Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Tuyên truyền, giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho học sinh:

Vì hiện tại và tương lai!

(LĐTĐ) Từ lâu, câu chuyện đảm bảo an toàn giao thông luôn là nỗi lo lắng của toàn xã hội. Những năm gần đây, mặc dù các cơ quan chức năng đã vào cuộc một cách mạnh mẽ và tình hình trật tự giao thông về cơ bản đã được kiểm soát, tuy nhiên vẫn còn những vụ tai nạn mà nạn nhân là học sinh. Điều này đang đặt ra nhiều thách thức lớn không chỉ đối với các cơ quan chức năng.
Phát động Chương trình truyền thông “Vì An toàn giao thông Thủ đô” năm 2020 Kiềm chế tai nạn giao thông: Bắt đầu từ ý thức Đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh đến trường

Thực trạng đáng lo ngại

Hà Nội là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, do đó nỗi lo về mất an toàn giao thông trên đường đến trường của học sinh luôn thường trực. Tuy nhiên, đã và đang có những vi phạm giao thông liên quan đến nhóm đối tượng này. Minh chứng dễ thấy, theo quy định của luật giao thông đường bộ, người ngồi trên xe đạp điện, xe máy điện phải đội mũ bảo hiểm.

Trong khi đó, hầu hết người đi loại phương tiện này, trong đó có học sinh, khi điều khiển phương tiện không hề đội mũ bảo hiểm. Cá biệt, ở các khu vực ngoại thành vẫn bắt gặp học sinh chưa đủ tuổi cấp giấy phép lái xe điều khiển xe máy đến trường.

Vì hiện tại và tương lai!
Các em học sinh trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn (quận Cầu Giấy) tham gia tìm hiểu về Luật Giao thông đường bộ. Ảnh: Giang Nam

Học sinh không đội mũ bảo hiểm. Nhiều phụ huynh cũng “vô tư” vi phạm. Không ít phụ huynh chở con đến trường mà không trang bị mũ cho con. Một bộ phận phụ huynh học sinh vì nuông chiều con trẻ đã bỏ qua quy định về độ tuổi tối thiểu được điều khiển phương tiện giao thông, vẫn cho con sử dụng xe máy để đến trường.

Lý giải về hành vi giao xe máy cho con sử dụng khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe, nhiều phụ huynh đều đưa ra lý do như: Nhà xa, con phải đi học thêm nhiều, đi xe đạp sợ con vất vả, con đi máy để chủ động hơn trong việc đi lại, học tập...

Khách quan nhìn nhận, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này. Chẳng hạn, với đối tượng là học sinh, theo các chuyên gia tâm lý, thanh thiếu niên thường là giai đoạn “người lớn không ra người lớn, trẻ em không ra trẻ em” nên không hiểu được chính bản thân mình, dễ sa đà vào những thói quen xấu, có suy nghĩ lệch lạc. Một số em thích thể hiện, chứng tỏ bản lĩnh bởi vậy dễ nảy sinh sự bốc đồng, không ý thức được bản thân đang vi phạm luật giao thông khi điều khiển phương tiện.

Về phía phụ huynh học sinh, đa phần đều chưa thật sự cứng rắn với con em mình. Vì chiều con, vì thiếu sự quan tâm, vì muốn con tiện lợi trong việc đi lại nên phụ huynh đã quên rằng đang “tiếp tay” cho hành vi vi phạm luật. Chỉ lấy ví dụ ở việc chở con đến trường mà không đội mũ bảo hiểm. Nhiều người nghĩ rằng vì nhà gần trường học, hoặc con em mình còn nhỏ tuổi, chưa bị phạt… mà không ý thức rằng về lâu dài sẽ gieo thói quen xấu cho con em của mình.

Đồng bộ nhiều giải pháp

Thực tế, thời gian qua, lực lượng chức năng cùng các trường học trên địa bàn Hà Nội đã đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền, giáo dục về pháp luật giao thông, kết hợp kiểm tra, xử lý vi phạm đối với học sinh và phụ huynh ngay tại trường. Qua thực tế cho thấy, mô hình kết hợp tuyên truyền với xử phạt đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Cả phụ huynh và học sinh đã có ý thức hơn trong việc chấp hành luật lệ an toàn giao thông.

Vì hiện tại và tương lai!
Học sinh tìm hiểu về Luật Giao thông đường bộ.

