Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Lên phương án “cứu” sông Tô Lịch:

Cần những giải pháp tổng thể

(LĐTĐ) Vấn đề cải tạo, giảm thiểu ô nhiễm nước trên địa bàn Hà Nội không phải đến bây giờ mới được đề cập. Dễ thấy là, Hà Nội đã triển khai nhiều đề án cải tạo, nạo vét các dòng sông, ao, hồ bị ô nhiễm trên địa bàn. Mới đây nhất là việc lên phương án “cứu” sông Tô Lịch bằng cách tạo dòng chảy để rửa trôi… Dù nhiều nỗ lực song các chuyên gia về môi trường cho rằng, để “cứu” sông Tô Lịch vẫn đòi hỏi cần có giải pháp tổng thể, đầu tư lớn cho hệ thống xử lý.
Đề xuất xây dựng hầm ngầm chống ngập kết hợp với cao tốc ngầm dọc sông Tô Lịch Đề nghị sớm dẹp bỏ chợ cóc trên cầu bắc qua sông Tô Lịch Phải giải được “bài toán” ô nhiễm nguồn nước!

Bổ cập nước cho sông Tô Lịch

Sông hồ trong Thành phố từ lâu vẫn được ví như những chiếc máy điều hòa tự nhiên, giúp giảm ô nhiễm không khí, cân bằng hệ sinh thái. Tuy nhiên, một thực tế đáng lo ngại là đến nay, những dòng sông này chủ yếu chỉ tồn tại với chức năng… thoát nước thải. Sông Tô Lịch cũng không nằm ngoài ảnh hưởng tiêu cực này. Ghi nhận thực tế, sông dài khoảng 15km, bắt đầu từ phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy chảy về phía Nam thành phố và ra sông Nhuệ đoạn xã Hữu Hòa thuộc huyện Thanh Trì.

Cần những giải pháp tổng thể
Bổ cập nước là một trong những giải pháp làm sạch môi trường nước sông Tô Lịch. Ảnh: Đinh Luyện

Đáng nói, dọc hai bờ sông Tô Lịch hiện có hàng trăm ống xả thải của các hộ dân. Theo ước tính mỗi ngày có khoảng 150.000m3 nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý xả xuống sông. Hệ thống cống xả của các nhà hàng, quán ăn ngày đêm hoạt động khiến nhiều chỗ nước thải dồn bọt trắng. Hệ lụy là, con sông này luôn trong tình trạng nước chuyển màu đen cùng mùi hôi nồng. Theo phản ánh của người dân, sau mỗi trận mưa, trời nắng lên hoặc nổi gió, mùi hôi nồng nặc từ dưới sông bốc lên rất khó chịu.

Thực tế, với mong muốn làm sạch và khôi phục lại vẻ đẹp vốn có của sông Tô Lịch, nhiều năm qua, các dự án về cải tạo sông này đã được Hà Nội đặt ra. Chẳng hạn, thử nghiệm xả nước hồ Tây sang sông Tô Lịch năm 2018; tăng cường nạo vét định kỳ; sử dụng chế phẩm sinh học; thả bè thủy sinh… Tuy nhiên, các phương án không đạt được như kỳ vọng, chỉ được khoảng thời gian ngắn là nước sông Tô Lịch lại trở về tình trạng ô nhiễm.

Mới đây, tại cuộc họp báo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ông Hoàng Cao Thắng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, Thành phố đang lên phương án bổ cập nước cho sông Tô Lịch và sông Nhuệ. Theo đó, Sở Xây dựng Hà Nội đang đề xuất xây 8 trạm bơm dã chiến công suất 9 m3/s để cải thiện ô nhiễm sông Nhuệ và sông Tô Lịch. Với lưu lượng nước này có thể đủ để tạo dòng chảy, cải thiện ô nhiễm cho 2 con sông.

Cũng theo ông Hoàng Cao Thắng, đã có nhiều giải pháp cho việc bổ cập nước sông Tô Lịch, trong đó có phương án bổ cập nước sông Hồng qua hồ Tây rồi chảy vào Tô Lịch. Trước đây, Thành phố đã có dự án nâng cấp, xây dựng mới cống Liên Mạc, thời gian tới việc này sẽ được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Nếu dự án này được thực hiện sẽ đảm bảo việc tưới tiêu nông nghiệp và bổ cập nước sông Tô Lịch, sông Nhuệ. Bên cạnh đó, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cũng nhấn mạnh, phương án này sẽ đem lại rất nhiều lợi ích. Thứ nhất là phù hợp quy hoạch. Thứ hai, Hà Nội sẽ không phải lập thêm một dự án mà sẽ dựa vào dự án thoát nước khu vực sông Tả Nhuệ để thực hiện thêm một số hạng mục bổ cập nước cho sông Tô Lịch.

