Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Cổ phần hóa các hãng phim nhà nước: Bình mới, rượu có mới?

Hạn chót cho việc cổ phần hóa các hãng phim nhà nước sắp cận kề. Dù phương án cổ phần hóa đã được đưa ra cách đây hơn chục năm nhưng đến nay ngoài Hãng phim truyện 1 đi tiên phong từ năm 2010, các hãng phim còn lại vẫn bộn bề tìm hướng đi sắp tới sau quá trình cổ phần hóa.
Tháng phim Việt Nam tại Pháp: Số lượng phim tham gia quá ít ỏi
Cổ phần hóa các hãng phim nhà nước: Bình mới, rượu có mới?

Ngổn ngang trước giờ G

Cổ phần hóa các hãng phim nhà nước không còn là vấn đề mới, bởi cách đây hàng chục năm chủ chương này đã được ngành điện ảnh phổ biến. Bản thân những người trong giới cũng nhận thức được việc cổ phần hóa một nền điện ảnh bao cấp, trì trệ là việc làm tất yếu và cần thiết. “Không thể viện cớ là nơi ra đời của bao nhiêu tác phẩm lớn, biết bao thế hệ nghệ sĩ lớn để đòi có sự vận hành kinh tế riêng được. Việc cổ phần hãng phim là tất yếu”, NSND Đặng Nhật Minh nhận định.

Cổ phần hóa các hãng phim nhà nước: Bình mới, rượu có mới?
Đạo diễn Thanh Vân - Phó giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam lo lắng hướng đi cho các hãng phim nhà nước sau khi chuyển đổi cổ phần hóa

Tuy nhiên, trong quá trình bắt tay vào cuộc xây dựng lộ trình, mỗi hãng lại gặp một khó khăn riêng. Cho đến nay, trong danh sách 5 hãng phim nhà nước phải chuyển đổi sang cổ phần hóa, chỉ có duy nhất Hãng phim truyện I hoàn tất và đi vào hoạt động dưới mô hình công ty cổ phần hóa từ năm 2010. Còn lại 4 hãng phim là Hãng phim truyện Việt Nam, Hãng phim Giải Phóng, Hãng phim Hoạt hình Việt Nam và Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương đang trong giai đoạn chạy nước rút của quá trình chuyển đổi này, mặc dù hạn chót là 30/9.

Để cổ phần hóa thành công, bất kỳ đơn vị nào cũng phải thực hiện được 3 bước quan trọng: Phương án cổ phần hóa được nhà nước phê duyệt; định giá tài sản; tổ chức đấu giá công khai những cổ phiếu được phép bán tự do. Trong ba bước này, bước định giá tài sản khiến nhiều nhà làm phim không khỏi băn khoăn. Bởi đối với các hãng phim chỉ trông chờ vào “bầu sữa mẹ” là tiền tài trợ eo hẹp của nhà nước, thì tài sản gần như chả có gì; máy móc, thiết bị đã lỗi thời, cũ kỹ. Các đại gia muốn nhảy vào đầu tư chắc cũng phải dè chừng.

Theo đạo diễn Thanh Vân, Phó giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam, các hãng phim có tính đặc thù riêng, không dễ tính toán, định giá như một nhà máy sản xuất bát đĩa hay xe đạp mà có thể dễ dàng đưa ra một con số cụ thể. Ở đây còn có giá trị tinh thần, giá trị thương hiệu rồi cả con người có được tính đến, có được gọi là tài sản không? Bên cạnh đó, theo quy định trước đây, nhà nước sẽ nắm giữ ít nhất từ 49 – 51% cổ phần, nhưng hiện nay nhà nước sẵn sàng trao 100% cổ phần cho các hãng phim nhà nước tự đứng vững được bằng việc kêu gọi cổ đông chiến lược lớn. Nhưng thực tế, những hãng có thương hiệu, uy tín đã thu hút các cổ đông mua tới trên 50%, thậm chí 70%, nhưng vẫn còn có những hãng gian truân trong giai đoạn tìm cổ đông chiến lược.

Làm gì sau cổ phần hóa?

Hiện nay, các hãng phim tư nhân của Việt Nam cũng đã có mô hình gần giống như với thế giới. Họ có hệ thống rạp chiếu phim riêng, họ xuất nhập khẩu phim, làm các chương trình truyền hình thực tế,… Đạo diễn Thanh Vân cho rằng, mô hình tổng hợp là mẫu hình của một hãng phim cổ phần trong tương lai. Vì lẽ đó, cơ quan quản lý nhà nước và các hãng phim cần tìm ra một hướng đi, cách thức hoạt động hợp lý để tồn tại được sau khi cổ phần hóa mới là việc làm cần quan tâm hơn.

Thừa nhận việc cổ phần hóa là xu hướng chung của xã hội, thế nhưng đạo diễn Thanh Vân cho rằng, việc đặt các hãng phim nhà nước tuổi đã quá cao vào trong một môi trường thích ứng mới cần có một quãng đệm hỗ trợ cho sự thay đổi trong giai đoạn quá độ này.

