Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Cần làm gì khi bé bị nôn?

Cơn buồn nôn của bé đã biến thành nôn mửa và bạn muốn giúp bé thật nhanh.
can lam gi khi be bi non Thực phẩm nào giúp bạn chống lại cơn say xe?
can lam gi khi be bi non Những người bị đau nửa đầu đã có hy vọng mới

Rất may là những cơn nôn mửa ở trẻ em thường vô hại, và chúng nhanh chóng trôi qua. Nguyên nhân thường gặp là các vi-rút đường tiêu hóa và đôi khi là ngộ độc thực phẩm. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu con của bạn dưới 12 tuần tuổi, có vẻ ốm bệnh, hoặc nếu bạn đang lo lắng.

can lam gi khi be bi non

Theo dõi dấu hiệu mất nước

Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm là theo dõi tình trạng mất nước. Trẻ em bị mất nước nhanh hơn người lớn. Theo dõi con bạn về tình trạng mệt mỏi hoặc quấy khóc, khô miệng, ít nước mắt khi khóc, da lạnh, mắt lõm, không đi tiểu thường xuyên như bình thường, và nước tiểu không nhiều hoặc sẫm màu.

Điều trị mất nước

Để ngăn ngừa và làm giảm tình trạng mất nước, hãy cố gắng để cho trẻ uống. Ngay cả khi tiếp tục bị nôn, trẻ vẫn hấp thụ được phần nào lượng nước mà bạn cho trẻ uống. Hãy thử nước bình thường, nước uống thể thao hoặc các loại dung dịch bù nước đường uống như CeraLyte, Enfalyte hoặc Pedialyte. Sau khi bé nôn, hãy bắt đầu với một lượng nhỏ: một vài muỗng canh vài phút một lần. Dần dần hay cho bé uống nhiều hơn khi bé có thể nuốt nó xuống. Hãy chắc chắn rằng bé đi tiểu thường xuyên.

Có nên uống nước khoáng không đường?

Trong nhiều năm, các bậc cha mẹ hay sử dụng nước soda chanh/chanh tây và gừng gừng để giúp trẻ bù dich, và nhiều bác sĩ vẫn khuyên như vậy. Nhưng nghiên cứu đã bắt đầu cho thấy rằng các dung dịch bù nước đường uống tốt hơn cho trẻ. Những thức uống này cung cấp lượng đường và muối thích hợp. Một giải pháp thay thế có thể là đồ uống thể thao được pha với một lượng nước tương đương.

Chế độ ăn lỏng

Sau vài giờ kể từ lần nôn mửa cuối của bé, bạn có thể bắt đầu một chế độ ăn lỏng trong suốt chỉ với nước, nước điện giải, hoặc các dung dịch bù nước. Hãy bám vào những loại chất lỏng mà bạn có thể nhìn xuyên qua. Chúng dễ tiêu hơn, nhưng cũng cung cấp chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho bé. Hãy nghĩ đến nước hầm trong suốt, nước ép nam việt quất, nước ép táo. Popsicles và Jell-O cũng có tác dụng tốt.

Thuốc

Nôn ở trẻ em thường tự hết sau một thời gian ngắn. Tốt nhất là chờ cho nó qua đi. Các loại thuốc chống nôn không kê đơn không được khuyến cáo cho trẻ em. Những thuốc này sẽ không giúp ích gì nếu vi-rút là nguyên nhân - và thường là như vậy. Chất lỏng mới là chìa khóa thay vì thuốc. Tuy nhiên, nếu nôn nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc gì đó.

Bài thuốc tại nhà: Gừng

Gừng đã được sử dụng từ hàng ngàn năm nay để giảm đau và khó chịu ở dạ dày. Các nhà nghiên cứu tin rằng các chất trong gừng tác động đến dạ dày và ruột cũng như não và hệ thần kinh để kiểm soát buồn nôn. Mặc dù chưa được chứng minh là ngăn chặn buồn nôn và nôn ở trẻ em, nhưng có thể đáng để thử. Gừng an toàn cho trẻ em trên 2 tuổi. Hãy hỏi bác sĩ nhi khoa xem phải thử như thế nào.

Ấn huyệt

Kỹ thuật này giúp ích cho một số người bị buồn nôn. Ấn huyệt tạo áp lực lên một phần của cơ thể nào đó để tạo ra sự thay đổi ở những nơi khác. Để thử ngăn chặn tình trạng buồn nôn của trẻ theo cách này, hãy sử dụng ngón giữa và ngón trỏ để ấn vào rãnh giữa hai gân ở cổ tay trên nếp gấp cổ tay (chỗ bắt đầu lòng bàn tay).

Khi nào cần gọi bác sĩ

Cần chăm sóc y tế cho trẻ nếu:

• trẻ dưới 12 tuần tuổi và nôn nhiều lần

• có dấu hiệu mất nước, hoặc bạn nghi ngờ trẻ ăn hoặc uống phải chất độc

• trẻ lơ mơ; hoặc sốt cao, đau đầu, phát ban, cứng gáy hoặc đau bụng

• có máu hoặc dịch mật trong chất nôn, hoặc bạn nghi trẻ bị viêm ruột thừa

• trẻ khó đánh thức, trông ốm mệt, đã nôn hơn 8 giờ, hoặc nếu bạn lo lắng

Đây là những dấu hiệu của tình trạng nghiêm trọng, và trẻ cần được đi khám bác sĩ.

