Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Di dời nhà máy để tăng không gian xanh cho Thủ đô:

“Bài toán” chưa có lời giải?

(LĐTĐ) Biến Hà Nội thành thành phố đáng sống, di dời các nhà máy ra khỏi khu dân cư để thay vào đó là mở rộng không gian công cộng… là điều mong muốn của nhiều người dân đang sinh sống và làm việc tại Thủ đô. “Bài toán” này không phải đến giờ mới được đề cập song việc triển khai thực hiện vẫn còn chậm và gặp khó khăn. Nguyên nhân được xác định do nguồn vốn thực hiện công tác di dời và xây dựng cơ sở mới chưa được bố trí; chưa có phương án xã hội hóa; chưa xây dựng cơ chế chính sách về tài chính phù hợp để khuyến khích, khai thác quỹ đất sau di dời có hiệu quả…
Di dời nhà máy ra khỏi khu dân cư và cơ hội mở rộng không gian công cộng
Quận Long Biên đề xuất di dời Nhà máy xe lửa Gia Lâm
game bài uy tín nghỉ hưu kiến nghị về chính sách hỗ trợ di dời
4227 dscf7771
Hà Nội cần thêm không gian công cộng, không gian xanh, không gian vui chơi giải trí trong các đô thị.

“Nút thắt” trong việc di dời

Trên địa bàn Hà Nội hiện còn khá nhiều nhà máy công nghiệp trong các khu dân cư, gây sức ép lớn đến môi trường sống, trong khi không gian công cộng lại đang rất thiếu. Nhiều ý kiến cho rằng, việc di dời nhà máy khỏi nội đô sẽ ì ạch, chậm tiến độ đề ra nếu không có các giải pháp thúc đẩy. Nói cách khác, để doanh nghiệp tự giác bàn giao lại mặt bằng là rất khó khăn vì vậy thành phố cần xây dựng hành lang pháp lý quy định rõ ràng việc doanh nghiệp phải di dời khi đã được bố trí quỹ đất và nhận sự hỗ trợ dịch chuyển.

Thời gian qua, thành phố xảy ra không ít sự cố cháy nổ nghiêm trọng tại các nhà máy trong khu dân cư. Từ vụ cháy xảy ra tại Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông tháng 8/2019 đến vụ cháy nhà máy hóa chất tại Cảng Đức Giang (quận Long Biên) cuối tháng 6/2020 một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe con người và môi trường của những nhà máy sản xuất có sử dụng hóa chất đang tồn tại trong khu dân cư Thủ đô.

Khảo sát của Nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân (PPWG) được triển khai trong thời gian 2 tháng (từ tháng 5-6/2020) ở các quận nội thành Hà Nội cho thấy có tới gần 60% ý kiến người dân cho rằng không gian sống của họ đang bị ảnh hưởng bởi hoạt động của nhà máy, trong đó mức độ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí độc hại chiếm 80,52%. Cũng theo khảo sát thực địa của PPWG tại 39 nhà máy thuộc diện di dời nằm trong danh sách kèm theo công văn số QHKT/8/2011 của Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội ở 2 quận Hai Bà Trưng và Thanh Xuân cho thấy, hiện mới có 21 trong số 39 nhà máy đã di dời và chuyển đổi mục đích sử dụng.

Cần phải khẳng định, Hà Nội đã có đầy đủ đồng bộ từ cơ chế chính sách đến hệ thống khung để thực hiện việc di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi nội đô. Để việc di dời các nhà máy được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, thành phố Hà Nội đã thực hiện quy hoạch nhiều khu cụm công nghiệp tại các quận ngoại thành. Cụ thể, phía Bắc quy hoạch khoảng 3.200 ha để phát triển công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí. Phía Tây quy hoạch 1.800 ha ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sinh học, cơ khí chính xác, công nghệ vật liệu mới. Tại các thị trấn trên địa bàn, quy hoạch khoảng 1.400 đến 1.500 ha để ưu tiên phát triển công nghiệp sinh thái, chế biến nông sản thực phẩm chất lượng cao….

