Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Công phu thú chơi hoa thủy tiên của người Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày Tết, bày trên bàn thờ gia tiên và bàn tiếp khách những bình hoa thủy tiên thơm ngát hương là cách chào xuân của nhiều gia đình Hà Nội. Có quan niệm rằng, vào đúng đêm giao thừa, bát hoa của vị chủ nhân nào có một “nụ nở hàm tiếu” (nở hé ra) thì được cho là mọi sự tốt lành nhiều tài nhiều lộc sẽ đến với gia đình trong năm tới.
Cấp cứu thành công F0 viêm ruột thừa mủ khi đang điều trị tại nhà Những cánh đồng hoa thích nghi với Tết thời Covid-19 Chợ hoa lâu đời nhất Hà Nội tấp nập ngày giáp Tết

Thú chơi hoa thủy tiên có từ bao giờ, đến nay chưa có một tài liệu nào chứng thực, chỉ biết rằng với người Hà Nội, đây là thú chơi đã được hình thành từ rất lâu.

Trong tác phẩm “Ăn Tết thủy tiên”, nhà văn Vũ Bằng đã dựng lên hình ảnh thú chơi hoa thủy tiên như một phần tất yếu của Tết: “Tôi vẫn không thể quên được những ngày gần Tết, hồi tôi còn nhỏ, không năm nào mẹ tôi không mua ở Hàng Buồm về mấy sọt thủy tiên. Thày tôi mê gọt lắm, mất cả ăn cả ngủ vì thủy tiên, sinh ra ốm ra đau vì thủy tiên. Ðã bao nhiêu lần, mẹ tôi dọa sang năm không mua thủy tiên nữa để cho thày tôi mất gọt; nhưng nói thế thôi, chớ cứ từ đầu tháng chạp trở đi thì cụ đã đi chọn mua thủy tiên rồi…

… Có ai đã từng xem một cuộc trưng bày thủy tiên hẳn đã thấy các cụ ta ngày trước đạt đến tuyệt đích sự thần - thánh - hóa loài hoa. Chẳng hiểu ngày xưa Võ Hậu suy tôn giống mẫu đơn tài tình đến bậc nào, chớ cứ trông thấy các cụ nhà ta trịnh trọng với loài thủy tiên, ta tự nhiên cảm thấy rờn rợn, như hoa là một vị thần linh thiêng thật sự”.

Công phu thú chơi hoa thủy tiên của người Hà Nội
Những năm gần đây, thú chơi “đĩa bạc, chén vàng” của người Hà Nội xưa đã “sống lại”, dần trở thành một thú chơi bình dân với chi phí không quá đắt đỏ.

Chính vì thế, với người Hà Nội xưa, thủy tiên là loài hoa mang vẻ đẹp quý phái, là biểu tượng của sự may mắn và trường thọ. Ngày Tết, hương hoa quyện với mùi hương trầm, mùi cam Canh, bưởi Diễn, mùi phật thủ tạo nên không gian ấm áp, báo hiệu mùa xuân chính thức đã về.

Sống lại với ký ức tuổi thơ của người Hà Nội gốc, ông Nguyễn Phú Cường (80 tuổi), một trong những người được coi là “cao thủ” về gọt hoa thủy tiên, cho biết, thú chơi hoa thủy tiên đã có ở Hà Nội từ rất lâu, nhưng trước kia chỉ có nhà giàu mới chơi loại hoa này.

“Thủy tiên là loài hoa đặc biệt, mỗi năm chỉ cho hoa một lần vào dịp tháng Chạp Âm lịch và kéo dài đến khoảng rằm tháng Giêng. Cánh hoa trắng muốt, nhị hoa vàng, hương thơm nhè nhẹ, chỉ cần nước sạch tinh khiết để sống.

Chính vì đặc tính này của hoa mà khiến người Hà Nội mê mẩn. Những bát hoa gọt đẹp được xem như là “đĩa bạc, chén vàng”, có cho vạn tiền cũng chẳng mua được sự kì công, tâm huyết của người gọt đặt vào trong từng bát hoa này”, ông Cường cho biết.

Nghe các bậc cao niên đam mê chơi hoa thủy tiên kể mới thấy, mỗi chậu hoa đúng là một tác phẩm nghệ thuật mang đậm dấu ấn của người đã tạo ra nó. Từ lúc ngâm củ, nảy mầm, đâm rễ cho đến đơm hoa, mỗi củ phải trải qua ba bốn lần gọt tỉa, sửa sang rất cầu kỳ như chăm bẵm trẻ nhỏ.

Công phu thú chơi hoa thủy tiên của người Hà Nội
Thủy tiên vẫn là loài hoa được nhiều người Hà Nội trân trọng, yêu mến.

