Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Xử lý “nguội” vi phạm giao thông: Hiệu quả song vẫn nhiều chiêu trò lách

Sau thời gian dài triển khai, hệ thống camera giao thông đã từng bước phát huy hiệu quả tích cực trong việc phát hiện các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông (ATGT). Theo nhiều chuyên gia, những “mắt thần” đã trực tiếp góp phần nâng cao ý thức của người dân mỗi khi ra đường. Tuy nhiên, ở một số khu vực giao thông nội đô, hiện tượng gây hư hại để “né” camera đã bắt đầu manh nha.
tin nhap 20180615093700 Nguy hiểm từ hành vi lấn làn, lấn tuyến
tin nhap 20180615093700 Nghiêm khắc xử lý học sinh vi phạm về giao thông
tin nhap 20180615093700 Đẩy mạnh xử lý vi phạm giao thông

Chuyển biến tích cực

Xử lý “nguội” vi phạm giao thông có thể hiểu là hình thức lực lượng CSGT sử dụng camera bí mật ghi nhận hình ảnh vi phạm. Thông qua hình ảnh camera, việc trích xuất sẽ đảm bảo đủ 4 yếu tố pháp lý là ghi được không gian, thời gian vi phạm, lỗi vi phạm và biển số đăng ký của phương tiện vi phạm.

Trên cơ sở đó, bộ phận đăng ký, quản lý phương tiện sẽ tiến hành xác minh chủ phương tiện; phối hợp với lực lượng Công an xã, phường, thị trấn xác minh người điều khiển phương tiện vi phạm và gửi thông báo vi phạm. Lực lượng Công an sẽ lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt trực tiếp tại gia đình người vi phạm hoặc mời người vi phạm đến trụ sở Phòng CSGT để làm việc.

tin nhap 20180615093700
Sau thời gian dài triển khai, việc xử lý “nguội” các vi phạm giao thông qua camera đã mang lại những hiệu quả tích cực.

Theo Đại úy Trần Quang Chinh, Đội phó Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT đường bộ - đường sắt, Công an TP Hà Nội), việc xử lý phạt nguội về bản chất là giống bình thường, nhưng ở đây có cung cấp thêm hình ảnh để người vi phạm biết. Hệ thống xử lý này giúp cho người tham gia giao thông hiểu lúc nào cũng có hệ thống giám sát để nâng cao ý thức chấp hành luật. Bên cạnh đó, còn nâng cao ý thức đối với chủ phương tiện khi cho mượn, sang nhượng phương tiện vì khi xe vi phạm, CSGT sẽ chỉ gọi chính chủ.

Theo số liệu từ Ban An toàn giao thông TP Hà Nội, chỉ tính riêng trong quý I/2018, lực lượng liên ngành Công an Thành phố và Sở GTVT Hà Nội đã kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính đối với hơn 144.000 trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông; tạm giữ 4.825 phương tiện vi phạm và 35.495 bộ giấy tờ, tước 3.791 giấy phép lái xe. Đáng chú ý, có 911 xe bị xử phạt nguội thông qua hệ thống camera.

Thực tế, trong quá trình xử lý “nguội” vi phạm, nhiều trường hợp vì nguyên nhân sang nhượng hoặc cho mượn xe đã tỏ ra bất ngờ khi bị “dính” phạt. Trường hợp chị Trần Thị Lan Anh ở Tam Dương (Vĩnh Phúc) là ví dụ. Được biết, khi cán bộ Công an đến nhà thông báo vi phạm không đội mũ bảo hiểm chị Lan Anh mới té ngửa nhớ chuyện mình cho bạn mượn xe để đi. Theo tìm hiểu, khi cán bộ CSGT đưa ra hình ảnh, chị Lan Anh nhận ra đúng người bạn đang điều khiển xe của mình nên đã liên lạc với anh này yêu cầu đến cơ quan Công an làm việc, nộp phạt. Về phía người vi phạm dù khá bất ngờ khi biết việc mình bị ghi hình do không đội mũ bảo hiểm nhưng vẫn vui vẻ lên nộp phạt, làm bản kiểm điểm, hứa sẽ không tái phạm.

