Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Vĩnh Phúc chia sẻ kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh Covid-19

(LĐTĐ) Hiện nay, 11 bệnh nhân lây nhiễm Covid -19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã cho kết quả âm tính, 82 người sau khi thực hiện cách ly sau 14 ngày không có dấu hiệu bị bệnh đã được cho ra khỏi cơ sở. Đặc biệt, tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, công tác khoanh vùng, cách ly cũng được thực hiện nghiêm ngặt.    
vinh phuc chia se kinh nghiem phong chong dich benh covid 19 Bệnh nhân thứ 16 mắc Covid-19 ở Việt Nam được xuất viện
vinh phuc chia se kinh nghiem phong chong dich benh covid 19 Kỳ 1: Không giấu giếm, công khai trung thực về dịch Covid -19

Tại Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2020 và phòng chống dịch bệnh Covid-19 do Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc, ông Nguyễn Văn Phong cho biết trong thời gian qua, tỉnh đã nỗ lực công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 với phương châm “chống dịch như chống giặc”.

Đặc biệt, tại địa bàn xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, công tác khoanh vùng, kiểm soát được triển khai chặt chẽ. Tại xã này, lập 12 chốt, không tổ chức các hoạt động vui chơi, cưới hỏi trên địa bàn khu vực có dịch. Hạn chế việc di chuyển của người dân trong xã có dịch đi ra ngoài. Trường hợp không tiến hành cách ly sẽ có biện pháp cưỡng chế cách ly.

vinh phuc chia se kinh nghiem phong chong dich benh covid 19
Một chốt kiểm soát tại xã Sơn Lôi, Vĩnh Phúc. (Ảnh nguồn: VOV)

Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc cũng truyên truyền cho công dân về cách phòng chống dịch bệnh, thiết lập điểm khám, tư vấn tại xã, địa chỉ khám bệnh ban đầu là trạm y tế xã, không được vượt tuyến thăm khám bên ngoài. Nâng cấp trạm y tế xã Sơn Lôi tương đương với phòng khám đa khoa đủ các chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi...

Mỗi thôn thành lập một đội liên ngành, hàng ngày đi kiểm tra, giám sát, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh. Thời gian vừa qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung mọi nguồn lực cho việc phòng chống dịch bệnh, đáp ứng tối đa nhu cầu về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, ưu tiên phân bổ cho xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên.

Là người được giao nhiệm vụ “cắm chốt” tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, PGS.TS Trần Như Dương - Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Tổ trưởng Tổ công tác của Bộ Y tế cũng đã chia sẻ kinh nghiệm thực hiện giám sát, cách ly dịch Covid-19.

Ông cũng cho biết nguyên nhân phải tiến hành cách ly y tế cả một cộng đồng, cụ thể xã Sơn Lôi là để khoanh vùng, cô lập triệt để không để lây lan ra các địa phương khác.

Quay trở lại tình hình tại xã Sơn Lôi, tỉnh Vĩnh Phúc cách đây 2 tuần thì có thể nói đây là tâm điểm dịch của Việt Nam lúc bấy giờ vì chỉ trong 1 thời gian ngắn thì tại xã Sơn Lôi đã ghi nhận 6 trường hợp mắc mới và nguy hiểm hơn dịch đã có biểu hiện lây lan cho cộng đồng.

vinh phuc chia se kinh nghiem phong chong dich benh covid 19
PGS.TS Trần Như Dương - Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương chia sẻ kinh nghiệm giám sát, cách ly Covid-19 tại xã Sơn Lôi. (Ảnh:K.T)

Việc có dịch lây lan cho cộng đồng xã Sơn Lôi đặt ra vấn đề ảnh hưởng trực tiếp rất lớn lây lan dịch từ địa phương này ra toàn bộ khu vực các tỉnh thành phố xung quanh Vĩnh Phúc cũng như các địa phương khác trong cả nước. Vì sự di chuyển, giao lưu của người trở về từ vùng có dịch ra bên ngoài là rất phức tạp và khó kiểm soát.

“Quyết định thực hiện khoanh vùng cách ly y tế xã Sơn Lôi của Bộ Y tế, của tỉnh Vĩnh Phúc là một quyết định rất đúng đắn rất kịp thời, rất trách nhiệm và rất dũng cảm”, Phó viện trưởng viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẳng định.

Qua 14 ngày trực tiếp cùng nhân dân, chính quyền, y tế địa phương, TS. Trần Như Dương cho biết, tại xã Sơn Lôi đã thực hiện nghiêm túc các biện pháp để chống dịch, dập dịch.

