Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Xóa "chợ cóc," chợ tạm: Cần thay đổi thói quen tiêu dùng

Hiện Hà Nội còn tồn tại trên 100 "chợ cóc," chợ tạm. Điều này làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như làm mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
xoa cho coc cho tam can thay doi thoi quen tieu dung Dẹp mãi không xong, vì sao?
xoa cho coc cho tam can thay doi thoi quen tieu dung Lại tái diễn chợ cóc tại khu chung cư mới
xoa cho coc cho tam can thay doi thoi quen tieu dung
(Ảnh minh họa: Bùi Tường/TTXVN)

Để xóa bỏ "chợ cóc" chợ tạm, không phải là câu chuyện "một sớm một chiều" có thể thay đổi được thói quen mua sắm của người tiêu dùng, mà cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các cấp chính quyền để đô thị trở lên văn minh, xanh- sạch- đẹp hơn.

"Chợ cóc," chợ tạm tràn lan

Tại nhiều khu tập thể cũ ở các phường: Quỳnh Mai, Bùi Ngọc Dương (quận Hai Bà Trưng), Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai), Ngọc Lâm (quận Long Biên), Thành Công (quận Ba Đình), Thanh Xuân Bắc (quận Thanh Xuân), Phan Huy Chú (quận Hoàn Kiếm)... không khó để bắt gặp "chợ cóc," chợ tạm hoạt động tấp nập trong các ngõ nhỏ, đường vào khu tập thể.

Tình trạng này cũng xuất hiện tại các khu chung cư mới trên địa bàn thành phố. Nhiều dự án chung cư cao tầng như khu đô thị Linh Đàm, khu chung cư Dương Nội (Hà Đông)... sau một thời gian cư dân chuyển về sinh sống, đã hình thành "chợ cóc" bám dọc theo các tuyến đường hoặc sát các nhà chung cư. Thời gian qua, với sự vào cuộc quyết liệt của ngành công thương, chính quyền cơ sở và lực lượng chức năng, toàn thành phố đã giải tỏa được 94/213 điểm chợ tạm, "chợ cóc."

Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, liên quan đến chợ, việc chuyển đổi mô hình chợ, thành phố đã ban hành kế hoạch chuyển đổi 14 mô hình chợ giai đoạn 2012-2015. Nhưng trong quá trình thực hiện gặp rất nhiều vướng mắc, khó khăn, không triển khai được và đề xuất thành phố dãn tiến độ sau năm 2015.

Cả giai đoạn đó trên địa bàn thành phố chỉ thực hiện được 11 mô hình chợ do đó, giai đoạn 2017-2020 phải tập trung vào thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ. Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội một số quận, huyện như Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Thanh Oai, Ứng Hòa... "chợ cóc" đã giảm. Trong số 111 điểm chợ còn lại sẽ tiếp tục xử lý trong thời gian tới. Có 7 chợ tạm và 13 "chợ cóc" được Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã đề nghị cho tạm tồn tại để phục vụ nhu cầu của người dân địa phương trong khi chờ hoàn thành xây dựng, cải tạo chợ theo quy hoạch.

Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cũng cho biết, việc giải tỏa chợ tạm, "chợ cóc" lâu nay chủ yếu giao cho Ủy ban Nhân dân các phường, xã, trong khi lực lượng mỏng, thiếu kinh phí, chế tài xử phạt nhẹ, chính quyền địa phương đôi lúc chưa quyết liệt. Một số phường trong các quận nội thành chưa có chợ truyền thống, trong khi thói quen của người tiêu dùng vẫn tiện đâu mua đấy, ít chú trọng kiểm tra chất lượng, nguồn gốc hàng hóa, cũng như điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm...

Cần thay đổi thói quen

Theo Sở Công Thương Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm, Ủy ban Nhân dân các quận, huyện tuy đã triển khai giải tỏa chợ cóc, chợ tạm đi đôi với việc triển khai quản lý hoạt động bán hàng rong lập lại trật tự kỷ cương đô thị. Nhưng việc kiểm soát, xử lý hoạt động kinh doanh trên vỉa hè của các đơn vị còn nhiều hạn chế.

Các quận, huyện, thị xã chủ yếu tập trung vào việc tổ chức kiểm tra xử lý, tuyên truyền đối với các hộ kinh doanh lấn chiếm vỉa hè; chưa có đơn vị nào xây dựng kế hoạch, phương án bố trí sắp xếp, quản lý, đề xuất các điểm phù hợp để báo cáo Ủy ban Nhân dân thành phố cho phép bố trí các hộ đã kinh doanh lâu năm trên vỉa hè được vào hoạt động. Thực tế cho thấy, hàng loạt “chợ cóc,” chợ tạm trên địa bàn thành phố đã nhiều lần bị dẹp bỏ sau các cuộc ra quân quyết liệt, nhưng chỉ được vài ngày, cảnh mua, bán lại diễn ra tấp nập, nhất là tại những nơi tập trung đông dân cư, nhu cầu mua, bán cao.

