Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Gánh nặng phí, lệ phí

Cần bỏ những phí, lệ phí không hợp lý

Một số ĐBQH đã cho rằng, dân đóng thuế, cộng đồng DN đóng thuế để làm đường, vậy mà lại bắt dân đóng phí duy trì đường bộ là khó chấp nhận. Vì vậy phải loại bỏ loại phí này.      
Gánh nặng phí, lệ phí
Đã đóng thuế thì phải loại bỏ dần phí, lệ phí

Nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật về phí và lệ phí, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII, Chính phủ đã trình Quốc hội dự thảo Luật Phí và lệ phí nhằm thay thế Pháp lệnh Phí và lệ phí năm 2001. Theo Pháp lệnh Phí và lệ phí thì hiện có khoảng 73 khoản phí, được sắp xếp thành 12 nhóm theo tính chất công việc gắn với lĩnh vực, nhóm ngành. Qua 13 năm thực hiện, đến nay một số khoản phí đã và đang chuyển sang cơ chế giá theo quy định của Luật chuyên ngành (đặc biệt là một số khoản phí có tác động lớn đến người dân như học phí và viện phí); một số khoản phí được quy định trong danh mục nhưng qua 13 năm chưa phát sinh và một số khoản phí được quy định tại các Luật chuyên ngành ban hành sau Pháp lệnh Phí và lệ phí.

Để đảm bảo quy định thống nhất về phí, lệ phí; khuyến khích xã hội hóa; thu hút nguồn lực xã hội đầu tư cung cấp dịch vụ công, dự thảo Luật đưa ra khỏi danh mục phí 18 khoản, gồm: 2 khoản phí được quy định trong danh mục nhưng qua 13 năm chưa phát sinh (phí bảo vệ nguồn lợi thủy sản và phí giám định hàng hóa xuất, nhập khẩu); 5 khoản phí trước đây có quy định thu nhưng nay đã dừng thu để phù hợp với tình hình thực tế (phí xây dựng; phí an ninh trật tự; phí phòng, chống thiên tai; phí niêm phong, kẹp chì hải quan; phí chứng nhận xuất xứ hàng hoá); 6 khoản phí có cùng đối tượng điều chỉnh cần rà soát thu gọn danh mục (phí sử dụng đường thủy nội địa và phí luồng lạch có cùng đối tượng điều chỉnh là sử dụng đường thủy nội địa; phí sử dụng đường biển và phí bảo đảm hàng hải có cùng đối tượng điều chỉnh là sử dụng đường biển); 5 khoản phí quy định trong danh mục nhưng pháp luật chuyên ngành đã quy định thực hiện theo cơ chế giá (phí đấu thầu; học phí; viện phí; phí giám định tư pháp; phí kiểm định đo lường chất lượng).

Cần bỏ những phí, lệ phí  không hợp lý

Ngoài 18 khoản phí nêu trên, để khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ công cần tiếp tục rà soát chuyển các khoản phí sang cơ chế giá dịch vụ, chỉ các dịch vụ công liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý Nhà nước như: Phí phòng dịch y tế, phí thẩm định cấp giấy phép hành nghề,... thì quy định thu phí. Với nguyên tắc này, có thêm 19 khoản phí trong danh mục chuyển sang thực hiện theo cơ chế giá. Việc chuyển các khoản phí này đã tính đến sự phù hợp với quy định của pháp luật về giá. Cụ thể, chuyển sang cơ chế giá thị trường đối với các khoản phí dịch vụ đã có DN tham gia cung cấp như phí giới thiệu việc làm; phí kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa; phí kiểm nghiệm trang thiết bị y tế; phí đo đạc, lập bản đồ địa chính; phí giám định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia,... Các khoản phí chuyển sang cơ chế giá do Nhà nước định giá gồm các khoản phí thu từ dịch vụ có liên quan đến một số lĩnh vực Nhà nước cần quản lý giá để ổn định sản xuất và đời sống hoặc dịch vụ dễ độc quyền như phí sử dụng đường bộ hoàn vốn các dự án BOT; phí chợ; phí bến bãi; phí vệ sinh; phí thẩm định kết quả đấu thầu; phí sử dụng cảng, nhà ga;... Thực tế, các khoản thu này cơ bản đang thực hiện theo cơ chế giá. DN bỏ vốn đầu tư và thu phí hoàn vốn, không nộp ngân sách nhà nước. Bổ sung 15 khoản phí đã được quy định tại các Luật chuyên ngành (như phí bay qua vùng trời, phí công chứng, phí sử dụng kho số viễn thông,...).