Thứ nhất, tập trung giám sát, theo dõi để phát hiện những ca nghi ngờ mắc Covid-19 trong thời gian sớm nhất. Tiến hành thiếp lập ngay hệ thống giám sát chủ động trên toàn bộ xã Sơn Lôi.

Lập danh sách toàn bộ các hộ gia đình của xã Sơn Lôi với 10.600 nhân khẩu, 2.774 hộ gia đình. Huy động 60 người tham gia là y tế quân đội, trưởng thôn, hội viên hội phụ nữ, hội cựu chiến bịnh, đoàn viên thanh niên. Chia làm 30 nhóm, mỗi nhóm quản lý 60-80 hộ gia đình. Thiết kế ngay những biểu mẫu báo cáo, hướng dẫn cho người dân, tổ chức tập huấn ngay trong đêm cho các thành viên đi kiểm tra, giám sát.

Thứ hai, xây dựng những bản tin ngắn ngọn phát trên tuyền thanh xã Sơn Lôi thông báo về việc theo dõi, giám sát toàn xã Sơn Lôi để người dân tại đây được biết. Cung cấp đường dây nóng cho người dân để chủ động thông báo cho cán bộ y tế.

Thực hiện phương châm "rà từng ngõ, gõ từng nhà", thực hiện đo thân nhiệt hỏi chi tiết từng triệu chứng của người dân để phát hiện người có dấu hiệu nghi ngờ. Ngay khi phát hiện người nghi ngờ, lập tức cho đeo khẩu trang, thông báo đến cán bộ y tế xã, đưa bệnh nhân đi cách ly, lấy mẫu bệnh phẩm.

Thứ ba, tại trạm y tế xã, bố trí sẵn các cán bộ cắm chốt 24/24, bố trí 2 xe cứu thương, một xe phục vụ các vấn đề y tế khác và một xe riêng biệt để đưa người có dấu hiệu nghi ngờ Covid-19 đi cách ly.

Đặc biệt, ông Dương chỉ rõ các biện pháp y tế với từng đối tượng cụ thể. Với trường hợp xác định, có khả năng lây nhiễm cho cộng đồng, ngay lập tức cách ly nghiêm ngặt, điều trị tại Phòng khám đa khoa Quang Hà. Kinh nghiệm là phải có nơi khám điều trị riêng biệt để chủ động kiểm soát bệnh Covid-19.

Trường hợp tiếp xúc với ca bệnh xác định thuộc nhóm nguy cơ cao như ăn, ở cùng. Xác định đây là những bệnh nhân tiềm tàng, chỉ chờ phát bệnh, cho đi cách ly ngay tại các cơ sở y tế trong 14 ngày.

Nếu trong thời gian theo dõi phát hiện mắc bệnh, lập tức chuyển sang chế độ trường hợp xác định cách ly và điều trị. Sau 14 ngày không phát hiện, người dân cũng không được chủ quan, tiếp tục cách ly 7 ngày tại nhà có cán bộ y tế địa phương theo dõi.

Với những tiếp xúc gần khác như bạn bè, hàng xóm của ca bệnh xác định cũng được cho vào nhóm nguy cơ cao chỉ sau nhóm hộ gia đình. Họ được yêu cầu cách ly y tế tập trung 14 ngày. Khi không có triệu chứng bệnh, bệnh nhân được tiếp tục cách ly thêm ở nhà 7 ngày.

Trường hợp bệnh nhân mắc cúm A, B cũng lây lan trong cộng đồng, nếu không cách ly sớm sẽ gây nhiễu trong quá trình phòng dịch Covid-19. Bệnh nhân này cũng được cách ly y tế 7 ngày.

K.T

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sau vụ Mái ấm Hoa Hồng: Kiểm tra, đóng cửa nhiều cơ sở trợ giúp xã hội

Sau vụ Mái ấm Hoa Hồng: Kiểm tra, đóng cửa nhiều cơ sở trợ giúp xã hội

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng Thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra và đóng cửa nhiều cơ sở trợ giúp xã hội sau vụ bảo mẫu cơ sở Mái ấm Hoa Hồng bạo hành trẻ em.
Công an thị xã Sơn Tây di dời người dân đến nơi an toàn