Phó Giáo sư – Tiến sĩ Hà Đình Đức, một người đã dành nhiều năm nghiên cứu sông hồ ở Hà Nội cho rằng việc tạo dòng chảy cho Tô Lịch, biến từ rãnh nước thải đen ngòm thành con sông trong xanh từ lâu đã làm đau đầu các sở, ngành Hà Nội và giới khoa học. Việc cải tạo sông Tô Lịch hiện nay mang ý nghĩa lớn lao cho Hà Nội, bởi Tô Lịch không chỉ là một dòng sông mà còn là biểu tượng của kinh thành Thăng Long xưa.

Từ trước đến nay, chính quyền Hà Nội luôn chú trọng đến quản lý, phát triển các dòng sông, trong quy hoạch chung năm 1998 cũng đã có quy hoạch chi tiết cảnh quan 2 bên dòng sông Tô Lịch nhằm tận dụng lợi thế của sông, không chỉ giải quyết về mặt cải tạo môi trường mà còn tạo ra những giá trị di sản nhằm phát triển văn hóa, kinh tế.

Để đưa con sông trở lại như trước, ông Hà Đình Đức nhấn mạnh 3 yếu tố: Thứ nhất là tách hoàn toàn được nước thải làm ô nhiễm; hai là tái tạo lại các điều kiện tự nhiên hoặc bán tự nhiên như bùn cát, hệ sinh vật dưới lòng sông. Thứ ba, quan trọng nhất, là tạo được dòng chảy ổn định, có tính bền vững.

Theo ông Đức, liên quan đến việc bổ cập nước cho sông Hồng, trước đó cũng đã có nhiều đề án. Trong đó việc bổ cập nước cho Tô Lịch bằng nước sông Hồng đã được đề cập từ lâu. Đặc biệt, việc bổ cập nước sông Hồng cho sông Tô Lịch qua cống Liên Mạc do hệ thống đã được quy hoạch sẵn một số đoạn tuyến nên tiết kiệm được thời gian, kinh phí đầu tư.

“Hồi tháng 5/2020, Hà Nội triển khai gói thầu xây dựng hệ thống ống ngầm gom nước thải dọc sông Tô Lịch, thuộc dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá. Dự án có phạm vi xây dựng trên 4.900 ha, với tổng chiều dài khoảng 52,6 km, trải rộng trên nhiều quận, huyện. Dự án được kỳ vọng sẽ giải quyết dứt điểm nguồn gây ô nhiễm suốt hàng chục năm và giúp “hồi sinh” con sông này. Theo tôi được biết, các hạng mục chính của dự án cơ bản hoàn thành trong năm 2022”, ông Đức chia sẻ.

Cần những giải pháp tổng thể
Sông Tô lịch thường xuyên phải gánh một lượng lớn nước thải sinh hoạt đổ trực tiếp, lượng bùn đọng dồn ứ nhiều nên công tác nạo vét được triển khai thường xuyên, liên tục. Ảnh: Đinh Luyện

Quan tâm đến xử lý nguồn thải

Quanh câu chuyện này, Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng – Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, đánh giá, hiện nước sông Tô Lịch đã cạn, phương án bổ cập nước sông Hồng qua cống Liên Mạc cũng sẽ giúp giảm tình trạng ô nhiễm, góp phần tạo dòng chảy. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm sông là nguồn nước thải. Giải pháp căn cơ nhất là phải thu gom được nước thải sinh hoạt để xử lý.

Nói cách khác, với nước thải sinh hoạt, hiện nay việc thu gom, xử lý còn rất hạn chế. Hệ thống công trình thu gom, xử lý tập trung ít nhiều đã có nhưng cũng chỉ thu gom được một phần nhỏ lượng nước thải còn lại hầu hết các hộ dân đều xả trực tiếp vào hệ thống cống, rãnh, sông ngòi gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước.

“Tôi nghĩ cái gốc của vấn đề là ngăn chặn được nguồn gây ô nhiễm chứ không phải “pha loãng” nước. Ở đây là phải xử lý được nguồn nước thải sinh hoạt của Thành phố, từ các hộ gia đình… Với ô nhiễm nước, chúng ta thường thấy việc xử lý nước thải sinh hoạt tại nguồn chưa tốt. Dễ thấy, các hộ dân, hộ gia đình phải có các hố ga, bể phốt theo quy định nhưng theo tôi được biết thì cũng ít người quan tâm đến vấn đề này”, Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng bày tỏ quan điểm.

