Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Bảo đảm chất lượng sách giáo khoa

(LĐTĐ) Hôm vừa rồi dẫn con ra hiệu sách mua các loại sách phục vụ cho việc ôn tập để chuẩn bị lên cấp 2 của cháu. Đang loay hoay chọn thì cô nhân viên gợi ý “chú muốn mua sách của Cánh Diều hay của nhà xuất bản nào cháu chọn giúp”? Đành ậm ừ trả lời, cháu chọn sách nào cũng được!
Thành lập các Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Sách giáo khoa theo bộ mới biên soạn không phải là sách dùng 1 lần
Bảo đảm chất lượng sách giáo khoa
Ảnh minh họa.

Để thực hiện cải cách giáo dục nâng cấp chất lượng dạy và học đặc biệt là chất lượng sách giáo khoa, ngành Giáo dục đã thí điểm mô hình nhiều nhà xuất bản được phép soạn và xuất bản sách, các trường được phép tự chọn sách giáo khoa để giảng dạy…

Cách làm này, xét ở phạm vi nào đó là nhằm tạo ra sự cạnh tranh giữa các đơn vị nhằm cho ra đời những bộ sách giáo khoa chất lượng nhất, giá thành cạnh tranh nhất mà vẫn đáp ứng được các tiêu chí, tiêu chuẩn về chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tuy nhiên, nếu nhìn ở góc độ chuyên môn và quản lý, đã là sách giáo khoa thì phải có sự thống nhất. Nghĩa là nội dung sách giáo khoa cho tất cả học sinh trên cả nước, cả 3 bậc học từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông chỉ duy nhất do Bộ Giáo dục và Đào tạo với tư cách cơ quan quản lý Nhà nước và tham mưu hoạch định chính sách về giáo dục chịu trách nhiệm. Các công ty, doanh nghiệp chỉ tham gia vào việc in ấn, phát hành. Đơn vị nào giá rẻ, chất lượng tốt sẽ được phép in sách và phát hành. Nội dung sách phải có tính dài hơi.

Trước đây, công tác soạn thảo sách giáo khoa chúng ta vẫn làm như vậy. Và thực tế, chất lượng giáo dục - đào tạo vẫn rất tốt. Thông qua chương trình, nội dung trong sách giáo khoa chúng ta vẫn đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực có chất lượng cả về trình độ lẫn đạo đức.

Trao đổi với người viết về vấn đề này, một giáo sư, nhà giáo đã nghỉ hưu cho hay: Trong công tác quản lý Nhà nước, chúng ta đều có sự quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Các văn bản quy phạm pháp luật và việc thực thi pháp luật cũng vậy. Bởi thế, trong công tác giáo dục- đào tạo cũng phải cần có sự thống nhất. Nội dung học, tham khảo tất cả các loại sách từ cấp 1 đến cấp 3 phải do Hội đồng biên soạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm. Học sinh trên toàn quốc học chung một nội dung. Còn in thì theo cơ chế thị trường. “Sau một thời gian thí điểm rất cần sự tổng kết để rút ra bài học kinh nghiệm. Nhưng với tư cách là nhà giáo, tôi luôn quan niệm, đã là sách giáo khoa thì không nên có sự thay đổi nhanh hay thử nghiệm về nội dung”, vị giáo sư nói.

Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, khi cho ý kiến về một số chuyên đề sẽ giám sát trong năm 2023 của Quốc hội, các đại biểu thống nhất rất cao chuyên đề về giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng, trên thực tiễn cho thấy cử tri đang rất quan tâm về các chương trình giáo dục phổ thông có nhiều điểm không phù hợp như việc sách giáo khoa khi thì in sai, ngôn từ còn chi tiết gây tranh luận, hình ảnh chưa được chuẩn mực. Đồng thời, vì có nhiều bộ sách giáo khoa được đề nghị sử dụng gây ra sự lúng túng trong việc lựa chọn, không chỉ đối với phụ huynh, thậm chí ở các trường, các sở giáo dục.