Quy hoạch đã rõ, chủ trương di dời đã có. Tuy nhiên, để doanh nghiệp tự giác bàn giao lại mặt bằng là vấn đề khó khăn. Nhiều doanh nghiệp nằm trong diện di dời song cũng không biết chính xác đến thời điểm nào khu đất của mình sẽ bị thu hồi, trong khi muốn chuyển đi nơi mới lại thiếu nguồn lực. Ngoài ra, những khó khăn tạo nên “nút thắt” cho câu chuyện còn nằm ở chỗ nguồn vốn thực hiện công tác di dời và xây dựng cơ sở mới chưa có phương án xã hội hóa, chưa xây dựng cơ chế chính sách về tài chính phù hợp để khuyến khích, khai thác quỹ đất sau di dời có hiệu quả.

Phải tính đến lợi ích lâu dài

Thực tế, sau khi được mở rộng từ năm 2008 diện mạo chung của Hà Nội đã có nhiều thay đổi và hiện đại hơn. Tuy nhiên, theo Kiến trúc sư Đinh Đăng Hải (Chuyên gia dự án thành phố Sống Tốt, Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam) hiện nay, diện tích không gian công cộng ở Hà Nội rất hạn chế. Theo tính toán, trung bình người dân Hà Nội chỉ có 3m2 diện tích không gian công cộng/người, thậm chí người dân sinh sống ở quận Hoàn Kiếm chỉ có 30cm2/người. “Hà Nội còn một khoảng cách rất xa mới đạt chuẩn về không gian công cộng so với các thành phố trên thế giới” - Kiến trúc sư Đinh Đăng Hải bày tỏ quan điểm.

4251 ynh 1
Vụ cháy xảy ra tại Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông hồi tháng 8/2019 gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe con người và môi trường của những nhà máy sản xuất tại nội đô.

Có chung góc nhìn trên, Phó Giáo sư Tiến sỹ Phạm Thúy Loan, Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc quốc gia (Bộ Xây dựng) cho rằng, thiết kế đô thị là lĩnh vực chủ yếu tập trung vào chất lượng môi trường không gian đô thị, phục vụ con người. Vì thế, không gian công cộng phải có khả năng tiếp cận dễ dàng, phục vụ cho đời sống của con người. Thế nhưng, khi so sánh về không gian xanh của Hà Nội với các thành phố trên thế giới hoặc tiêu chuẩn do Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị thì đều thấp hơn khá nhiều.

Vì thế, để tăng quỹ không gian đô thị xanh, đối với công viên, mặt nước, cây xanh sẵn có, Hà Nội cần phát huy tối đa, nâng cao khả năng phục vụ, lồng ghép các mục tiêu vào đó. Bên cạnh đó, thành phố cũng cần sử dụng quỹ đất chuyển đổi từ những khu đất không sử dụng; ưu tiên cho cây xanh, mặt nước và không gian công cộng để nâng cao chất lượng cuộc sống về mặt thể chất cũng như tinh thần của cộng đồng.

Trở lại câu chuyện di dời các nhà máy gây ô nhiễm ra khỏi nội đô, khảo sát thực địa của PPWG tại 39 nhà máy thuộc diện di dời nằm trong danh sách kèm theo công văn số QHKT/8/2011 của Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội ở hai quận Hai Bà Trưng và Thanh Xuân cho thấy, trong số 21 nhà máy đã di dời khỏi khu vực nội thành Hà Nội có 19 nhà máy được chuyển đổi mục đích sử dụng sang xây chung cư hoặc biệt thự liền kề.

Chỉ có 2 nhà máy được thay thế bằng mục đích sử dụng khác như đường trên cao và đại học tư nhân. Điều này đặt ra vấn đề cần thêm những giải pháp cân bằng và phù hợp cho việc sử dụng không gian sau khi di chuyển nhà máy. Nói cách khác, việc sử dụng đất đai được thu hồi sau khi di dời các nhà máy vào mục đích phát triển không gian công cộng cho người dân còn rất hạn chế, đồng thời chưa phù hợp với chủ trương chung đó là ưu tiên sử dụng quỹ đất tại một số khu vực nội thành Hà Nội sau khi di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, cơ quan đơn vị để xây dựng, phát triển các công trình công cộng, cây xanh, bãi đỗ xe, công trình hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị, không làm tăng chất thải cho khu vực nội thành...

