Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Xây dựng kế hoạch học bù vì dịch bệnh Covid-19

(LĐTĐ) Thời gian qua, do tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, việc cho học sinh nghỉ học để phòng chống dịch bệnh trong khoảng thời gian nhiều tuần đã trực tiếp dẫn đến kế hoạch thời gian năm học sẽ phải thay đổi. Đáng chú ý, bên cạnh những ý kiến băn khoăn thì ngành chức năng cũng khẳng định, việc điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học sẽ được diễn ra trên tinh thần hướng tới lợi ích của người học, bảo đảm yêu cầu kiến thức cho học sinh. 
xay dung ke hoach hoc bu vi dich benh covid 19 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Phấn đấu ngắt dịch Covid-19 thật sớm
xay dung ke hoach hoc bu vi dich benh covid 19 Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19
xay dung ke hoach hoc bu vi dich benh covid 19 Đảm bảo an toàn cho sinh viên trước dịch bệnh Covid-19
xay dung ke hoach hoc bu vi dich benh covid 19
Cán bộ y tế phun hóa chất khử khuẩn tại trường học. (Ảnh: P.T)

Nhiều băn khoăn

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ở trong nước và trên thế giới, việc khi nào cho học sinh đi học lại vẫn chưa “chốt” mốc thời gian xác định. Đa số phụ huynh và học sinh đồng tình với quyết định này, vì coi sức khỏe là trên hết. Bên cạnh đó cũng có khá nhiều ý kiến tỏ ra lo lắng. Phụ huynh lo vì có con nhỏ không biết gửi đâu, sợ nghỉ lâu ngày, con em sẽ xao nhãng việc học. Nhiều học sinh tỏ ra mệt mỏi vì thời gian nghỉ học quá nhiều.

Được biết, để ứng phó với tình trạng nghỉ học kéo dài, nhiều cơ sở giáo dục đã đi theo hướng như dạy trực tuyến bài học mới hoặc giao bài tập củng cố kiến thức đã học. Yêu cầu học sinh gửi bài làm để thầy cô kiểm tra việc thực hiện bài tập, chữa cho học sinh những lỗi sai. Thậm chí, có trường còn tạo video, dạy kiến thức mới cho học sinh. Tuy nhiên, nếu xét ở nhiều góc cạnh, việc dạy trực tuyến hay dạy qua video chỉ là phương pháp hỗ trợ cho việc dạy trên lớp chứ không thể thay thế việc dạy trên lớp. Việc củng cố kiến thức qua hình thức gửi mail cũng khá vất vả cho thầy cô soạn đề bài, chấm bài làm.

Qua ghi nhận thực tế thời điểm này cho thấy, khi ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) lùi thời điểm kết thúc năm học, điều đông đảo phụ huynh, học sinh quan tâm, lo lắng là thời điểm các kỳ thi sẽ thay đổi ra sao. Chị Nguyễn Thị Hồng (quận Bắc Từ Liêm) có con năm nay đang học lớp 12 lo lắng bởi kỳ nghỉ dài vì dịch có thể ảnh hưởng đến tâm lý của con. Theo chị Hồng, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) quốc gia là kỳ thi rất quan trọng. Việc nghỉ học kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tâm lý cũng như kết quả của kỳ thi. Chính vì thế, chị Hồng mong muốn Bộ nên có phương án học cấp tốc trước khi diễn ra kỳ thi THPT.

Nhiều phụ huynh cũng bày tỏ, với học sinh cuối cấp, quá trình ôn luyện diễn ra cả năm chứ không chỉ tập trung ngắn hạn vào cuối kỳ. Bởi vậy, nếu như học cấp tập thì chất lượng sẽ không đạt. “Chưa kể, trong thời gian nghỉ, các con cũng bị quên kiến thức. Khi đi học lại, giáo viên phải vất vả hơn để ôn tập, tổng hợp kiến thức cho học sinh. Học sinh trở lại trường sẽ buộc phải học dồn, học ép. Như vậy sẽ rất căng thẳng, áp lực” - một phụ huynh bày tỏ lo lắng.

Không quá lo lắng về chương trình học song anh Bùi Đức Thắng (quận Hà Đông), một phụ huynh có con đang học lớp 9 lại tỏ ra e ngại đến sức khỏe của con trẻ khi tình trạng dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, việc quay trở lại học tập tại các trường sẽ có nguy cơ lây bệnh cao. Anh Thắng kiến nghị, có thể để học sinh học bù vào thời gian hè, còn hiện tại đợi dịch lắng hẳn và công tác kiểm soát bệnh được triệt để mới cho học sinh đi học.

