Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Nâng tầm thương hiệu nông sản Thủ đô qua hoạt động xúc tiến thương mại

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, thành phố Hà Nội rất quan tâm chú trọng đến việc đầu tư, quy hoạch và phát triển làng nghề. Đặc biệt, phát huy thế mạnh của vùng đất “trăm nghề”, Thành phố đã đẩy mạnh đầu tư sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh, xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP, nông sản thực phẩm an toàn và chất lượng… Qua đó, tạo niềm tin với người tiêu dùng và góp phần nâng cao thương hiệu cho nông sản Thủ đô vươn xa.
Chuyển đổi số trong kết nối tiêu thụ nông sản an toàn Khai mạc Tuần lễ nhãn và nông sản tiêu biểu tỉnh Hưng Yên năm 2024 Người tiêu dùng Thủ đô hào hứng với Lễ hội “Tự hào đặc sản Việt”

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội (NN&PTNT) Nguyễn Đình Hoa, Hà Nội là vùng đất “trăm nghề”, hiện toàn Thành phố có 1.350 làng nghề và làng có nghề. Trong đó có 331 làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống được Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố đánh giá công nhận; có 1.090 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động, 1.695 trang trại; 149 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm; với hơn 164 mô hình ứng dụng công nghệ cao, trên 13.000 sản phẩm nông lâm thủy sản đã được cấp mã truy xuất nguồn gốc (QRCode). Đặc biệt, Hà Nội và 43 tỉnh, thành phố trên cả nước đã chủ động, tích cực duy trì và hỗ trợ phát triển 977 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho thành phố Hà Nội.

Nâng tầm thương hiệu nông sản Thủ đô qua hoạt động xúc tiến thương mại
Các sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP Thủ đô được ngày càng được khẳng định thương hiệu thông qua các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu. (Ảnh: Đỗ Đạt)

Đặc biệt, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), với lợi thế và tiềm năng của thành phố Hà Nội, chương trình OCOP được triển khai từ năm 2019 đến nay, Thành phố đã có 2.756 sản phẩm, trong đó: 6 sản phẩm 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.491 sản phẩm 4 sao và 1.247 sản phẩm 3 sao. Năm 2024, Thành phố tiếp tục đánh giá, phân hạng gần 500 sản phẩm nhằm hỗ trợ các chủ thể OCOP phát triển, nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Thủ đô, trong nước và tiến tới xuất khẩu.

Số liệu của Sở Công Thương thành phố Hà Nội, hiện Thành phố có 29 hệ thống Trung tâm Thương mại, 130 siêu thị, 455 chợ, trong đó có 2 chợ đầu mối nông sản (chợ đầu mối phía Nam, chợ đầu mối Minh Khai) và 5 chợ có tính chất đầu mối; trên 2.000 cửa hàng tiện lợi; hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa; trên 400 sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng đa phương tiện (qua điện thoại, website, ứng dụng mua hàng…) để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Tuy nhiên, phần lớn hàng hóa thiết yếu thường xuyên chỉ đáp ứng được 35% nhu cầu thị trường còn lại phải nhập thêm từ các tỉnh, thành trong nước và từ nước ngoài.

Chia sẻ tại lễ khai mạc Tuần hàng trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn của Hà Nội và các tỉnh, thành phố năm 2024, ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, Thành phố có quy mô sản xuất nông nghiệp thuộc tốp đầu cả nước, với sản lượng hằng năm của một số sản phẩm chủ lực như: Sản lượng lúa đạt trên 930 nghìn tấn, sản lượng rau, củ đạt 765 nghìn tấn, sản lượng quả đạt hơn 200 nghìn tấn, sản lượng thịt lợn 254 nghìn tấn, sản lượng thịt gia cầm 162 nghìn tấn, sản lượng thuỷ sản đạt trên 100 nghìn tấn...