Với phương châm “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, hy vọng việc Quốc hội chọn chuyên đề giám sát về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sẽ góp phần tạo ra góc nhìn toàn cảnh về đổi mới sách giáo khoa nhằm có những quyết sách phù hợp hơn để nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo, tránh gây lãng phí cho xã hội!

H.Lê

Nên xem

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm định chất lượng giáo dục

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm định chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Liên quan đến công tác bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã đưa ra 5 lưu ý với các Sở GD&ĐT.
Trình Chính phủ hàng loạt nghị định liên quan đến tiền lương, các loại trợ cấp

Trình Chính phủ hàng loạt nghị định liên quan đến tiền lương, các loại trợ cấp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long mới đây đã ký ban hành Quyết định số 918/QĐ-TTg thực hiện Kết luận số 83-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 142/2024/QH15 về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
YAGI có thể trở thành siêu bão đang tiến vào Biển Đông, dự báo giật cấp 15, 16

YAGI có thể trở thành siêu bão đang tiến vào Biển Đông, dự báo giật cấp 15, 16

(LĐTĐ) Bão YAGI đang tiến vào biển Đông với cường độ ngày một tăng. Dự báo, YAGI có thể trở thành siêu bão, giật cấp 15, 16, 17 theo dự báo của một số quốc gia Trung Quốc, Mỹ, Nhật...
Bà Rịa - Vũng Tàu thu về gần 300 tỷ đồng trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

Bà Rịa - Vũng Tàu thu về gần 300 tỷ đồng trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

(LĐTĐ) Bà Rịa – Vũng Tàu là điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, nhất là các ngày lễ, hội. Trong đó, riêng 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9 năm 2024 (từ ngày 31/8 – 2/9), doanh thu du lịch của địa phương này đã đạt gần 300 tỷ đồng.
Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ

Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ

(LĐTĐ) Hoa đu đủ đực được biết đến vừa là thực phẩm vừa là vị thuốc trong Đông y, vậy đâu là cách sử dụng hoa đu đủ đực đạt hiệu quả cao nhất?
Nước vối có thực sự tốt cho sức khoẻ?

Nước vối có thực sự tốt cho sức khoẻ?

(LĐTĐ) Nước vối là thức uống được nhiều người yêu thích nhất là trong những ngày hè nóng bức, nhưng có một số nhóm người được khuyến cáo không nên uống loại nước này.
Hơn 30.000 lượt người vào Lăng viếng Bác trong ngày Quốc khánh 2/9

Hơn 30.000 lượt người vào Lăng viếng Bác trong ngày Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Theo Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong ngày Quốc khánh 2/9, đơn vị đã đón tiếp, phục vụ tận tình, chu đáo 30.575 lượt người vào Lăng viếng Bác

Tin khác

Phát huy hào khí tháng Tám và Quốc khánh 2/9: Xây dựng Thủ đô giàu đẹp

Phát huy hào khí tháng Tám và Quốc khánh 2/9: Xây dựng Thủ đô giàu đẹp

(LĐTĐ) Hà Nội những ngày mùa thu tháng Tám, Đảng bộ, chính quyền, toàn hệ thống chính trị, quân và dân Thủ đô đang nỗ lực không ngừng để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nhằm hoàn thành, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII đề ra.
Bịt “lỗ hổng” đối với hoạt động dạy thêm?

Bịt “lỗ hổng” đối với hoạt động dạy thêm?

