Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Cần có lộ trình và giải pháp đồng bộ để phát triển điện gió bền vững

(LĐTĐ) Phát triển ngành công nghiệp điện gió dài hạn sẽ góp phần giảm thiểu hàng triệu tấn carbon từ nhiệt điện, tạo nền móng phát triển ngành công nghiệp điện gió, một giải pháp mang tính dài hạn và chiến lược cho kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
CIP tiếp tục khẳng định cam kết với Việt Nam về năng lượng bền vững Sức hấp dẫn của Việt Nam về lĩnh vực điện gió ngoài khơi Khẩn trương cấp giấy phép hoạt động cho các dự án điện gió, điện mặt trời đã hoàn thành

Sáng 26/5, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tạp chí Môi trường và Cuộc sống cùng sự đồng hành của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Điện gió và mục tiêu Net Zero vào năm 2050”.

Tại diễn đàn, tiến sĩ Nguyễn Linh Ngọc - Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cho biết: Việc chuyển dịch năng lượng của Việt Nam là tất yếu. Việt Nam là nước sẽ chịu nhiều tác động xấu của biến đổi khí hậu, thiên tai, nước biển dâng, cần tham gia với cộng đồng quốc tế chống biến đổi khí hậu và không thể đứng ngoài cuộc.

Trong nỗ lực của Việt Nam để đạt được mục tiêu đã cam kết về phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, điện gió là một yếu tố đóng góp chính vào cơ cấu năng lượng. Quy hoạch Điện VIII dự báo rằng không phải điện mặt trời mà là năng lượng điện gió sẽ thúc đẩy giai đoạn tiếp theo của quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo của Việt Nam.

Cần có lộ trình và giải pháp đồng bộ để phát triển điện gió bền vững
Toàn cảnh diễn đàn.

Có thể nói, với mục tiêu phát triển ngành công nghiệp điện gió dài hạn góp phần giảm thiểu hàng triệu tấn carbon từ nhiệt điện, Việt Nam hoàn toàn có thể hiện thực hóa việc trung hòa carbon ngành năng lượng nói riêng và trung hòa carbon nói chung đến 2050, tạo nền móng phát triển ngành công nghiệp điện gió, một giải pháp mang tính dài hạn và chiến lược cho kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Văn Tiền - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Văn phòng Quốc hội cho biết: Phát triển nguồn năng lượng tái tạo được xác định rõ tại Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị và đang dần hoàn thiện khung chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng tái tạo, Việt Nam có lợi thế rất quan trọng đối với năng lượng gió, vị trí thuận lợi phát triển đặc biệt là điện gió ngoài khơi giúp chúng ta thoát khỏi phụ thuộc nguồn năng lượng hóa thạch.

Việt Nam xác định rõ việc tập trung phát triển năng lượng tái tạo, Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang tiến hành giám sát Chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng” trong đó trọng tâm về việc chuyển dịch năng lượng, thách thức, cơ hội, những vấn đề đặt ra và giải pháp, tác động của quá trình phát triển năng lượng đến môi trường sinh thái, đa dạng sinh học (cả trên cạn và dưới nước) và tình hình phát thải khí nhà kính. Trong đó làm rõ đóng góp của ngành năng lượng vào tổng phát thải của Việt Nam, khả năng đáp ứng mục tiêu trung hoà carbon trong thời gian tới.

Cần có lộ trình và giải pháp đồng bộ để phát triển điện gió bền vững
Diễn đàn đã tiếp thu nhiều ý kiến chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực điện gió.

Theo tiến sĩ Dư Văn Toán, Chuyên gia năng lượng tái tạo, Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo cho biết, Việt Nam là một trong 10 quốc gia dẫn đầu thế giới về đầu tư vào nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo (điện gió và điện mặt trời). Hiện nay, còn nhiều vấn đề liên quan khác đến điện gió ngoài khơi cần tháo gỡ như: Quy hoạch không gian biển quốc gia; Tác động đến môi trường, đa dạng sinh học; Chuỗi cung ứng cho phát triển điện gió ngoài khơi; Vốn, tài chính xanh cho điện gió ngoài khơi; Hạ tầng cho điện gió ngoài khơi, cáp ngầm, truyền tải, hớp đồng mua bán điện…; Chính sách Quốc gia dài hạn về điện gió ngoài khơi như luật, nghị định cấp quốc gia, cơ quan đầu mối, trình tự cập phép, thẩm định, thu hồi, gia hạn dự án; Sự tham gia của các công ty nhà đầu tư nước ngoài; Tích hợp năng lượng điện gió ngoài khơi và green hydrogen.