Tuy nhiên, Hà Nội mới cơ bản đáp ứng đối với các sản phẩm thịt gia cầm, trứng gia cầm, các nông sản thực phẩm khác mới đáp ứng khoảng 20% - 70% phục vụ cho trên 10 triệu dân đang sinh sống, làm việc, học tập trên địa bàn và du khách trong nước, quốc tế. Lượng hàng hóa nông sản còn thiếu được các kênh phân phối, doanh nghiệp, siêu thị, đơn vị Hà Nội khai thác từ các tỉnh, thành phố và một phần nhập khẩu. Vì thế, việc tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương là cơ hội để các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh của Hà Nội và các địa phương trao đổi kinh nghiệm tổ chức sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm; tăng cường kết nối giao thương, quảng bá, xúc tiến thương mại, tìm kiếm khách hàng, tiếp cận thị trường, kích cầu nội địa, tăng tổng mức bán lẻ sản phẩm nông, lâm, thủy sản, đẩy mạnh vị thế sản phẩm nông nghiệp trên thị trường cả nước, hướng tới xuất khẩu.

Nâng tầm thương hiệu nông sản Thủ đô qua hoạt động xúc tiến thương mại
Các hoạt động xúc tiến thương mại là cơ hội quảng bá sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP của Thủ đô đến các tỉnh, thành và kích cầu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm giữa Hà Nội với các địa phương. (Ảnh: Đỗ Đạt)

Để phát huy thế mạnh của vùng đất “trăm nghề”, cùng với sự phong phú, đa dạng của các sản phẩm nông sản; đồng thời, đẩy mạnh tăng cường quảng bá sản phẩm nông sản, thời gian qua Sở NN&PTNT Hà Nội đã chủ động phối hợp với các sở Công Thương, Du lịch, Y tế và các quận, huyện, thị xã tổ chức các sự kiện, hội chợ, Festival, tuần hàng, hội thảo để thực hiện xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch nhằm giới thiệu sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng và quảng bá giới thiệu sản phẩm du lịch, văn hóa của Thủ đô đến với người tiêu dùng, khách du lịch trong và ngoài nước.

Qua đó, góp phần thúc đẩy quảng bá sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP của Thủ đô đến các tỉnh, thành và kích cầu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm giữa Hà Nội với các địa phương trên cả nước.

Đánh giá hiệu quả từ việc tham gia các chương trình xúc tiến thương mại do thành phố Hà Nội tổ chức, chị Nguyễn Thị Lệ, chủ cơ sở sản xuất ô mai Vạn Xuân, cho biết, ô mai Vạn Xuân đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng và đã được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao của thành phố Hà Nội. Việc thành phố Hà Nội và các sở, ngành tổ chức các chương trình Tuần hàng giới thiệu sản phẩm OCOP, nông sản có ý nghĩa rất lớn đối với các đơn vị sản xuất, nhà phân phối cũng như các doanh nghiệp… Bởi đây chính là cơ hội để các đơn vị được hỗ trợ tích cực trong việc quảng bá thương hiệu nông sản, thực phẩm an toàn, đặc sản vùng miền đến đông đảo người tiêu dùng Thủ đô. Đồng thời là cơ hội kết nối hợp tác tiêu thụ các sản phẩm nông lâm sản của các tỉnh, thành của nước ta.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tuyệt đối không tổ chức khai giảng tại những nơi mưa lớn có nguy cơ sạt lở, ngập úng

Tuyệt đối không tổ chức khai giảng tại những nơi mưa lớn có nguy cơ sạt lở, ngập úng

(LĐTĐ) Các cơ sở giáo dục tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025 gọn nhẹ, an toàn, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Tuyệt đối không tổ chức khai giảng tại những nơi mưa lớn có nguy cơ sạt lở, ngập úng.
Trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng được đưa về cơ sở bảo trợ xã hội công lập

Trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng được đưa về cơ sở bảo trợ xã hội công lập