Rõ ràng, việc bổ cập nguồn nước sẽ có tác dụng pha loãng, đồng thời từng bước làm sạch môi trường nước sông, giải quyết phần nào mức độ ô nhiễm sông Tô Lịch. Tuy nhiên, để bảo đảm tính bền vững, giải pháp quan trọng là thu gom nước thải đưa vào hệ thống xử lý bảo đảm tiêu chuẩn sau đó mới tái xả xuống dòng sông.

Nói cách khác, để biến dòng sông ô nhiễm thành “sông xanh”, “sông lụa” một cách bền vững, cần đẩy nhanh tiến độ các dự án xử lý chất thải, nước thải; thường xuyên tổ chức các hoạt động vớt rác và nạo vét lòng sông; huy động cộng đồng chung sức ủng hộ… chỉ khi đồng bộ những giải pháp thì chắc chắn sẽ giải quyết được dứt điểm tình trạng ô nhiễm sông. /.

Ông Lê Thanh Nam - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII, ngay từ đầu năm, Sở đã chỉ đạo rất quyết liệt các đơn vị bên cạnh việc duy tu, duy trì, nạo vét hệ thống thoát nước ở lòng sông để giảm thải lượng bùn lắng đọng thì tiếp tục xây dựng các trạm xử lý rác thải cục bộ để giảm tải cho hai bên bờ sông Nhuệ và sông Đáy như: Trạm xử lý nước thải Phùng Xá (huyện Mỹ Đức) công suất 500 m3/ngày đêm; nhà máy xử lý nước thải Sơn Đồng (huyện Hoài Đức) công suất 8.000 m3/ngày đêm...; ngoài ra Sở cũng đã chỉ đạo các đơn vị thu gom toàn bộ rác thải trong ngày toàn bộ tuyến 2 bên bờ các sông. Sở Xây dựng cũng đang đề xuất xây 8 trạm bơm dã chiến công suất 9 m3/s để cải thiện ô nhiễm sông Nhuệ và sông Tô Lịch. Với lưu lượng nước này có thể đủ để tạo dòng chảy, cải thiện ô nhiễm cho 2 con sông. Việc xử lý rác thải tại các con sông là vấn đề mang tính lâu dài cần sự đồng hành của nhân dân và sự tham gia của toàn xã hội. Về các tuyến sông trên, Thành phố sẽ hướng tới việc cố gắng thu gom rồi tách nước thải sinh hoạt để tương lai các dòng sông chỉ còn nước mặt, trả lại cảnh quan cho các dòng sông. Thành phố cũng đã chỉ đạo kiểm tra chặt chẽ lượng nước thải từ việc kiểm soát các chế phẩm từ các hộ dân, khuyến cáo người dân sử dụng các vật dụng thân thiện với môi trường....
Kim Tiến – Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kết nạp câu lạc bộ thể thao đầu tiên của thanh niên Thủ đô

Kết nạp câu lạc bộ thể thao đầu tiên của thanh niên Thủ đô

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội, Câu lạc bộ Bắn cung Barebow Hà Nội đã chính thức ra mắt. Đây là câu lạc bộ thể thao đầu tiên được kết nạp vào Hội Liên hiệp thanh niên Thủ đô.
Google Photos mới có chức năng tìm kiếm thông minh hơn và tính năng Ask Photos

Google Photos mới có chức năng tìm kiếm thông minh hơn và tính năng Ask Photos

(LĐTĐ) Google Photos đang có bản nâng cấp đáng kể cho khả năng tìm kiếm của mình. Người dùng giờ đây có thể sử dụng các truy vấn ngôn ngữ tự nhiên và mô tả nhiều hơn để tìm các hình ảnh và video cụ thể trong thư viện ảnh đồ sộ của mình.
Thông tin mới về việc kiểm tra 2 vụ đấu giá đất ở huyện Thanh Oai và Hoài Đức, Hà Nội

Thông tin mới về việc kiểm tra 2 vụ đấu giá đất ở huyện Thanh Oai và Hoài Đức, Hà Nội

(LĐTĐ) Sau khi tiến hành kiểm tra đột xuất, Đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã thông tin kết quả ban đầu về quá trình đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và Hoài Đức (Hà Nội) diễn ra trong tháng 8/2024.
Ngày mai (7/9), học sinh Hà Nội nghỉ học để tránh bão

Ngày mai (7/9), học sinh Hà Nội nghỉ học để tránh bão

(LĐTĐ) Ngày mai (thứ Bảy, ngày 7/9), học sinh Hà Nội nghỉ học để tránh bão.
Chung khảo thi tìm hiểu 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Chung khảo thi tìm hiểu 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 6/9, tại Cung Thiếu nhi Hà Nội đã diễn ra Chung khảo Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Cuộc thi do Thành ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức, giao Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chỉ đạo, phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội thực hiện.
Chứng khoán Mỹ biến động trái chiều, S&P 500 và Dow Jones đi xuống