Như vậy, danh mục phí kèm theo dự án Luật bao gồm 51 khoản phí, trong đó, 36/73 khoản trong danh mục phí hiện hành được kế thừa và 15 khoản phí quy định tại các Luật chuyên ngành được bổ sung vào danh mục. Mặc dù, Bộ Tài chính thống kê hiện vẫn chỉ tồn tại những loại phí trên, nhưng theo nhiều đại biểu Quốc hội và các chuyên gia hiện vẫn đang tồn tại thực trạng dân phải gánh “xã phí”, “phường phí”, “thôn phí”. Trao đổi với PV LĐTĐ chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch cho rằng: Trước mắt cần phân biệt rõ thế nào là phí và lệ phí. Địa phương, ngành nào đang có sự chồng lẫn giữa phí và lệ phí thì phải rà soát để loại bỏ. Và điều quan trọng Chính phủ, Ban soạn thảo phải nhìn nhận việc ban hành nhiều loại phí và lệ phí có đủ bù đắp tiền công, tiền lương trả cho các nhân viên chuyên đi thu phí hay không? Bên cạnh đó, vấn đề minh bạch hóa thu phí giữa các loại hình cơ quan, đơn vị công tư ra sao? Ví dụ bệnh viện công thì nhà nước quyết nhưng bệnh viện tư chưa có chế tài để bảo đảm quyền lợi cho người dân.

Để dự thảo luật được hoàn thiện hơn, trình ra kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII dự kiến diễn ra vào tháng 10 tới, một số đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo cần phải rà soát lại hiện nay cả nước (trung ương, tỉnh, thành, quận, huyện, xã, phường; thậm chí cả thôn) đang có bao nhiêu loại phí và lệ phí, quỹ, trên cơ sở đó sẽ tiến hành loại bỏ những loại phí và lệ phí không cần thiết; những loại phí và lệ phí bị chồng nhau để giảm gánh nặng cho dân. Không để một người dân thu nhập khoảng 20- 30 triệu đồng/năm; một công chức, viên chức thu nhập khoảng 40- 100 triệu/năm, ngoài việc thực hiện các nghĩa vụ thuế cho nhà nước lại còn phải cõng thêm cả chục loại phí, lệ phí, quỹ. ĐBQH Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng, nếu hàng năm chúng ta đẩy mạnh được công cuộc phòng, chống tham nhũng, chống thất thoát lãng phí trong xây dựng, trong đầu tư thì số tiền dư ra còn lớn hơn nhiều lần các khoản đóng góp từ phí và lệ phí của dân.

Lê Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nâng cao kỹ năng về PCCC cho học sinh ngay từ tiết học đầu tiên năm học mới

Nâng cao kỹ năng về PCCC cho học sinh ngay từ tiết học đầu tiên năm học mới

(LĐTĐ) Dịp khai giảng năm học mới 2024 - 2025, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) Công an thành phố Hà Nội đồng loạt triển khai tiết học về kỹ năng an toàn cháy, nổ trong các cơ sở giáo dục. Qua đó góp thêm hành trang, kiến thức phòng tránh tai nạn, thương vong do hỏa hoạn cho học sinh, giáo viên...
Những người “giữ hồn” trung thu truyền thống

Những người “giữ hồn” trung thu truyền thống

(LĐTĐ) Khuôn bánh trung thu, mặt nạ giấy bồi, đèn lồng, “tiến sĩ giấy”... từng gắn bó với biết bao thế hệ người Việt với những sự tích, câu chuyện của riêng mỗi món đồ chơi. Nhưng trước sự phát triển của xã hội, những món đồ chơi truyền thống này ngày càng bị mai một. Nhiều người chỉ còn nhớ đến chúng như một món đồ chơi trong ký ức tuổi thơ mà quên đi những câu chuyện của riêng nó. Để rồi cho đến hiện tại, chỉ còn lại một vài người thợ già vẫn miệt mài làm đồ chơi truyền thống, để lưu giữ tinh hoa, để “giữ hồn” cho những món đồ đó không bị chìm vào dĩ vãng.
Rộn ràng ngày khai trường trên huyện đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc

Rộn ràng ngày khai trường trên huyện đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc

(LĐTĐ) Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 trên huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, rực rỡ cờ hoa, trang nghiêm. Các em học sinh vui mừng mặc những bộ quần áo mới, niềm vui thể hiện rõ trên những khuôn mặt trẻ thơ, niềm tự hào của những bậc phụ huynh và quân dân huyện đảo Trường Sa. Dưới đây là một số hình ảnh ngày khai trường mà Cộng tác viên tại Trường Sa gửi đến Báo.
Bí thư Thành ủy Hà Nội dự khai giảng tại Trường THCS Giảng Võ

Bí thư Thành ủy Hà Nội dự khai giảng tại Trường THCS Giảng Võ

(LĐTĐ) Hòa chung không khí Ngày hội khai giảng năm học mới 2024 - 2025, sáng 5/9, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã đến động viên thầy, cô giáo và học sinh Trường Trung học cơ sở (THCS) Giảng Võ, quận Ba Đình.
3 lý do VinFast VF 8 Lux là “vua phân khúc” hạng D

