Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Đô thị hóa - Bản sắc văn hóa còn hay mất?

Bài 2: Giữ hồn văn hóa khi “phố tiến về làng”

(LĐTĐ) Khi “phố tiến về làng”, nhiều diện tích đất sản xuất trở thành khu công nghiệp, nhiều làng trở thành khu phố, đó cũng là tiếp biến của công nghiệp hóa, đô thị hóa. Tuy nhiên, những gì còn lại của nông thôn vùng ven khi “phố tiến về làng” là những tinh hoa mà dù có “bê tông hóa” đến đâu cũng khó có thể xóa mờ. Đó chính là văn hóa bản sắc của mỗi vùng đất, mỗi con người, chứa đựng trong đó giá trị tinh thần to lớn.
Đô thị hóa - Bản sắc văn hóa còn hay mất? Đô thị hóa - Bản sắc văn hóa còn hay mất?

Nhiều người cho rằng, Hà Nội mở rộng, nông thôn cũng bị đô thị hóa làm phai nhạt bản sắc văn hóa, bản sắc con ...

Về Thạch Thất những ngày này, hẳn nhiều người còn ngỡ ngàng khi nghe tiếng cồng chiêng đồng vọng khắp núi rừng. Dẫu rằng Thạch Thất đang trên đà phát triển nông thôn mới, mang đậm màu sắc hiện đại, đô thị, nhưng bản sắc văn hóa tinh thần của người dân tộc Mường nơi đây vẫn còn vẹn nguyên. Văn hóa cồng chiêng chính là giá trị tinh thần của nhiều người dân tộc Mường sống trên mảnh đất Thạch Thất giàu bản sắc này, dẫu “phố có về làng” hơn một thập kỷ qua.

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất cho biết, văn hóa dân tộc Mường có truyền thống lâu đời, phong phú với những giá trị bản sắc độc đáo về vật thể và phi vật thể, tạo nên sức sống bền bỉ, được lưu truyền, bồi đắp phát triển qua bao đời nay, thấm sâu vào trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường.

Người dân tộc Mường sinh sống định canh định cư tập trung thành từng làng, xóm ở chân núi và sườn các quả đồi, nơi có nhiều đất sản xuất, gần đường giao thông, thuận tiện cho việc làm ăn. Người Mường có truyền thống làm ruộng, trong đó trồng lúa nước là cây lương thực chủ yếu và khai thác lâm thổ sản như mật ong, gỗ, tre, nứa, mây, song... Trước đây, nghề thủ công tiêu biểu của người Mường là ươm tơ, dệt vải, đan lát.

Bài 2: Giữ hồn văn hóa khi “phố tiến về làng”
Văn hóa cồng chiêng chính là giá trị tinh thần của nhiều người dân tộc Mường sống trên mảnh đất Thạch Thất giàu bản sắc

Các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống rất phong phú, đa dạng và đã có từ lâu đời của dân tộc Mường, luôn gắn bó với đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào, có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển. Về văn hóa vật thể như nhà sàn, trang phục, ẩm thực và các vật dụng trong sản xuất, sinh hoạt; về văn hóa phi vật thể như ngôn ngữ, mo Mường, cồng chiêng và các làn điệu hát, múa, các môn thể thao, trò chơi dân gian dân tộc Mường…

Trong quá trình vận động và phát triển, văn hóa dân tộc Mường trên địa bàn đã được giao thoa, có sự tiếp thu tinh hoa văn hóa rất phong phú, đa dạng của các dân tộc khác trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nhất là văn hóa dân tộc Kinh.

Với mục tiêu trong quá trình tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa các dân tộc khác, cần bảo tồn và phát huy được các giá trị bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc Mường. Chính vì vậy, Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất đã xây dựng và thực hiện Đề án “Bảo tồn, khôi phục và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mường, huyện Thạch Thất, giai đoạn 2016-2020” góp phần thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ phát triển toàn diện và bền vững kinh tế xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc trên địa bàn.

