Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

“Bứt tốc” để hạ tầng giao thông Hà Nội phát triển:

Bài 1: Từ góc nhìn sự ùn tắc cục bộ

(LĐTĐ) LTS: Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước. Hơn bất kỳ đâu, vai trò của giao thông đặc biệt quan trọng với Hà Nội. Thẳng thắn nhìn nhận, Hà Nội đã và đang có những bước đi vững chắc, bài bản trong xây dựng và phát triển hạ tầng giao thông. Nhưng bên cạnh những tư duy mới, cách triển khai táo bạo thì vẫn còn những bất cập, tồn tại cần phải khắc phục để kết cấu hạ tầng giao thông ngày càng phát triển đồng bộ, hiện đại. Hơn hết, “bứt tốc” phát triển hạ tầng giao thông sẽ giúp Hà Nội phát triển, thoát khỏi những ràng buộc chật hẹp để vươn tầm, phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Nhìn từ thu phí vào nội đô nghĩ về chuyện hành động để giảm ùn tắc Gỡ ùn tắc khi thông xe Vành đai 2 trên cao Hà Nội phân luồng, hạn chế ùn tắc giao thông dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội đang phải đối diện với tình trạng quá tải, ùn tắc giao thông do nhiều năm qua hệ thống hạ tầng giao thông phát triển chưa bắt kịp tốc đô thị hóa, gia tăng dân số cũng như lượng phương tiện cá nhân. Để giảm ùn tắc cho Hà Nội, bên cạnh hoàn thiện mạng lưới giao thông vận tải, việc đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại là một trong những nhiệm vụ quan trọng.

Ùn tắc - câu chuyện nan giải

Hà Nội là một đại đô thị về quy mô dân số và phương tiện cá nhân. Theo ước tính, Hà Nội hiện có khoảng hơn 8 triệu người, gần 7,5 triệu phương tiện. Điểm đáng lo ngại là, tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội đang diễn biến phức tạp, ô nhiễm môi trường ngày càng đáng lo ngại hơn. Trong bối cảnh đó, mạng lưới vận tải hành khách công cộng của Thủ đô mới đáp ứng dưới 15% nhu cầu đi lại. Sức hút của vận tải hành khách công cộng chưa thực sự lan toả được đến đại bộ phận nhân dân.

Bài 1: Từ góc nhìn sự ùn tắc cục bộ
Phương tiện giao thông cá nhân tại Hà Nội tăng cao khiến các trục giao thông vượt lưu lượng thiết kế.

Chỉ ra những bất cập này, Giáo sư, Tiến sĩ Từ Sỹ Sùa - Giảng viên Đại học Giao thông vận tải cho biết, hiện có 5 vấn đề lớn của đô thị hiện đại cần phải quan tâm là: Nhà ở, việc làm, giao thông đô thị, môi trường và nước sạch. Ở Hà Nội, tình trạng ách tắc giao thông đang ngày càng trầm trọng. Nguyên nhân của tình trạng trên là do hạ tầng giao thông không theo kịp sự phát triển của phương tiện giao thông.

Theo ghi nhận thực tế, Hà Nội có tốc độ đô thị hóa tương đối nhanh. Tuy nhiên, hệ lụy mặt trái của đô thị hóa là ùn tắc giao thông ngày một nan giải. Ùn tắc giao thông là một trong những căn nguyên gây tổn thất rất lớn cho cả kinh tế và xã hội. Theo Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải, thiệt hại do ùn tắc giao thông đối với Hà Nội khoảng 1 tỷ USD/năm.

Vào khung giờ cao điểm, không khó để chứng kiến những cung đường ken đặc xe cộ, nối đuôi nhau di chuyển từng chút một. Khu vực đường Vành đai 3 là ví dụ. Tại cung đường này, hình ảnh hàng dài ô tô nối đuôi nhau chờ lên Vành đai 3 đã không còn quá xa lạ.

