Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Chợ quê… thời hiện tại!

(LĐTĐ) Hà Nội đang từng ngày phát triển. Quá trình đô thị hóa đã mang lại sự đổi thay cho những ngôi làng nội đô, ven đô, đời sống kinh tế, văn hóa của người dân được nâng lên. Song vẫn còn không ít nỗi băn khoăn khi nhiều giá trị tốt đẹp, nhân văn của làng phai mờ trong “vòng xoáy” của đô thị hóa. Những phiên chợ quê là điển hình như vậy. Đất kinh kỳ và rộng hơn là cả xứ Ðoài có nhiều chợ. Thế nhưng những phiên chợ mộc mạc, gần gũi lại đang ngày càng ít.
Những người góp sức làm đẹp cho quê hương Chợ quê ngày giáp Tết

1. Người ta thường bảo, muốn đánh giá cuộc sống ở một vùng quê thì nhìn vào những phiên chợ. Nếu như chợ chỉ lèo tèo vài ba hàng quán, người qua kẻ lại vắng vẻ, là phiên chợ buồn, vùng quê ấy cũng buồn, khu dân cư ấy chưa phát triển. Tôi biết và hiểu điều ấy.

Chợ quê… thời hiện tại!
Một phiên chợ quê ở Hà Nội (Ảnh chụp thời điểm chưa xảy ra dịch Covid-19). Ảnh: Giang Nam

Quê tôi nằm ven sông Đáy. Làng nằm ven sông, tôm cá, nông sản vì vậy mà cũng trù phú hơn những nơi khác. Chợ phiên mỗi tháng họp vài lần. Tôi còn nhớ hồi nhỏ, mỗi lần được đi chợ cùng mẹ là tôi vui sướng đến mức chạy lăng xăng khắp chợ. Tôi lăng xăng, đôi khi khiến mẹ phải gắt gỏng lên bởi với mẹ, chợ loanh quanh cũng chỉ mấy hàng cua cá, rau quả, hàng bún bánh, cuốc xẻng… bày trên những sạp tre, thúng mẹt. Rồi thì mấy sạp quần áo, giày dép đủ màu sắc của các bà, các chị nơi khác mang đến. Tôi biết nhà nghèo nên mẹ mới vậy. Mẹ sợ tôi vòi vĩnh, ỉ ôi để mua những thức quà, tấm áo sặc sỡ ấy. Dĩ nhiên, khi ấy tôi mặc dù thích lắm nhưng cũng chỉ nán lại nhìn một lúc rồi đi ngay.

Thời gian dần trôi, lớn lên và cho đến tận bây giờ tôi vẫn thích đi chợ với mẹ. Vì sao ư? Bởi đi chợ không chỉ đơn thuần là để được ăn những chiếc bánh đa, bánh rán nóng hổi mà còn được chứng kiến và hòa mình vào dòng người. Được thấy người với người gần nhau hơn, thân thiện và biết quan tâm nhau hơn trong những xô bồ cuộc sống.

Lại nói về chợ. Lớn hơn, khi được tiếp xúc và đi đến nhiều vùng đất xứ Đoài, tôi biết được rõ hơn sự quan trọng của chợ. Mỗi nơi, mỗi khu vực, trải rộng từ đất kinh kỳ ra lại có “đặc sản” là một chợ nào đó. Chẳng thế mà, cho đến nay trong những lời ca dao vẫn truyền rằng: Hà Ðông có chợ đàng xuôi/ Ngỗng, vịt cũng lắm, đồ chơi cũng nhiều/ Chợ Nghè có món bún riêu/ Bún cua, bún ốc, bún tiêu, bún gà/ Bún đường bừa cái sợi nó ngà ngà/ Riêu cua đầy gạch đổ òa lên trên…

Một điểm không thể phủ nhận là các chợ phiên nói chung và chợ phiên ở xứ Ðoài nói riêng, đều mang những tên nôm mộc mạc và dân dã. Chẳng hạn, vùng Thạch Thất, nổi tiếng nhất phải kể đến chợ Nủa ở xã Hữu Bằng, chợ Nưa ở Chàng Sơn. Sang mạn Ðan Phượng, chợ phiên càng dày đặc như chợ Gối, chợ Dày, chợ Phùng. Ðất Sơn Tây thì nổi lên có chợ Mía, chợ Nghệ...