Theo ông Nguyễn Ngọc Sinh - Chuyên viên tư vấn luật (Công ty Cổ phần Tư vấn DLS Việt Nam) ý thức chấp hành trật tự an toàn giao thông của người dân vẫn chưa cao. Dễ thấy nhất là ở các đoạn đường, tuyến đường có biển báo tốc độ, biển cấm dừng đậu… Song nếu không có bóng dáng lực lượng chức năng, người tham gia giao thông thường thiếu ý thức, chạy vượt quá tốc độ, lấn làn, hay đậu dừng tràn lan, gây mất trật tự an toàn giao thông. “Thường lái xe cứ nghĩ không có CSGT đứng chốt nên dù có vi phạm cũng không ai phát hiện, xử phạt và thế là họ vi phạm tràn lan. Hiện nay, với hệ thống camara giám sát được lắp đặt tại nhiều tuyến đường tại Hà Nội cùng với việc lực lượng CSGT đi ghi hình đã có thêm cơ sở để xử lý những hành vi vi phạm giao thông, gây nguy hiểm cho người khác” – ông Nguyễn Ngọc Sinh cho biết.

Nảy sinh chiêu trò đối phó

Được biết, từ cuối năm 2014, Hà Nội đã đầu tư hệ thống camera trên hàng loạt tuyến phố. Các tuyến giao thông trọng điểm của thành phố như tuyến đường Nguyễn Trãi, Giáp Bát - Giải Phóng, Nguyễn Văn Cừ - cầu Chương Dương; Phạm Văn Đồng - cầu Thăng Long… đã được lắp đặt xong. Tại những ngã tư giao lộ đông đúc như Điện Biên Phủ - Trần Phú hay Nguyễn Lương Bằng - Tôn Đức Thắng - Xã Đàn… đã được lắp từ 3 - 6 camera đảm bảo giám sát được phương tiện giao thông từ mọi hướng.

Theo các lực lượng chức năng, ngoài dùng để phạt, hệ thống này cũng sẽ đo được lưu lượng phương tiện tham gia giao thông trong một khoảng thời gian, từ đó tính toán được giải pháp tối ưu để điều khiển đèn tín hiệu nhằm giảm thiểu hiện tượng ùn ứ, giúp giao thông thông suốt.

Theo tìm hiểu, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ bằng hệ thống camera được quy định cụ thể tại khoản 1, Điều 64, Luật xử lí vi phạm hành chính. Theo đó, cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông.

Được biết, trong quá trình thực hiện, việc xử phạt nguội các lỗi vi phạm bên cạnh mặt tích cực hiện cũng bộc lộ những khó khăn nhất định. Cụ thể, ở khu vực do Đội CSGT số 6 quản lý đã manh nha xuất hiện hiện tượng đối phó với camera hết sức tinh vi. Minh chứng dễ thấy nhất là trên trục đường Vành đai 3 trên cao, nhiều đối tượng đã lợi dụng lúc tình hình thời tiết phức tạp như mưa bão, đêm tối… để quay camera sang hướng khác hoặc làm hư hại thiết bị này. “Với những hiện tượng vi phạm này, chúng tôi đã tích cực triển khai phối hợp với các lực lượng như Công an phường, Thanh tra Giao thông… tăng cường tuần tra, xử lý” – Đại diện Đội CSGT số 6 nhấn mạnh.

Tuy nhiên, bên cạnh nhiều ý kiến người dân đồng tình với chủ trương sử dụng camera giám sát giao thông và việc buộc các chủ phương tiện phải thực hiện nộp phạt trước khi đăng kiểm xe, cũng có không ít trường hợp chủ phương tiện lại không phải là người sử dụng. Điều này gây khó khăn nhất định khi khó xác định được người vi phạm do thay đổi địa chỉ hoặc đi vắng dài ngày, khó xử lý hành chính.

Theo Đại úy Trần Quang Chinh, ở Đội CSGT số 6 công tác xử lý “nguội” vi phạm được triển khai mạnh. Thông qua các trang thiết bị chuyên dụng, cán bộ chiến sỹ CSGT sẽ xử lý các vi phạm như dừng, đỗ trái phép… từ những hình ảnh thu được, đơn vị sẽ phối hợp với Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, Đội điều khiển đèn tín hiệu giao thông… và gửi hình ảnh vi phạm về đơn vị quản lý bến xe để có phương án xử phạt. “Đơn vị đã tiến hành xử lý vi phạm qua hình thức ghi hình, phạt nguội chủ yếu trên các tuyến giao thông chính như: Phạm Hùng, Phạm Văn đồng, Đại lộ Thăng Long… việc đưa công nghệ để áp dụng vào trong xử lý vi phạm là rất cần.