Theo những tài xế thường xuyên lưu thông trên cung đường này, một va chạm nhẹ hoặc một phương tiện gặp sự cố cũng đủ khiến tuyến đường ùn ứ. Thứ nữa, khi xe lên được đường trên cao thì việc di chuyển cũng hết sức hạn chế. Phương tiện chỉ đi được khoảng 10-30km/h thay vì tốc độ cho phép tối đa theo thiết kế chuẩn cao tốc.

Không chỉ có trục giao thông này phải đối mặt với tình cảnh “gánh” công năng quá mức lưu lượng thiết kế và ùn ứ. Nhiều công trình hạ tầng giao thông khác, trong đó điển hình như cầu Thanh Trì, Vĩnh Tuy… cũng đang phải chịu áp lực giao thông rất lớn.

Cụ thể, theo ước tính, hiện cầu Thanh Trì có lưu lượng 122.606 xe/ngày đêm, gấp 8,1 lần lưu lượng thiết kế; cầu Vĩnh Tuy 75.596 xe/ngày đêm, gấp 6,3 lần... Một số tuyến giao thông hướng tâm như đường Tố Hữu, Hoàng Quốc Việt, Huỳnh Thúc Kháng... vào các giờ cao điểm lưu lượng phương tiện cũng vượt 1,1 - 1,8 lần so với lưu lượng thiết kế.

Bài 1: Từ góc nhìn sự ùn tắc cục bộ
Hạ tầng giao thông Hà Nội đã và đang được triển khai xây dựng, từng bước hoàn thiện, đồng bộ, giúp Thủ đô "cất cánh", kết nối với các địa phương lân cận.

Tắc đường ở góc độ nào đó cũng cho thấy, công tác quản lý giao thông và quy hoạch đô thị chưa tốt. Minh chứng cho điều này có thể thấy ngay tại khu vực quận Hà Đông. Theo đó, Hà Đông có tốc độ phát triển tương đối mạnh, hiện đã xây dựng nhiều khu đô thị mới. Một lượng lớn người hàng ngày, buổi sáng từ các khu đô thị này đi vào trung tâm Thành phố và buổi chiều lại đi từ trung tâm Thành phố về nhà đã tạo nên dòng giao thông “con lắc” trên 2 tuyến đường Nguyễn Trãi và Tố Hữu - Lê Văn Lương. Nếu nhẩm tính đơn giản, riêng cư dân khu đô thị đã nhồi nhét gần chục vạn người… số lượng này đều đổ ra đường thì áp lực giao thông và ùn tắc là hiển nhiên.

“Bài toán” chưa được giải

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định, tình trạng ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường là một trong những tồn tại cần tập trung khắc phục trong thời gian tới. Vì vậy, việc tiếp tục triển khai thực hiện chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc, đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Hà Nội, giai đoạn 2021 - 2025 là hết sức cần thiết.

Đáng chú ý, mục tiêu tổng quát của chương trình là “Huy động mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ đảm bảo giao thông vận tải thủ đô Hà Nội thuận lợi, an toàn, chất lượng, hiệu quả, trật tự, kỷ cương, văn minh, hiện đại”. Hướng đến mục tiêu mỗi năm giảm tối thiểu 8 - 10 điểm ùn tắc giao thông; giảm tai nạn giao thông từ 5 - 10% hàng năm trên cả ba tiêu chí; tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt từ 30 - 35%; tỷ lệ đất dành cho giao thông đạt 12 - 15% quỹ đất xây dựng đô thị...

Bài 1: Từ góc nhìn sự ùn tắc cục bộ
Lực lượng chức năng phân luồng, đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Cùng với đó tiếp tục duy trì, thực hiện quyết liệt 6 nhóm giải pháp gồm: Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông - đây là nhóm giải pháp căn cơ có tính bền vững và lâu dài; Tăng cường công tác duy tu, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông và tổ chức giao thông hợp lý; Phát triển đồng bộ các loại hình vận tải hành khách công cộng, tập trung triển khai và sớm đưa vào khai thác tuyến đường sắt đô thị; Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành giao thông; Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, nâng cao ý thức cho người tham gia giao thông và xây dựng văn hóa giao thông; Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Dẫn như vậy để thấy, ở tầm nhìn chiến lược, Hà Nội đã xác định rõ những ảnh hưởng do ùn tắc giao thông mang lại; đồng thời đề ra những giải pháp để khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông.

