Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Bức tranh kinh tế Thủ đô 2017: Lạc quan và kỳ vọng

Tốc độ tăng trưởng năm 2017 sẽ tiếp tục ghi nhận mức tăng cao gấp 1,4-1,5 lần mức tăng trung bình cả nước và đạt khoảng 8,5-9% GDP; trong đó, công nghiệp và dịch vụ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính, đạt tốc độ cao hơn mức tăng GDP, nhất là các ngành công nghiệp và dịch vụ có hàm lượng khoa học-công nghệ và tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng cao.
buc tranh kinh te thu do 2017 lac quan va ky vong Kinh tế Thủ đô dự kiến tăng trưởng cao nhất trong 6 năm trở lại
buc tranh kinh te thu do 2017 lac quan va ky vong Kinh tế Thủ đô tăng trưởng khá
buc tranh kinh te thu do 2017 lac quan va ky vong Đòn bẩy để phát triển kinh tế Thủ đô
buc tranh kinh te thu do 2017 lac quan va ky vong

Vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách (11 tháng năm 2016 đạt 28.638 tỉ đồng, tăng 44,3% so với cùng kỳ năm trước và đạt 94% kế hoạch) sẽ tiếp tục gia tăng, dù tốc độ có thể thấp hơn năm 2016, và đóng vai trò chủ đạo trong phát triển cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng định vị và thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng sống người dân.

Hà Nội sẽ tiếp tục là trung tâm hàng hóa bán buôn và bán lẻ lớn thứ 2 cả nước, với tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán ra và doanh thu dịch vụ đạt trên 2.100 nghìn tỉ đồng (11 tháng 2016 đạt 1.940 nghìn tỉ đồng, tăng 9,9% so cùng kỳ).

buc tranh kinh te thu do 2017 lac quan va ky vong

Xuất khẩu của Thủ đô sẽ được cải thiện cả về tốc độ và kim ngạch (11 tháng 2016 xuất khẩu đạt 9.685 triệu USD, tăng 1,2% so cùng kỳ, trong đó, xuất khẩu địa phương đạt 7.440 triệu USD tăng 1,4%) nhờ nỗ lực của từng doanh nghiệp, cũng như sự cải thiện môi trường đầu tư và cả cơ hội tăng sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới, nổi bật là các mặt hàng chủ lực như công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất trang phục...

Một số mặt hàng sẽ tiếp tục có tốc độ tăng khá cao, như giày dép và các sản phẩm từ da (11 tháng năm 2016 tăng 7% so cùng kỳ); máy móc thiết bị phụ tùng (tăng 11,4%); phương tiện vận tải và phụ tùng (tăng 22,8%); hơn nữa, sẽ có nhiều cơ hội hơn cho nhóm hàng xuất khẩu nông sản giảm ( 11 tháng năm 2016 giảm 8,4% giảm so với cùng kỳ; hàng dệt may (giảm 5,7%) và xăng dầu giảm 15,2% ...

buc tranh kinh te thu do 2017 lac quan va ky vong

Đặc biệt, Dự án Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển (R&D) vốn FDI đăng ký 300 triệu USD của Tập đoàn Samsung đã được cấp phép năm 2016 và sẽ triển khai trong thời gian tới là tín hiệu đáng mừng cho kinh tế Thủ đô.

Bức tranh kinh tế Thủ đô năm 2017 được định hình bởi những thành tựu và động lực tích lũy được của những năm tháng qua, đà tăng trưởng tích cực của năm 2016, cộng hưởng thêm những xung lực mới từ những thuận lợi và cơ hội trong nước, quốc tế, cũng như được gia tăng và hiện thực hóa bởi năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước các cấp trên địa bàn Thủ đô.

Những dự án như vậy không chỉ cho phép Hà Nội lần đầu tiên kể từ khi mở rộng địa giới hành chính năm 2008 đến nay đã quay trở lại vị trí thứ hai cả nước về vốn đăng ký mới trong năm 2016; mà còn khẳng định thuyết phục trên thực tế định hướng tái cơ cấu kinh tế nói chung, công nghiệp nói riêng của Thủ đô đang và sẽ chuyển mình phát triển mạnh mẽ hơn kinh tế theo hướng công nghệ cao và phát triển bền vững…

Việc hãng sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới – Apple (Mỹ) đã công bố ý định đầu tư dự án quy mô 1 tỉ USD tại Hà Nội để xây dựng trung tâm R&D phục vụ các công đoạn nghiên cứu cho khu vực châu Á là một cơ hội mới cho Thủ đô theo hướng này.