Ngoài ra, để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh, Công an thành phố và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng phối hợp, tổ chức tuyên truyền pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trong các trường học và cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố. Đây là việc làm ý nghĩa, có vai trò quan trọng nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn thành phố và xây dựng văn hóa giao thông trong học đường.

Theo đó, các nhà trường đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của đội ngũ lái xe đưa đón cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh, sinh viên các trường học khi tham gia giao thông, nhất là việc chấp hành các quy định về đội mũ bảo hiểm.

Việc tuyên truyền cũng được diễn ra trực tiếp hoặc lồng ghép qua các buổi sinh hoạt, tuyên truyền qua hệ thống loa đài phát thanh của các trường học, qua các pano hình ảnh, hình ảnh trưng bày và các hoạt động ngoại khóa.

Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn (quận Cầu Giấy) là ví dụ. Bà Lê Thị Kim Ánh, Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn cho biết, giáo dục kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên sẽ góp phần xây dựng văn hoá giao thông. Chính vì thế, tại Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn luôn xác định tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông cho các em học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các trường.

Qua đó, trang bị tốt cho các em học sinh kiến thức, kỹ năng an toàn giao thông bằng hình thức phù hợp trong môn học và hoạt động ngoại khóa. “Chúng tôi luôn mong muốn mỗi em học sinh của trường đều sẽ trở thành tuyên truyền viên “nhí” về an toàn giao thông. Các thầy cô luôn khuyến khích các em tuyên truyền đến gia đình và bạ̣n bè cùng trang lứa về ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông góp phần giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông, để mỗi chúng ta an toàn khi đến trường, và khi về với gia đình thân yêu” - bà Lê Thị Kim Ánh chia sẻ.

Chung quan điểm hình thành ý thức tham gia giao thông an toàn cho học sinh từ nhỏ không kém việc dạy kiến thức nên rất cần được coi trọng, tại Lễ phát động chương trình truyền thông "Vì An toàn giao thông Thủ đô", ông Nguyễn Minh Đức - Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị, Trưởng Ban tổ chức chương trình cho biết, trong 9 năm qua, chương trình truyền thông "Vì An toàn giao thông Thủ đô" đã đóng góp tích cực vào công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn Hà Nội.

Trong đó có cuộc thi viết và nay là cuộc thi trắc nghiệm “Vì An toàn giao thông” trên internet đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo nhân dân, nhất là các em học sinh, từ tiểu học cho đến trung học phổ thông, góp phần nâng cao hiểu biết về pháp luật giao thông và xây dựng văn hóa giao thông trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên Thủ đô nói riêng và người dân nói chung. “Ban Tổ chức hi vọng chương trình truyền thông ‘Vì An toàn giao thông Thủ đô’ sẽ ngày càng tạo được tiếng vang, có sức ảnh hưởng đến đông đảo người dân Thủ đô, đặc biệt là các em học sinh – những mầm non tương lai của đất nước” – ông Nguyễn Minh Đức nhấn mạnh.

Rõ ràng, việc các ban ngành chức năng vào cuộc tích cực nhằm cải thiện và trang bị ý thức, kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh là rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ. Ý thức của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào gia đình. Do đó, phụ huynh cần gương mẫu thực hiện nghiêm các quy định khi tham gia giao thông; thường xuyên giáo dục, nhắc nhở con em mình chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ; kiên quyết yêu cầu con em mình đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy, xe đạp điện; không giao cho con em mình sử dụng xe máy có dung tích xi lanh trên 50cm3 khi chưa đủ tuổi.

Ngoài ra, phía nhà trường cần tăng cường giáo dục kiến thức về an toàn giao thông và kỹ năng tham gia giao thông an toàn, thường xuyên nhắc nhở các cháu tuân thủ các quy định về giao thông. Các lực lượng chức năng phối hợp với nhà trường thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, đồng thời kiểm tra học sinh, sinh viên tuân thủ các quy định về an toàn giao thông, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông liên quan đến học sinh.

Đặc biệt, phải xử nghiêm, phạt nặng các hành vi như chở trẻ em không đội mũ bảo hiểm, học sinh không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện như xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện... điều khiển phương tiện xe máy khi chưa có giấy phép lái xe./.