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng tạm thời sẽ đưa tất cả các trẻ ở Mái ấm Hoa Hồng về cơ sở bảo trợ xã hội công lập để chăm sóc theo diện khẩn cấp, sau đó tiến hành xác định nhân thân từng em để có phương án phù hợp.
Giúp phụ nữ nâng cao kỹ năng chuyển đổi số trong điều hành kinh tế tập thể

Giúp phụ nữ nâng cao kỹ năng chuyển đổi số trong điều hành kinh tế tập thể

(LĐTĐ) Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, chuyển đổi số vừa là yêu cầu tất yếu, vừa là cơ hội để tiến nhanh, tiến xa hơn trong mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế - xã hội. Tại Hà Nội, phụ nữ chiếm trên 50,4% dân số, việc chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã nói chung và các mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ tham gia quản lý nói riêng là điều cần thiết. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức cho phụ nữ về chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dự lễ khai giảng tại Trường THCS Vạn Phúc

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dự lễ khai giảng tại Trường THCS Vạn Phúc

(LĐTĐ) Ngày 4/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã dự lễ khai giảng năm học mới tại Trường Trung học cơ sở (THCS) Vạn Phúc, huyện Thanh Trì; gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/102024), giải phóng huyện Thanh Trì (6/10/1954-6/10/2024) và đón Bằng công nhận “Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2”.
Cả nước đón 3 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 2/9

Cả nước đón 3 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024 vừa khép lại với những kết quả đáng khích lệ cho ngành Du lịch Việt Nam. Trong 4 ngày nghỉ (31/8 đến 3/9), cả nước đã đón tiếp khoảng 3 triệu lượt khách du lịch, đánh dấu mức tăng trưởng ấn tượng 20% so với cùng kỳ năm 2023. Đây được coi là cao điểm cuối cùng trong mùa du lịch hè 2024, mở ra triển vọng tươi sáng cho ngành Du lịch trong những tháng cuối năm.
Hà Nội chuẩn bị sẵn sàng cho năm học mới an toàn, chất lượng và hạnh phúc

Hà Nội chuẩn bị sẵn sàng cho năm học mới an toàn, chất lượng và hạnh phúc

(LĐTĐ) Năm học 2024 - 2025, Hà Nội đã chuẩn bị chu đáo về cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo viên, hỗ trợ học sinh khó khăn và tạo môi trường học an toàn, hạnh phúc.
World Travel Awards tiếp tục vinh danh Vietjet với bộ đôi giải thưởng về dịch vụ khách hàng

World Travel Awards tiếp tục vinh danh Vietjet với bộ đôi giải thưởng về dịch vụ khách hàng

(LĐTĐ) Hai giải thưởng gồm: Hãng hàng không hàng đầu châu Á về trải nghiệm khách hàng; Hãng hàng không có chương trình khách hàng thân thiết dẫn đầu châu Á.

Tin khác

8 tháng năm 2024, chỉ số CPI Hà Nội tăng 5,24%

8 tháng năm 2024, chỉ số CPI Hà Nội tăng 5,24%

(LĐTĐ) Tháng 8/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của thành phố Hà Nội tăng 0,07% so với tháng 7 và tăng 4,44% so với cùng kỳ năm 2023. Tính bình quân 8 tháng năm 2024, CPI của Hà Nội tăng 5,24% so với bình quân cùng kỳ năm 2023.
Kỳ nghỉ lễ 2/9, giá vé máy bay tăng mạnh

Kỳ nghỉ lễ 2/9, giá vé máy bay tăng mạnh

(LĐTĐ) Tính đến cuối ngày 29/8, theo ghi nhận của Cục Hàng không Việt Nam, giá vé máy bay của các hãng trong dịp lễ Quốc khánh đã tăng lên khoảng 20% so với 1 tuần trước.
Người tiêu dùng Thủ đô hào hứng với Lễ hội “Tự hào đặc sản Việt”

Người tiêu dùng Thủ đô hào hứng với Lễ hội “Tự hào đặc sản Việt”