Năm nào cũng vậy, cách Tết Nguyên đán hai tháng, ông Cường lại đi tìm mua củ thủy tiên. Ông chia ra làm bốn đợt gọt để luôn có hoa nở vào Tết Dương lịch, Tết ông Công, ông Táo, Tết Nguyên đán và Rằm tháng Giêng.

Theo kinh nghiệm của ông Cường, củ giống phải đủ ba năm tuổi mới đủ già để cho ra hoa, lá và rễ đẹp. Củ thủy tiên được chọn phải là củ có lớp vỏ mỏng bọc ngoài màu cánh gián sẫm, xốp và cân đối.

Trước khi bóc, người chơi hoa phải biết đâu là mặt trước, đâu là mặt sau của củ hoa để có được ý đồ tạo dáng. Có nghĩa, người gọt phải hình dung câu chuyện của họ từ những nhát dao đầu tiên khi đặt lên củ. Để khi mầm thủy tiên bật lên, các ngồng hoa và làn lá, bộ rễ đảm bảo tính tương quan với nhau.

Ông Cường nhấn mạnh, việc bóc các lớp áo của củ hoa là việc hết sức quan trọng, quyết định sự đẹp xấu của một bát hoa. Bóc các lớp áo nhằm làm lộ ra lá và hoa rồi để có cách tác động cho lá và hoa phát triển theo ý muốn của người chơi.

Trông một củ hoa chỉ to hơn củ hành tây một ít nhưng người thực sự biết chơi phải gọt mất hàng tiếng đồng hồ mới xong. Sau khi gọt xong, củ hoa được đặt úp sấp trong chậu nước hai ngày. Sau 4 đến 5 ngày đặt dưỡng, lá non bắt đầu mọc ra, lúc này người chăm hoa phải dùng que tre có một đầu nhọn để nắn hướng lá.

Cao điểm là ngày thứ 8 đến ngày thứ 10 kể từ khi ngâm củ vào nước, khi lá đã ở độ bánh tẻ, người chăm phải gài các lá sao cho chúng xoắn xuýt vào nhau, rồi ba đến bốn ngày sau lại gỡ ra để chúng phát triển tự nhiên.

Củ gọt đặt trong một cốc thủy tinh trong suốt, ngập sâu trong nước là bộ rễ hoa trắng muốt, mập mạp, uốn dài tựa như một thác nước. Nước để nuôi hoa tốt nhất là nước mưa hoặc nước giếng trong.

Hằng ngày, người chăm hoa phải “tắm rửa”, thay nước để hoa luôn được sống trong môi trường sạch, mới cho bông to, căng trắng muốt, lá mập mạp xanh rờn và hoa được bền lâu.

Vậy là ít nhất sau 20 đến 25 ngày chăm, dưỡng kỳ công, người chơi sẽ thấy được kết quả của mình là những “đĩa bạc, chén vàng” tầng cao, tầng thấp tranh nhau đua nở, khoe sắc tỏa hương.

Theo những người sành hoa, một bát thủy tiên đẹp phải hội tụ đủ 5 yếu tố mà người chơi hoa gọi là ngũ phúc: Rễ trắng dài giống như hàm én, bẹ trắng ôm hoa giống như những móng rồng, lá màu xanh ngọc, hoa phải 3 tầng tượng trưng cho 3 nhân tố thiên - địa - nhân và phải thơm.

Công phu thú chơi hoa thủy tiên của người Hà Nội
Để gọt được một bình hoa thủy tiên đẹp đòi hỏi rất nhiều công phu.

Khi chơi hoa, thủy tiên cũng là những bông hoa linh hoạt khi có thể cho người chơi mỗi ngày một cảm xúc và hình dung khác nhau. Theo truyền miệng của các cụ, vào đúng đêm giao thừa bát hoa của vị chủ nhân nào có một “nụ nở hàm tiếu” (nở hé ra) thì được cho là mọi sự tốt lành nhiều tài nhiều lộc sẽ đến với gia đình trong năm tới.

Những năm gần đây, thú chơi hoa thủy tiên của người Hà Nội xưa đã “sống lại”, dần trở thành một thú chơi bình dân với chi phí không quá đắt đỏ. Những bình hoa thủy tiên nhỏ xinh được bày bán ở khắp các chợ hoa xuân, góp hương sắc làm nên không khí Tết cho Hà Nội.

Với giá vài trăm nghìn một bình, thủy tiên vẫn là loài hoa được nhiều người Hà Nội trân trọng, yêu mến. Nhiều người chọn mua hoa thủy tiên, chỉ đơn giản là thích mùi hương đặc biệt, say lòng trong khí se lạnh của đất trời.