Để giải tỏa triệt để tình trạng "chợ cóc", chợ tạm gây mất mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã yêu cầu cấp ủy, chính quyền các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân thay đổi thói quen mua, bán, quy hoạch các hộ kinh doanh vào chợ dân sinh đã xây dựng. Quan trọng hơn, bên cạnh việc tuyên truyền, nhắc nhở, kiểm tra xử lý vi phạm, thành phố cũng yêu cầu các cấp, ngành rà soát quy hoạch; cải tạo chợ truyền thống theo hướng văn minh, hiện đại, bảo đảm an toàn phòng, chống cháy nổ; tổ chức, sắp xếp lại chợ tạm, bố trí chợ dân sinh để phục vụ nhu cầu chính đáng của người dân.

Bên cạnh đó, lực lượng quản lý thị trường phối hợp với Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát các tụ điểm “chợ cóc” trên địa bàn, báo cáo định kỳ hàng tháng về Sở Công Thương để tổng hợp, đề xuất cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Phó Giám đốc Sở Công Thương Trần Thị Phương Lan cũng đề nghị, Ủy ban Nhân dân các địa phương khẩn trương rà soát quỹ đất hiện có, đề xuất địa điểm phù hợp để đầu tư xây dựng chợ mới, bảo đảm khi di dời chợ tạm và xóa bỏ "chợ cóc," sẽ có chợ dân sinh hoạt động đúng quy định. Tuy nhiên, để có thể giải tỏa triệt để “chợ cóc,” chợ tạm rất cần sự vào cuộc của mỗi người bằng việc thay đổi thói quen mua, bán, chung tay xây dựng Thủ đô Hà Nội xanh-sạch-đẹp, phát triển thương mại văn minh, hiện đại.

Theo P.A/vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Các phương án ứng phó siêu bão Yagi của Công an Hà Nội

Các phương án ứng phó siêu bão Yagi của Công an Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 6/9, Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống thiên tai, cũng như phương án cứu nạn cứu hộ, kịp thời ứng phó với cơn bão số 3.
Người dân cần làm gì khi siêu bão Yagi đổ bộ đất liền!

Người dân cần làm gì khi siêu bão Yagi đổ bộ đất liền!

(LĐTĐ) Siêu bão Yagi đang hướng vào một số địa phương miền Bắc với cường độ rất mạnh. Các địa phương trong vùng ảnh hưởng đang khẩn trương ứng phó siêu bão này, đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và tài sản của nhân dân, giảm thiểu thiệt hại xảy ra. Đối với các tỉnh thành phố vùng núi, trung du Bắc Bộ, khu vực Thanh Hóa phải tổ chức di dời ngay người dân và tài sản khi thấy không đảm bảo an toàn khu vực đang sinh sống.
Sẽ tạm ngưng hoạt động 2 tuyến Metro nếu bão mạnh

Sẽ tạm ngưng hoạt động 2 tuyến Metro nếu bão mạnh

(LĐTĐ) Thông tin từ đơn vị vận hành 2 tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội cho biết, Metro sẽ ngừng hoạt động nếu gió bão mạnh tới cấp 8.
Công an Hà Nội khuyến cáo người dân cách tham gia giao thông khi bão số 3 đổ bộ

Công an Hà Nội khuyến cáo người dân cách tham gia giao thông khi bão số 3 đổ bộ

(LĐTĐ) Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia thông tin, bão số 3 sẽ đổ bộ vào miền Bắc trong vài giờ tới. Do ảnh hưởng của bão, Hà Nội sẽ có mưa to và gió giật mạnh, đi kèm với hiện tượng sét đánh. Để đảm bảo an toàn, Công an Hà Nội phát đi khuyến cáo trong quá trình tham gia giao thông, người dân cần chú ý quan sát, để kịp thời xử lý các sự cố xảy ra.
Tin bão mới nhất: Dự báo 22h đêm nay (6/9), bão số 3 sẽ đi vào Vịnh Bắc Bộ

Tin bão mới nhất: Dự báo 22h đêm nay (6/9), bão số 3 sẽ đi vào Vịnh Bắc Bộ

(LĐTĐ) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dông lốc rìa xa phía Tây cơn bão số 3 đã mang cơn dông tới Thủ đô Hà Nội. Chiều 6/9, nhiều khu vực của thành phố Hà Nội có mưa to kèm gió lớn khiến nhiều cây xanh bị đổ. Tuy nhiên, bão số 3 vẫn chưa đổ bộ vào đất liền. Dự báo 22h đêm nay 6/9 bão số 3 sẽ đi vào Vịnh Bắc Bộ.
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Sở Y tế vừa có Công văn số 4201/SYT-NVY về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Nhiều tuyến đường ở Hà Nội ùn tắc nghiêm trọng vì bão số 3

Nhiều tuyến đường ở Hà Nội ùn tắc nghiêm trọng vì bão số 3

(LĐTĐ) Siêu bão Yagi (bão số 3) cận kề, tại Hà Nội, do có mưa lớn trước cơn bão nên nhiều tuyến đường đã xảy ra cảnh ùn tắc nghiêm trọng.