(LĐTĐ) Bên cạnh những đặc sản nức tiếng của Thủ đô như: Bún thang, bún chả, bún đậu mắm tôm, bún gạo Minh Dương, cùng một số đặc sản vùng miền như bún bò Huế, hủ tiếu Nam Vang, mì Quảng… Lễ hội “Tự hào đặc sản Việt" còn thu hút người tiêu dùng Thủ đô với các gian hàng trải nghiệm, cùng các sản phẩm đặc trưng vùng miền đến từ Công ty Cổ phần Kinh doanh Chế biến Nông sản Bảo Minh, Công ty TNHH Tâm Hữu Dũng, Công ty Cổ phần HAQ Hà Nội…
Hà Nội tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dịp Tết Trung thu

Hà Nội tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dịp Tết Trung thu

(LĐTĐ) Tết Trung thu năm 2024 đang đến gần, dự báo nhu cầu tiêu dùng đối với các loại bánh, kẹo, nước giải khát, nhất là bánh nướng, bánh dẻo truyền thống tăng đột biến. Để đảm bảo các mặt hàng phục vụ Tết Trung thu có xuất xứ rõ ràng, đồng thời đảm bảo an toàn thực phẩm, thành phố Hà Nội đã lập các đoàn kiểm tra, tiến hành kiểm tra nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Khai mạc Tuần lễ nhãn và nông sản tiêu biểu tỉnh Hưng Yên năm 2024

Khai mạc Tuần lễ nhãn và nông sản tiêu biểu tỉnh Hưng Yên năm 2024

(LĐTĐ) Nhằm đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu nhãn lồng Hưng Yên chính hiệu đến với bạn bè trong nước và quốc tế, đặc biệt là quảng bá, giới thiệu trực tiếp phục vụ người tiêu dùng Thủ đô, sáng 16/8, tại Trung tâm thương mại Big C Thăng Long (đường Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội), Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hưng Yên phối hợp với Siêu thị Big C Thăng Long tổ chức Khai mạc Tuần lễ nhãn và nông sản tiêu biểu tỉnh Hưng Yên năm 2024.
Doanh nghiệp niêm yết ngành hàng tiêu dùng nhanh nào đang được đánh giá tốt nhất

Doanh nghiệp niêm yết ngành hàng tiêu dùng nhanh nào đang được đánh giá tốt nhất

(LĐTĐ) Trong 12 năm công bố, bảng xếp hạng 50 Công ty niêm yết tốt nhất đã chứng kiến nhiều sự thay đổi. Tuy nhiên, chỉ có một đại diện duy nhất của ngành sữa và cả ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) là Vinamilk duy trì sự hiện diện và luôn nằm trong 10 vị trí đầu tiên của danh sách này.
Cần đánh giá tác động toàn diện với đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Cần đánh giá tác động toàn diện với đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

(LĐTĐ) Sáng 8/8, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hiệp hội bia - rượu, nước giải khát Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và ngành đồ uống”.
Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 10,1% so với cùng kỳ

Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 10,1% so với cùng kỳ

(LĐTĐ) Theo số liệu từ Cục Thống kê Hà Nội, 7 tháng năm 2024, doanh thu bán lẻ hàng hóa trên địa bàn Thủ đô đạt 301,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 63,5% tổng mức và tăng 10,1% so với cùng kỳ.
Hà Nội dẫn đầu trong phát triển chương trình OCOP

Hà Nội dẫn đầu trong phát triển chương trình OCOP

(LĐTĐ) Tính lũy kế từ năm 2019 đến nay, thành phố Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được 2.711 sản phẩm OCOP. Theo đó, đến nay Hà Nội là địa phương dẫn đầu trong phát triển chương trình OCOP.
Cần có giải pháp về quản lý Nhà nước và thay đổi nhận thức của người dùng

Cần có giải pháp về quản lý Nhà nước và thay đổi nhận thức của người dùng

(LĐTĐ) Ngày 1/8, Tọa đàm “Nghiên cứu khoa học về giải pháp không khói để hỗ trợ quản lý thuốc lá” do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức, đã diễn ra tại Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động