Trở lại câu chuyện khắc phục ùn tắc giao thông trong thời điểm hiện tại. Được biết, để giảm ùn tắc giao thông, Hà Nội đã chủ động nhiều giải pháp để can thiệp. Chẳng hạn, với Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội, đơn vị đã bố trí lực lượng phối hợp với chính quyền địa phương, lực lượng Công an đảm bảo trật tự an toàn giao thông phục vụ công tác tổ chức giao thông trên tuyến phố Quang Trung (quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng) và tuyến phố Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân, Hà Đông).

Phối hợp tổ chức giao thông, phân luồng, hướng dẫn, đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại khu vực các dự án thi công công trình trọng điểm của Thành phố. Cùng đó, Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã bố trí lực lượng phối hợp thực hiện nhiệm vụ phân luồng chống ùn tắc giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội tại 51 vị trí, huy động 176 lượt cán bộ, công chức, thanh tra viên, nhân viên/ngày.

Ở góc độ tổng thể, thời gian qua, Sở GTVT Hà Nội đã phối hợp với Công an Thành phố, chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan thực hiện nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn giao thông, giảm thiểu ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố. Tính riêng trong năm 2022, Sở GTVT Hà Nội đã phối hợp với các ngành giải quyết được 8 điểm ùn tắc giao thông; không để tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài; xử lý kịp thời những điểm có nguy cơ phát sinh ùn tắc mới; giải quyết các điểm đen về tai nạn giao thông.

Bài 1: Từ góc nhìn sự ùn tắc cục bộ
Giao thông ùn tắc là một trong những căn nguyên ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế Thủ đô.

Một số dự án trọng điểm được hoàn thành và đưa vào khai thác như hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3, tuyến đường Vành đai 2 trên cao… đã góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông của Thủ đô.

Ở góc độ chuyên gia nghiên cứu, ông Bùi Danh Liên - Chuyên gia giao thông cho rằng, giảm ùn tắc và hạn chế phương tiện giao thông cá nhân không chỉ riêng trách nhiệm của Sở GTVT Hà Nội. Nói cách khác, để làm và giải quyết “bài toán” này cần toàn xã hội vào cuộc. Trước mắt, Hà Nội và các đơn vị liên quan cần tập trung tối đa mọi nguồn lực để đầu tư hình thành một cách hoàn chỉnh mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông khung.

Đồng quan điểm với Chuyên gia giao thông Bùi Danh Liên, nhiều ý kiến cho rằng, muốn giảm được ùn tắc, Hà Nội cần cho thấy quyết tâm mạnh mẽ đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông kết nối liên vùng cũng như nội vùng; cùng đó, để phát triển hạ tầng giao thông quy mô lớn, Hà Nội cần đầu tư toàn diện cả về tài chính, cơ chế, chính sách và con người. Cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng hướng, sát sao, quyết liệt của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố với những địa bàn, công trình quan trọng.

(Còn nữa…)

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội dự lễ khai giảng tại Trường THCS Ngô Sĩ Liên

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội dự lễ khai giảng tại Trường THCS Ngô Sĩ Liên

(LĐTĐ) Sáng 5/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh dự lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 tại Trường THCS Ngô Sĩ Liên (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Các làng nghề bánh trung thu: An toàn thực phẩm được ưu tiên hàng đầu

Các làng nghề bánh trung thu: An toàn thực phẩm được ưu tiên hàng đầu

(LĐTĐ) Cận kề Rằm tháng Tám, các làng nghề bánh trung thu trên địa bàn thành phố Hà Nội tất bật vào vụ. Nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và giữ được thương hiệu, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) được các cơ sở sản xuất bánh đặc biệt chú trọng.
Chầm chậm thu sang…