Chợ bây giờ cũng khác. Chẳng đâu xa, nếu như trước kia các bà, các mẹ gánh hàng ra họp chợ đều dùng quang gánh. Bây giờ chợ thiếu vắng hẳn. Thay vào đó là những khu chợ trong những nhà kính cao tầng sáng choang. Lại nữa, người ta thường bảo, đi chợ là phải mặc cả, phải cùng nhau thỏa thuận một mức giá hợp lý nhất cho cả người mua và người bán. Mua thịt cá cũng vậy, mua mớ rau nho nhỏ cũng thế. Thế nhưng, nhìn mọi thứ trong chợ thời hiện đại đã đổi thay chóng mặt. Nhìn người ta quẹt thẻ trả tiền, không mặc cả và không nói thách.

2. Tôi nhiệm ra rằng, dường như đời sống hiện đại khiến cho người ta sống vội vã hơn, gấp gáp hơn nên việc đi chợ cũng tranh thủ hơn. Người quê giờ đi làm công nhân nhiều, công việc bận rộn có khi vài ba ngày mới đi một buổi chợ, đồ ăn mua sẵn để tủ lạnh dùng dần. Dù vậy, lẩn khuất trong suy nghĩ của tôi chợ quê bây giờ dù mang dáng dấp phố thị nhưng nếu để ý kỹ ở đâu đó vẫn có thể thấy hồn của chợ phiên Hà Nội và chợ quê xưa. Vẫn có thể thấy bóng dáng chiếc đòn gánh cong, đôi quang tre xiêu vẹo trên bờ vai mẹ, vai chị, của Hà Nội cũ quê mùa. Chợ nón làng Chuông (huyện Thanh Oai) là một điển hình như vậy.

Làng Chuông là một ngôi làng nhỏ bên dòng sông Đáy không chỉ nổi danh với nghề làm nón truyền thống, mà còn được nhiều người biết đến với phiên chợ bán buôn nón và các loại nguyên liệu, vật liệu làm nón. Chợ nón nơi đây họp một tháng sáu phiên, vào các ngày 4, 10,14, 20, 24 và 30 (âm lịch). Nghe kể, mỗi năm, người làng Chuông làm ra khoảng ba đến bốn triệu chiếc nón, doanh thu từ nón bình quân cũng đạt hàng chục tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hầu hết người dân trong làng, nhất là mỗi dịp nông nhàn.

Chợ quê… thời hiện tại!
Ảnh: Giang Nam

Đến chợ nón làng Chuông, có thể dễ dàng chứng kiến những gian bán nón ngay trong chợ, từng gian từng gian cách nhau một lối đi nhỏ thôi mà vẫn cứ tấp nập người qua. Lạ ở chỗ, người mua, kẻ bán đều nhỏ tiếng, có lẽ vì buổi sớm mai yên tĩnh nên họ chỉ nói nhỏ là mọi người đã nghe được nhau, không cần phải ồn ào.

Lại nữa, tôi tìm đến làng Vạn Phúc, nay thuộc phường Vạn Phúc (quận Hà Đông), nơi đây có khu chợ tương đối lạ. Bên cạnh “đặc sản” là lụa, ở Vạn Phúc hiện giờ nổi tiếng với khu chợ hoa, cây cảnh hết sức sôi động. Chợ nằm trên đường Lê Văn Lương kéo dài, trong một khu phố sạch sẽ và yên tĩnh. Chị Nguyễn Thị Hồng – một tiểu thương cho biết, chợ hoa Vạn Phúc được thành lập từ năm 2014. Trước đây, chợ họp tại đường Nhuệ Giang, cạnh cầu Đen. Chợ có nguồn gốc từ chợ phiên Hà Đông nên cũng họp một tháng 6 phiên vào các ngày 5, 10, 15, 20, 25, 30 âm lịch hàng tháng. Tại khu chợ này, người ta có thể tìm thấy muôn vàn chủng loại, từ cây cảnh, cây thế, hạt giống cây, chậu, phân bón… đến cả những chiếc giá để đặt chậu cây. Cũng tại đây, nếu muốn bắt quen hay học tập kinh nghiệm trồng hoa, cây cảnh cũng hết sức dễ dàng. Bởi cánh thương lái, chủ vườn trong chợ đến từ khắp vùng ngoại thành Hà Nội như: Hồng Vân (thường Tín), Mê Linh, Gia Lâm…

Có một điểm lạ, không nơi đâu có tại đây đó là những hối hả, bon chen, những cuộc ngã giá đời đường gần như được đặt sang một bên. Người đến chợ phần đông là để gặp gỡ giao lưu trao đổi với khách hàng, đến chợ để thong dong dạo bước giữa khủng cảnh thiên nhiên thơ mộng thư giãn sau một thời gian dài vất vả, đến chợ để được tư vấn cách trồng và chăm sóc hoa cây cảnh miễn phí, để đàm đạo chuyện nghề, chuyện đời với các văn nghệ sĩ...

