Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

10 cách tivi có thể “giết” bạn

Truyền hình đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống xã hội. Tuy nhiên, phương tiện giải trí này có những tác hại mà các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra. Dưới đây là 10 hậu quả từ xem tivi mà ra.
10 cach tivi co the giet ban Những thói quen khiến bạn đau lưng
10 cach tivi co the giet ban Yếu xương vì xem ti vi quá nhiều
10 cach tivi co the giet ban Trẻ chơi game và xem ti vi nhiều bị ảnh hưởng sức khỏe

1. Tăng cholesterol

10 cach tivi co the giet ban

Một nghiên cứu năm 1990 tại Đại học California, Irvine, đã tìm hiểu về mức cholesterol ở trẻ em và ảnh hưởng của việc có hoặc không xem TV hoặc chơi trò chơi điện tử. Những gì họ tìm thấy thật sự gây sốc: Trẻ em xem TV nhiều bị tăng cholesterol; những trẻ ngồi trước màn hình 4 giờ một ngày dễ bị bệnh tim hơn gấp 4 lần khi lớn lên.

Những lý do làm tăng cholesterol là trẻ em xem tivi dễ có chế độ ăn không lành mạnh và ít tập thể dục. (Nghiên cứu chủ yếu theo dõi trẻ em thuộc tầng lớp trung lưu).

2. Bạo lực

10 cach tivi co the giet ban

Năm 1960, GS Rowel Huesmann bắt đầu nghiên cứu về tác động của bạo lực truyền thông đối với trẻ em. 10 năm sau, Huesmann và nhóm của ông đã phát hiện thấy mối liên hệ không thể chối cãi giữa bạo lực trên truyền thông và bạo lực thực tế. Những trẻ tiếp xúc với bạo lực trên phương tiện truyền thông dễ hành xử hung hăng hơn so với những trẻ không tiếp xúc.

Tuy còn chưa thống nhất về việc liệu bạo lực trên phương tiện truyền thông có phải là "mối đe dọa cộng đồng” hay không, song mối tương quan được cho là tương tự như giữa hút thuốc lá với ung thư phổi. Không phải ai hút thuốc lá cũng bị ung thư, giống như không phải ai xem phim bạo lực cũng trở nên bạo lực, nhưng nó là một yếu tố góp phần.

3. Giảm trí thông minh

10 cach tivi co the giet ban

Một nghiên cứu tại trường Đại học Johns Hopkins do Dina Borzekowski tiến hành thấy rằng trẻ em xem tivi hơn 2 tiếng một ngày, nhất là những trẻ có tivi trong phòng riêng, đạt điểm số trên các bài kiểm tra chuẩn thấp hơn đáng kể so với các bạn. (Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng có máy tính kết nối Internet thực sự làm tăng điểm số).

Ngoài ra, một nghiên cứu ở New Zealand cũng phát hiện thấy những trẻ em và trẻ vị thành niên xem truyền hình nhiều nhất đạt mức độ thành công về học vấn ít nhất. Khoảng 1.000 em được chọn ngẫu nhiên và được theo dõi đến năm 26 tuổi. Những em xem truyền hình ít hơn có nhiều khả năng tốt nghiệp cả trung học và đại học hơn.

4. Giảm số lượng tinh trùng

10 cach tivi co the giet ban

Được công bố trên tạp chí British Journal of Sport Medicine, một nghiên cứu từ Trường Y Havard đã kết luận rằng những nam giới có lối sống ít vận động, nhất là những người xem tivi nhiều, có số lượng tinh trùng ít hơn 44% so với những nam giới dành ít thời gian hơn trước TV. Ngưỡng xem tivi khiến số lượng tinh trùng giảm là 20 tiếng mỗi tuần. (Nghe có vẻ nhiều, nhưng tính ra chưa đến 3 tiếng một ngày.)

Ngược lại, những người tập thể dục ít nhất 14 tiếng một tuần có số lượng tinh trùng cao nhất. Lưu ý rằng chất lượng của tinh trùng (nghĩa là khả năng vận động và hình dạng) không bị ảnh hưởng. Khi được hỏi tại sao việc xem TV lại ảnh hưởng đến khả năng làm cha, Jorge Chavarro, tác giả chính của nghiên cứu, giải thích: "Một trong những cơ chế quan trọng có vẻ là những người xem tivi hay được tiếp xúc với các quảng cáo đồ ăn, khiến bạn đói và ăn nhiều hơn".