Và với hình thức phạt nguội, nhiều đơn vị doanh nghiệp vận tải đã nắm bắt và khắc phục được những vi phạm, ý thức của tài xế. Nói cách khác, việc xử lý đã mang lại những kết quả tích cực, chuyển biến rõ rệt về ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông. Tình trạng vi phạm Luật Giao thông đường bộ của các chủ phương tiện đã giảm rõ rệt, kể cả trong những trường hợp không có lực lượng chức năng tại khu vực” - Đại úy Trần Quang Chinh chia sẻ.

Được biết, trong quá trình thực hiện, việc xử phạt nguội các lỗi vi phạm bên cạnh mặt tích cực hiện cũng bộc lộ những khó khăn nhất định. Cụ thể, ở khu vực do Đội CSGT số 6 quản lý đã manh nha xuất hiện hiện tượng đối phó với camera hết sức tinh vi. Minh chứng dễ thấy nhất là trên trục đường Vành đai 3 trên cao, nhiều đối tượng đã lợi dụng lúc tình hình thời tiết phức tạp như mưa bão, đêm tối… để quay camera sang hướng khác hoặc làm hư hại thiết bị này. “Với những hiện tượng vi phạm này, chúng tôi đã tích cực triển khai phối hợp với các lực lượng như Công an phường, Thanh tra Giao thông… tăng cường tuần tra, xử lý” – Đại diện Đội CSGT số 6 nhấn mạnh.

Phạm Thảo – Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Hơn 35.000 lượt đoàn viên, sinh viên tham gia khắc phục hậu quả bão số 3

Hà Nội: Hơn 35.000 lượt đoàn viên, sinh viên tham gia khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Theo thống kê sơ bộ, có hơn 35.000 lượt đoàn viên, sinh viên Thủ đô, trong đó có khoảng 4.000 lượt sinh viên các trường đại học, cao đẳng, học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội, đã tham gia các hoạt động hỗ trợ sửa chữa và làm sạch các cơ sở vật chất; thu hoạch hoa màu cho nhân dân; thu gom, vận chuyển các cành cây gãy đổ, vệ sinh môi trường trên đường phố…
Trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải làm tốt từng khâu, từng công đoạn

Trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải làm tốt từng khâu, từng công đoạn

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024.
Huyện Mỹ Đức tiếp tục nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai

Huyện Mỹ Đức tiếp tục nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 và hoàn lưu bão đã làm nhiều cây xanh trên địa bàn huyện Mỹ Đức bị gãy, đổ; một số trường học, khu dân cư bị ngập nước, gây ô nhiễm môi trường.
Cơn bão mạnh nhất 75 năm qua đổ bộ vào Thượng Hải, Trung Quốc

Cơn bão mạnh nhất 75 năm qua đổ bộ vào Thượng Hải, Trung Quốc

(LĐTĐ) Bão Bebinca đã đổ bộ vào Thượng Hải vào sáng 16/9, với cấp độ bão số 1. Đây là cơn bão nhiệt đới mạnh nhất trực tiếp tấn công trung tâm tài chính của Trung Quốc trong hơn 7 thập kỷ qua.
Vàng thế giới bất ngờ xác lập đỉnh mới 2.580,8 USD/Ounce

Vàng thế giới bất ngờ xác lập đỉnh mới 2.580,8 USD/Ounce

(LĐTĐ) Theo Kitco, giá vàng thế giới ghi nhận lúc 8h30 hôm nay theo giờ Việt Nam là 2.580,8 USD/Ounce. Trước đó, theo ghi nhận lúc 6h sáng là 2.578,7 USD/ounce.
Thủ tướng kêu gọi phát huy sức mạnh dân tộc qua "Điểm tựa Việt Nam"

Thủ tướng kêu gọi phát huy sức mạnh dân tộc qua "Điểm tựa Việt Nam"

(LĐTĐ) Chương trình "Điểm tựa Việt Nam" được truyền hình trực tiếp tối 15/9, kể lại những câu chuyện chân thực và xúc động từ những vùng bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự sự kiện.
Người Hà Nội vất vả đi làm vì ngập và ùn tắc

Người Hà Nội vất vả đi làm vì ngập và ùn tắc

(LĐTĐ) Sáng nay 16/9, mưa lớn kéo dài khiến nhiều tuyến phố trên địa bàn thành phố Hà Nội bị ngập úng, giao thông đi lại khó khăn.