Theo Cẩm Tú/ dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận gần 418 tỷ đồng giúp đồng bào khắc phục hậu quả bão lũ

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận gần 418 tỷ đồng giúp đồng bào khắc phục hậu quả bão lũ

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 11/9/2024, các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước đã đăng ký và ủng hộ thông qua Ban Vận động Cứu trợ Trung ương tổng số tiền là 417 tỷ 983 triệu đồng để giúp đồng bào các địa phương khắc phục hậu quả của cơn bão số 3.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi, động viên người dân sơ tán tránh lũ

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi, động viên người dân sơ tán tránh lũ

(LĐTĐ) Tối nay (11/9), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương và Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Thị Kim Dung đã đến thăm hỏi, động viên và tặng quà bà con nhân dân đang sơ tán, tạm trú tránh lũ tại Nhà văn hóa phường Yên Phụ, quận Tây Hồ.
Rà soát các vướng mắc để sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế một cách bài bản

Rà soát các vướng mắc để sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế một cách bài bản

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng vừa chủ trì phiên họp thẩm định dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), do Bộ Y tế chủ trì soạn thảo.
Cần phân tích minh bạch cơ cấu chi khi điều chỉnh mức thu học phí

Cần phân tích minh bạch cơ cấu chi khi điều chỉnh mức thu học phí

(LĐTĐ) Bày tỏ đồng tình với việc điều chỉnh mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025 theo dự thảo Nghị quyết là cần thiết, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cần có báo cáo đánh giá, phân tích minh bạch cơ cấu chi, để đảm bảo tính thuyết phục, đồng thuận cao.
Các trường được phép linh hoạt hình thức dạy học theo điều kiện thực tế

Các trường được phép linh hoạt hình thức dạy học theo điều kiện thực tế

(LĐTĐ) Trước diễn biến bất lợi của thời tiết, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội có thể linh hoạt hình thức tổ chức dạy học theo điều kiện thực tế với mục tiêu cao nhất là bảo đảm an toàn cho học sinh.
Hà Nội: Đảm bảo thông tin liên lạc trong công tác khắc phục hậu quả sau bão

Hà Nội: Đảm bảo thông tin liên lạc trong công tác khắc phục hậu quả sau bão

(LĐTĐ) Đảm bảo thông tin liên lạc trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các doanh nghiệp Bưu chính - Viễn thông, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội… triển khai các phương án đảm bảo an toàn mạng lưới và an ninh thông tin liên lạc thông suốt phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp và nhân dân trên địa bàn thành phố; thực hiện chế độ trực điều hành ứng cứu thông tin liên tục 24 giờ/ngày.
Sở GTVT Nghệ An ủng hộ gần 220 triệu đồng cho người dân bị thiệt hại do bão số 3

Sở GTVT Nghệ An ủng hộ gần 220 triệu đồng cho người dân bị thiệt hại do bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 11/9, Đảng ủy, lãnh đạo Sở và Thường trực Công đoàn ngành Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Nghệ An đã tổ chức phát động, kêu gọi các đơn vị, cá nhân trong ngành ủng hộ nhân dân bị thiệt hại nặng nề do bão số 3.

Tin khác

Hà Nội yêu cầu điều trị tốt nhất cho nạn nhân bị ảnh hưởng của mưa bão

Hà Nội yêu cầu điều trị tốt nhất cho nạn nhân bị ảnh hưởng của mưa bão

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở y tế bảo đảm trực cấp cứu 24/24h và triển khai điều trị tốt nhất đối với các trường hợp bị thương do ảnh hưởng của mưa bão.
TP.HCM: Chỉ hơn 30% trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm đủ mũi vắc xin sởi

TP.HCM: Chỉ hơn 30% trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm đủ mũi vắc xin sởi

(LĐTĐ) Ngay sau khi công bố dịch sởi, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tổng lực tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 1 - 10 tuổi. Đến nay, đã có 19.821 trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm vắc xin sởi, chiếm tỷ lệ 32,6% và chiếm 15% trong nhóm trẻ từ 1 - 10 tuổi.
Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

(LĐTĐ) Mặc dù đã được cảnh báo từ các chuyên gia y tế, nhưng tình trạng nhiều người bệnh tự ý bỏ thuốc theo đơn của bác sĩ, hay sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc… đang là một vấn nạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Đáng lo ngại, các bệnh nhân trên thường nhập viện muộn, khiến việc điều trị càng thêm khó khăn và tốn kém hơn.
Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

(LĐTĐ) Ăn tiết canh đầu tháng để lấy may, nam thanh niên 27 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch, suy đa tạng, hôn mê, rối loạn đông máu…
Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30/8 đến ngày 6/9), toàn Thành phố ghi nhận 190 trường hợp mắc sốt xuất huyết, với 10 ổ dịch.
Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

(LĐTĐ) Khi bão số 3 (Yagi) càn quét Hà Nội đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho toàn Thành phố. Trong đêm bão đổ bộ, để đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị cho người bệnh trong bão, khoa cấp cứu các bệnh viện trên địa bàn Thành phố luôn sáng đèn và sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp cấp cứu cũng như người bị nạn do ảnh hưởng của cơn bão này.
Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Sở Y tế vừa có Công văn số 4201/SYT-NVY về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Xem thêm
Phiên bản di động