Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Vì sao biến chủng của virus SARS-CoV-2 xuất hiện ngày càng nhiều và nguy hiểm hơn?

Trong quá trình sao chép của virus, những đột biến dễ lây lan hoặc những đột biến vượt qua được hệ miễn dịch của con người này sẽ có nhiều khả năng sống sót hơn.
Nga tiến hành đánh giá hiệu quả của vaccine chống lại các chủng Covid-19 mới Mỹ bất ngờ phát hiện thêm ca mắc biến chủng COVID-19 thứ 2 Quan ngại biến chủng virus SARS-CoV-2, Bộ Y tế đẩy mạnh cao điểm phòng chống dịch

Những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đã “lẩn trốn” các lực lượng bảo vệ biên giới của New Zealand, nhanh chóng xâm nhập và lan rộng trong cộng đồng. Trong đợt bùng phát mới nhất, thành phố Auckland (New Zealand) đã nâng mức cảnh báo dịch bệnh Covid-19 lên cấp độ 3 và áp đặt lệnh phong tỏa kéo dài từ đêm 14/2 đến đêm 18/2 (giờ địa phương), do có nhiều trường hợp dương tính với biến thể B.1.1.7.

Ảnh minh họa: NewsBox9.
Ảnh minh họa: NewsBox9.

Mặc dù virus SARS-CoV-2 biến đổi trong suốt đại dịch, nhưng phải đến giữa tháng 12/2020, các biến thể với những đặc tính nguy hiểm hơn mới nổi lên và phân tán rộng rãi. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới điều này, trong đó phải kể đến sự gia tăng liên tục số ca mắc trên toàn cầu theo cấp số nhân. Mỗi trường hợp mắc Covid-19 đều tạo cho virus cơ hội đột biến và nếu số ca mắc tiếp tục tăng lên, thì số lượng biến thể của SARS-CoV-2 sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn.

Đột biến gen xảy ra trong quá trình sao chép

Gen di truyền của virus SARS-CoV-2 là một chuỗi RNA gồm 30.000 ký tự. Khi virus xâm nhập vào các tế bào trong cơ thể người, nó sẽ chiếm quyền điều khiển các tế bào để nhân lên thành hàng nghìn bản sao, nhưng quá trình sao chép đôi khi bị lỗi.

Tình trạng lỗi gen hay đột biến gen sẽ xảy ra trung bình hai tuần một lần trong bất cứ chuỗi di truyền nào. Hầu hết sự thay đổi không gây ra sự khác biệt đáng kể, nhưng một số thay đổi sẽ làm biến chuyển tính chất vật lý của virus, có thể ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của biến thể mới.

Chúng ta biết đến những biến thể mới nhờ các nỗ lực giải mã bộ gen và sự chia sẻ thông tin cởi mở giữa các quốc gia. Các biến thể phát sinh gần đây, chẳng hạn như B.1.1.7 (có nguồn gốc từ Anh), B.1.351 (có nguồn gốc từ Nam Phi) và P.1 (có nguồn gốc từ Brazil) – đều chứa một số lượng lớn những đột biến làm thay đổi tính chất vật lý của virus.

Có rất nhiều sự thay đổi nằm ở hình dạng bên ngoài của virus, trong đó phải kể đến các protein gai mà nó sử dụng để xâm nhập vào tế bào. Những thay đổi này sẽ khiến hệ miễn dịch của con người khó phát hiện virus hơn.

Nguyên nhân đầu tiên khiến số lượng biến thể mới của virus SARS-CoV-2 xuất hiện ngày càng nhiều trong thời gian gần đây là do số ca mắc trên toàn cầu tăng ồ ạt vào quý cuối cùng của năm 2020. Có khoảng 35 triệu ca mắc Covid-19 được ghi nhận trên toàn thế giới từ tháng 1 đến tháng 9/2020, nhưng chỉ trong 2 tháng sau con số này đã tăng gấp đôi.

Virus phải ứng phó với hệ thống miễn dịch

Nguyên nhân thứ hai là do virus phải phát triển các khả năng ứng phó với sự miễn dịch đang hình thành trong cộng đồng. Hệ miễn dịch của chúng ta đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chủng đột biến nào sống sót và lây lan.