Bày tỏ quan điểm về khía cạnh này, Kiến trúc sư Đinh Đăng Hải cho rằng sở dĩ có tình trạng một số nhà máy bị chuyển đổi mục đích sử dụng không đúng như chủ trương ban đầu là nằm ở khâu giám sát chính sách. Không riêng Hà Nội, nhiều thành phố lớn trên thế giới đã sử dụng phương pháp tạo quỹ đất để phát triển khi di dời cơ sở sản xuất ra khỏi nội thành.

Để tăng quỹ không gian xanh tại Hà Nội, Phó Giáo sư Tiến sỹ Phạm Thúy Loan cho rằng, cần phát huy tối đa, nâng cao khả năng phục vụ, lồng ghép các mục tiêu vào không gian công cộng sẵn có. Bên cạnh đó, cần tận dụng quỹ đất chuyển đổi từ những khu đất không sử dụng nữa, đặc biệt là nhà máy đã được di dời để ưu tiên cho cây xanh, mặt nước và không gian công cộng.

Điều này góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống về mặt thể chất cũng như tinh thần. “Đây là vấn đề liên quan đến quy chuẩn phát triển đô thị. Hiện nay quy hoạch không gian công cộng của Hà Nội chưa đạt chuẩn. Nhà nước, chính quyền phải có trách nhiệm đảm bảo chuẩn đó. Và nếu phát triển hơn có thể nâng chuẩn đó lên” - bà Loan chia sẻ./.

Ý KIẾN CHUYÊN GIA

Di dời nhà máy phải đảm bảo lợi ích hài hòa cho cả nơi đi và nơi đến

Vốn dĩ các vùng ven đô, nông thôn rất thông thoáng, không khí trong lành. Các dòng sông quê trước đây người dân có thể thoải mái bơi lội, nhưng hiện tại đã có những dòng sông biến thành dòng sông chết vì ô nhiễm, xả thải. Như vậy, vấn đề di dời các nhà máy khỏi các khu vực dân cư trong nội đô để đưa về những vùng nông thôn vốn đang trong lành, thì khi nông thôn “tắc” chúng ta lại đưa các nhà máy đến đâu? Khi chuyển một nhà máy ở Hà Nội về một địa phương, phải có điều tra về dân cư địa phương. Theo đó, bao nhiêu người có thể tham gia chuỗi game bài uy tín , sản xuất của nhà máy đó? Bao nhiêu người sẽ hưởng lợi ích và bao nhiêu người chịu thua thiệt và được đền bù thế nào?... Nếu không giải quyết được đồng bộ, toàn diện vấn đề thì sẽ chỉ đạt được cái lợi ở nơi đi mà bỏ quên vấn đề ở nơi đến. Đây là vấn đề nếu không tháo gỡ thì các nhà máy đẩy về nông thôn, nông thôn lại tắc vậy lại đẩy về vùng nông thôn hẻo lánh hơn? Bài toán như vậy sẽ luẩn quẩn không lời giải.

(Ông Lê Thanh Ý, Hội khoa học phát triển nông thôn Việt Nam)

Quan tâm đến câu chuyện hậu di dời các nhà máy

Những nhà máy trong nội đô thường kèm các hệ lụy như gây tiếng ồn, xả hóa chất độc hại… đây là nguyên nhân cần phải sớm di dời. Khi đưa ra mục tiêu di dời các nhà máy ra khỏi đô thị các cơ quan chức năng đã định hướng và nhận thức rõ nét rằng chúng ta đang thiếu vườn hoa, thiếu công viên, thiếu sân chơi… nói cách khác, việc nhận thức thiếu không gian công cộng đã rõ. Tuy nhiên, cũng cần phải quan tâm đến câu chuyện lợi ích công sau khi di dời nhà máy. Có những Nhà máy sau di dời đã được xây dựng thành các Khu đô thị. Tôi là thế hệ biết rằng cha mẹ đã bỏ tiền ra mua công trái để xây dựng những công trình nhà máy công đó. Thế nhưng, sau khi di dời, diện tích đất công đó lại biến thành tư. Lợi ích công những thế hệ sau không được hưởng. Không gian công cộng đang thiếu song thay vì bù đắp chúng ta lại đang khiến thiếu hụt nhiều hơn, và vấn đề này cần phải được thẳng thắn nhìn nhận.