Bảo đảm chất lượng, hiệu quả

Quanh công tác phòng chống mùa dịch bệnh Covid-19, qua ghi nhận tại các cơ sở đào tạo dù học sinh tạm nghỉ học, nhưng các cán bộ, giáo viên vẫn phải thực hiện nhiệm vụ của mình. Trong thời gian qua, các thầy cô đã cơ bản hoàn thành việc vệ sinh trường lớp để đảm bảo môi trường an toàn, sẵn sàng đón học sinh trở lại.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Chử Xuân Dũng yêu cầu các trường trên địa bàn thành phố cần thực hiện nghiêm các chỉ đạo về phòng, chống dịch bệnh; tiếp tục nắm bắt tình hình sức khỏe của học sinh, báo cáo theo đúng quy định. Các trường cần đảm bảo đầy đủ điều kiện vệ sinh, mỗi phòng học có một nhiệt kế điện tử để kiểm soát, theo dõi thân nhiệt của học sinh; triển khai bảng theo dõi nhiệt độ, các giáo viên tiến hành theo dõi học sinh 2 lần/ngày. Đồng thời, các trường cũng cần lắp đặt vòi nước rửa tay cho học sinh, hạn chế chào cờ đông người. Đặc biệt, trước ngày 28/2, các trường phải triển khai tập huấn cho 100% cán bộ giáo viên, nhân viên về phòng chống dịch Covid-19.

Theo Trưởng phòng Chính trị tư tưởng Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Ngọc Tuấn, trong thời gian học sinh nghỉ học (từ 3/2 đến 1/3), các đơn vị trường học đã xây dựng kế hoạch hướng dẫn học sinh tự học và ôn tập tại nhà, thường xuyên liên hệ với gia đình cập nhật nắm bắt thông tin về tình hình sức khỏe học sinh. Các đơn vị đã tuyên truyền đến gia đình quản lý học sinh bảo đảm an toàn, phòng, chống dịch bệnh và phòng, chống tai nạn thương tích, không hoang mang, thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Mỗi thứ Bảy, Chủ Nhật hàng tuần, 100% các nhà trường phối hợp cùng y tế địa phương đã phun thuốc khử khuẩn trong trường học. Dự kiến, các nhà trường sẽ tiếp tục phun khử khuẩn đợt 5 trong ngày 29/2 và 1/3.

Cùng đó, Sở GD&ĐT cũng đã thành lập 3 đoàn công tác kiểm tra việc tổ chức vệ sinh khử khuẩn tại các trường học. Các đoàn đã kiểm tra đột xuất tại các quận: Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Hoàn Kiếm; các huyện: Thạch Thất, Gia Lâm, Chương Mỹ, Thanh Oai, Đông Anh… Tại các điểm, đoàn kiểm tra đề nghị các đơn vị không được chủ quan, chuẩn bị đủ các dụng cụ và các chất tẩy rửa thông thường để thực hiện vệ sinh khử khuẩn trường, lớp trước khi đón học sinh đi học trở lại và phải thực hiện hằng ngày.

Đồng thời, các trường phải có đầy đủ các điều kiện vệ sinh phục vụ học sinh và giáo viên như: nơi rửa tay, nước sạch và xà phòng, giấy sạch hoặc khăn để lau tay… Dẫn như vậy để thấy rằng, thời gian qua công tác phòng dịch Covid-19 tại các cơ sở giáo dục luôn được triển khai đồng bộ nhằm đảm bảo tốt nhất các điều kiện phục vụ an toàn cho học sinh khi tập trung đi học trở lại.

Quanh những băn khoăn của phụ huynh về chương trình học, mới đây Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ký công văn gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020. Theo đó, thời gian kết thúc năm học sẽ trước ngày 30/6; xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học, trung học cơ sở trước 15/7; tuyển sinh lớp 10 hoàn thành trước ngày 15/8; thi THPT quốc gia từ 23 đến 26/7. Như vậy, các mốc thời gian đều được Bộ GD&ĐT lùi lại từ nửa tháng đến một tháng so với mọi năm.

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng đề nghị chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố xem xét việc cho học sinh, sinh viên, học viên đi học trở lại từ ngày 2/3, sau 1 tháng tạm nghỉ học để phòng chống dịch bệnh. Trường hợp địa phương quyết định cho học sinh đi học trở lại muộn hơn trong tháng 3 thì phải căn cứ vào các mốc thời gian nói trên xây dựng kế hoạch học bù để bảo đảm chương trình, kịp thời gian kết thúc năm học và thi trung học phổ thông quốc gia của cả nước.

Mới đây, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức hội nghị trực tuyến lần thứ 2 tại 31 điểm cầu để bàn giải pháp phòng, chống dịch Covid-19. Đây là hội nghị nhằm chuẩn bị cho dự kiến đón học sinh trở lại trường vào 2/3 tới. Thông tin từ các đơn vị, trường học trên địa bàn Hà Nội cho biết, trong những ngày qua, các nhà trường đã khẩn trương rà soát toàn bộ cơ sở vật chất và các điều kiện triển khai công tác dạy, học để đón học sinh trở lại trường an toàn.

Tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh đề nghị, các đơn vị, nhà trường tuyệt đối không chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch, song cũng không quá cứng nhắc, nhất là trong việc chuẩn bị các điều kiện bảo đảm an toàn cho học sinh. Đơn cử, nhà trường có thể sử dụng các chất tẩy rửa thông thường để vệ sinh lớp học hằng ngày; hướng dẫn học sinh rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trong trường hợp không mua được dung dịch sát khuẩn tay nhanh; nếu không có nhân viên y tế chuyên trách tại trường thì có thể liên hệ với cơ quan y tế tại địa bàn để phối hợp...

P.T

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Văn phòng UBND thành phố Hà Nội phát động ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Văn phòng UBND thành phố Hà Nội phát động ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 11/9, Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã tổ chức phát động ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

(LĐTĐ) Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 - 2/12/2024).
Hà Nội chỉ đạo các địa phương đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

Hà Nội chỉ đạo các địa phương đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Hiện nay mực nước sông Hồng đã trên báo động 2 là 40cm, sông Đuống trên báo động 2 là 30cm, sông Cầu trên báo động 3 là 90cm; Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố đề nghị các quận, huyện, thị xã dọc các tuyến sông trên tổ chức kiểm tra để có biện pháp ứng phó kịp thời khi lũ dâng cao.
Gia Lâm: Chủ động ứng phó kịp thời với tình hình mưa lũ

Gia Lâm: Chủ động ứng phó kịp thời với tình hình mưa lũ

(LĐTĐ) Lãnh đạo huyện Gia Lâm yêu cầu các phòng, ban chuyên môn, các xã, thị trấn thực hiện nghiêm lịch phân công ứng trực theo quy định nhằm theo dõi sát tình hình bão lũ để có phương án xử lý khi có tình huống xấu xảy ra.
Cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô tích cực tham gia phòng chống mưa lũ

Cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô tích cực tham gia phòng chống mưa lũ

(LĐTĐ) Sau cơn bão số 3, mưa lớn kéo dài, dẫn đến mực nước tại các sông dâng cao gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Trước thực trạng đó, với tinh thần trách nhiệm cao, đội ngũ cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô đã tích cực tham gia cùng cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân phòng chống mưa lũ.
Sau vụ Mái ấm Hoa Hồng: Kiểm tra, đóng cửa nhiều cơ sở trợ giúp xã hội

Sau vụ Mái ấm Hoa Hồng: Kiểm tra, đóng cửa nhiều cơ sở trợ giúp xã hội

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng Thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra và đóng cửa nhiều cơ sở trợ giúp xã hội sau vụ bảo mẫu cơ sở Mái ấm Hoa Hồng bạo hành trẻ em.
Công an thị xã Sơn Tây di dời người dân đến nơi an toàn

Công an thị xã Sơn Tây di dời người dân đến nơi an toàn

(LĐTĐ) Trong đêm 10/9 và rạng sáng ngày 11/9, Công an thị xã Sơn Tây đã huy động lực lượng, phương tiện của các đội nghiệp vụ, công an các phường, xã để tuyên truyền, vận động và hỗ trợ nhân dân ở các vùng có nguy cơ ảnh hưởng do nước lũ đang lên ở sông Tích, sông Hồng tại địa bàn phường Trung Hưng, Phú Thịnh, Lê Lợi, Viên Sơn và xã Đường Lâm di dời đến nơi an toàn.

Tin khác

Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

(LĐTĐ) Mặc dù đã được cảnh báo từ các chuyên gia y tế, nhưng tình trạng nhiều người bệnh tự ý bỏ thuốc theo đơn của bác sĩ, hay sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc… đang là một vấn nạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Đáng lo ngại, các bệnh nhân trên thường nhập viện muộn, khiến việc điều trị càng thêm khó khăn và tốn kém hơn.
Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

(LĐTĐ) Ăn tiết canh đầu tháng để lấy may, nam thanh niên 27 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch, suy đa tạng, hôn mê, rối loạn đông máu…
Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30/8 đến ngày 6/9), toàn Thành phố ghi nhận 190 trường hợp mắc sốt xuất huyết, với 10 ổ dịch.
Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

(LĐTĐ) Khi bão số 3 (Yagi) càn quét Hà Nội đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho toàn Thành phố. Trong đêm bão đổ bộ, để đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị cho người bệnh trong bão, khoa cấp cứu các bệnh viện trên địa bàn Thành phố luôn sáng đèn và sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp cấp cứu cũng như người bị nạn do ảnh hưởng của cơn bão này.
Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Sở Y tế vừa có Công văn số 4201/SYT-NVY về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có Công văn số 1462/KCB-QLCL&CĐT về việc triển khai công tác phòng, chống bão số 3 (Yagi) tại cơ sở khám, chữa bệnh gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc và miền Trung; Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, miền Trung.
Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị có liên quan đảm bảo sẵn sàng nhân lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; đảm bảo trực ban, trực cấp cứu 24/24 giờ.
Xem thêm
Phiên bản di động