Chầm chậm thu sang…

(LĐTĐ) Ta để lại mùa hạ nơi dòng sông cuộn sóng. Hoa điệp vàng trong nắng và bằng lăng nhạt màu bởi những cơn mưa. Nửa mùa hạ ta phiêu du trăng gió, chợt thấy mình không bớt những chênh vênh. Hạ không buồn bởi nắng reo và gió vi vút đến cuối trời. Hạ tung tăng mà đi, say mê mà đến. Không nhớ, không buồn...
Những điều cần biết khi mua xe ô tô cũ

Những điều cần biết khi mua xe ô tô cũ

(LĐTĐ) Giá bán rẻ và dễ tiếp cận với người có nhu cầu, tuy nhiên ô tô cũ lại tiềm ẩn những rủi ro. Vì vậy, để tránh cảnh "tiền mất tật mang" khi mua xe, người mua cần kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng và lịch sử xe trước khi “xuống tiền”.
CH Séc: Hàng trăm trường học nhận được thư điện tử đe dọa đánh bom

CH Séc: Hàng trăm trường học nhận được thư điện tử đe dọa đánh bom

Trong hai ngày liên tiếp 3 - 4/9, hàng trăm trường học tại Séc nhận được thư điện tử đe dọa đánh bom. Nhiều trường đã phải dừng hoạt động dạy học và cho sơ tán học sinh.
Giá vàng hôm nay 5/9: Giá vàng nhẫn trong nước giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay 5/9: Giá vàng nhẫn trong nước giảm nhẹ

(LĐTĐ) Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC niêm yết giá vàng mua vào 79 triệu đồng/lượng; giá bán ra là 81 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua - bán vàng SJC vẫn đang duy trì ở mức 2 triệu đồng/lượng.
Cập nhật tình hình bão số 3: Đi vào Biển Đông, giật trên cấp 17

Cập nhật tình hình bão số 3: Đi vào Biển Đông, giật trên cấp 17

(LĐTĐ) Sáng nay, bão số 3 đạt cường độ cấp 15, giật trên cấp 17, trong 24 giờ tới, vùng biển khu vực Bắc Biển Đông sóng biển cao 7-9m, vùng gần tâm bão 10-12m.

Tin khác

Thông tin vụ va chạm tàu khách và xe tải lúc rạng sáng ở Văn Điển

Thông tin vụ va chạm tàu khách và xe tải lúc rạng sáng ở Văn Điển

(LĐTĐ) Thông tin ban đầu, vụ tai nạn xảy ra lúc 5h20 ngày 4/9, tại km9+300 - đoạn đường tàu gần ga Văn Điển (giáp đường Ngọc Hồi). Thời điểm trên, tàu khách SE4 chạy hướng Thành phố Hồ Chí Minh - Hà Nội bất ngờ va phải một xe tải đang băng qua đường ngang có đèn và biển cảnh báo...
Metro Nhổn - Ga Hà Nội thu hút hàng chục nghìn lượt khách dịp Quốc khánh

Metro Nhổn - Ga Hà Nội thu hút hàng chục nghìn lượt khách dịp Quốc khánh

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro), tính đến 19 giờ ngày 2/9, đã có khoảng 71.800 lượt hành khách tham quan, trải nghiệm hai tuyến đường sắt đô thị của Thủ đô trong ngày Quốc khánh.
Giao thông Hà Nội thông thoáng ngày cuối kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Giao thông Hà Nội thông thoáng ngày cuối kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát giao thông đã yêu cầu ứng trực 100% cán bộ, chiến sĩ bám địa bàn quản lý, bảo đảm an toàn giao thông thông suốt. Tính đến hết buổi chiều 3/9, tình hình giao thông tại Thủ đô được kiểm soát. Tại các khu vực "điểm nóng" cửa ngõ như bến xe: Giáp Bát, Nước Ngầm, Mỹ Đình,... không xảy ra ùn tắc. Lượng người và phương tiện tăng cao trong nội đô, nhưng không tắc nghẽn nghiêm trọng.
Ứng dụng công nghệ trong tuần tra kiểm soát trên các tuyến cao tốc, quốc lộ