(Kiến trúc sư Trần Huy Ánh, Ủy viên Thường trực Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư Hà Nội)

Cần chế tài mạnh

Chủ trương của Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn, thuộc chiến lược quy hoạch quốc gia, phù hợp với Luật Thủ đô. Tuy nhiên, tiến độ bàn giao - tiếp nhận ì ạch, chậm chạp là một sự lãng phí nguồn lực và bỏ lỡ cơ hội phát triển của Hà Nội, lãng phí tài sản Nhà nước. Vì vậy, rất cần có sự vào cuộc quyết liệt của tất cả các chủ thể có liên quan. Theo tôi, để khắc phục tình trạng chậm trễ trong việc di dời nhà máy, cơ sở ô nhiễm ra khỏi nội đô cần phải có chế tài. Phải có một thời hạn nhất định để di dời, không di dời thì phải chịu chế tài, có thể dừng sản xuất.

(Ông Nguyễn Ngọc Sinh - Chuyên viên tư vấn luật, Công ty Cổ phần Tư vấn DLS Việt Nam)

Đinh Luyện lược ghi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Hàng nghìn người đổ về trung tâm đón mừng Quốc khánh với màn pháo hoa rực rỡ

TP.HCM: Hàng nghìn người đổ về trung tâm đón mừng Quốc khánh với màn pháo hoa rực rỡ

(LĐTĐ) Tối 2/9, trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có một đêm sôi động khi hàng nghìn người dân từ khắp nơi đổ về khu vực trung tâm để vui chơi và chiêm ngưỡng màn pháo hoa rực rỡ chào mừng Quốc khánh 2/9.
"Xuyên lễ" cấp căn cước cho công dân Phú Xuyên

"Xuyên lễ" cấp căn cước cho công dân Phú Xuyên

(LĐTĐ) Trong dịp nghỉ lễ 2/9, Công an huyện Phú Xuyên đã tổ chức cấp căn cước cho người dân với tinh thần "làm hết việc chứ không hết giờ". Nỗ lực này giúp đảm bảo mọi công dân hoàn tất thủ tục cấp căn cước, đặc biệt trong thời điểm kỳ nghỉ lễ kéo dài.
Chi tiết về thời hạn sử dụng thẻ Căn cước trẻ em

Chi tiết về thời hạn sử dụng thẻ Căn cước trẻ em

(LĐTĐ) Theo Luật Căn cước 2023, thẻ Căn cước trẻ em có thời hạn tùy theo độ tuổi: Cấp đổi khi 14, 25, 40, và 60 tuổi. Trẻ dưới 14 tuổi có thẻ sử dụng đến khi đủ 14 tuổi.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm định chất lượng giáo dục

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm định chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Liên quan đến công tác bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã đưa ra 5 lưu ý với các Sở GD&ĐT.
Trình Chính phủ hàng loạt nghị định liên quan đến tiền lương, các loại trợ cấp

Trình Chính phủ hàng loạt nghị định liên quan đến tiền lương, các loại trợ cấp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long mới đây đã ký ban hành Quyết định số 918/QĐ-TTg thực hiện Kết luận số 83-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 142/2024/QH15 về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
YAGI có thể trở thành siêu bão đang tiến vào Biển Đông, dự báo giật cấp 15, 16

YAGI có thể trở thành siêu bão đang tiến vào Biển Đông, dự báo giật cấp 15, 16

(LĐTĐ) Bão YAGI đang tiến vào biển Đông với cường độ ngày một tăng. Dự báo, YAGI có thể trở thành siêu bão, giật cấp 15, 16, 17 theo dự báo của một số quốc gia Trung Quốc, Mỹ, Nhật...
Bà Rịa - Vũng Tàu thu về gần 300 tỷ đồng trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

Bà Rịa - Vũng Tàu thu về gần 300 tỷ đồng trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

(LĐTĐ) Bà Rịa – Vũng Tàu là điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, nhất là các ngày lễ, hội. Trong đó, riêng 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9 năm 2024 (từ ngày 31/8 – 2/9), doanh thu du lịch của địa phương này đã đạt gần 300 tỷ đồng.