5. Biến bạn thành tội phạm

10 cach tivi co the giet ban

Một nghiên cứu tiến hành ở Anh đã xem xét một mẫu gồm hơn 11.000 trẻ em sinh ra từ năm 2000 đến 2002 và thấy rằng những em xem tivi ít nhất 3 giờ mỗi ngày dễ tham gia vào các hoạt động phản xã hội như bắt nạt hoặc trộm cắp hơn. Tuy nhiên, khi xem xét những em chơi điện tử 3 giờ hoặc nhiều hơn mỗi tuần thì không tìm thấy mối liên quan.

Một trong những lý do được đưa ra để giải thích tại sao truyền hình có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ hoạt động tội phạm khi lớn lên là bạo lực đóng vai trò nổi bật trong những nội dung được phát sóng, đó là kết luận từ một nghiên cứu ở New Zealand trên hơn 1.000 người.

Nghiên cứu này tuyên bố tỷ lệ các vụ bạo lực trung bình là 8 vụ/tiếng, với các chương trình cho trẻ em (phim hoạt hình hoặc các thể loại khác) thậm chí còn bạo lực nhiều hơn.

6. Giảm khả năng sống khi bị ung thư đại tràng

10 cach tivi co the giet ban

Một nghiên cứu gồm hơn 1.500 người điều trị ung thư đại trực tràng đã kết luận rằng những người xem tivi nhiều hơn trước khi có chẩn đoán dễ chết trong vòng 5 năm hơn so với những người xem vừa phải hoặc không xem. Tuy nhiên, không có mối liên quan đáng kể giữa tỷ lệ tử vong của bệnh nhân và thói quen xem truyền hình sau khi có chẩn đoán bệnh.

Một nghiên cứu khác, được tiến hành bởi Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, đã kiểm tra hơn 566.000 người và cho thấy mối liên quan tương đối chặt chẽ giữa xem tivi, tập thể dục, và khả năng sống thêm của bệnh nhân, nhưng không thể chứng minh mối quan hệ nhân quả.

Theo Hannah Arem, tác giả của nghiên cứu: "Nguy cơ tử vong do ung thư đại trực tràng là cao hơn ở những người xem TV nhiều [...] nhưng mối liên quan không có ý nghĩa thống kê”.

Tuy nhiên, họ đã kết luận giống như hầu hết các nghiên cứu: Hoạt động thể chất luôn tốt hơn là không.

7. Ức chế giấc ngủ

10 cach tivi co the giet ban

Trong một nghiên cứu hợp tác giữa Bệnh viện Nhi đồng MassGeneral Trường Y tế công cộng Harvard, các nhà nghiên cứu muốn xem xét những ảnh hưởng của một số yếu tố khác nhau trong quá trình mang thai và đầu thời thơ ấu. Các tiêu chí sau đây đã được kiểm tra: thời gian trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi ở trong phòng có bật TV, thời gian trẻ xem truyền hình, và trẻ có ngủ trong phòng có tivi hay không.

Kết quả cho thấy cứ mỗi giờ xem tivi lại góp phần làm giảm 7 phút ngủ, và có TV trong phòng ngủ góp phần làm giảm 30 phút ngủ. (Hiệu ứng này có vẻ mạnh hơn ở các em trai so với các em gái.) Một nghiên cứu tương tự ở Tây Ban Nha cho thấy trẻ 9 tuổi xem tivi tối thiểu 5 tiếng mỗi ngày ngủ ít hơn 1 giờ so với những trẻ cùng tuổi xem tivi tối đa 1,5 giờ.

8. Giảm phát triển ngôn ngữ

10 cach tivi co the giet ban

Tuy đây không phải là một nguy cơ đáng lo ở người lớn, song hai nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng trẻ càng ngồi xem tivi nhiều thì càng học nói chậm.

Một nghiên cứu được tiến hành bởi Viện Nghiên cứu Nhi đồng Seattle, đã theo dõi hơn 300 trẻ. Các em được trang bị máy ghi âm đeo liên tục trong 12 đến 16 giờ. Người ta thấy rằng cứ mỗi giờ xem truyền hình lại góp phần làm giảm đáng kể số lượng các từ mà em bé nghe (giảm 770 từ trên một buổi ghi âm). Điều này sẽ làm giảm lượng từ vựng của các em bé, làm chậm sự phát triển của chúng.