Cuộc sống có nhiều thay đổi và chúng ta đều mong cuộc sống của mình sẽ tốt đẹp hơn. Nhìn vào những khu chợ đang từng ngày đổi khác, tôi chợt nghĩ nên chăng chúng ta nhìn chợ rộng rãi hơn ngoài câu chuyện giao thương, trao đổi. Nếu được thì nên có những chợ quê họp theo phiên còn giữ nét xưa cũ, lưu giữ chợ như là một loại hình sinh hoạt văn hóa. Dĩ nhiên, ngoài phục vụ mục đích du lịch, những chợ như vậy hẳn sẽ là nơi để những người hoài cổ, đam mê tìm hiểu văn hóa tìm đến, để thỏa thuê nếm trải những ký ức đẹp của một thời xa ngái, gian nan.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt giữ 2 nam sinh viên dùng kiếm cướp tài sản bán lấy tiền chơi game

Bắt giữ 2 nam sinh viên dùng kiếm cướp tài sản bán lấy tiền chơi game

(LĐTĐ) Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Nam Từ Liêm, Hà Nội vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Vũ Nam Giang (sinh năm 2003); Trần Việt An (sinh năm 2004) cùng trú tại huyện Kim Bảng, Hà Nam để điều tra về tội cướp tài sản. Cả 2 đều là sinh viên một trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sẽ tiếp tục tăng lương hưu vào 1/7/2025

Sẽ tiếp tục tăng lương hưu vào 1/7/2025

(LĐTĐ) Ngày 1/7/2024, một số đối tượng đã được điều chỉnh tăng thêm 15% mức lương hưu, tuy nhiên theo quy định mới, từ 1/7/2025 sẽ tiếp tục điều chỉnh lương hưu và một số đối tượng sẽ tiếp tục được tăng lương hưu.
Hà Nội: Thu ngân sách 8 tháng ước đạt 343,6 nghìn tỷ đồng

Hà Nội: Thu ngân sách 8 tháng ước đạt 343,6 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Hà Nội trong 8 tháng năm 2024 ước thực hiện 343,6 nghìn tỷ đồng, đạt 84,1% dự toán pháp lệnh năm và tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Hà Nội đón gần 673.000 lượt khách, thu hơn 2,18 nghìn tỷ đồng trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh

Hà Nội đón gần 673.000 lượt khách, thu hơn 2,18 nghìn tỷ đồng trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh

(LĐTĐ) Trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 (từ 31/8 đến 3/9/2024), Thủ đô Hà Nội đã chào đón 672,9 nghìn lượt khách du lịch, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, lượng khách quốc tế đạt 58,9 nghìn lượt, tăng 35,8% so với năm trước, với các thị trường chính đến từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, và các nước phương Tây.
Chủ động phương án đón người dân trở lại Thủ đô sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh

Chủ động phương án đón người dân trở lại Thủ đô sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh

(LĐTĐ) Với 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài, dự kiến số lượng người và phương tiện trở lại Thủ đô sẽ tăng cao đột biến. Vì vậy, Công an thành phố Hà Nội đã lên kế hoạch bố trí 100% quân số tại các điểm nút giao thông đầu cửa ngõ, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan bảo đảm phương án đón người dân lên Thủ đô học tập, làm việc an toàn.
Phối hợp chăm lo tốt đời sống cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường

Phối hợp chăm lo tốt đời sống cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường

(LĐTĐ) Thời gian qua, các cấp Công đoàn quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã phối hợp thực hiện tốt chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV). Nhờ vậy, đội ngũ CBGVNV yên tâm công tác, tận tâm, trách nhiệm với nghề, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Nâng tầm thương hiệu nông sản Thủ đô qua hoạt động xúc tiến thương mại

Nâng tầm thương hiệu nông sản Thủ đô qua hoạt động xúc tiến thương mại

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, thành phố Hà Nội rất quan tâm chú trọng đến việc đầu tư, quy hoạch và phát triển làng nghề. Đặc biệt, phát huy thế mạnh của vùng đất “trăm nghề”, Thành phố đã đẩy mạnh đầu tư sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh, xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP, nông sản thực phẩm an toàn và chất lượng… Qua đó, tạo niềm tin với người tiêu dùng và góp phần nâng cao thương hiệu cho nông sản Thủ đô vươn xa.