Hà Nội có lợi thế vượt trội so với cả nước về không chỉ là vị thế Thủ đô, mà còn có cơ sở hạ tầng kỹ thuật khá đồng bộ và hiện đại, nhiều cơ quan đầu mối và cơ sở giao thông quốc tế, nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào, có các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu của quốc gia... , lại được T.Ư đặc biệt quan tâm hỗ trợ toàn diện và có Luật Thủ đô, với nhiều không gian chính sách và cơ chế đặc thù về kinh tế, tài chính.

Hà Nội cũng có những điểm bất lợi về giá dịch vụ hạ tầng và giá thuê đất tại các khu công nghiệp của Hà Nội (với mức giá thường cao hơn từ 1,5 - 2 lần so với các địa phương lân cận); sự quá tải về đường giao thông, cấp thoát nước, trong khi công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa phát triển.

Ngoài ra, với 5,3 triệu xe máy, 560.000 ôtô, 10.000 xe đạp điện và tốc độ tăng hằng năm về ôtô khoảng 17 %, xe máy 11%, đầu tư cho giao thông hằng năm lớn (xấp xỉ 50% tổng đầu tư), nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đang và sẽ tiếp tục đặt yêu cầu cải thiện hạ tầng giao thông vào thế “nước sôi, lửa bỏng”…

Hà Nội có lợi thế vượt trội so với cả nước không chỉ là vị thế Thủ đô, mà còn có cơ sở hạ tầng kỹ thuật khá đồng bộ và hiện đại, nhiều cơ quan đầu mối và cơ sở giao thông quốc tế, nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào, có các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu của quốc gia..., lại được T.Ư đặc biệt quan tâm hỗ trợ toàn diện và có Luật Thủ đô, với nhiều không gian chính sách và cơ chế đặc thù về kinh tế, tài chính.

Hòa nhịp với công cuộc đổi mới, phát triển và hội nhập ngày càng sâu, rộng và đầy đủ của cả nước, những mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể lớn về kinh tế - xã hội của Thủ đô trong giai đoạn 2016 - 2020 đã, đang và sẽ tiếp tục đòi hỏi phải đẩy nhanh công cuộc tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng ngày càng hướng vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững và phát triển kinh tế xanh…

Với tinh thần đó, năm 2017 sẽ là năm chuyển động mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ hơn cả về nhận thức và hành động của toàn thể Đảng bộ, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trên địa bàn Thủ đô nhằm kiến tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi hơn cho phát triển kinh tế Thủ đô cả về lượng và về chất, tăng hàm lượng công nghệ trong mỗi sản phẩm; đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ và tập trung sâu hơn vào những lợi thế so sánh mà Hà Nội sở hữu, nhất là yếu tố thể chế và con người…; đẩy mạnh xã hội hóa, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong nước.

Đặc biệt, một định hướng nổi bật của Thủ đô trong năm mới sẽ phải là phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo hấp dẫn thu hút vốn đầu tư quốc tế, nhất là từ các tập đoàn trong top 500TNCs hàng đầu thế giới, sao cho nhiều hơn và có hiệu quả, chất lượng cao hơn và với cơ chế thông thoáng, khuyến khích hơn; chủ động hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật từng khu công nghiệp, gắn với việc lấp đầy diện tích bằng dự án FDI được lựa chọn và xúc tiến đầu tư có mục tiêu, trọng điểm.

Kiên quyết nói không với những dự án gây ô nhiễm môi trường, lãng phí năng lượng và tài nguyên. Đồng thời, kiên trì và linh hoạt trong định hướng, hỗ trợ các khu công nghiệp mới phát triển theo hướng chuyên ngành và hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm, vừa có nhà máy sản xuất sản phẩm cuối cùng, vừa có doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

Thành phố cần nhiều hơn nữa những đột phá mang tính căn bản về cải cách thể chế, bộ máy và công chức; xây dựng các cấp chính quyền thực sự liêm chính, hành động và thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp, từ xúc tiến đầu tư, đến thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đầu tư, triển khai dự án và hỗ trợ nhà đầu tư khi gặp khó khăn; tăng cường gắn kết, hợp tác kinh tế-kỹ thuật các loại hình doanh nghiệp trong và giữa các khu vực FDI, nhất là TNCs, với cộng đồng doanh nghiệp trong nước, giữa DNNN với doanh nghiệp ngoài nhà nước theo phương thức đa dạng để nâng cao hơn nữa tác động thu hút và lan tỏa các hiệu ứng tích cực của khu vực FDI.