Hệ miễn dịch của con người luôn không ngừng nhận diện và tiêu diệt virus. Virus chỉ có thể lây nhiễm từ người sang người nếu nó thoát khỏi sự truy lùng của hệ miễn dịch. Trong quá trình sao chép của virus, những đột biến dễ lây lan hoặc những đột biến dễ qua mắt “hệ thống phòng thủ” này sẽ được ưu tiên chọn lọc và có nhiều khả năng sống sót hơn.

Các biến thể như B.1.1.7, B.1.351 và P.1 đã được chứng minh là có khả năng lây lan mạnh hơn và nhiều bằng chứng ban đầu cho thấy có sự khác biệt trong phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với biến thể này.

Một bằng chứng nữa chứng minh hệ miễn dịch của con người cũng đóng một vai trò lớn trong quá trình hình thành đột biến của virus, đó là các biến thể như B.1.351 và P.1 xuất hiện phổ biến hơn ở những nơi mà người dân đã phát triển được mức độ kháng thể cao hơn sau khi hứng chịu làn sóng dịch Covi-19 đầu tiên với quy mô lớn.

P.1 được xác định ở Brazil, nơi có tới 70% dân số bị mắc Covid-19 trong đợt bùng phát đầu tiên. B.1.351 nhanh chóng trở thành chủng virus thống trị ở khu vực Eastern Cape của Nam Phi, nơi cũng bị ảnh hưởng nặng nề trong làn sóng đầu tiên.

Nếu như chủng virus ban đầu chỉ lây nhiễm cho những người chưa bị mắc Covid-19, thì các biến thể mới có thể lây sang cả những người đã từng bị mắc bệnh. Đây là lý do tại sao miễn dịch cộng đồng đối với virus SAR-CoV-2 không thể đạt được thông qua “việc để lây nhiễm một cách tự nhiên” mà chỉ có được bằng cách tiêm chủng vaccine phòng ngừa.

Đáng chú ý, hai trong số các biến thể mới là B.1.1.7 là P.1 có tới 25 đột biến so với chủng virus SARS-CoV-2 mà chúng ta biết đến. Đây là điều bất thường bởi hầu hết biến thể mới chỉ xuất hiện một vài đột biến.

Những biến thể có nhiều đột biến đã được ghi nhận ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch. Hầu hết mọi người chỉ mắc bệnh trong một hoặc hai tuần, nhưng có một số ít phải chiến đấu với căn bệnh này trong nhiều tháng. Trong thời gian đó, virus tiếp tục tiến hóa, đôi khi rất nhanh, bởi một hệ thống miễn dịch bị suy yếu chỉ tạo ra những thách thức đối với chúng chứ không thể tiêu diệt được chúng. Và kiểu mắc Covid-19 này đã tạo ra một “sân tập” cho virus khiến nó phát triển mạnh mẽ hơn và dễ thích nghi với môi trường khắc nghiệt.

Chừng nào virus SARS-CoV-2 còn tồn tại, chừng đó nó sẽ tạo ra những biến thể mới. Với sự bảo vệ của vaccine và việc ngày càng có nhiều người hình thành khả năng miễn dịch tự nhiên, sức ép buộc virus phải hình thành các biến thể mới để vượt qua hệ thống miễn dịch của con người ngày càng gia tăng.

Tỷ lệ hình thành đột biến ở các chủng virus rất khác nhau. Tỷ lệ này của virus SARS-CoV-2 chỉ bằng một nửa so với virus cúm và thấp hơn nhiều so với virus HIV. Nhưng tỷ lệ đột biến không nói lên toàn bộ câu chuyện. Điều thực sự quan trọng là tỷ lệ đột biến tạo ra những thay đổi về tính chất vật lý của virus, khiến chúng trở nên khó lường hơn và khó đối phó hơn./.