3 lý do VinFast VF 8 Lux là “vua phân khúc” hạng D

(LĐTĐ) Một trong những mẫu ô tô đầu tiên trên thế giới đưa trợ lý ảo tích hợp AI tạo sinh vào xe thương mại, trang bị vượt tầm phân khúc, cùng chi phí sở hữu và nuôi xe nhẹ gánh, đó là những lý do khách hàng Việt đánh giá VinFast VF 8 Lux là “vua” trong phân khúc D-SUV.
Thủ tướng yêu cầu hoãn các cuộc họp không cấp bách để ứng phó bão số 3 ở mức cao nhất

Thủ tướng yêu cầu hoãn các cuộc họp không cấp bách để ứng phó bão số 3 ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND một số tỉnh, thành phố đình hoãn các cuộc họp không thật cấp bách, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phân công từng đồng chí trong Thường vụ, Thường trực Ủy ban trực tiếp xuống các địa bàn trọng điểm để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống bão, lũ.
Trả giá vì thủ đoạn cài ma túy đẩy người khác vào vòng lao lý

Trả giá vì thủ đoạn cài ma túy đẩy người khác vào vòng lao lý

(LĐTĐ) Anh L - huấn luyện viên một cơ sở tập gym trên địa bàn quận Long Biên (Hà Nội) đã được cơ quan điều tra Công an quận Long Biên minh oan, sau khi bị nhóm đối tượng dùng thủ đoạn cài ma túy vào cốp xe máy để trả thù tình...

Tin khác

Thủ tướng yêu cầu hoãn các cuộc họp không cấp bách để ứng phó bão số 3 ở mức cao nhất

Thủ tướng yêu cầu hoãn các cuộc họp không cấp bách để ứng phó bão số 3 ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND một số tỉnh, thành phố đình hoãn các cuộc họp không thật cấp bách, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phân công từng đồng chí trong Thường vụ, Thường trực Ủy ban trực tiếp xuống các địa bàn trọng điểm để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống bão, lũ.
Đồng thuận để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Đồng thuận để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

(LĐTĐ) Việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội đến thời điểm này đã đi được 80% quãng đường. Để hoàn thành, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra mà đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài tiếp thu ý kiến chỉ đạo của các đồng chí: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội những ngày đầu tháng 8/2024 đòi hỏi phải có sự nỗ lực vượt bậc của toàn hệ thống chính trị và mỗi cán bộ, đảng viên…
CH Séc: Hàng trăm trường học nhận được thư điện tử đe dọa đánh bom

CH Séc: Hàng trăm trường học nhận được thư điện tử đe dọa đánh bom

Trong hai ngày liên tiếp 3 - 4/9, hàng trăm trường học tại Séc nhận được thư điện tử đe dọa đánh bom. Nhiều trường đã phải dừng hoạt động dạy học và cho sơ tán học sinh.
Việc di dời, thay đổi hiện vật trong di tích: Phải được cụ thể hóa bằng chế tài

Việc di dời, thay đổi hiện vật trong di tích: Phải được cụ thể hóa bằng chế tài

(LĐTĐ) Tại hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6 cho ý kiến về các dự án Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với rất nhiều đề xuất sửa đổi quan trọng liên quan đến phục dựng di tích, đưa thêm, di dời hiện vật trong di tích, hồi hương cổ vật, cơ chế ưu đãi cho bảo tàng tư nhân...
Cục Hàng không ra công điện khẩn ứng phó với cơn bão số 3

Cục Hàng không ra công điện khẩn ứng phó với cơn bão số 3

(LĐTĐ) Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) vừa phát công điện gửi các đơn vị có liên quan trong ngành Hàng không về chủ động phòng chống, ứng phó với cơn bão số 3 (bão YAGI).
Ban hành cơ chế, chính sách đặc thù về nhà ở xã hội cho công nhân

Ban hành cơ chế, chính sách đặc thù về nhà ở xã hội cho công nhân

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 927/QĐ-TTg ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 24/5/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới (Kế hoạch).
Hùng tráng Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”

Hùng tráng Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”

(LĐTĐ) Tối 4/9, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”. Đây là hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 70 năm Ngày thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội (10/10/1954 - 10/10/2024).
Công bố quyết định bổ nhiệm Trợ lý và Thư ký của Tổng Bí thư Tô Lâm

Công bố quyết định bổ nhiệm Trợ lý và Thư ký của Tổng Bí thư Tô Lâm

(LĐTĐ) Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức công bố các quyết định về việc bổ nhiệm trợ lý, thư ký của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Công chứng điện tử hợp xu thế nhưng cần quy định chặt chẽ

Công chứng điện tử hợp xu thế nhưng cần quy định chặt chẽ

(LĐTĐ) Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Công chứng (sửa đổi). Các nội dung liên quan đến công chứng điện tử, dữ liệu công chứng, tuổi hành nghề của công chứng viên... được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực sự chuyên nghiệp, liêm chính

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực sự chuyên nghiệp, liêm chính

(LĐTĐ) Ngày 4/9, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc gặp mặt thân mật với đoàn đại biểu được tôn vinh trong phong trào thi đua “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt” giai đoạn 2019 - 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động