Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XIV:

Chỉ một đầu mối quản lý nợ công

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV, sáng 25/5, Quốc hội đã nghe trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật Quản lý ngoại thương; Tờ trình Dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi); Báo cáo thẩm tra Dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi). 
chi mot dau moi quan ly no cong Đảm bảo nền tài chính an toàn
chi mot dau moi quan ly no cong Kỳ họp thứ hai Quốc hội Khóa XIV: Cần làm rõ nguyên nhân nợ công
chi mot dau moi quan ly no cong Hà Nội tăng cường quản lý nợ công

Phải hỗ trợ doanh nghiệp trong nước

Theo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật quản lý ngoại thương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), có nhiều nhóm vấn đề được đại biểu Quốc hội cho ý kiến như trách nhiệm quản lý nhà nước về ngoại thương; các quy định về xuất nhập khẩu (XNK) bao gồm hành vi cấm, tạm ngừng, hạn ngạch xuất hoặc nhập khẩu; hạn ngạch thuế quan; các quy định chỉ định thương nhân XNK; quản lý theo giấy phép, điều kiện XNK.

chi mot dau moi quan ly no cong
Toàn cảnh phiên họp Quốc hội (ảnh Q.Khánh)

Thảo luận tại hội trường, đã có 17 đại biểu đăng ký phát biểu về một số nội dung trong dự thảo Luật. Về cơ bản các đại biểu đều nhất trí cho rằng việc Ban hành Luật ngoại thương là cần thiết, có ý nghĩa hết sức quan trọng đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước về ngoại thương thuận lợi, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến khác biệt.

Về trách nhiệm quản lý nhà nước về ngoại thương, nhiều ý kiến đề nghị quy định về thẩm quyền của Bộ Công Thương theo hướng minh bạch, có cơ chế kiểm soát, giám sát; rà soát quy định trách nhiệm của Bộ Công Thương để đảm bảo không trái với quy định về chức năng, nhiệm vụ của bộ cũng như làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, ngành có liên quan; xác định vai trò, vị trí, phân cấp trách nhiệm cho chính quyền địa phương.

Các đại biểu cũng đề nghị làm rõ hơn các quy định về cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và giao việc quy định, ban hành danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu trong Luật cho UBTVQH thực hiện. Về việc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu nên giao cho Thủ tướng Chính phủ thực hiện để đảm bảo về mặt thời gian vì các mặt hàng này có liên quan đến nhiều bộ, ngành.

Một số mặt hàng chuyên biệt như nông sản nên giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phù hợp với Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Luật Thú y...Về hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, có ý kiến đề nghị giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thẩm quyền áp dụng hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.

Nhưng UBTVQH đề nghị giữ quy định giao Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan để quyết định việc áp dụng hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.

Liên quan đến hạn ngạch thuế quan, có ý kiến đề nghị bỏ khoản 2 Điều 21 do hạn ngạch thuế quan nhập khẩu là một biện pháp tự vệ đối với hàng nhập khẩu, vì vậy việc áp dụng thuế suất ưu đãi hơn đối với lô hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu là không hợp lý. Tuy nhiên đây, là một trong những biện pháp tự vệ cần thiết và phù hợp với thông lệ quốc tế. Vì vậy, UBTVQH xin Quốc hội giữ như quy định tại dự thảo Luật.

Các đại biểu cũng đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ một số khái niệm, quy định liên quan đến việc chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu và thẩm quyền chỉ định của cơ quan quản lý; các quy định quản lý theo giấy phép, điều kiện XNK nhằm giảm bớt giấy phép, tăng cường cải cách thủ tục hành chính, hạn chế “xin cho”; tăng cường tính công khai minh bạch, công bằng cho doanh nghiệp.

Một số đại biểu dẫn chứng, thời gian qua có tình trạng thương lái nước ngoài núp bóng doanh nghiệp Việt Nam thu mua, ép giá hàng hóa trong nước, hàng hóa nước ngoài giả danh hàng Việt Nam. Nhiều nước trên thế giới có hệ thống phòng vệ mạnh, chặt chẽ như việc kiện doanh nghiệp bán phá giá, bảo trợ doanh nghiệp trong nước.

Do đó, một số đại biểu đề nghị nên bổ sung nội dung trên và phải có chế tài xử phạt hợp lý để doanh nghiệp trong nước được cạnh tranh lành mạnh; ngăn chặn các đối tượng có hành vi tiếp tay cho doanh nghiệp nước ngoài gây tổn hại đến nền kinh tế đất nước.