Theo Hồng Anh/VOV.VN

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

(LĐTĐ) Khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang, đến ngày 19/9, huyện Chương Mỹ đã sơ tán hơn 2.100 hộ dân, với trên 8.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời người dân bị ngập lũ đến nơi an toàn và chăm sóc họ chu đáo được các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ quan tâm, triển khai hiệu quả.
Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn game bài uy tín (LĐLĐ) quận Hà Đông, trong 2 ngày (18 - 19/9), Công đoàn một số trường Trung học cơ sở (THCS), Tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông đã đến thăm, tặng quà các gia đình học sinh, đoàn viên công đoàn, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu cơn bão gây ra với số tiền hỗ trợ là 63 triệu đồng.
Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.
Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của lực lượng thực thi công vụ…
Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố - Thường trực Ban Vận động, cứu trợ thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định phân bổ kinh phí trên 47 tỷ đồng hỗ trợ các quận, huyện khắc phục thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi).

Tin khác

CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

Từ đầu năm đến nay, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và tử vong ở châu Phi đã tăng lần lượt là 177% và 38,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nga phá hủy trạm Starlink của Ukraine

Nga phá hủy trạm Starlink của Ukraine

(LĐTĐ) Vệ binh Quốc gia Nga đã phá hủy trạm liên lạc vệ tinh Starlink được lực lượng vũ trang Ukraine sử dụng ở khu vực Chernigov.
Nghi phạm mưu sát cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đối mặt cáo buộc sở hữu súng

Nghi phạm mưu sát cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đối mặt cáo buộc sở hữu súng

Ryan Wesley Routh, 58 tuổi, nghi phạm mưu sát cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, sống tại bang Hawaii, bị cáo buộc tội sở hữu súng mặc dù đã có án tích và sở hữu súng có số serie bị xóa.
Tòa nhà 7 tầng ở Sierra Leone đổ sập, ít nhất 8 người thiệt mạng

Tòa nhà 7 tầng ở Sierra Leone đổ sập, ít nhất 8 người thiệt mạng

Ít nhất 8 người đã thiệt mạng sau khi một tòa nhà 7 tầng, được sử dụng cho mục đích cư trú và thương mại, đổ sập tại thủ đô Freetown của Sierra Leone.
Cơn bão mạnh nhất 75 năm qua đổ bộ vào Thượng Hải, Trung Quốc

Cơn bão mạnh nhất 75 năm qua đổ bộ vào Thượng Hải, Trung Quốc

(LĐTĐ) Bão Bebinca đã đổ bộ vào Thượng Hải vào sáng 16/9, với cấp độ bão số 1. Đây là cơn bão nhiệt đới mạnh nhất trực tiếp tấn công trung tâm tài chính của Trung Quốc trong hơn 7 thập kỷ qua.
Cựu Tổng thống Donald Trump vẫn an toàn sau vụ nổ súng ở sân golf

Cựu Tổng thống Donald Trump vẫn an toàn sau vụ nổ súng ở sân golf

(LĐTĐ) Nhà chức trách Mỹ cho biết cựu Tổng thống Donald Trump vẫn an toàn sau vụ nổ súng dường như là một âm mưu ám sát, nhằm vào nơi ông đang chơi golf vào khoảng 14h (giờ địa phương).
Tổng thống Iran sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nga

Tổng thống Iran sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nga

(LĐTĐ) Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS sắp tới tại Nga, truyền thông nhà nước Nga dẫn lời Đại sứ Iran tại Mátxcơva đưa tin ngày 15/9.
Harry được Thái tử William chúc mừng sinh nhật

Harry được Thái tử William chúc mừng sinh nhật

(LĐTĐ) Thái tử William chúc Harry sinh nhật vui vẻ nhân dịp em trai bước sang tuổi 40, đánh dấu lần đầu hoàng gia Anh làm vậy kể từ năm 2021.
Tài sản của Donald Trump tăng thêm hơn 200 triệu USD

Tài sản của Donald Trump tăng thêm hơn 200 triệu USD

(LĐTĐ) Donald Trump có thêm hơn 200 triệu USD, nhờ cổ phiếu Trump Media bật lên sau khi ông tuyên bố không có kế hoạch bán cổ phần tại đây.
Giá dầu thế giới tăng gần 3% do tác động của bão Francine

Giá dầu thế giới tăng gần 3% do tác động của bão Francine

Các nhà phân tích của UBS ước tính bão Francine sẽ khiến sản lượng dầu ở Vịnh Mexico giảm khoảng 1,5 triệu thùng trong tháng này và điều này đẩy giá dầu thế giới đi lên.
Xem thêm
Phiên bản di động