Trên thế giới không có một hãng phim nào có thể độc lập tồn tại nếu chỉ sản xuất phim. Ngay cả nền điện ảnh Mỹ, Nhật, các hãng phim của họ còn cần các “ông lớn” ôm trọn gói. Họ hoạt động theo một hệ thống từ khâu sản xuất, phát hành, xuất nhập khẩu phim, thậm chí kinh doanh cả nhà hàng, khách sạn… để đỡ nhau chứ một hãng phim chuyển đổi thành cổ phần hóa hoạt động sản xuất phim thì không thể nào tồn tại. Hiện nay, các hãng phim tư nhân của Việt Nam cũng đã có mô hình gần giống như với thế giới. Họ có hệ thống rạp chiếu phim riêng, họ xuất nhập khẩu phim, làm các chương trình truyền hình thực tế,… Đạo diễn Thanh Vân cho rằng, mô hình tổng hợp là mẫu hình của một hãng phim cổ phần trong tương lai. Vì lẽ đó, cơ quan quản lý nhà nước và các hãng phim cần tìm ra một hướng đi, cách thức hoạt động hợp lý để tồn tại được sau khi cổ phần hóa mới là việc làm cần quan tâm hơn.

Quá trình chuyển đổi này đồng nghĩa với việc xóa đi khoảng cách giữa phim nhà nước và phim tư nhân. Nhiều ý kiến lo lắng, trong thời kỳ bùng nổ phim thị trường như hiện nay, việc cổ phần hóa sẽ đẩy các hãng phim nhà nước chạy theo guồng làm phim thị trường mà quên đi phim nghệ thuật hòng kiếm lời để tồn tại. Thế nhưng, Phó giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam cho đấy là cách nhìn phiến diện. Một hãng phim làm ra cả chục bộ phim, chỉ có một vài phim có lãi. Số tiền lời từ phim chỉ đủ nuôi cho 1,2 bộ phim nghệ thuật. Rồi bộ phim nghệ thuật đó được giải ở các kỳ LHP trong và ngoài nước sẽ lại cổ vũ cho thương hiệu của hãng phim đấy. “Điều này đòi hỏi các hãng phim nhà nước buộc phải đổi mới tư duy, không chỉ phù hợp với cơ chế mới mà còn là sự cạnh tranh với các hãng phim vốn đã tồn tại cơ chế này hàng chục năm nay”, đạo diễn Thanh Vân nói.

Nguyễn Hoài

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kéo dài thời gian đóng cửa sân bay Nội Bài thêm 2 giờ do ảnh hưởng bão số 3

Kéo dài thời gian đóng cửa sân bay Nội Bài thêm 2 giờ do ảnh hưởng bão số 3

(LĐTĐ) Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) vừa có văn bản gửi các đơn vị có liên quan trong ngành Hàng không về việc tiếp tục phòng, chống ứng phó cơn bão số 3 (bão YAGI).
Lãnh đạo quận Hoàng Mai thăm hỏi nạn nhân bị cây đè do bão số 3

Lãnh đạo quận Hoàng Mai thăm hỏi nạn nhân bị cây đè do bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Hoàng Mai Nguyễn Xuân Linh đã đến thăm hỏi, động viên nạn nhân trong vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra trên tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ (phường Hoàng Liệt), do ảnh hưởng của bão số 3. Cùng đi có đại diện lãnh đạo Hội đồng nhân dân (HĐND), Mặt trận Tổ quốc quận (MTTQ), các đoàn thể chính trị - xã hội quận.
Ảnh hưởng của bão số 3, đường phố Hà Nội vắng lặng; mọi gia đình tập trung tránh, chống bão

Ảnh hưởng của bão số 3, đường phố Hà Nội vắng lặng; mọi gia đình tập trung tránh, chống bão

(LĐTĐ) Bão số 3 là cơn bão rất mạnh, hoàn lưu rộng, mặc dù chiều nay bão 7/9, bão có khả năng đi vào đất liền, nhưng ngay từ sáng, tại Hà Nội mưa bắt đầu nặng hạt và gió mạnh lên từng đợt. Các tuyến đường của Thủ đô vắng bóng xe cộ qua lại, không còn vẻ nhộn nhịp, tấp nập của ngày thường, thay vào đó là sự vắng vẻ, yên ắng hiếm thấy.
Intel nhắm tới Qualcomm và AMD với bộ vi xử lý Lunar Lake

Intel nhắm tới Qualcomm và AMD với bộ vi xử lý Lunar Lake

(LĐTĐ) Bộ vi xử lý di động dòng Core Ultra 200V của Intel, có tên mã là Lunar Lake, hứa hẹn sẽ cải thiện đáng kể về tốc độ và hiệu quả. Khi Qualcomm công bố bộ vi xử lý Snapdragon Elite vào đầu năm nay, công ty đã khiến nhiều người ngạc nhiên về hiệu suất và hiệu quả của chúng.
Tổng công ty Điện lực miền Bắc sẵn sàng các phương án phòng chống bão Yagi

