Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Xứng tầm Y tế Thủ đô

(LĐTĐ) 5 năm qua (giai đoạn 2016-2020),mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân Thủ đô đã có đổi mới, tiến bộ rõ nét. Nhiều bệnh viện, cơ sở y tế được đầu tư, chất lượng khám, chữa bệnh được cải thiện và nâng lên ở tất cả các tuyến y tế. Đặc biệt, việc đẩy mạnh các hoạt động y tế chuyên sâu, ứng dụng nhiều kỹ thuật khám, chữa bệnh mới trong các lĩnh vực như tim mạch, chẩn đoán và điều trị ung thư, sản phụ khoa... giúp nhiều bệnh nhân được hưởng lợi.
Biểu dương 96 cán bộ, nhân viên tiêu biểu ngành Y tế Thủ đô Ngành Y tế Thủ đô đề ra mọi phương án, tình huống ứng phó với dịch Corona Góp phần tạo bình yên cho xã hội

Nhiều kỹ thuật mới được ứng dụng

Thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2016-2020”, các cấp ủy, chính quyền thành phố Hà Nội đã quan tâm, tập trung đầu tư cho công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Xứng tầm Y tế Thủ đô
Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội phẫu thuật cho sản phụ bị vỡ tử cung.

Nhờ việc sửa chữa, nâng cấp, xây mới nhiều cơ sở y tế, từ năm 2015 đến năm 2019, tỷ lệ giường bệnh tăng từ 21,7 lên 26,8 giường/10.000 dân. Đặc biệt, từ năm 2017, tình trạng quá tải tại bệnh viện tuyến Thành phố đã chấm dứt, công suất sử dụng giường bệnh tính theo giường kế hoạch đạt gần 115%.

Không chỉ nâng cấp về cơ sở vật chất, giai đoạn 2016-2020, các bệnh viện tuyến Thành phố tiếp tục được đầu tư trang thiết bị phục vụ khám, chữa bệnh. Trong đó, có nhiều trang thiết bị hiện đại, như phòng mổ tích hợp, phòng mổ hybrid (kết hợp giữa phòng mổ hiện đại và các phương tiện chẩn đoán hình ảnh tiên tiến), robot phẫu thuật… Bên cạnh đó, các bệnh viện còn tập trung phát triển các kỹ thuật chuyên sâu, nhiều lĩnh vực ngang tầm với các bệnh viện trung ương và trong khu vực, như: Tim mạch, chẩn đoán và điều trị ung thư, phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật thẩm mỹ, sản phụ khoa...

Đơn cử, tại Bệnh viện Thanh Nhàn là một trong những đơn vị có phòng mổ hiện đại mang tiêu chuẩn châu Âu. Bắt đầu từ 10/2019, Bệnh viện Thanh Nhàn đưa vào sử dụng ba phòng mổ thuộc Dự án đầu tư nâng cấp Bệnh viện giai đoạn II, được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt với tổng mức đầu tư hơn 665 tỷ đồng. Ba phòng mổ hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu gồm phòng mổ Hybrid, phòng mổ nội soi tiêu hóa và phòng mổ chấn thương chỉnh hình với các thiết bị và công nghệ mới nhất… góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân Thủ đô.

Còn tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, từ cuối năm 2019 đến nay, nhờ triển khai thành công kỹ thuật sinh học phân tử và laser quang đông trong điều trị hội chứng truyền máu song thai, dải xơ buồng ối, Bệnh viện đã can thiệp bào thai cho 40 sản phụ, giúp 20 trẻ chào đời khỏe mạnh. Trong khi trước đây, nếu không có kỹ thuật này, nhiều thai phụ phải chấp nhận thai nhi tử vong hoặc được chào đời thì cũng mang dị tật. Đây cũng là bệnh viện công đầu tiên và duy nhất hiện nay đang triển khai thường quy kỹ thuật can thiệp bào thai. Việc ứng dụng kỹ thuật này tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử ngành sản khoa, đưa sản khoa Việt Nam tiến kịp và hội nhập với các quốc gia phát triển khác trên thế giới.