Nói về các giải pháp thực hiện mục tiêu Net Zero 2050, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Nguyễn Văn Vy đưa ra 5 giải pháp, bao gồm các giải pháp thực hiện mục tiêu Net Zero 2050 bao gồm nhiều lĩnh vực trong đó nông nghiệp. Định hướng phát triển điện gió tại Việt Nam trong thời gian tới, ông Nguyễn Văn Vy cho rằng, cần đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo trong đó có điện gió trên bờ và ngoài khơi và ưu tiên phát triển không giới hạn công suất các nguồn điện từ năng lượng tái tạo phục vụ xuất khẩu, sản xuất năng lượng mới.

Diễn đàn đã tiếp thu nhiều ý kiến chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực điện gió đánh giá về cơ chế, chính sách, công nghệ, tài chính; cơ hội, thách thức và việc huy động, bố trí nguồn lực cho việc phát triển điện gió, cũng như các kịch bản Net Zero cho ngành năng lượng Việt Nam.

Có thể thấy, việc chuyển dịch sang năng lượng tái tạo, điện gió được kỳ vọng sẽ là nhóm được đầu tư nhiều nhất tại Việt Nam trong thời gian tới. Củng cố cho việc phát triển sản lượng nhóm điện gió là các giới hạn của nhóm năng lượng mặt trời và thủy điện, mở đường cho điện gió chiếm vị trí trung tâm trong phát triển năng lượng tái tạo.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ Công Thương chỉ đạo khẩn tăng cường đảm bảo vận hành công trình thủy điện

Bộ Công Thương chỉ đạo khẩn tăng cường đảm bảo vận hành công trình thủy điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện số 6844/CĐ-BCT ngày 9/9/2024 về tăng cường ứng phó với mưa lớn do hoàn lưu bão số 3 và đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thủy điện.
Hà Nội hỗ trợ 51 tỷ đồng cho các tỉnh, thành phố bị thiệt hại do bão số 3

Hà Nội hỗ trợ 51 tỷ đồng cho các tỉnh, thành phố bị thiệt hại do bão số 3

(LĐTĐ) Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 22/QĐ-MTTQ-BTT về việc hỗ trợ nhân dân các tỉnh, thành phố khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra.
Cầu Chương Dương vẫn bảo đảm chịu lực

Cầu Chương Dương vẫn bảo đảm chịu lực

(LĐTĐ) Sau sự cố sập cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ), hiện nhiều người dân Thủ đô quan tâm đến sự an toàn của cầu Chương Dương, đặc biệt trong thời điểm diễn biến thời tiết bão lũ phức tạp. Đáng chú ý, theo Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội, hiện cầu Chương Dương vẫn bảo đảm chịu lực, các phương tiện có thể lưu thông bình thường.
Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

(LĐTĐ) Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản về việc phối hợp triển khai các biện pháp khắc phục, giải toả cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 trên địa bàn Thành phố.
Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend hiện diện tại Bưu điện nổi tiếng thế giới

Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend hiện diện tại Bưu điện nổi tiếng thế giới

(LĐTĐ) Tiếp nối chuỗi 10 không gian Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend liên tục khai trương, gây ấn tượng mạnh mẽ tại Trung Quốc, Mỹ trong tháng 8/2024, ngày 9/9/2024, Trung Nguyên Legend chính thức giới thiệu không gian Thế giới Cà phê Trung Nguyên Legend tại khuôn viên Bưu điện trung tâm thành phố Hồ Chí Minh – một công trình biểu tượng nổi tiếng được yêu thích.
Hà Nội kêu gọi nhân dân Thủ đô tham gia ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội kêu gọi nhân dân Thủ đô tham gia ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, Hà Nội cùng cả nước”, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã có lời kêu gọi “Nhân dân Thủ đô tham gia ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị chỉ đạo việc khắc phục hậu quả bão số 3

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị chỉ đạo việc khắc phục hậu quả bão số 3

Chiều 9/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp chỉ đạo việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì cuộc họp.