Nên thống nhất một đầu mối quản lý nợ công

Về dự thảo Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, về cơ bản Ủy ban tán thành với việc sửa đổi Luật Quản lý nợ công, nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật hiện hành, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng nêu cao yêu cầu: Việc sửa đổi phải góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý, bảo đảm an toàn, đáp ứng yêu cầu quản lý nợ công trong tình hình mới.

Tuy nhiên, theo ông Hải, nhiều ý kiến trong Ủy ban đề nghị quy định theo hướng chỉ giao một cơ quan là đầu mối thống nhất theo sự phân công của Chính phủ, để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nợ công.

Quy định như dự án Luật chưa phù hợp với yêu cầu đặt ra trong Nghị quyết số 07/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững là phải bảo đảm tập trung thống nhất trong quản lý về nợ công nhằm sớm khắc phục tình trạng “quản lý đầu tư công, nợ công còn chồng chéo, chưa gắn trách nhiệm cân đối ngân sách, vay và trả nợ với phân bổ, sử dụng vốn”.

Các ý kiến này cũng cho rằng, nếu vẫn giữ mô hình quản lý như hiện nay là chưa đáp ứng yêu cầu về cải cách hành chính và sẽ không khắc phục được các hạn chế đang diễn ra trong quản lý nợ công. Thực tế, nhiều cơ quan cùng quản lý nợ công ở các công đoạn khác nhau, dẫn đến tình trạng quản lý phân tán, việc phối hợp chưa chặt chẽ nên công tác theo dõi, tổng hợp báo cáo, quyết toán, thống kê, đặc biệt việc xác định trách nhiệm vay, trả nợ, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay, bố trí vốn đối ứng còn khó khăn, bất cập.

"Thông lệ tốt được nhiều nước trên thế giới đã và đang thực hiện là quy định rõ một đầu mối quản lý tập trung, thống nhất nguồn lực nợ công. Trường hợp cần thiết sẽ điều chỉnh các luật có liên quan cho phù hợp”- đây cũng chính là ý kiến mà đa số các thành viên của Ủy ban đưa ra, đề nghị Quốc hội cho ý kiến, ông Hải nhấn mạnh

Hữu Thành

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ Công Thương chỉ đạo khẩn tăng cường đảm bảo vận hành công trình thủy điện

Bộ Công Thương chỉ đạo khẩn tăng cường đảm bảo vận hành công trình thủy điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện số 6844/CĐ-BCT ngày 9/9/2024 về tăng cường ứng phó với mưa lớn do hoàn lưu bão số 3 và đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thủy điện.
Hà Nội hỗ trợ 51 tỷ đồng cho các tỉnh, thành phố bị thiệt hại do bão số 3

Hà Nội hỗ trợ 51 tỷ đồng cho các tỉnh, thành phố bị thiệt hại do bão số 3

(LĐTĐ) Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 22/QĐ-MTTQ-BTT về việc hỗ trợ nhân dân các tỉnh, thành phố khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra.
Cầu Chương Dương vẫn bảo đảm chịu lực

Cầu Chương Dương vẫn bảo đảm chịu lực

(LĐTĐ) Sau sự cố sập cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ), hiện nhiều người dân Thủ đô quan tâm đến sự an toàn của cầu Chương Dương, đặc biệt trong thời điểm diễn biến thời tiết bão lũ phức tạp. Đáng chú ý, theo Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội, hiện cầu Chương Dương vẫn bảo đảm chịu lực, các phương tiện có thể lưu thông bình thường.
Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

(LĐTĐ) Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản về việc phối hợp triển khai các biện pháp khắc phục, giải toả cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 trên địa bàn Thành phố.
Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend hiện diện tại Bưu điện nổi tiếng thế giới

Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend hiện diện tại Bưu điện nổi tiếng thế giới

(LĐTĐ) Tiếp nối chuỗi 10 không gian Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend liên tục khai trương, gây ấn tượng mạnh mẽ tại Trung Quốc, Mỹ trong tháng 8/2024, ngày 9/9/2024, Trung Nguyên Legend chính thức giới thiệu không gian Thế giới Cà phê Trung Nguyên Legend tại khuôn viên Bưu điện trung tâm thành phố Hồ Chí Minh – một công trình biểu tượng nổi tiếng được yêu thích.
Hà Nội kêu gọi nhân dân Thủ đô tham gia ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội kêu gọi nhân dân Thủ đô tham gia ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, Hà Nội cùng cả nước”, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã có lời kêu gọi “Nhân dân Thủ đô tham gia ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị chỉ đạo việc khắc phục hậu quả bão số 3

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị chỉ đạo việc khắc phục hậu quả bão số 3

Chiều 9/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp chỉ đạo việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì cuộc họp.