Bên cạnh đó, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cũng triển khai hệ thống khám bệnh, chữa bệnh từ xa (Telehealth), nhờ đó đã cấp cứu được nhiều ca bệnh khó ngay tại địa phương mà không phải chuyển tuyến. Từ Trung tâm Tư vấn khám, chữa bệnh từ xa của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã triển khai 1 buổi/tuần để kết nối với 37 điểm cầu ở các đơn vị y tế tuyến dưới. Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội Nguyễn Duy Ánh chia sẻ với hệ thống khám, chữa bệnh từ xa, kiến thức và trình độ của bác sĩ ở tuyến trên được phát huy triệt để, giảm thiểu tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh. “Không ít ca bệnh được tuyến dưới chẩn đoán quá muộn, bỏ qua “thời gian vàng” cấp cứu. Việc hội chẩn từ xa bởi các bác sĩ đầu ngành về sản khoa sẽ giảm được số ca chẩn đoán, xử lý sai của tuyến dưới”, ông Nguyễn Duy Ánh cho biết.

Cùng với đó, giai đoạn 2016-2020, các bệnh viện đã tích cực áp dụng phần mềm quản lý bệnh viện. Hiện nay, một số bệnh viện đã triển khai hình thức đăng ký khám bệnh qua website, điện thoại, đặt lịch hẹn khám,… rút ngắn thời gian chờ đợi của người bệnh. Đồng thời, các đơn vị trong ngành Y tế Hà Nội đã tiến hành “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” đem lại hiệu quả thiết thực, hoàn thành cơ bản chỉ tiêu kế hoạch của Chương trình năm 2016 – 2020.

Phát huy vai trò “người gác cổng”

Với mục tiêu nâng cao chất lượng y tế cơ sở, giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên, trong giai đoạn 2016-2020, Thành phố đã đầu tư nâng cấp hệ thống trạm y tế. Đặc biệt, từ tháng 7/2018, ngành Y tế Hà Nội đã tích cực triển khai mô hình trạm y tế hoạt động theo nguyên lý y học gia đình. Mô hình này bước đầu phát huy vai trò “người gác cổng” của hệ thống y tế cơ sở khi đem lại nhiều lợi ích trong chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, năm 2019 toàn Thành phố đã triển khai 279 trạm y tế điểm, đạt 47,7%; tính đến 8/2020 đã triển khai 177 trạm y tế điểm. Tích luỹ năm 2019 và 8 tháng đầu năm 2020 toàn Thành phố đã triển khai được 456 trạm y tế điểm đạt 95,19%. Các trạm y tế này được đầu tư toàn diện về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế và đào tạo nhân lực. Nhờ đó, người dân có thể tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng ngay tại tuyến y tế cơ sở, chú trọng ngay từ công tác phòng bệnh.

Cụ thể, về cơ sở hạ tầng, các trạm y tế điểm đã được đầu tư nâng cấp cải tạo, sửa chữa, đảm bảo đủ các phòng chức năng theo đúng quy định để thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn. Các trạm y tế đã được sắp xếp lại các phòng chức năng, theo đó các phòng được bố trí phù hợp theo công năng sử dụng. Về công tác khám chữa bệnh tại trạm y tế điểm, theo thống kê của Sở Y tế, tổng số lượt khám chữa bệnh từ 1/1/2020 đến 30/8/2020 là 904,053 lượt người, số lượt khám trung bình tại 1 trạm y tế điểm trên địa bàn Thành phố là 248 lượt người/tháng.

Đặc biệt, về mặt nhân lực các trung tâm y tế đã ký hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với các bệnh viện được phân công theo Kế hoạch 124/KH-SYT ngày 7/1/2020 của Sở Y tế về cử người hành nghề và tiếp nhận người hành nghề đến luân phiên có thời hạn. Các trung tâm đã rà soát điều động cán bộ tăng cường xuống trạm y tế hỗ trợ công tác khám chữa bệnh, nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ y tế và tạo niềm tin cho người dân đối với tuyến y tế cơ sở.