(LĐTĐ) Những ngày qua, dư luận đang nóng lên xung quanh thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo đang soạn thảo thông tư hướng dẫn về việc dạy thêm của giáo viên. Xét về mặt pháp luật, đây có thể là thông tư trái quy định. Bởi Luật Giáo dục và các văn bản dưới Luật không có các quy định về dạy thêm, học thêm.
Hy vọng sẽ không còn thiếu trường công

Hy vọng sẽ không còn thiếu trường công

(LĐTĐ) Năm học mới chuẩn bị bắt đầu, nhưng thực tế các cháu phải đi học thêm ở các trung tâm, ở trường cách đây vài tháng. Năm nay, thời tiết xem ra dễ chịu hơn mọi năm, song “sức nóng” về học hành thì vẫn không “hạ nhiệt” chút nào.
Xây dựng Thủ đô đẹp giàu

Xây dựng Thủ đô đẹp giàu

(LĐTĐ) Cách đây 79 năm, ngày 19/8/1945, theo lời kêu gọi của Việt Minh, cả Hà Nội vùng dậy dưới rừng cờ đỏ sao vàng xuống đường tiến thẳng về trung tâm Nhà hát thành phố để dự mít tinh. Từ Hà Nội, làn sóng Cách mạng toả đi khắp nơi, cả nước vùng dậy đấu tranh giành chính quyền và liên tiếp giành thắng lợi… Ngày 2/9 tại quảng Trường Ba Đình - Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chấm dứt 80 năm đô hộ của thực dân Pháp.
Thuốc lá điện tử: Có hại thì phải cấm!

Thuốc lá điện tử: Có hại thì phải cấm!

(LĐTĐ) “Tuổi trẻ là mầm xuân đất nước”. Vì vậy, bảo vệ sức khỏe thế hệ trẻ để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực và tương lai giống nòi là mệnh lệnh của cuộc sống. Đặc biệt, trong bối cảnh nước ta đang đối mặt với thực trạng già hóa dân số, việc nói không với thuốc lá thế hệ mới nhằm đảm bảo sức khỏe giống nòi là điều phải làm.
Vinh dự và trách nhiệm

Vinh dự và trách nhiệm

(LĐTĐ) Ngay sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu giữ chức Tổng Bí thư, Hà Nội là địa phương đầu tiên được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến thăm và làm việc. Đây vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm đối với Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân thành phố Hà Nội.
“Chuyện nhỏ” mà không nhỏ!

“Chuyện nhỏ” mà không nhỏ!

(LĐTĐ) Để thu hút khách du lịch và tạo ấn tượng đối với đất nước con người Việt Nam nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng, bên cạnh hạ tầng cơ sở, chất lượng dịch vụ, giá cả… “văn hóa” phục vụ khách hàng, đặc biệt một yếu tố tuy nhỏ, tế nhị, song rất đỗi quan trọng chính là “nhà vệ sinh” cũng cần được quan tâm.
Thiên tai - chính quyền và nhân dân

Thiên tai - chính quyền và nhân dân

(LĐTĐ) Những ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 gây mưa to tại các tỉnh phía Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Mưa to đã khiến nước tràn qua hệ thống sông Bùi, làm một số xã của huyện Chương Mỹ, Quốc Oai bị ngập úng. Với phương châm, đảm bảo tính mạng người dân là ưu tiên hàng đầu, Bí thư Thành ủy, Thường trực Thành ủy đã có những chỉ đạo kịp thời, nhanh chóng khắc phục hậu quả do mưa lũ.
Nghị quyết số 18 - Đột phá chính sách đất đai mang dấu ấn đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nghị quyết số 18 - Đột phá chính sách đất đai mang dấu ấn đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Nghị quyết số 18-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa XIII ban hành ngày 16/6/2022 về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao” (gọi tắt là Nghị quyết số 18) thực sự là “chìa khóa” đang và sẽ dần khắc phục những bất cập tồn tại trong quản lý đất đai. Trong đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại dấu ấn đặc biệt...
“Đại sứ” du lịch

“Đại sứ” du lịch

(LĐTĐ) Các cụ xưa có câu “đáng đồng tiền bát gạo”. Khi khách hàng, người tiêu dùng bỏ tiền ra mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ thì bên cung cấp phải đáp ứng các tiêu chí về giá thành, chất lượng, an toàn, hành xử văn hóa.
Xem thêm
Phiên bản di động