Và đặc biệt là có sự tham gia của giới trẻ thay vì chỉ có người trung niên, cao tuổi như ngày xưa. Trên các trang mạng xã hội hiện nay, không khó để bắt gặp những bức ảnh bát hoa thủy tiên là sản phẩm của người trẻ, những hội nhóm dành cho người theo đuổi thú vui này cũng rất nhiều và hoạt động sôi nổi.

“Ban đầu tôi tìm đến với thú chơi này một cách tình cờ, nhưng sau một thời gian, tôi nhận ra thủy tiên rất kén người chơi nhưng rất cuốn hút. Quá trình chăm sóc thủy tiên cũng là quá trình người làm được bồi dưỡng về tâm hồn và rèn luyện sự cẩn thận, tư duy quyết đoán, tính kiên trì khi chăm sóc và hơn cả là tư duy nghệ thuật để tạo nên một bình hoa đẹp”, Thanh Thúy (27 tuổi), người có kinh nghiệm 3 năm gọt thủy tiên, chia sẻ.

P.Ngân

Nên xem

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
Cảnh sát giao thông khẩn trương phân luồng, dọn cây đổ giúp người dân tham gia giao thông

Cảnh sát giao thông khẩn trương phân luồng, dọn cây đổ giúp người dân tham gia giao thông

(LĐTĐ) Trưa 7/9, Hà Nội đang chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, mưa nặng hạt và gió mạnh lên từng đợt đã khiến cho cây cối trên một số tuyến phố bật gốc, đổ ngang đường. Lực lượng Cảnh sát giao thông đã khẩn trương có mặt, phối hợp cùng các cơ quan chức năng hướng dẫn phân luồng, thu dọn cây đổ do mưa bão, giúp người dân tham gia giao thông.
Hà Nội: Hơn 400 cây xanh gãy đổ, 7 người thương vong tính đến sáng 7/9

Hà Nội: Hơn 400 cây xanh gãy đổ, 7 người thương vong tính đến sáng 7/9

(LĐTĐ) Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Hà Nội vừa có báo cáo nhanh về công tác triển khai ứng phó bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thanh Trì: Nỗ lực để ít thiệt hại nhất khi cơn bão tới

Thanh Trì: Nỗ lực để ít thiệt hại nhất khi cơn bão tới

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của của cơn bão số 3, từ sáng sớm ngày 7/9, thành phố Hà Nội có mưa to và dông. Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, huyện Thanh Trì đã chủ động các biện pháp, nỗ lực nhằm ứng phó kịp thời với cơn bão, giảm thiểu ít thiệt hại nhất về người và tài sản cho nhân dân.
"Vinh quang thầm lặng 2024": Hành trình cảm xúc về ngành Cơ yếu Việt Nam

"Vinh quang thầm lặng 2024": Hành trình cảm xúc về ngành Cơ yếu Việt Nam

(LĐTĐ) Chương trình "Vinh quang thầm lặng 2024" là lời tri ân sâu sắc, chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và 79 năm Ngày truyền thống ngành Cơ yếu Việt Nam (12/9/1945 - 12/9/2024).
Tin bão mới nhất: Bão số 3 vào đất liền, gió giật cấp 16

Tin bão mới nhất: Bão số 3 vào đất liền, gió giật cấp 16

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 14h ngày 7/9, bão số 3 áp sát đất liền, trên vùng ven bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng. Ở khu vực phía Đông Bắc Bộ đã có mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to như: Cửa Ông (Quảng Ninh) 113mm, Cẩm Phả (Quảng Ninh) 110mm, Cát Bà (Hải Phòng) 86mm,…
Bão Yagi bắt đầu vào đất liền: Gió cực mạnh, mưa như trút, cây đổ la liệt; Hải Phòng- Quảng Ninh mất điện diện rộng

Bão Yagi bắt đầu vào đất liền: Gió cực mạnh, mưa như trút, cây đổ la liệt; Hải Phòng- Quảng Ninh mất điện diện rộng

(LĐTĐ) Đến 13h chiều nay (7/9), tâm bão số 3 đã nằm ngay trên vùng ven bờ biển các tỉnh Hải Phòng - Quảng Ninh, với sức gió mạnh nhất: Cấp 12-13 (118-149km/h), giật cấp 16. Kịch bản xấu nhất đã xảy ra khi bão vẫn giữ cường độ rất mạnh, đồng thời vùng ảnh hưởng mở rộng ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