Tin khác

Doanh nghiệp sản xuất chế tạo Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác và liên kết

Doanh nghiệp sản xuất chế tạo Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác và liên kết

(LĐTĐ) Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp tiên tiến như bán dẫn, hàng không vũ trụ và ô tô điện… các doanh nghiệp sản xuất chế tạo tại Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức lớn. Một trong những vấn đề cốt lõi mà các doanh nghiệp này đang phải đối mặt là việc chủ yếu nhận đơn hàng gia công OEM (Original Equipment Manufacturer), thiếu sự liên kết trong chuỗi cung ứng và hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) để tạo ra những sản phẩm hoàn chỉnh và có giá trị gia tăng cao.
Giúp phụ nữ nâng cao kỹ năng chuyển đổi số trong điều hành kinh tế tập thể

Giúp phụ nữ nâng cao kỹ năng chuyển đổi số trong điều hành kinh tế tập thể

(LĐTĐ) Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, chuyển đổi số vừa là yêu cầu tất yếu, vừa là cơ hội để tiến nhanh, tiến xa hơn trong mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế - xã hội. Tại Hà Nội, phụ nữ chiếm trên 50,4% dân số, việc chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã nói chung và các mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ tham gia quản lý nói riêng là điều cần thiết. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức cho phụ nữ về chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể.
Hiệu quả kinh tế xanh nhờ mô hình OCOP

Hiệu quả kinh tế xanh nhờ mô hình OCOP

(LĐTĐ) Trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, nông nghiệp vẫn là một trong những trụ cột chính của nền kinh tế. Với Hà Nội, kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn với chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) luôn được Thành phố đặc biệt quan tâm. Trong đó, chuyển đổi kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Nhiều địa phương còn thụ động trong xây dựng chính sách riêng

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Nhiều địa phương còn thụ động trong xây dựng chính sách riêng

(LĐTĐ) Thời gian qua, ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đang cho thấy sự phát triển mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp đã tham gia khá sâu vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Công Thương, hiện tiềm năng phát triển ngành Công nghiệp ở các địa phương là rất lớn, nhưng nhiều địa phương lại chưa chủ động trong việc xây dựng, ban hành thực thi các chính sách riêng để khai thác hết lợi thế, tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ…
EVNHANOI: Nhiều giải pháp nâng cao chỉ số tiếp cận điện năng

EVNHANOI: Nhiều giải pháp nâng cao chỉ số tiếp cận điện năng

(LĐTĐ) Với phương châm phục vụ “Lấy khách hàng làm trung tâm”, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chỉ số tiếp cận điện năng, rút ngắn các quy trình thực hiện, đảm bảo chất lượng giải quyết thủ tục dịch vụ điện nhanh chóng, chính xác.
Giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

(LĐTĐ) Thường trực Chính phủ thống nhất giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, thực hiện trong 3 tháng.
Hà Nội: Dành nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn

Hà Nội: Dành nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn

(LĐTĐ) Với vị thế là Thủ đô của cả nước, Hà Nội có tiềm năng và cơ hội lớn để phát triển, thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp bán dẫn. Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia cũng như các bộ, ngành, để thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn, thành phố Hà Nội cần nhanh chóng xây dựng cơ chế riêng, đặc biệt, phải xây dựng được một chiến lược dài hạn. Bên cạnh đó, cần ưu tiên dành các nguồn lực để hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ, đổi mới sáng tạo…
Xây dựng các gói chính sách phù hợp, khả thi với doanh nghiệp

Xây dựng các gói chính sách phù hợp, khả thi với doanh nghiệp

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng vừa ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-BKHĐT về việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2024; trong đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là nghiên cứu các gói chính sách với quy mô đủ lớn, phù hợp, khả thi để hỗ trợ doanh nghiệp.
Nâng tầm thương hiệu gạo Việt

Nâng tầm thương hiệu gạo Việt

(LĐTĐ) Mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chủ trì cuộc họp đề xuất thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia.
Nền kinh tế đón nhận nhiều tín hiệu tích cực

Nền kinh tế đón nhận nhiều tín hiệu tích cực

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, gần 140 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 7 tháng đầu năm nay.
Xem thêm
Phiên bản di động