Không chỉ gìn giữ và bảo tồn văn hóa cồng chiêng của người Mường mà huyện Thạch Thất trong nhiều năm qua đã nỗ lực bảo tồn văn hóa chèo cổ, múa rối nước… là những nét văn hóa tinh thần đặc sắc của người dân, nhằm nâng cao giá trị tinh thần, dẫu nông thôn có từng ngày đổi mới.

Bài 2: Giữ hồn văn hóa khi “phố tiến về làng”
Thạch Thất bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa tốt đẹp

Đến với huyện Thanh Trì, một “vùng quê” nằm ngay sát quận Hoàng Mai, quận Hà Đông của thành phố Hà Nội, nơi có tốc độ đô thị hóa rất nhanh, chuẩn bị lên quận, chắc hẳn nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi thấy ở xã Tứ Hiệp vẫn còn có một điệu múa cổ truyền được nhân dân yêu thích, đó là điệu múa sênh. Ông Nguyễn Đức Huân, Trưởng thôn Đồng Trì cho biết, chưa bao giờ đời sống vật chất, tinh thần của người dân quê ông lại đủ đầy, tươi vui như hiện nay. Người dân vui mừng vì tiết mục múa sênh tiền được mời biểu diễn ở nhiều lễ hội, liên hoan văn nghệ của thôn, xã, huyện và được nhân dân yêu thích. Điệu múa dân gian này đã trở thành “đặc sản” của thôn Đồng Trì.

Cùng với múa sênh là múa rồng truyền thống ở huyện Thanh Trì. Tại nhiều xã đã duy trì đội múa rồng suốt nhiều năm qua để gìn giữ điệu múa truyền thống của cha ông. Việc tập luyện được tổ chức thường xuyên song song với việc tổ chức một đội múa rồng “nhí” nhằm truyền dạy nghệ thuật múa rồng truyền thống cho các thế hệ kế tiếp.

Những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở huyện Thanh Trì đã diễn ra sôi nổi với nhiều điểm sáng rất đáng ghi nhận. Không chỉ giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, việc đầu tư cho hệ thống thiết chế cơ sở, khơi dậy phong trào văn hóa, thể thao, xây dựng gia đình, thôn làng văn hóa đã góp phần không nhỏ nâng cao đời sống tinh thần, phát huy sức mạnh đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng dân cư nơi đây.

Bài 2: Giữ hồn văn hóa khi “phố tiến về làng”
Đội múa rồng huyện Thanh Trì

Đi khắp các vùng nông thôn mới của Thủ đô hôm nay, có thể tìm thấy nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống còn được gìn giữ, phát huy và được coi là giá trị tinh thần của mỗi người dân nông thôn. Trong quá trình nông thôn đổi mới, văn hóa truyền thống chính là bản sắc vùng miền được giữ gìn, phát huy trên nền tảng nông thôn mới. Ngoài sự nỗ lực của chính quyền địa phương thì cách mà mỗi người dân ứng xử với văn hóa chính là nền tảng vững chắc để nền văn hóa bản sắc ấy được gìn giữ, trường tồn.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Phùng Hoàng Anh, từ những vùng quê nghèo khó, nhờ sự chung sức, đồng lòng của chính quyền và nhân dân đã góp phần tạo dựng nên những miền quê giàu đẹp, đáng sống. Sự đổi thay, tiến bộ không chỉ ở những thứ hiện hữu của vùng quê mà xuất phát từ trong nếp nghĩ đến cách làm của mỗi người.

Tuy rằng ở đâu cũng sẽ có mặt trái, có sự suy thoái đạo đức, ảnh hưởng từ kinh tế thị trường, văn hóa du nhập… nhưng cách mà mỗi con người ứng xử với văn hóa, với môi trường và ứng xử với nhau không đến mức “suy thoái” như nhiều người nhấn mạnh. Có lẽ bởi vì những việc làm tốt đẹp lại không “đánh tiếng” xa gần, nhưng nó vẫn cứ âm thầm phát triển, tồn tại trong ý thức của mỗi cộng đồng, mỗi người dân.