Tin khác

Người Hà Nội vất vả đi làm vì ngập và ùn tắc

Người Hà Nội vất vả đi làm vì ngập và ùn tắc

(LĐTĐ) Sáng nay 16/9, mưa lớn kéo dài khiến nhiều tuyến phố trên địa bàn thành phố Hà Nội bị ngập úng, giao thông đi lại khó khăn.
Mưa lớn lúc rạng sáng, nhiều tuyến phố Hà Nội ngập sâu trong ngày đầu tuần

Mưa lớn lúc rạng sáng, nhiều tuyến phố Hà Nội ngập sâu trong ngày đầu tuần

(LĐTĐ) Rạng sáng nay (16/9), Hà Nội đón một trận mưa rất lớn bao trùm thành phố, nhiều nơi mưa phổ biến từ 100-150mm, riêng Đông Anh, mưa tới 234mm. Nhiều tuyến phố nội thành ngập sâu, giao thông tê liệt.
Miễn phí đường bộ cho xe chở hàng cứu trợ

Miễn phí đường bộ cho xe chở hàng cứu trợ

(LĐTĐ) Phát huy tinh thần đoàn kết, “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”; để hỗ trợ vận chuyển hàng hoá cứu trợ đến các khu vực bị ảnh hưởng, giúp nhân dân khắc phục hậu quả do bão lụt gây ra, ổn định đời sống và khôi phục sản xuất, Cục Đường bộ Việt Nam vừa đề nghị các nhà đầu tư, doanh nghiệp BOT, xem xét, chỉ đạo các trạm thu phí miễn phí dịch vụ sử dụng đường bộ cho các phương tiện vận chuyển hàng cứu trợ.
Tăng cường tuyên truyền văn hóa giao thông cho học sinh

Tăng cường tuyên truyền văn hóa giao thông cho học sinh

(LĐTĐ) Ngày 13/9, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 4, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cùng Công an quận Hai Bà Trưng tổ chức buổi "Tuyên truyền Luật Giao thông, Luật Quản lý, xử dụng vũ khí vật liệu nổ và phòng ngừa tình trạng thanh thiếu niên hư" cho hơn 500 học sinh, giáo viên trường THPT Văn Hiến (quận Hai Bà Trưng).
Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông”

Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông”

(LĐTĐ) Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” dự kiến diễn ra trong thời gian 8 tuần từ ngày 16/9/2024 đến ngày 11/11/2024. Người dự thi có thể bắt đầu tham gia thi từ 10h00 sáng ngày 16/9.
Cấm đường Tam Chúc - Khả Phong huyện Mỹ Đức vì ngập sâu

Cấm đường Tam Chúc - Khả Phong huyện Mỹ Đức vì ngập sâu

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội thông tin, từ chiều nay (13/9), chính thức cấm đường Tam Chúc - Khả Phong huyện Mỹ Đức vì ngập sâu.
Hà Nội: Khôi phục lại giao thông qua cầu Long Biên và cầu Đuống

Hà Nội: Khôi phục lại giao thông qua cầu Long Biên và cầu Đuống

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội thông tin, từ chiều nay (13/9), chính thức khôi phục lại giao thông qua cầu Long Biên và cầu Đuống.
Hà Nội: Xảy ra 1.257 sự cố, hư hỏng về kết cấu hạ tầng giao thông

Hà Nội: Xảy ra 1.257 sự cố, hư hỏng về kết cấu hạ tầng giao thông

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa thông tin về công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại, bảo đảm an toàn giao thông, giảm thiểu ùn tắc giao thông sau cơn bão số 3 từ ngày 9 - 12/9 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đáng chú ý, theo Sở GTVT Hà Nội, bão, lũ đã khiến xảy ra 1.257 sự cố, hư hỏng về kết cấu hạ tầng giao thông.
Công an huyện Mê Linh: Kịp thời cứu tài xế mắc kẹt trong ca bin xe tai nạn

Công an huyện Mê Linh: Kịp thời cứu tài xế mắc kẹt trong ca bin xe tai nạn

(LĐTĐ) Khoảng 1h45 ngày 13/9, xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa 2 ô tô đầu kéo ở thôn Văn Lôi, Tam Đồng, Mê Linh, Hà Nội. Nhận được tin báo, Công an huyện Mê Linh đã khẩn trương điều động phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường, triển khai cứu nạn. Vụ việc đã khiến 1 lái xe bị dập 2 chân, 2 phương tiện bị hư hỏng.
Sẽ xây cầu Phong Châu mới?

Sẽ xây cầu Phong Châu mới?

(LĐTĐ) Sau khi cầu Phong Châu bị sập, Cục Đường bộ Việt Nam đã đề nghị đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Xem thêm
Phiên bản di động