Từ thực tiễn triển khai thời gian qua cho thấy, mô hình trạm y tế điểm là mô hình tốt, phù hợp cho nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của người dân tại cơ sở. Mô hình này mang lại nhiều lợi ích thiết thực, đối với người dân được khám và điều trị gần nhà, đỡ chi phí đi lại và chi phí chăm sóc cho người bệnh. Góp phần giảm tải cho bệnh viện tuyến trên. Giảm gánh nặng bệnh tật cho địa phương. Đối với cơ sở y tế, bước đầu đáp ứng được nhu cầu theo dõi sức khỏe hằng tháng của bệnh nhân ngay tại cơ sở. Cùng với đó, trình độ của nhân viên y tế của trạm y tế được nâng cao, đời sống nâng lên.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội thời gian qua mô hình trạm y tế điểm đã phát huy hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Tuy nhiên, để triển khai mô hình trạm y tế điểm trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đề nghị các trung tâm y tế rà soát tham mưu Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất cho các trạm y tế điểm đảm bảo theo quy định để thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn. Các trung tâm bố trí đủ số lượng và cơ cấu cán bộ cho trạm y tế theo quy định, ưu tiên bác sĩ về công tác tại các trạm y tế. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh, sơ cấp cứu ban đầu tại các trạm y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn theo nguyên lý y học gia đình.

Với sự đầu tư toàn diện cả về cơ sở vật chất và chuyên môn, nghiệp vụ, ngành Y tế Thủ đô đã ngày càng làm tốt hơn vai trò chăm sóc sức khỏe cho nhân dân Thành phố./.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ngày 16/9: Thông luồng đường thủy qua cầu Long Biên - Chương Dương

Ngày 16/9: Thông luồng đường thủy qua cầu Long Biên - Chương Dương

(LĐTĐ) Từ 11h ngày 16/9, các phương tiện tham gia giao thông đường thuỷ nội địa khu vực luồng qua khoang thông thuyền cụm cầu Long Biên - Chương Dương, có lý trình đường thủy nội địa từ Km181+000 đến Km184+500 sông Hồng, sẽ được phép lưu thông.
3 lý do để chờ đợi iPhone 17 Air

3 lý do để chờ đợi iPhone 17 Air

(LĐTĐ) Apple vừa công bố dòng sản phẩm iPhone 16 và 16 Pro hoàn toàn mới. Đơn đặt hàng trước gần như đã mở, nghĩa là bây giờ là lúc đưa ra quyết định mua hàng. Bạn nên nâng cấp hay đợi thêm một năm nữa? Hãy để tôi đưa ra ba lý do để chờ đến khi iPhone 17 Air ra mắt vào năm sau.
Hà Nội thành lập tổ công tác tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính

Hà Nội thành lập tổ công tác tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính

(LĐTĐ) Tổ công tác của thành phố Hà Nội thực hiện tái cấu trúc các thủ tục hành chính và nhóm thủ tục hành chính liên thông được cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo hướng đơn giản, thuận tiện và đúng quy định của pháp luật. Tiến hành Kiểm thử dịch vụ công trực tuyến trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Thành phố, tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

(LĐTĐ) Những ngày qua, ngành Giáo dục đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp ứng phó và khắc phục nhằm ổn định lại hoạt động dạy - học tại các địa phương bị ảnh hưởng do bão, chỉ cho học sinh đến trường khi bảo đảm an toàn.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội trao quà cho trẻ em huyện Mỹ Đức

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội trao quà cho trẻ em huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Ngày 16/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức; thăm, tặng quà trẻ em có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do bão số 3.
Hà Nội: 61 trường học chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