Tin khác

Thanh Trì: Nỗ lực để ít thiệt hại nhất khi cơn bão tới

Thanh Trì: Nỗ lực để ít thiệt hại nhất khi cơn bão tới

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của của cơn bão số 3, từ sáng sớm ngày 7/9, thành phố Hà Nội có mưa to và dông. Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, huyện Thanh Trì đã chủ động các biện pháp, nỗ lực nhằm ứng phó kịp thời với cơn bão, giảm thiểu ít thiệt hại nhất về người và tài sản cho nhân dân.
Quận Hai Bà Trưng: Chủ động các phương án ứng phó bão số 3

Quận Hai Bà Trưng: Chủ động các phương án ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Ứng phó với bão số 3, Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Nguyễn Quang Trung yêu cầu các đơn vị căn cứ tình hình thời tiết, thiên tai, chủ động rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án ứng phó với thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”, phù hợp chức năng, nhiệm vụ, địa bàn phụ trách.
Quận Tây Hồ chủ động các phương án ứng phó với bão số 3

Quận Tây Hồ chủ động các phương án ứng phó với bão số 3

(LĐTĐ) Ứng phó với bão số 3, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm phương châm “4 tại chỗ”, “3 sẵn sàng”, đảm bảo nguồn cung hàng hoá, lương thực thực phẩm, kiên quyết xử lý nghiêm các trường lợi dụng mưa bão để ép giá…
Bí thư Quận ủy Hoàng Mai: Chăm lo chu đáo để người dân yên tâm tránh trú bão số 3

Bí thư Quận ủy Hoàng Mai: Chăm lo chu đáo để người dân yên tâm tránh trú bão số 3

(LĐTĐ) Ông Nguyễn Xuân Linh, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Hoàng Mai cùng lãnh đạo các phòng, ban, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội quận đã đến thăm hỏi, tặng quà động viên người dân được di chuyển đến các địa điểm an toàn trên địa bàn quận, để tránh trú bão số 3.
Ảnh hưởng bởi bão số 3, Sơn Tây dự kiến tổ chức kỷ niệm 100 năm thành lập vào ngày 21/9

Ảnh hưởng bởi bão số 3, Sơn Tây dự kiến tổ chức kỷ niệm 100 năm thành lập vào ngày 21/9

(LĐTĐ) Thị ủy Sơn Tây vừa chính thức thông tin về việc thay đổi thời gian tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Thị xã (1924 - 2024), 70 năm Giải phóng Sơn Tây (3/8/1954 - 3/8/2024) và 555 năm danh xưng “Sơn Tây" (1469 - 2024). Đáng chú ý, theo Thị ủy Sơn Tây, Lễ Kỷ niệm sẽ được tổ chức vào 20h, ngày 21/9.
Quận Thanh Xuân: Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường

Quận Thanh Xuân: Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường

(LĐTĐ) Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Thanh Xuân Nguyễn Minh Tiến đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) quận tập trung xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh buôn bán, dừng, đỗ xe không đúng nơi quy định, các điểm trông giữ phương tiện không phép...
Quận Bắc Từ Liêm chủ động ứng phó với bão Yagi

Quận Bắc Từ Liêm chủ động ứng phó với bão Yagi

(LĐTĐ) Trước dự báo cơn bão số 3 (bão Yagi) trên Biển Đông đang di chuyển nhanh, có cường độ rất mạnh, diễn biến phức tạp và nguy cơ cao ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, ngày 6/9, quận Bắc Từ Liêm đã có kế hoạch và hành động cụ thể để phòng, chống bão đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và tài sản của người dân, giảm thiểu thiệt hại xảy ra.
Hà Nội di dời hàng trăm người dân trong đêm để tránh bão số 3

Hà Nội di dời hàng trăm người dân trong đêm để tránh bão số 3

(LĐTĐ) Ngay trong đêm 6/9, hàng trăm người dân tại khu tập thể A7 Tân Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vội vã di tản để đảm bảo an toàn trước khi bão Yagi đổ bộ.
Sơn Tây hoãn chương trình kỷ niệm 100 năm thành lập để tập trung ứng phó với bão Yagi

Sơn Tây hoãn chương trình kỷ niệm 100 năm thành lập để tập trung ứng phó với bão Yagi

(LĐTĐ) Thị xã Sơn Tây (Hà Nội) vừa quyết định hoãn tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Thị xã, dự kiến diễn ra tối nay (6/9) để tập trung ứng phó với siêu bão Yagi.
Quận Đống Đa: Hiệu quả thiết thực từ các phong trào thi đua yêu nước

Quận Đống Đa: Hiệu quả thiết thực từ các phong trào thi đua yêu nước

(LĐTĐ) Ngày 6/9, quận Đống Đa tổ chức Hội nghị biểu dương “Người tốt, việc tốt”; tổng kết Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2024 và tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”.
Xem thêm
Phiên bản di động