Tin khác

Hà Nội: Người cao tuổi được hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế

Hà Nội: Người cao tuổi được hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế

(LĐTĐ) Từ năm 2024, người cao tuổi từ đủ 70 đến dưới 80 tuổi đang thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ được hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế.
Phố Hàng Mã rực rỡ đón Trung thu

Phố Hàng Mã rực rỡ đón Trung thu

(LĐTĐ) Khi cái nắng cuối hè bắt đầu dịu bớt, phố Hàng Mã - con phố nổi tiếng giữa lòng Hà Nội - lại khoác lên mình một diện mạo mới, rực rỡ và náo nhiệt hơn bao giờ hết để chào đón mùa Trung thu đang đến gần.
"Xuyên lễ" cấp căn cước cho công dân Phú Xuyên

"Xuyên lễ" cấp căn cước cho công dân Phú Xuyên

(LĐTĐ) Trong dịp nghỉ lễ 2/9, Công an huyện Phú Xuyên đã tổ chức cấp căn cước cho người dân với tinh thần "làm hết việc chứ không hết giờ". Nỗ lực này giúp đảm bảo mọi công dân hoàn tất thủ tục cấp căn cước, đặc biệt trong thời điểm kỳ nghỉ lễ kéo dài.
Thanh Oai: Biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân dịp nghỉ lễ Quốc khánh

Thanh Oai: Biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân dịp nghỉ lễ Quốc khánh

(LĐTĐ) Chào mừng 79 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2024) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), tối 1/9, Trung tâm Văn hóa thông tin và thể thao huyện Thanh Oai đã phối hợp với Nhà hát Nghệ thuật Xiếc và tạp kỹ Hà Nội tổ chức Chương trình nghệ thuật tại Nhà thi đấu huyện.
Người dân, du khách thăm ngôi nhà số 48 Hàng Ngang dịp Lễ Quốc khánh 2/9

Người dân, du khách thăm ngôi nhà số 48 Hàng Ngang dịp Lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) 79 năm trước, tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang (phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945).
Quảng trường Ba Đình: Nơi chứng kiến những thời khắc trọng đại của dân tộc

Quảng trường Ba Đình: Nơi chứng kiến những thời khắc trọng đại của dân tộc

(LĐTĐ) Giữa trời thu lộng gió, lá cờ đỏ sao vàng ở Quảng trường Ba Đình càng nổi bật trên nền trời xanh biếc, như một lần nữa viết lên khí thế hào hùng của Thủ đô khi Ngày kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9 đến gần. Và năm 2024 này, dường như trời cao hơn, xanh hơn, lộng gió hơn bởi 79 năm cũng là 79 mùa Xuân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Công viên tại Hà Nội dịp nghỉ Lễ: Nơi nhộn nhịp, chỗ đìu hiu

Công viên tại Hà Nội dịp nghỉ Lễ: Nơi nhộn nhịp, chỗ đìu hiu

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay kéo dài 4 ngày, tuy nhiên, nhiều gia đình không đi du lịch mà chọn ở lại Hà Nội. Điểm đến của họ trong những ngày này là các công viên tại Thủ đô. Dẫu vậy nhưng không phải công viên nào cũng thu hút đông người đến tham quan, vui chơi trong những ngày nghỉ lễ.
Quận ủy Hai Bà Trưng trao Huy hiệu Đảng cho 534 đảng viên

Quận ủy Hai Bà Trưng trao Huy hiệu Đảng cho 534 đảng viên

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 79 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh mùng 2/9, Đảng bộ Quận Hai Bà Trưng vinh dự có 534 đồng chí được trao tặng Huy hiệu Đảng, trong đó 2 đồng chí được trao tặng Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng, 8 đồng chí được trao tặng Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng, 2 đồng chí được trao tặng Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
Quận Thanh Xuân: Tặng quà, tri ân cán bộ lão thành cách mạng nhân dịp 2/9

Quận Thanh Xuân: Tặng quà, tri ân cán bộ lão thành cách mạng nhân dịp 2/9

(LĐTĐ) Nhân dịp Quốc khánh 2/9, lãnh đạo quận Thanh Xuân đã đến thăm, tặng quà một số cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa trên địa bàn.
Hà Nội rực rỡ trong lễ diễu hành áo dài chào mừng Quốc khánh 2/9

Hà Nội rực rỡ trong lễ diễu hành áo dài chào mừng Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9, sáng 1/9, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội và Câu lạc bộ Đình làng Việt đã tổ chức chương trình diễu hành áo dài mang tên "Áo dài kết nối du lịch và di sản Hà Nội năm 2024".
Xem thêm
Phiên bản di động