Việc tiếp nối và cập nhật mới các nội dung và chương trình hành động triển khai nghiêm túc những hoạt động xúc tiến đầu tư và xúc tiến thương mại, kết nối và hỗ trợ giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn TP. Hà Nội (như Đề án “Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2013-2015 và những năm tiếp theo” được phê duyệt tại Quyết định số 3165/QĐ-UBND ngày 17/5/2013 của UBND TP) cũng sẽ là một trọng tâm quan trọng mà Hà Nội cần chú ý trong năm 2017 này…

Bối cảnh mới đòi hỏi những nhận thức và chủ trương mới, đặc biệt luôn cần những cách nghĩ, cách làm mới, sáng tạo và quyết liệt, hiệu quả hơn để phát huy hiệu quả những nguồn lực đang có, tạo thêm những xung lực mới cho tái cấu trúc và phát triển kinh tế Thủ đô nhanh hơn, hiệu quả hơn và bền vững hơn, tăng thêm sức xuân cho Thủ đô, cũng như cho cả nước..!

TS.Nguyễn Minh Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giúp phụ nữ nâng cao kỹ năng chuyển đổi số trong điều hành kinh tế tập thể

Giúp phụ nữ nâng cao kỹ năng chuyển đổi số trong điều hành kinh tế tập thể

(LĐTĐ) Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, chuyển đổi số vừa là yêu cầu tất yếu, vừa là cơ hội để tiến nhanh, tiến xa hơn trong mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế - xã hội. Tại Hà Nội, phụ nữ chiếm trên 50,4% dân số, việc chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã nói chung và các mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ tham gia quản lý nói riêng là điều cần thiết. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức cho phụ nữ về chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dự lễ khai giảng tại Trường THCS Vạn Phúc

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dự lễ khai giảng tại Trường THCS Vạn Phúc

(LĐTĐ) Ngày 4/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã dự lễ khai giảng năm học mới tại Trường Trung học cơ sở (THCS) Vạn Phúc, huyện Thanh Trì; gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/102024), giải phóng huyện Thanh Trì (6/10/1954-6/10/2024) và đón Bằng công nhận “Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2”.
Cả nước đón 3 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 2/9

Cả nước đón 3 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024 vừa khép lại với những kết quả đáng khích lệ cho ngành Du lịch Việt Nam. Trong 4 ngày nghỉ (31/8 đến 3/9), cả nước đã đón tiếp khoảng 3 triệu lượt khách du lịch, đánh dấu mức tăng trưởng ấn tượng 20% so với cùng kỳ năm 2023. Đây được coi là cao điểm cuối cùng trong mùa du lịch hè 2024, mở ra triển vọng tươi sáng cho ngành Du lịch trong những tháng cuối năm.
Hà Nội chuẩn bị sẵn sàng cho năm học mới an toàn, chất lượng và hạnh phúc

Hà Nội chuẩn bị sẵn sàng cho năm học mới an toàn, chất lượng và hạnh phúc

(LĐTĐ) Năm học 2024 - 2025, Hà Nội đã chuẩn bị chu đáo về cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo viên, hỗ trợ học sinh khó khăn và tạo môi trường học an toàn, hạnh phúc.
World Travel Awards tiếp tục vinh danh Vietjet với bộ đôi giải thưởng về dịch vụ khách hàng

World Travel Awards tiếp tục vinh danh Vietjet với bộ đôi giải thưởng về dịch vụ khách hàng

(LĐTĐ) Hai giải thưởng gồm: Hãng hàng không hàng đầu châu Á về trải nghiệm khách hàng; Hãng hàng không có chương trình khách hàng thân thiết dẫn đầu châu Á.
Gia Lâm: Đảm bảo điều kiện học tập tốt nhất cho mọi học sinh

Gia Lâm: Đảm bảo điều kiện học tập tốt nhất cho mọi học sinh

(LĐTĐ) Thời điểm này, huyện Gia Lâm đã chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho năm học mới 2024 - 2025, đặc biệt là điều kiện về cơ sở vật chất, trường lớp, phòng học. Do đó, mặc dù số lượng học sinh tăng lên nhưng với sự đầu tư của huyện và sự chuẩn bị của các trường, về cơ bản học sinh đều được bố trí đủ chỗ học.
Việt Nam lần thứ 6 được bình chọn là "Điểm đến hàng đầu châu Á"

Việt Nam lần thứ 6 được bình chọn là "Điểm đến hàng đầu châu Á"

(LĐTĐ) Tối ngày 3/9, tại thủ đô Manila, Philippines đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) khu vực châu Á và châu Đại Dương lần thứ 31. Tại sự kiện được mệnh danh là "Oscar của Du lịch thế giới" năm nay, Việt Nam một lần nữa khẳng định vị thế của mình trên bản đồ du lịch quốc tế.