Theo ghi nhận của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, thời gian qua việc chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm nói chung và đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi tham gia giao thông nói riêng đã có nhiều chuyển biến. Tuy nhiên, ở một số tỉnh, tỷ lệ đội mũ bảo hiểm cho trẻ em hiện còn thấp. Cụ thể, theo kết quả khảo sát, hiện vẫn còn 20/63 tỉnh có tỷ lệ học sinh đội mũ bảo hiểm đạt dưới 66%, cá biệt có 3 tỉnh, tỷ lệ học sinh đội mũ bảo hiểm chỉ đạt dưới 50%. Nhiều năm gần đây, các ngành chức năng đã có nhiều hoạt động tích cực, đẩy mạnh tuyên truyền cho phụ huynh, giáo dục học sinh đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Chương trình Trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1 là ví dụ. Theo đó, từ năm học 2018 – 2019 với chủ đề “Giữ trọn Ước mơ”, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công ty Honda Việt Nam đã phối hợp tổ chức triển khai. Trong năm học 2020-2021, dự kiến sẽ có 1.904.045 mũ bảo hiểm Honda được trao tặng tới các học sinh bước vào lớp 1 trong dịp khai giảng năm học mới. Song song với đó là các hoạt động đồng hành nhằm tuyên truyền kiến thức an toàn giao thông và nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là các bậc cha mẹ, phụ huynh học sinh về việc chấp hành đội mũ bảo hiểm cho con em mình.
Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng tiện ích từ "số hóa" thẻ vé giao thông: Đặt hành khách vào vị trí trung tâm

Tăng tiện ích từ "số hóa" thẻ vé giao thông: Đặt hành khách vào vị trí trung tâm

(LĐTĐ) Hà Nội đã khai trương thẻ vé ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng và sắp tới là triển khai hình thức thẻ ảo offline dành cho khách hàng. Việc "số hóa" thẻ vé giao thông trong bối cảnh chuyển đổi số sẽ trực tiếp nâng cao quyền lợi của người tiêu dùng, giúp hành khách tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại để nhận và dán tem vé tháng.
Bình Dương: Phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Bình Dương: Phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/9, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo thông tin về hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gắn với các hoạt động quảng bá Top 1 ICF (Diễn đàn cộng đồng thông minh thế giới).
Việt Nam đang tiến gần mục tiêu đạt định mức tín nhiệm “Đầu tư” vào năm 2030

Việt Nam đang tiến gần mục tiêu đạt định mức tín nhiệm “Đầu tư” vào năm 2030

(LĐTĐ) Nhận thức được tầm quan trọng của việc xếp hạng tín nhiệm quốc gia, Bộ Tài chính đã phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030. Một trong các mục tiêu quan trọng của Đề án là phấn đấu tới năm 2030 nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên hạng “Đầu tư”.
Bắt đầu nhận đăng ký vé tàu Tết Ất Tỵ 2025

Bắt đầu nhận đăng ký vé tàu Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết, đơn vị bắt đầu nhận đăng ký mua vé tàu tập thể cả lượt đi và lượt về đến ngày 30/9, mỗi lượt từ 5 vé trở lên. Thời gian bán vé tập thể dự kiến từ 8h sáng 1/10 đến hết ngày 5/10.
Dự báo thời tiết ngày 20/9: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa

Dự báo thời tiết ngày 20/9: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 20/9, khu vực Hà Nội có mây, ngày nắng gián đoạn, chiều và đêm có lúc có mưa rào và dông.
Ban Chấp hành LĐLĐ quận Hoàn Kiếm khóa XIX, tổ chức kỳ họp thứ 6

Ban Chấp hành LĐLĐ quận Hoàn Kiếm khóa XIX, tổ chức kỳ họp thứ 6

(LĐTĐ) Ngày 19/9 tại trụ sở, Ban Chấp hành Liên đoàn game bài uy tín (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm khóa XIX nhiệm kỳ 2023-2028 đã tổ chức kỳ họp thứ 6, để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác công đoàn quận 9 tháng năm 2024, đề ra phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Đồng chí Lê Hoàng Thủy Vân, Quận ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ quận chủ trì hội nghị.
Hà Nội: Hỗ trợ kịp thời người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3

Hà Nội: Hỗ trợ kịp thời người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu phải có các phương án để Thành phố xử lý ngay, hỗ trợ kịp thời cho người dân, cũng như các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn khắc phục sau bão số 3 và mưa, lũ sau bão gây ra.