Hà Nội: 61 trường học chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Sáng nay (16/9), toàn thành phố Hà Nội có 61 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học trực tiếp do ảnh hưởng của mưa lớn.
Kết nối tiêu dùng “xanh”: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp

Kết nối tiêu dùng “xanh”: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, sản xuất và sử dụng sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường đang là một xu hướng được người tiêu dùng trong và ngoài nước rất coi trọng. Ở Việt Nam, mặc dù nhiều người dân đã lựa chọn mua sắm qua các kênh tiêu dùng “xanh” để bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường… tuy nhiên, việc kết nối tiêu dùng “xanh” vẫn còn hạn chế, dẫn đến nhận thức và trách nhiệm với xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.

Tin khác

Bảo đảm an toàn tiêm vắc xin sởi cho trẻ em

Bảo đảm an toàn tiêm vắc xin sởi cho trẻ em

(LĐTĐ) Là đơn vị cùng Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi miễn phí cho trẻ em từ 1-10 tuổi, Hệ thống tiêm chủng VNVC đặt tiêu chí an toàn lên hàng đầu.
Sốt xuất huyết bắt đầu bước vào giai đoạn cao điểm

Sốt xuất huyết bắt đầu bước vào giai đoạn cao điểm

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 6/9 đến ngày 13/9), toàn Thành phố ghi nhận 227 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 37 trường hợp so với tuần trước.
Tập trung mọi nguồn lực cứu chữa cho các nạn nhân trong vụ lũ quét tại bản Làng Nủ

Tập trung mọi nguồn lực cứu chữa cho các nạn nhân trong vụ lũ quét tại bản Làng Nủ

(LĐTĐ) Bệnh viện Bạch Mai thông tin, đang tiếp nhận điều trị cho 2 nạn nhân trong vụ lũ quét tại bản Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai). Đó là một nam giới và một trẻ em trong tình trạng nặng.
Hà Nội yêu cầu điều trị tốt nhất cho nạn nhân bị ảnh hưởng của mưa bão

Hà Nội yêu cầu điều trị tốt nhất cho nạn nhân bị ảnh hưởng của mưa bão

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở y tế bảo đảm trực cấp cứu 24/24h và triển khai điều trị tốt nhất đối với các trường hợp bị thương do ảnh hưởng của mưa bão.
TP.HCM: Chỉ hơn 30% trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm đủ mũi vắc xin sởi

TP.HCM: Chỉ hơn 30% trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm đủ mũi vắc xin sởi

(LĐTĐ) Ngay sau khi công bố dịch sởi, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tổng lực tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 1 - 10 tuổi. Đến nay, đã có 19.821 trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm vắc xin sởi, chiếm tỷ lệ 32,6% và chiếm 15% trong nhóm trẻ từ 1 - 10 tuổi.
Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

(LĐTĐ) Mặc dù đã được cảnh báo từ các chuyên gia y tế, nhưng tình trạng nhiều người bệnh tự ý bỏ thuốc theo đơn của bác sĩ, hay sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc… đang là một vấn nạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Đáng lo ngại, các bệnh nhân trên thường nhập viện muộn, khiến việc điều trị càng thêm khó khăn và tốn kém hơn.
Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

(LĐTĐ) Ăn tiết canh đầu tháng để lấy may, nam thanh niên 27 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch, suy đa tạng, hôn mê, rối loạn đông máu…
Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30/8 đến ngày 6/9), toàn Thành phố ghi nhận 190 trường hợp mắc sốt xuất huyết, với 10 ổ dịch.
Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

(LĐTĐ) Khi bão số 3 (Yagi) càn quét Hà Nội đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho toàn Thành phố. Trong đêm bão đổ bộ, để đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị cho người bệnh trong bão, khoa cấp cứu các bệnh viện trên địa bàn Thành phố luôn sáng đèn và sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp cấp cứu cũng như người bị nạn do ảnh hưởng của cơn bão này.
Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Xem thêm
Phiên bản di động