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay (4/9): Đồng USD tăng trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (4/9): Đồng USD tăng trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Hôm nay 4/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên mức 24.224 đồng. Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 101,77 điểm - tăng 0,12% so với phiên giao dịch ngày 3/9.
Giá vàng hôm nay (4/9): Vàng thế giới tiếp tục giảm sâu

Giá vàng hôm nay (4/9): Vàng thế giới tiếp tục giảm sâu

(LĐTĐ) Sáng nay (4/9), giá vàng thế giới giảm sâu ở dưới mốc 2,500 USD và chưa có dấu hiệu dừng lại, sau khi Mỹ công bố báo cáo lạm phát.
Tháng 8, chỉ số sản xuất công nghiệp Hà Nội tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2023

Tháng 8, chỉ số sản xuất công nghiệp Hà Nội tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2023

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn Hà Nội tháng 8/2024, ước đạt tăng 0,1% so với tháng 7 và tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2023. Qua đó, ước tính 8 tháng năm 2024, chỉ số IIP của Thành phố tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ giá USD hôm nay (3/9): Đồng USD quay đầu giảm nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (3/9): Đồng USD quay đầu giảm nhẹ

(LĐTĐ) Sáng nay 3/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên, hiện ở mức 24.224 đồng (do trong nước đang trong kỳ nghỉ lễ). Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 101,64 điểm - giảm 0,11%.
Giá vàng hôm nay 3/9: Vàng thế giới tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 3/9: Vàng thế giới tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 3/9, sự phục hồi của đồng USD tiếp tục tạo áp lực lên kim loại màu vàng đưa giá vàng giao ngay giảm 4,3 USD về mốc 2.500 USD/ounce.
Giá vàng hôm nay (2/9): Vàng SJC ở mức 79 – 81 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (2/9): Vàng SJC ở mức 79 – 81 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay, giá vàng SJC đang được giao dịch với mức 79 – 81 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), chênh lệch giá mua - bán vàng SJC vẫn đang duy trì ở mức 2 triệu đồng/lượng.
Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP

Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP

(LĐTĐ) Hiệu quả từ thực hiện chương trình OCOP thời gian qua được đánh giá tạo ra “làn gió mới” trong sản xuất và phát triển nông nghiệp Thủ đô. Trong đó, việc thúc đẩy phát triển thương mại điện tử (TMĐT) cho sản phẩm OCOP thông qua các sàn TMĐT, các kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream)… mở ra hướng đi mới và đang được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã chú trọng thực hiện.
Xứng đáng đầu tàu kinh tế đất nước

Xứng đáng đầu tàu kinh tế đất nước

(LĐTĐ) Trải qua 79 mùa thu cách mạng, gần 50 năm sau ngày thống nhất đất nước, dù trong hoàn cảnh khó khăn nào, với truyền thống năng động, đổi mới, sáng tạo, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đều vượt qua, vững vàng phát triển với tinh thần “TP.HCM vì cả nước, cả nước vì TP.HCM”.
Giá vàng hôm nay (1/9): Vàng nhẫn vẫn neo ở mức cao

Giá vàng hôm nay (1/9): Vàng nhẫn vẫn neo ở mức cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (1/9): Các chuyên gia cho rằng, giá vàng có thể giảm trong ngắn hạn, nhưng thị trường vẫn đang được hỗ trợ đáng kể bởi nhiều yếu tố.
Giá vàng hôm nay (31/8): Vàng thế giới quay đầu giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (31/8): Vàng thế giới quay đầu giảm mạnh

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 31/8, vàng thế giới quay đầu giảm mạnh do chịu áp lực bởi sức mạnh của đồng USD. Trong nước, giá vàng ổn định, Công ty SJC đang duy trì niêm yết giá mua - bán ở mức 79 - 81 triệu đồng/lượng.
Xem thêm
Phiên bản di động