Ứng dụng công nghệ trong tuần tra kiểm soát trên các tuyến cao tốc, quốc lộ

(LĐTĐ) Chiều 3/9, Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an cho biết, lực lượng chức năng đã sử dụng ứng dụng VNECSGT trong tuần tra, kiểm soát liên tuyến, tập trung trên tuyến quốc lộ 1A và các tuyến cao tốc trong những ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9; đồng thời thành lập 3 tổ kiểm tra đôn đốc Công an các đơn vị địa phương. Kết quả, trong 4 ngày nghỉ lễ (31/8 đến 3/9, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí trên tuyến quốc lộ 1).
Gỡ khó cho giao thông Hà Nội từ mô hình TOD

Gỡ khó cho giao thông Hà Nội từ mô hình TOD

(LĐTĐ) Mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (mô hình TOD) là quy định hoàn toàn mới trong Luật Thủ đô (sửa đổi). Với những cơ chế, chính sách đặc thù, mô hình TOD đang được kỳ vọng sẽ giúp thành phố Hà Nội giải được bài toán ùn tắc giao thông.
Chủ động phương án đón người dân trở lại Thủ đô sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh

Chủ động phương án đón người dân trở lại Thủ đô sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh

(LĐTĐ) Với 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài, dự kiến số lượng người và phương tiện trở lại Thủ đô sẽ tăng cao đột biến. Vì vậy, Công an thành phố Hà Nội đã lên kế hoạch bố trí 100% quân số tại các điểm nút giao thông đầu cửa ngõ, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan bảo đảm phương án đón người dân lên Thủ đô học tập, làm việc an toàn.
Lực lượng CSGT Thủ đô: Ứng trực 100% quân số, bảo đảm an toàn giao thông dịp lễ Quốc khánh

Lực lượng CSGT Thủ đô: Ứng trực 100% quân số, bảo đảm an toàn giao thông dịp lễ Quốc khánh

(LĐTĐ) Trong các ngày nghỉ lễ Quốc khánh, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an thành phố Hà Nội đã huy động 100% cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị ứng trực xuyên lễ, triển khai phương án bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại tất cả các tuyến giao thông huyết mạch trên địa bàn Thủ đô.
Xử lý 14.404 trường hợp vi phạm giao thông trong ngày thứ ba dịp nghỉ lễ Quốc khánh

Xử lý 14.404 trường hợp vi phạm giao thông trong ngày thứ ba dịp nghỉ lễ Quốc khánh

(LĐTĐ) Theo Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an, trong ngày nghỉ lễ thứ 3 kỳ nghỉ lễ Quốc khánh năm nay, toàn quốc xảy ra 171 vụ tai nạn giao thông, làm chết 75 người, bị thương 127 người. Công an các địa phương kiểm tra, phát hiện xử lý 14.404 trường hợp vi phạm; phạt tiền 30 tỷ 281 triệu đồng...
Các cửa ngõ Thành phố Hồ Chí Minh thông thoáng trong ngày Tết Độc lập 2/9

Các cửa ngõ Thành phố Hồ Chí Minh thông thoáng trong ngày Tết Độc lập 2/9

(LĐTĐ) Ngày 2/9, tại các cửa ngõ của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thông thoáng hơn so với các ngày trước đó.
Từ ngày 5/9, Hà Nội sẽ có thêm 4 điểm cấp, đổi giấy phép lái xe

Từ ngày 5/9, Hà Nội sẽ có thêm 4 điểm cấp, đổi giấy phép lái xe

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã ủy quyền bộ phận “Một cửa” của UBND các huyện Mê Linh, Thanh Oai, Quốc Oai, Ba Vì tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe, kể từ ngày 5/9.
Xem thêm
Phiên bản di động