Tổng công ty Điện lực miền Bắc sẵn sàng các phương án phòng chống bão Yagi

(LĐTĐ) Thông tin từ Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho biết, ngay khi có thông tin bão trên biển Đông, ngày 3/9/2024, Tổng công ty đã ban hành Công điện về việc chủ động ứng phó với con bão số 3 (bão Yagi).
EVNHANOI chủ động triển khai các phương án ứng phó với cơn bão Yagi

EVNHANOI chủ động triển khai các phương án ứng phó với cơn bão Yagi

(LĐTĐ) Trước thông tin dự báo cơn bão Yagi sẽ đổ bộ vào Thủ đô Hà Nội, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã chủ động triển khai nhiều biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống điện, giảm thiểu thiệt hại và đảm bảo cung cấp điện ổn định cho người dân.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc mới

VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc mới

(LĐTĐ) Ông Kelly Wong - Phó Tổng Giám đốc VNG - được bổ nhiệm vào vị trí quyền Tổng Giám đốc VNG. Trước đó, Tổng Giám đốc VNG là ông Lê Hồng Minh.

Tin khác

Đêm Gala tôn vinh tiếng Việt 2024: Lời quê hương, lời sắt son

Đêm Gala tôn vinh tiếng Việt 2024: Lời quê hương, lời sắt son

(LĐTĐ) Đêm Gala Tôn vinh tiếng Việt 2024 với chủ đề "Lời quê hương, lời sắt son" sẽ diễn ra vào 20h10, ngày 8/9 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, VTV4 và VTVGo.
Hành trình vượt lên số phận của người phụ nữ mắc căn bệnh viêm tủy cột sống

Hành trình vượt lên số phận của người phụ nữ mắc căn bệnh viêm tủy cột sống

(LĐTĐ) Hành trình đầy cảm hứng của người phụ nữ đầy nghị lực Nguyễn Thị Cẩm Nhung sẽ được chia sẻ trong chương trình "Trạm yêu thương" với chủ đề "Một hành trình mới", phát sóng vào lúc 10h00 thứ Bảy ngày 7/9/2024 trên kênh VTV1.
Sắc màu Trung Thu cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long

Sắc màu Trung Thu cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Nhằm bảo tồn và phát huy những nét đẹp của văn hóa dân tộc, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội sẽ tổ chức Chương trình "Vui tết Trung thu 2024".
Hà Nội đẩy mạnh việc hoàn thiện tiêu chí xét tặng danh hiệu văn hóa

Hà Nội đẩy mạnh việc hoàn thiện tiêu chí xét tặng danh hiệu văn hóa

(LĐTĐ) Ngày 5/9, trong nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân Thủ đô, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức họp lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng các danh hiệu văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tăng cường quản lý và phát huy hiệu quả hoạt động văn hóa cơ sở

Tăng cường quản lý và phát huy hiệu quả hoạt động văn hóa cơ sở

(LĐTĐ) Nhằm tiếp tục phát huy có hiệu quả hoạt động văn hóa cơ sở tại địa phương, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy vừa ký ban hành Công văn số 3732/BVHTTDL- VHCS gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đề nghị các địa phương chủ động tổ chức thực hiện các nội dung về tăng cường quản lý hoạt động văn hóa cơ sở.
Cao Bằng sẵn sàng cho Hội nghị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8

Cao Bằng sẵn sàng cho Hội nghị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8

(LĐTĐ) Từ ngày 5 - 15/9, tỉnh Cao Bằng sẽ trở thành tâm điểm của khu vực châu Á - Thái Bình Dương khi đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
"Nghiên bút còn thơm" hội tụ hàng trăm tác phẩm thư pháp đẹp mắt

"Nghiên bút còn thơm" hội tụ hàng trăm tác phẩm thư pháp đẹp mắt

(LĐTĐ) Ngày 31/8, Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã khai mạc triển lãm thư pháp quốc ngữ "Nghiên bút còn thơm", mang đến cho công chúng cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật thư pháp Việt Nam.
Triển lãm tôn vinh các tác giả đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2022

Triển lãm tôn vinh các tác giả đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2022

(LĐTĐ) Chiều 30/8, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm "Tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh của các tác giả được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2022" chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Hà Nội qua ống kính nghệ thuật: 70 năm vẻ đẹp và khát vọng

Hà Nội qua ống kính nghệ thuật: 70 năm vẻ đẹp và khát vọng

(LĐTĐ) Ngày 30/8, tại rạp Kim Đồng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), đã diễn ra Lễ trao giải và triển lãm Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Hà Nội mở rộng 2024 với chủ đề "Thủ đô Hà Nội - Vị thế mới - Tầm vóc mới". Bà Vũ Thu Hà - Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội dự buổi lễ.
Nâng cao chất lượng xét tặng danh hiệu văn hóa

Nâng cao chất lượng xét tặng danh hiệu văn hóa

(LĐTĐ) Ngày 30/8, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Phúc Thọ tổ chức hội nghị lấy ý kiến dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” thành phố Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động