Tin khác

Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Trong 3 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, từ 31/8 đến 2/9, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự - Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã phát hiện và xử lý 94 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó có 15 trường hợp lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán, 12 trường hợp chiếm dụng vỉa hè trông giữ xe trái phép...
Chấn chỉnh hoạt động của xe xích lô trong phố cổ Hà Nội

Chấn chỉnh hoạt động của xe xích lô trong phố cổ Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình trạng xe xích lô phục vụ du khách trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) hoạt động không đúng quy định khiến người dân bức xúc. Lực lượng chức năng quận Hoàn Kiếm đã và đang ra quân chấn chỉnh lại hoạt động của xe xích lô...
Quận Đống Đa: Đảm bảo an toàn trước cổng trường học

Quận Đống Đa: Đảm bảo an toàn trước cổng trường học

(LĐTĐ) Trước thềm năm học mới 2024 - 2025, lực lượng chức năng quận Đống Đa sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng, vệ sinh môi trường các khu vực cổng trường.
Thành phố Hồ Chí Minh ứng phó như thế nào sau sự cố cây xanh gãy đổ gây chết người?

Thành phố Hồ Chí Minh ứng phó như thế nào sau sự cố cây xanh gãy đổ gây chết người?

(LĐTĐ) Sau sự cố một nhánh cây lớn ở công viên Tao Đàn, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) bị gãy rơi trúng nhóm người dân đi tập thể dục khiến 2 người chết, 3 người bị thương vào sáng 9/8, Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM đã chỉ đạo các sở, ban ngành liên quan tiến hành kiểm tra, xử lý.
TP.HCM: Cây xanh cao hơn 10m gãy cành trong Công viên Tao Đàn, 2 người tử vong

TP.HCM: Cây xanh cao hơn 10m gãy cành trong Công viên Tao Đàn, 2 người tử vong

(LĐTĐ) Sáng 9/8, khi nhiều người đang tập thể dục trong Công viên Tao Đàn, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thì bất ngờ một cây xanh cao hơn 10 m bị gãy cành rơi trúng. Hậu quả khiến 2 người tử vong tại chỗ, 3 người khác bị thương.
Đồng Nai: Cháy trong đêm, 13.000 m2 nhà xưởng bị thiêu rụi

Đồng Nai: Cháy trong đêm, 13.000 m2 nhà xưởng bị thiêu rụi

(LĐTĐ) Sau khi vụ cháy được khống chế, toàn bộ khung giàn thép, mái che đều bị đổ sập, nhiều hàng hóa, phương tiện... bị thiêu rụi.
Kiểm tra 5 công trình khách sạn, căn hộ lớn ở Nha Trang

Kiểm tra 5 công trình khách sạn, căn hộ lớn ở Nha Trang

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch số 8155/KH-UBND về việc kiểm tra và thành phần đoàn kiểm tra việc tuân thủ quy định pháp luật trong hoạt động xây dựng đối với 5 công trình khách sạn, căn hộ trên địa bàn thành phố Nha Trang.
Nâng cao kỹ năng phòng cháy, chữa cháy cho các tiểu thương

Nâng cao kỹ năng phòng cháy, chữa cháy cho các tiểu thương

(LĐTĐ) Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ là nơi tập trung nhiều hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân, nguy cơ cháy nổ cũng luôn ở mức độ cao. Vừa qua, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) cho các tiểu thương, hộ kinh doanh tại Trung tâm thương mại Thanh Trì.
Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô tiến độ thi công xây lắp đạt 9,9%.

Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô tiến độ thi công xây lắp đạt 9,9%.

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê Hà Nội, tính đến thời điểm này, tổng vốn đã đầu tư cho dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô là khoảng 12,6 nghìn tỷ đồng, tiến độ thi công xây lắp đạt 9,9%.
Sơn Tây: Cử tri kiến nghị Thành phố tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng

Sơn Tây: Cử tri kiến nghị Thành phố tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng

(LĐTĐ) Chiều 24/7, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội - Đơn vị bầu cử số 29, tiếp xúc cử tri thị xã Sơn Tây sau Kỳ họp thứ 17, HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đáng chú ý, tại buổi tiếp xúc cử tri, nhiều ý kiến đề xuất Thành phố cần quan tâm hơn và giải quyết dứt điểm một số vấn đề liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn.
Xem thêm
Phiên bản di động