Tin khác

Tăng tiện ích từ "số hóa" thẻ vé giao thông: Đặt hành khách vào vị trí trung tâm

Tăng tiện ích từ "số hóa" thẻ vé giao thông: Đặt hành khách vào vị trí trung tâm

(LĐTĐ) Hà Nội đã khai trương thẻ vé ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng và sắp tới là triển khai hình thức thẻ ảo offline dành cho khách hàng. Việc "số hóa" thẻ vé giao thông trong bối cảnh chuyển đổi số sẽ trực tiếp nâng cao quyền lợi của người tiêu dùng, giúp hành khách tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại để nhận và dán tem vé tháng.
Sập cầu Ngòi Móng trên ĐT445, tỉnh Hoà Bình

Sập cầu Ngòi Móng trên ĐT445, tỉnh Hoà Bình

(LĐTĐ) Vào 4h sáng nay, cầu Ngòi Móng trên ĐT445 tỉnh Hoà Bình đã bị sập, rất may không có thiệt hại về người.
2 xe khách va chạm trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, nhiều người thương vong

2 xe khách va chạm trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, nhiều người thương vong

(LĐTĐ) Vụ tai nạn giữa 2 xe giường nằm chở khách xảy ra rạng sáng nay tại cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết khiến 2 người chết, nhiều người bị thương.
Hà Nội: Sắp triển khai vé xe buýt ảo không cần Internet

Hà Nội: Sắp triển khai vé xe buýt ảo không cần Internet

(LĐTĐ) Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội thông tin, từ ngày 20/9, đơn vị sẽ triển khai thẻ vé tháng ảo offline cho hệ thống vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thủ đô.
Công an Hà Nội phòng chống đua xe, đảm bảo đêm Trung thu an toàn

Công an Hà Nội phòng chống đua xe, đảm bảo đêm Trung thu an toàn

(LĐTĐ) Để bảo đảm người dân Thủ đô có 1 đêm Trung thu an toàn, nhiều tổ công tác 141 - Công an thành phố Hà Nội đã được triển khai tại các tuyến, địa bàn trọng điểm. Nhiều thanh thiếu niên không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe không gắn biển kiểm soát, khi thấy lực lượng 141 đã quay đầu xe, chạy ngược chiều nhưng đều bị các mũi của tổ công tác "khóa chặt".
Nhanh chóng khắc phục sự cố tàu điện Cát Linh - Hà Đông hoạt động trở lại bình thường

Nhanh chóng khắc phục sự cố tàu điện Cát Linh - Hà Đông hoạt động trở lại bình thường

(LĐTĐ) Khoảng 19h ngày 17/9, đoàn tàu điện chạy từ Cát Linh về Hà Đông, khi đến ga Phùng Khoang, quận Hà Đông thì bất ngờ dừng lại. Theo tìm hiểu, tàu không thể tiếp tục khởi hành là do lỗi kỹ thuật, bởi vậy, đoạn từ Phùng Khoang đến Yên Nghĩa tạm đóng để xử lý sự cố.
Ước tính thiệt hại đường bộ do bão gây ra khoảng 2.000 tỷ đồng

Ước tính thiệt hại đường bộ do bão gây ra khoảng 2.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong những ngày qua, ngành Giao thông vận tải (GTVT) đã huy động mọi nguồn lực bảo đảm giao thông, khắc phục hậu quả của bão số 3. Đáng chú ý, ước tính thiệt hại đường bộ do bão gây ra khoảng 2.000 tỷ đồng.
“Phép thử” cho giao thông Thủ đô

“Phép thử” cho giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) quét qua Hà Nội, làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết cấu, hạ tầng giao thông. Minh chứng dễ thấy nhất là hàng loạt các trục giao thông xảy ra ngập úng, hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông… Cơn bão số 3 là “phép thử” với năng lực ứng phó bão của ngành Giao thông Thủ đô trong việc khắc phục và giảm thiểu thiệt hại, tránh bị động trong mọi tình huống.
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu gặp vướng về giải phóng mặt bằng và vật liệu xây dựng

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu gặp vướng về giải phóng mặt bằng và vật liệu xây dựng

(LĐTĐ) Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu hiện đang gặp khó và có nguy cơ chậm tiến độ do vướng công tác giải phóng mặt bằng và thiếu vật liệu xây dựng.
Ngày 16/9: Thông luồng đường thủy qua cầu Long Biên - Chương Dương

Ngày 16/9: Thông luồng đường thủy qua cầu Long Biên - Chương Dương

(LĐTĐ) Từ 11h ngày 16/9, các phương tiện tham gia giao thông đường thuỷ nội địa khu vực luồng qua khoang thông thuyền cụm cầu Long Biên - Chương Dương, có lý trình đường thủy nội địa từ Km181+000 đến Km184+500 sông Hồng, sẽ được phép lưu thông.
Xem thêm
Phiên bản di động