Một nghiên cứu tương tự kết luận rằng trẻ học tốt hơn từ hội thoại trực tiếp. Khi các em bé 9 tháng tuổi trong một nghiên cứu tại Mỹ được nghe người nói tiếng Hoa, chúng đã biểu hiện khả năng phân biệt giữa một số âm nói nhất định chỉ sau 12 buổi. Tuy nhiên, khi được đặt trước màn hình tivi và nghe băng ghi âm nói tiếng Hoa, trẻ không thể biểu hiển khả năng này.

9. Khiến bạn uống nhiều hơn

10 cach tivi co the giet ban

Một nhóm các nhà khoa học Hà Lan và Canada đã tập hợp 80 nam thanh niên, tuổi từ 18-29, và chia họ vào các nhóm khác nhau và cho họ xem truyền hình với mức độ tiêu thụ rượu bia khác nhau trên màn hình. Nghiên cứu cho thấy trung bình người xem uống nhiều hơn 1,5 chai bia hoặc rượu vang khi xem phim hoặc quảng cáo đặc trưng nhiều cho bia rượu so với những người xem phim hoặc quảng cáo không có đặc điểm này.

Mặc dù các tác giả nghiên cứu thừa nhận họ không tìm thấy bằng chứng về bất kỳ sự thay đổi lâu dài nào do việc xem truyền hình mang lại, song những tác động ngắn hạn là không thể phủ nhận.

Rutger Engels, một trong những tác giả nghiên cứu, nói rằng "nó có thể đóng vai trò như một tín hiệu ảnh hưởng đến cảm giác thèm và uống sau đó ở những người hay bia rượu".

10. Giết chết bạn sớm hơn

10 cach tivi co the giet ban

Một nghiên cứu về thói quen xem truyền hình của Úc đã kết luận xem tivi có thể làm giảm đáng kể tuổi thọ. Các nhà nghiên cứu dẫn chứng rằng xem tivi 6 tiếng một ngày có thể lấy mất của bạn 4,8 năm sống. Ngoài ra, mỗi giờ xem tivi sau tuổi 25 sẽ làm tuổi thọ giảm 22 phút.

Trong một nghiên cứu có liên quan thực hiện bởi Trường Y tế công cộng Harvard, các nhà khoa học kết luận rằng xem TV, hoạt các hoạt động tĩnh tương tác khác, hơn 3 tiếng mỗi ngày, làm tăng 13% nguy cơ tử vong sớm (thường là thông qua những bệnh như tiểu đường hoặc bệnh tim mạch).

dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thay đổi thời gian kỳ họp thứ 18 HĐND Thành phố để tập trung khắc phục hậu quả mưa bão

Thay đổi thời gian kỳ họp thứ 18 HĐND Thành phố để tập trung khắc phục hậu quả mưa bão

(LĐTĐ) Ngày 12/9, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội có Thông báo số 46/TB-HĐND về thay đổi thời gian tổ chức kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 18) HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội: Tiếp nhận gần 45 tỷ đồng ủng hộ nhân dân các tỉnh bị thiệt hại do bão số 3

Hà Nội: Tiếp nhận gần 45 tỷ đồng ủng hộ nhân dân các tỉnh bị thiệt hại do bão số 3

(LĐTĐ) Hưởng ứng Lời kêu gọi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội, trong ngày 12/9, nhiều cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tiếp tục đến trụ sở Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố trao ủng hộ kinh phí, giúp nhân dân các địa phương khắc phục hậu quả, thiệt hại do bão lũ.
Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà Trung thu cho trẻ em tại Trung tâm Bảo trợ xã hội 3

Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà Trung thu cho trẻ em tại Trung tâm Bảo trợ xã hội 3

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Trung thu, ngày 12/9, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã đến thăm cơ sở 3, Trung tâm Bảo trợ xã hội 3 Hà Nội (số 106 - Nguyễn Hoàng, quận Nam Từ Liêm) và tặng quà Trung thu cho trẻ em tại đây.
Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra công tác chống lũ tại quận Hoàn Kiếm

Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra công tác chống lũ tại quận Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Mặc dù đến sáng 12/9 nước lũ đã rút nhưng Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn lưu ý quận Hoàn Kiếm và 2 phường Chương Dương, Phúc Tân không được chủ quan do tình hình lũ lụt còn diễn biến phức tạp, khó lường.
Huyện Thanh Oai: Huy động lực lượng xử lý kịp thời sự cố kênh Yên Cốc

Huyện Thanh Oai: Huy động lực lượng xử lý kịp thời sự cố kênh Yên Cốc

(LĐTĐ) Trước diễn biến tình hình mực nước kênh Yên Cốc trên địa bàn huyện Thanh Oai dâng cao, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thanh Oai Bùi Văn Sáng yêu cầu 2 xã Đỗ Động và Liên Châu, cùng các phòng, ban liên quan của huyện tập trung hỗ trợ lực lượng phương tiện, thiết bị và vật liệu cần thiết để khắc phục sự cố kênh Yên Cốc, đặc biệt là lực lượng “4 tại chỗ”.
Khu vực ngoài đê Tứ Liên, Tây Hồ: Nước vẫn ngập, hầu hết các hộ dân phải di dời

Khu vực ngoài đê Tứ Liên, Tây Hồ: Nước vẫn ngập, hầu hết các hộ dân phải di dời

(LĐTĐ) Những ngày qua, do ảnh hưởng của bão lũ, nước sông Hồng dâng cao, khiến một phần phường Tứ Liên, quận Tây Hồ bị úng ngập cục bộ. Các lực lượng chức năng của quận Tây Hồ, phường Tứ Liên đã thông báo di dời người dân, từ tối 11/9 đã cắt điện các khu vực bị ngập để đảm bảo an toàn.
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm đón tiếp đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn thủ đô Viêng Chăn

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm đón tiếp đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn thủ đô Viêng Chăn

(LĐTĐ) Sáng 12/9, Liên đoàn game bài uy tín (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm đã tổ chức tiếp Đoàn đại biểu cấp cao và các học viên của Liên hiệp Công đoàn Thủ đô Viêng Chăn (Lào) sang thăm, làm việc với LĐLĐ thành phố Hà Nội.

Tin khác

Hà Nội yêu cầu điều trị tốt nhất cho nạn nhân bị ảnh hưởng của mưa bão

Hà Nội yêu cầu điều trị tốt nhất cho nạn nhân bị ảnh hưởng của mưa bão

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở y tế bảo đảm trực cấp cứu 24/24h và triển khai điều trị tốt nhất đối với các trường hợp bị thương do ảnh hưởng của mưa bão.
TP.HCM: Chỉ hơn 30% trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm đủ mũi vắc xin sởi

TP.HCM: Chỉ hơn 30% trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm đủ mũi vắc xin sởi

(LĐTĐ) Ngay sau khi công bố dịch sởi, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tổng lực tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 1 - 10 tuổi. Đến nay, đã có 19.821 trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm vắc xin sởi, chiếm tỷ lệ 32,6% và chiếm 15% trong nhóm trẻ từ 1 - 10 tuổi.
Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

(LĐTĐ) Mặc dù đã được cảnh báo từ các chuyên gia y tế, nhưng tình trạng nhiều người bệnh tự ý bỏ thuốc theo đơn của bác sĩ, hay sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc… đang là một vấn nạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Đáng lo ngại, các bệnh nhân trên thường nhập viện muộn, khiến việc điều trị càng thêm khó khăn và tốn kém hơn.
Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

(LĐTĐ) Ăn tiết canh đầu tháng để lấy may, nam thanh niên 27 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch, suy đa tạng, hôn mê, rối loạn đông máu…
Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30/8 đến ngày 6/9), toàn Thành phố ghi nhận 190 trường hợp mắc sốt xuất huyết, với 10 ổ dịch.
Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

(LĐTĐ) Khi bão số 3 (Yagi) càn quét Hà Nội đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho toàn Thành phố. Trong đêm bão đổ bộ, để đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị cho người bệnh trong bão, khoa cấp cứu các bệnh viện trên địa bàn Thành phố luôn sáng đèn và sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp cấp cứu cũng như người bị nạn do ảnh hưởng của cơn bão này.
Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Sở Y tế vừa có Công văn số 4201/SYT-NVY về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Xem thêm
Phiên bản di động