Bài 2: Giữ hồn văn hóa khi “phố tiến về làng”

Nhà nghiên cứu văn hóa Phùng Hoàng Anh: "Chúng ta nên tự hào vì Hà Nội hôm nay tuy “bê tông hóa” nhưng vẫn không “xóa sổ” cây đa, giếng nước, sân đình; không “xóa sổ” sự quan tâm, tương trợ lẫn nhau; không làm ngơ trước những khó khăn, nỗi đau của cộng đồng. Sự mai một là không tránh khỏi, nhưng trên nền tảng nông thôn mới, bản sắc văn hóa vẫn đang từng ngày được bảo tồn, xây dựng vững chắc”.

Bảo Thoa

Bài 3: Ứng xử với làng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

"Vinh quang thầm lặng 2024": Hành trình cảm xúc về ngành Cơ yếu Việt Nam

"Vinh quang thầm lặng 2024": Hành trình cảm xúc về ngành Cơ yếu Việt Nam

(LĐTĐ) Chương trình "Vinh quang thầm lặng 2024" là lời tri ân sâu sắc, chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và 79 năm Ngày truyền thống ngành Cơ yếu Việt Nam (12/9/1945 - 12/9/2024).
Tin bão mới nhất: Bão số 3 vào đất liền, gió giật cấp 16

Tin bão mới nhất: Bão số 3 vào đất liền, gió giật cấp 16

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 14h ngày 7/9, bão số 3 áp sát đất liền, trên vùng ven bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng. Ở khu vực phía Đông Bắc Bộ đã có mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to như: Cửa Ông (Quảng Ninh) 113mm, Cẩm Phả (Quảng Ninh) 110mm, Cát Bà (Hải Phòng) 86mm,…
Bão Yagi bắt đầu vào đất liền: Gió cực mạnh, mưa như trút, cây đổ la liệt; Hải Phòng- Quảng Ninh mất điện diện rộng

Bão Yagi bắt đầu vào đất liền: Gió cực mạnh, mưa như trút, cây đổ la liệt; Hải Phòng- Quảng Ninh mất điện diện rộng

(LĐTĐ) Đến 13h chiều nay (7/9), tâm bão số 3 đã nằm ngay trên vùng ven bờ biển các tỉnh Hải Phòng - Quảng Ninh, với sức gió mạnh nhất: Cấp 12-13 (118-149km/h), giật cấp 16. Kịch bản xấu nhất đã xảy ra khi bão vẫn giữ cường độ rất mạnh, đồng thời vùng ảnh hưởng mở rộng ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Quận Hai Bà Trưng: Chủ động các phương án ứng phó bão số 3

Quận Hai Bà Trưng: Chủ động các phương án ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Ứng phó với bão số 3, Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Nguyễn Quang Trung yêu cầu các đơn vị căn cứ tình hình thời tiết, thiên tai, chủ động rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án ứng phó với thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”, phù hợp chức năng, nhiệm vụ, địa bàn phụ trách.
Quận Tây Hồ chủ động các phương án ứng phó với bão số 3

Quận Tây Hồ chủ động các phương án ứng phó với bão số 3

(LĐTĐ) Ứng phó với bão số 3, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm phương châm “4 tại chỗ”, “3 sẵn sàng”, đảm bảo nguồn cung hàng hoá, lương thực thực phẩm, kiên quyết xử lý nghiêm các trường lợi dụng mưa bão để ép giá…
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Ảnh hưởng của bão số 3, hơn 110 chuyến bay phải điều chỉnh giờ bay

Ảnh hưởng của bão số 3, hơn 110 chuyến bay phải điều chỉnh giờ bay

(LĐTĐ) Ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi), Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT) yêu cầu hủy, điều chỉnh giờ khai thác hơn 110 chuyến bay của Vietnam Airlines.