Tin khác

YAGI có thể trở thành siêu bão đang tiến vào Biển Đông, dự báo giật cấp 15, 16

YAGI có thể trở thành siêu bão đang tiến vào Biển Đông, dự báo giật cấp 15, 16

(LĐTĐ) Bão YAGI đang tiến vào biển Đông với cường độ ngày một tăng. Dự báo, YAGI có thể trở thành siêu bão, giật cấp 15, 16, 17 theo dự báo của một số quốc gia Trung Quốc, Mỹ, Nhật...
Bão Yagi vào Biển Đông mạnh cấp độ nào?

Bão Yagi vào Biển Đông mạnh cấp độ nào?

(LĐTĐ) Chiều 2/9, một cơn bão có tên quốc tế là YAGI đang hoạt động ở vùng biển phía Đông đảo Lu-Dông, Philippin.
Cảnh báo: Chiều và tối nay xảy ra dông lốc, mưa lớn cục bộ khu vực nội thành Hà Nội

Cảnh báo: Chiều và tối nay xảy ra dông lốc, mưa lớn cục bộ khu vực nội thành Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 2/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn vừa đưa ra thông tin cảnh báo dông, lốc, sét, mưa lớn cục bộ khu vực Hà Nội.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 1/9: Ngày nắng, chiều tối mưa rào

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 1/9: Ngày nắng, chiều tối mưa rào

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 1/9, khu vực Hà Nội ngày nắng, nhiệt độ từ 25 - 34 độ.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 30/8: Gió nhẹ, mưa rào và dông vài nơi

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 30/8: Gió nhẹ, mưa rào và dông vài nơi

(LĐTĐ) Dự báo ngày 30/8, khu vực Hà Nội có mây, mưa rào và dông vài nơi, gió nhẹ.
Nghệ An: Tăng cường phòng, chống cháy rừng khi nắng nóng gay gắt

Nghệ An: Tăng cường phòng, chống cháy rừng khi nắng nóng gay gắt

(LĐTĐ) Dù đã bước vào mùa mưa nhưng Nghệ An vẫn nắng nóng gay gắt, kéo dài với nhiệt độ gần 38-39 độ C, nguy cơ xảy ra cháy rừng luôn ở mức cao. Toàn tỉnh đang tiếp tục tăng cường các giải pháp phòng, chống cháy rừng.
Thời tiết 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh thế nào?

Thời tiết 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh thế nào?

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, kỳ nghỉ lễ 4 ngày dịp Quốc khánh (31/8 - 3/9), miền Bắc nắng ráo và oi nóng, trong khi Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông.
Dự báo thời tiết ngày 29/8: Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, đêm mưa rào

Dự báo thời tiết ngày 29/8: Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, đêm mưa rào

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 29/8, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng, nhiệt độ từ 27 - 37 độ, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 28/8: Nắng nóng quay trở lại

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 28/8: Nắng nóng quay trở lại

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 28/8, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng, gió nam, đông nam cấp 2-3, đêm có mưa rào và dông rải rác.
Cần ưu tiên xử lý chất thải rắn

Cần ưu tiên xử lý chất thải rắn

(LĐTĐ) Trong bối cảnh đô thị hoá nhanh chóng và các vấn đề môi trường ngày càng phức tạp, quản lý chất thải rắn và vệ sinh môi trường đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các đô thị lớn trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, đặc biệt là tại Thủ đô Hà Nội, thách thức này đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Xem thêm
Phiên bản di động