Chứng khoán Mỹ biến động trái chiều, S&P 500 và Dow Jones đi xuống

(LĐTĐ) Trong phiên giao dịch ngày 5/9, chứng khoán Mỹ biến động trái chiều. Trong khi chỉ số S&P 500 và Dow Jones đồng loạt đi xuống sau đà tăng ngắn hạn từ một loạt các báo cáo kinh tế và các nhà đầu tư thận trọng chờ đợi dữ liệu việc làm tháng 8 vào ngày 6/9, chỉ số Nasdaq tăng nhẹ.
Ứng phó với siêu bão Yagi, Thái Bình cho học sinh nghỉ từ hôm nay

Ứng phó với siêu bão Yagi, Thái Bình cho học sinh nghỉ từ hôm nay

(LĐTĐ) Tỉnh Thái Bình quyết định cho học sinh nghỉ học từ hôm nay, 6/9, để tránh bão Yagi.

Tin khác

Ngành Thông tin và Truyền thông chủ động ứng phó với bão số 3

Ngành Thông tin và Truyền thông chủ động ứng phó với bão số 3

(LĐTĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã ban hành Công điện số 05/CĐ-BTTTT về việc chủ động, khẩn trương ứng phó bão số 3 năm 2024 (tên quốc tế là Yagi). Công điện được gửi tới 24 Sở TT&TT, một số đơn vị trực thuộc Bộ và các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 6/9: Nắng nóng, oi bức trước khi bão số 3 đổ bộ

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 6/9: Nắng nóng, oi bức trước khi bão số 3 đổ bộ

(LĐTĐ) Dự báo ngày 6/9, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi có nắng nóng.
Cập nhật bão số 3: Dự báo huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô biển động dữ dội

Cập nhật bão số 3: Dự báo huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô biển động dữ dội

(LĐTĐ) Hồi 13 giờ ngày 5/9, vị trí tâm bão Yagi (bão số 3) trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 460km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 10km/h.
Cập nhật tình hình bão số 3: Đi vào Biển Đông, giật trên cấp 17

Cập nhật tình hình bão số 3: Đi vào Biển Đông, giật trên cấp 17

(LĐTĐ) Sáng nay, bão số 3 đạt cường độ cấp 15, giật trên cấp 17, trong 24 giờ tới, vùng biển khu vực Bắc Biển Đông sóng biển cao 7-9m, vùng gần tâm bão 10-12m.
Thời tiết ngày 5/9: Hà Nội nắng nóng trong ngày khai giảng năm học mới

Thời tiết ngày 5/9: Hà Nội nắng nóng trong ngày khai giảng năm học mới

(LĐTĐ) Khoảng 2,3 triệu học sinh Hà Nội sẽ đón năm học mới trong tiết trời nắng, có nơi nắng nóng, đêm không mưa. Nhiệt độ trong ngày dao động 26-34 độ C, có nơi trên 36 độ C.
Chiều 4/9: Thành phố Hồ Chí Minh xảy ra mưa to kèm dông lốc, nhiều cây gãy đổ

Chiều 4/9: Thành phố Hồ Chí Minh xảy ra mưa to kèm dông lốc, nhiều cây gãy đổ

(LĐTĐ) Chiều 4/9, Thành phố Hồ Chí Minh và một số khu vực lân cận ở Bình Dương có cơn mưa rất lớn kèm gió lốc nên nhiều tuyến đường có cây xanh đều gặp tình trạng gãy đổ cành, thậm chí là bật gốc cây, kéo ngã trụ điện.
Bão số 3 được dự báo rất mạnh, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc

Bão số 3 được dự báo rất mạnh, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc

(LĐTĐ) Bão số 3 đang được dự báo là cơn bão rất mạnh, gió mạnh có thể lên tới cấp 14, giật cấp 17 ở vùng gần tâm bão, khả năng cao đi vào vịnh Bắc Bộ trong những ngày tới.
Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 4/9: Nhiều mây, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi

Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 4/9: Nhiều mây, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia , ngày 4/9, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Rủi ro thiên tai được phân thành mấy cấp độ?

Rủi ro thiên tai được phân thành mấy cấp độ?

(LĐTĐ) Theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ, có 3 cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão (cấp độ 3, cấp độ 4 và cấp độ 5).
Dự báo thời tiết Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025

Dự báo thời tiết Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát bản tin dự báo thời tiết tại các khu vực trên cả nước dịp Lễ khai giảng năm học mới từ ngày 4-5/9/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động