiều 6/9, nhiều khu vực của thành phố Hà Nội có mưa to kèm gió lớn khiến nhiều cây xanh bị đổ. Tuy nhiên, bão số 3 vẫn chưa đổ bộ vào đất liền. Dự báo 22h đêm nay 6/9 bão số 3 sẽ đi vào Vịnh Bắc Bộ.
Tin bão mới nhất 17h ngày 6/9: Vùng gần tâm bão gió giật trên cấp 17

Tin bão mới nhất 17h ngày 6/9: Vùng gần tâm bão gió giật trên cấp 17

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8. Hồi 16 giờ ngày 6/9, vị trí tâm bão số 3 trên đất liền phía Đông Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc); cách Quảng Ninh khoảng 420km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20km/h.
Ảnh hưởng bão số 3: Hà Nội gió lớn, cây đổ khiến một người tử vong

Ảnh hưởng bão số 3: Hà Nội gió lớn, cây đổ khiến một người tử vong

(LĐTĐ) Mặc dù bão số 3 cách Quảng Ninh khoảng 570km, nhưng chiều 6/9, nhiều khu vực của thành phố Hà Nội đã có mưa to kèm gió lớn khiến nhiều cây xanh bị đổ. Lúc 15h40 cùng ngày, tại đường Nguyễn Hữu Thọ, phường Hoàng Liệt, xảy ra vụ cây bật gốc, đổ trúng 2 người đi trên một xe máy, khiến một người tử vong, một người bị thương.
Ngành Thông tin và Truyền thông chủ động ứng phó với bão số 3

Ngành Thông tin và Truyền thông chủ động ứng phó với bão số 3

(LĐTĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã ban hành Công điện số 05/CĐ-BTTTT về việc chủ động, khẩn trương ứng phó bão số 3 năm 2024 (tên quốc tế là Yagi). Công điện được gửi tới 24 Sở TT&TT, một số đơn vị trực thuộc Bộ và các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông.
Hà Nội: Sẵn sàng các phương án ứng phó với bão số 3 (Yagi)

Hà Nội: Sẵn sàng các phương án ứng phó với bão số 3 (Yagi)

(LĐTĐ) Được dự báo nằm trên đường đi của tâm bão số 3, các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều phương án ứng phó theo kế hoạch đã đề ra, đồng thời sẵn sàng phương án khắc phục hậu quả sau mưa bão.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 6/9: Nắng nóng, oi bức trước khi bão số 3 đổ bộ

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 6/9: Nắng nóng, oi bức trước khi bão số 3 đổ bộ

(LĐTĐ) Dự báo ngày 6/9, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi có nắng nóng.
Cập nhật bão số 3: Dự báo huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô biển động dữ dội

Cập nhật bão số 3: Dự báo huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô biển động dữ dội

(LĐTĐ) Hồi 13 giờ ngày 5/9, vị trí tâm bão Yagi (bão số 3) trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 460km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 10km/h.
Cập nhật tình hình bão số 3: Đi vào Biển Đông, giật trên cấp 17

Cập nhật tình hình bão số 3: Đi vào Biển Đông, giật trên cấp 17

(LĐTĐ) Sáng nay, bão số 3 đạt cường độ cấp 15, giật trên cấp 17, trong 24 giờ tới, vùng biển khu vực Bắc Biển Đông sóng biển cao 7-9m, vùng gần tâm bão 10-12m.
Thời tiết ngày 5/9: Hà Nội nắng nóng trong ngày khai giảng năm học mới

Thời tiết ngày 5/9: Hà Nội nắng nóng trong ngày khai giảng năm học mới

(LĐTĐ) Khoảng 2,3 triệu học sinh Hà Nội sẽ đón năm học mới trong tiết trời nắng, có nơi nắng nóng, đêm không mưa. Nhiệt độ trong ngày dao động 26-34 độ C, có nơi trên 36 độ C.
Xem thêm
Phiên bản di động