Công an thị xã Sơn Tây di dời người dân đến nơi an toàn

(LĐTĐ) Trong đêm 10/9 và rạng sáng ngày 11/9, Công an thị xã Sơn Tây đã huy động lực lượng, phương tiện của các đội nghiệp vụ, công an các phường, xã để tuyên truyền, vận động và hỗ trợ nhân dân ở các vùng có nguy cơ ảnh hưởng do nước lũ đang lên ở sông Tích, sông Hồng tại địa bàn phường Trung Hưng, Phú Thịnh, Lê Lợi, Viên Sơn và xã Đường Lâm di dời đến nơi an toàn.
Huyện Đan Phượng di dời 66 hộ dân tới nơi an toàn

Huyện Đan Phượng di dời 66 hộ dân tới nơi an toàn

(LĐTĐ) Để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân, tính đến sáng 11/9, huyện Đan Phượng đã tổ chức di dời 66 hộ với 261 nhân khẩu tới nơi an toàn.
Tăng cường biện pháp bảo vệ đê xung yếu tại huyện Thanh Trì

Tăng cường biện pháp bảo vệ đê xung yếu tại huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Sáng 11/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã xuống địa bàn, kiểm tra công tác ứng phó với mưa lũ tại khu vực Trạm bơm Hòa Bình (xã Đại Áng, huyện Thanh Trì) - Đây là một trong những vị trí đê xung yếu, nếu xảy ra vỡ đê sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân trong khu vực.
Đường sắt Việt Nam miễn phí vận chuyển hàng cứu trợ các tỉnh bị ảnh hưởng bão số 3

Đường sắt Việt Nam miễn phí vận chuyển hàng cứu trợ các tỉnh bị ảnh hưởng bão số 3

(LĐTĐ) Hiện nay, công tác cứu trợ đang diễn ra hết sức khẩn trương tại các địa phương bị ảnh hưởng. Hàng hóa cứu trợ đang được các tổ chức, cá nhân khắp cả nước tập trung chuyển đưa đến các địa chỉ cần cứu trợ.
Báo động lũ cấp 1 trên địa bàn huyện Ba Vì

Báo động lũ cấp 1 trên địa bàn huyện Ba Vì

(LĐTĐ) Sáng 11/9, mưa vẫn tiếp tục diễn ra trên diện rộng tại nhiều địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội khiến mực nước nhiều sông dâng cao. Trước diễn biến bất thường của hoàn lưu bão, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) thành phố Hà Nội đã ban hành Lệnh Báo động lũ mức 1 trên sông Hồng, tại địa phận huyện Ba Vì.
Nước sông Bùi lên nhanh, Chương Mỹ nhanh chóng sơ tán dân còn lại

Nước sông Bùi lên nhanh, Chương Mỹ nhanh chóng sơ tán dân còn lại

(LĐTĐ) Sáng 11/9, thông tin chúng tôi cập nhật được, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, nước dâng cao nhiều ngôi nhà ngập chìm trong nước. Lúc 10h45, 4 thôn Nhân Lý, Hạnh Bồ, Nam Hài, Hạnh Côn trên địa bàn xã, tại một số hộ dân nước dâng cao đã ngập quá mái nhà.

Tin khác

Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

(LĐTĐ) Mặc dù đã được cảnh báo từ các chuyên gia y tế, nhưng tình trạng nhiều người bệnh tự ý bỏ thuốc theo đơn của bác sĩ, hay sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc… đang là một vấn nạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Đáng lo ngại, các bệnh nhân trên thường nhập viện muộn, khiến việc điều trị càng thêm khó khăn và tốn kém hơn.
Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

(LĐTĐ) Ăn tiết canh đầu tháng để lấy may, nam thanh niên 27 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch, suy đa tạng, hôn mê, rối loạn đông máu…
Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30/8 đến ngày 6/9), toàn Thành phố ghi nhận 190 trường hợp mắc sốt xuất huyết, với 10 ổ dịch.
Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

(LĐTĐ) Khi bão số 3 (Yagi) càn quét Hà Nội đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho toàn Thành phố. Trong đêm bão đổ bộ, để đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị cho người bệnh trong bão, khoa cấp cứu các bệnh viện trên địa bàn Thành phố luôn sáng đèn và sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp cấp cứu cũng như người bị nạn do ảnh hưởng của cơn bão này.
Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Sở Y tế vừa có Công văn số 4201/SYT-NVY về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có Công văn số 1462/KCB-QLCL&CĐT về việc triển khai công tác phòng, chống bão số 3 (Yagi) tại cơ sở khám, chữa bệnh gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc và miền Trung; Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, miền Trung.
Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị có liên quan đảm bảo sẵn sàng nhân lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; đảm bảo trực ban, trực cấp cứu 24/24 giờ.
Xem thêm
Phiên bản di động