Tin khác

Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

(LĐTĐ) Hiếu học là truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam. Ít ai biết, ở vùng xứ Đoài xưa, mạch nguồn hiếu học luôn được vun bồi, chăm chút. Minh chứng dễ thấy, ở thị xã Sơn Tây hiện còn lưu giữ di tích Văn Miếu - sánh ngang với một số Văn Miếu hàng tỉnh tiêu biểu như: Văn Miếu Xích Đằng ở Hưng Yên, Văn Miếu Mao Điền ở Hải Dương hay Văn Miếu Bắc Ninh ở tỉnh Bắc Ninh… Hơn hết, Văn miếu Sơn Tây là nơi tôn thờ, tri ân công đức to lớn của Đức Thánh Khổng Tử và các vị hiền triết, cùng hàng trăm danh nhân khoa bảng của vùng xứ Đoài.
Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

(LĐTĐ) Trải qua hàng ngàn năm, sông Hồng vẫn lặng lẽ bồi đắp cho sự hình thành và phát triển của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Khơi nguồn, phát huy những giá trị đó, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đang được xây dựng và không bao lâu sẽ trở thành hiện thực sẽ tiếp nối mạch chảy từ ngàn đời nay.
Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

(LĐTĐ) Sáng 29/8, Huyện ủy Thanh Trì tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9 cho các đảng viên có từ 30 - 70 năm tuổi Đảng.
Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội năm 2024 của thành phố Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Thành phố tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng. Cuộc thi Thử thách “Check in Hanoi” với áo dài được đông đảo phụ nữ các quận, huyện tham gia.
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

(LĐTĐ) Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề "Thức quà Hà Nội" đã mở ra một bức tranh đa sắc về văn hóa và ẩm thực Thủ đô, thu hút hơn 20.000 lượt khách khám phá. Qua đó, một hình ảnh Hà Nội năng động, hiện đại nhưng vẫn giữ trọn vẹn nét đẹp truyền thống được lan tỏa mạnh mẽ, thu hút ngày càng nhiều du khách đến với Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Hướng đến mục tiêu "Công dân Thủ đô số"

Hướng đến mục tiêu "Công dân Thủ đô số"

(LĐTĐ) Nhằm phát huy tính hiệu quả trong việc đăng ký tài khoản công dân điện tử và đẩy mạnh việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn, ngày 26/8, phường Thổ Quan, quận Đống Đa đã ra mắt mô hình “Tổ dân phố chuyển đổi số” và “Điểm phát wifi miễn phí” với mục tiêu hướng đến “Công dân số Thủ đô”.
Triển khai hiệu quả 2 bộ Quy tắc ứng xử tại quận Bắc Từ Liêm

Triển khai hiệu quả 2 bộ Quy tắc ứng xử tại quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Sau thời gian triển khai, thực hiện 2 bộ Quy tắc ứng xử của thành phố Hà Nội (Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người game bài uy tín và Quy tắc ứng xử nơi công cộng), văn hóa ứng xử trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm đã có những chuyển biến rõ nét thông qua nhiều cách làm hay, những mô hình sáng tạo ở cơ sở.
Huyện Hoài Đức tăng cường chuyển đổi số phục vụ nhân dân

Huyện Hoài Đức tăng cường chuyển đổi số phục vụ nhân dân

(LĐTĐ) Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nông thôn mới, hướng đến xây dựng quận văn minh đô thị là một trong những nội dung được UBND huyện Hoài Đức quan tâm, triển khai thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả.
Ngày càng nhiều cư dân đô thị gắn bó với lối sống “xanh”

Ngày càng nhiều cư dân đô thị gắn bó với lối sống “xanh”

(LĐTĐ) Di chuyển bằng phương tiện công cộng (xe buýt, tàu điện), hay đưa nhiều món ăn chay vào bữa cơm hằng ngày… đang là sự lựa chọn của nhiều cư dân đô thị trong cuộc sống hiện đại.
Những người nặng lòng với âm nhạc truyền thống

Những người nặng lòng với âm nhạc truyền thống

(LĐTĐ) Với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình giải trí mới, các thể loại âm nhạc truyền thống đang ngày càng mai một, ít được nhiều người, nhất là giới trẻ quan tâm. Thế nhưng, ngay giữa lòng Thủ đô vô cùng náo nhiệt, hiện đại bậc nhất cả nước vẫn có những người trẻ luôn “nặng lòng” với âm nhạc truyền thống.
Xem thêm
Phiên bản di động