Tin khác

Hà Nội yêu cầu rà soát các cầu vượt sông và cấm xe qua các cầu yếu

Hà Nội yêu cầu rà soát các cầu vượt sông và cấm xe qua các cầu yếu

(LĐTĐ) Chiều 9/9, Ban An toàn thành phố Hà Nội có văn bản yêu cầu các các sở, ngành tăng cường công tác khắc phục hậu quả mưa bão số 3. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm trong văn bản chỉ đạo là yêu cầu các sở ngành khẩn trương rà soát các cầu vượt sông và cấm xe đi qua các cầu yếu.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Ngày 8/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 12/CĐ-UBND về việc tập trung khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.
Giải tỏa cây đổ trên các tuyến phố chính của Hà Nội xong trước ngày 12/9

Giải tỏa cây đổ trên các tuyến phố chính của Hà Nội xong trước ngày 12/9

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị tập trung toàn bộ nhân lực để triển khai giải tỏa cây đổ, cành gãy. Trước mắt phải thực hiện ngay trên các tuyến đường, tuyến phố chính, xong trước ngày 12/9/2024.
Không để hộ gia đình nào gặp khó khăn do ảnh hưởng của bão số 3 mà không được giúp đỡ

Không để hộ gia đình nào gặp khó khăn do ảnh hưởng của bão số 3 mà không được giúp đỡ

(LĐTĐ) Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp Thành phố tiếp tục nắm bắt tình hình, không để người dân nào bị đói, bị rét; không để hộ gia đình nào gặp khó khăn do ảnh hưởng của mưa bão mà không được giúp đỡ.
Hà Nội: Cam kết trong ngày 8/9 sẽ khắc phục toàn bộ sự cố về điện do ảnh hưởng của bão số 3

Hà Nội: Cam kết trong ngày 8/9 sẽ khắc phục toàn bộ sự cố về điện do ảnh hưởng của bão số 3

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, ứng phó với bão số 3, Thành phố đã chỉ đạo cụ thể, quyết liệt từ tối 7/9. Trong hôm nay (8/9), Hà Nội sẽ nỗ lực khôi phục giao thông. Ngành Điện cũng đã cố gắng, cam kết khắc phục toàn bộ các sự cố. Một số huyện bị gián đoạn viễn thông đến nay đã khắc phục xong.
Chủ tịch HĐND Thành phố: Cần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc khắc phục hậu quả bão số 3

Chủ tịch HĐND Thành phố: Cần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 8/9, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đi thị sát nắm bắt tình hình khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (bão Yagi) tại địa bàn quận Hoàn Kiếm và huyện Thường Tín.
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Duy trì lực lượng và phương tiện sẵn sàng xử lý các vấn đề phát sinh

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Duy trì lực lượng và phương tiện sẵn sàng xử lý các vấn đề phát sinh

(LĐTĐ) Nhấn mạnh không chủ quan ngay cả khi bão đã đi qua, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài yêu cầu các địa phương, đơn vị tập trung khắc phục hậu quả, hỗ trợ những địa bàn, hộ dân bị thiệt hại nặng, nhất là các gia đình, cơ sở bị đổ sập nhà ở, công trình xây dựng; duy trì lực lượng và phương tiện sẵn sàng xử lý các vấn đề phát sinh, đặc biệt là tiêu thoát nước khi xảy ra mưa lớn.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 8/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã kiểm tra trực tiếp công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3 trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội: Huy động tối đa nguồn lực khắc phục hậu quả, sự cố bão số 3 gây ra nhanh nhất

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội: Huy động tối đa nguồn lực khắc phục hậu quả, sự cố bão số 3 gây ra nhanh nhất

(LĐTĐ) Tối 7/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị tập trung xử lý thông đường giao thông sau bão, khôi phục cấp điện phục vụ tiêu nước, phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Thủ đô.
Bí thư Thành ủy Hà Nội chỉ đạo theo sát diễn biến mưa bão, đảm bảo an toàn cho dân

Bí thư Thành ủy Hà Nội chỉ đạo theo sát diễn biến mưa bão, đảm bảo an toàn cho dân

(LĐTĐ) Trao đổi với báo chí về tình hình ứng phó với cơn bão số 3, tối 7/9, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài cho biết, chiều cùng ngày, đồng chí đã trực tiếp gọi điện chỉ đạo 30/30 Bí thư quận, huyện, thị ủy tập trung huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, bằng mọi biện pháp phải bảo đảm an toàn cho người dân trong bão số 3.
Xem thêm
Phiên bản di động